Đến nội dung

Hình ảnh

Sự khác nhau giữa toán học sơ cấp và toán học cao cấp

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 42 trả lời

#41
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Ludwig Wittgenstein có lẽ là một trong những người thông minh và đặc biệt nhất của thế kỷ vừa rồi, dù chả học hành trường lớp gì cả. Tớ nói Wittgenstein cũng là một nhà toán học là vì phần ông ấy làm có liên quan đến mathematical logic - theo đường Frege, Russell và Whitehead - tuy Wittgenstein chỉ viết ở dưới dạng ngôn ngữ theo kiểu triết học là chính. Tuy ông ấy không có viết chữ nào về hình học vi phân hay giải tích phức,.. nhưng những gì ông ấy viết nói chung là quan trọng hơn thế. Nếu bạn nào hiểu triết học hiện đại một chút, thì sẽ tự biết Wittgenstein giống Goedel hay Hilbert, Frege, Turỉng như thế nào.
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#42
pizza

pizza

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 143 Bài viết
Vâng , tóm lại ông ấy là một nhà toán học kiểu Tạ Quang Bửu . Một người " bán chuyên nghiệp " nhưng khiến cho Laurent Schwartz cũng phải khâm phục ? Như vậy thì khó có thể nói đấy là một nhà toán học lắm , dù ông ấy có thể thông minh hơn cả Hilbert , phỏng ạ ?
The world is what it is; men who are nothing , who allow themselves to become nothing , have no place in it !
(Naipaul)
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ ra mới biết trong dâm có tình
(NBS)

#43
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Ừ bạn nói cũng đúng mà- mình chỉ nói là cũng có thể coi ông ấy là một nhà toán học, chứ đâu có dám khẳng định ông ấy là một nhà toán học (quan điểm của riêng mình thì ông ấy cao hơn hầu hết các nhà toán học thế kỷ 20- nhưng đó lại là chuyện khác :) ). Wittgenstein tuy được coi là một triết gia, nhưng có ảnh hưởng đến rất rất nhiều người trong giới khoa học tự nhiên khác, trong đó có cả các nhà toán học, vật lý học, sinh học, robot học (Cybernetics), tin học. Ví dụ điển hình nhất là hồi những năm đầu thế kỷ 20- nhóm Wiener Kreis- một nhóm gồm các nhà khoa học tự nhiên hàng đầu của Áo (đa phần là Do Thái) rất nổi tiếng (cũng như hội Bourbaki trong toán học) đã coi cuốn "Tracatus Logicus Philosophicus" (Khảo luận về logic và triết học) của Wittgenstein là "kinh thánh" của cả hội- ngày đêm nghiên cứu- trong đó có những vị như Norbert Wiener, Carnap, Godel. Về sau, một loạt các thứ hội này đẻ ra- chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Wittgenstein.

Cũng nói thêm là hiện anh bạn thân của tớ đang chuẩn bị dịch cuốn này sang tiếng Việt. Mặc dù chỉ vỏn vẹn khoảng 70 trang, nhưng cuốn sách này có bố cục rất giống một cuốn sách toán- chỉ toàn các câu đơn- một câu là một đề mục, ví dụ 1, 1.1, 1.1.2, 1.1.3,.. có cấu trúc logic có thể gọi là recursive lồng vào nhau và cũng có khá nhiều các công thức logic. Nếu bạn nào cũng có hứng thú tìm hiểu những thứ có ảnh hưởng đến một phần bộ mặt của cái gọi là khoa học tự nhiên, kể cả toán học hiện đại, thì có lẽ cũng nên bỏ thời gian đọc cuốn này. Nhưng tớ phải nói luôn là cuốn này khó hiểu hơn tất cả các cuốn sách toán tớ từng đọc - mặc dù nó được viết cực kỳ logic và sáng sủa.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Polytopie: 20-05-2006 - 02:38

Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh