Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG 11 NĂM 2013

đề kt hsg

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 13 trả lời

#1
Sagittarius912

Sagittarius912

    Trung úy

  • Thành viên
  • 776 Bài viết

TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUẢNG BÌNH

TỔ TOÁN


ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG 11 NĂM 2013

Môn Toán. Thời gian 180 phút


Bài 1. ( 2.5 điểm)

1.Giải phương trình sau: $\frac{\sin x- \cos x}{\sin 3x- \cos 3x}=\frac{\sin^{3} x-\cos^{3}x}{\sin x+\cos x}$


2.Gọi A là tập hợp các số tự nhiên có 5 chữ số. Chọn ngẫu nhiên một số từ tập A. Tính xác suất để được một số chia hết cho 7 và chữ số đơn vị bằng 1.

Bài 2. ( 2.0 điểm)

1.Chứng minh rằng phương trình $8x^{3}-6x-1=0$ có 3 nghiệm phân biệt. Tìm 3 nghiệm đó.



2.Cho dãy số xác định bởi $\left\{\begin{matrix} u_{1}=b\\ u_{n+1}=u_{n} ^{2}+(1-2a)u_{n}+a^{2} \end{matrix}\right.$ với $a,b \in \mathbb{R}$ . Tìm hệ thức giữa a,b để dãy số đã cho có giới hạn hữu hạn. Tính giới hạn dãy số.


Bài 3:( 3 điểm)

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là nửa lục giác đều với BC=2a và AB=AD=CD=a. Mặt bên SBC là tam giác đều.Biết SD vuông góc với AC.

a) Tính SD

b) Mặt phẳng (P) đi qua M thuộc đoạn BD song song với SD và AC. Tính diện tích thiết diện của hình chop cắt bởi mặt phẳng (P) theo a và $x=\frac{BM }{\sqrt{3}}$. Tính $x$ để diện tích là lớn nhất.


Bài 4:.(1,5 điểm)

Cho $x,y,z$ là các số dương, thỏa mãn $x+y+z=3$

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P=\frac{x}{xy+1}+\frac{y}{yz+1}+\frac{z}{zx+1}$

Bài 5.:( 1 điểm)

Tìm các hàm $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ liên tục thỏa mãn $f(x)=f(x^{2}+\frac{1}{4}),\forall x \in \mathbb{R}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi doandat97: 02-03-2013 - 19:44


#2
hoangtrunghieu22101997

hoangtrunghieu22101997

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 206 Bài viết

Bài 2. ( 2.0 điểm)

1.Chứng minh rằng phương trình $8x^{3}-6x-1=0$ có 3 nghiệm phân biệt. Tìm 3 nghiệm đó.


Chém câu dễ nhất
$8x^3-6x-1=0$
$\Leftrightarrow 4x^3-3x=\dfrac{1}{2}$
Nếu $x \in [-1;1]$
Đặt $x=\cos \alpha$
$\Rightarrow \cos 3\alpha =\dfrac{1}{2}$
$\Rightarrow \alpha \in \{\dfrac{2\pi}{9};\dfrac{4\pi}{9};\dfrac{8\pi}{9}\}$
Đây cũng tất cả các nghiệm của phương trình
(Do pt bậc 3 có tối đa 3 no)

Sự im lặng du dương hơn bất kỳ bản nhạc nào.


#3
thanhelf96

thanhelf96

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 155 Bài viết
bài 1 phần a:
$\Leftrightarrow (sinx-cosx)\left ( sinx+cosx \right )=(sin3x-cos3x)\left ( sin^3x+cos^3x \right )$
$\Leftrightarrow (sinx-cosx)(sinx+cosx)=(sinx+cosx)\left [ 3-4(1-sinxcosx) \right ](sinx-cosx)\left [ 1+sinxcosx \right ]$
$\Leftrightarrow (sinx+cosx)(sinx-cosx)\left [ (4sinxcosx-1)(1+sinxcosx) -1\right ]$

sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình  :icon6:


#4
Sagittarius912

Sagittarius912

    Trung úy

  • Thành viên
  • 776 Bài viết

bài 1 phần a:
$\Leftrightarrow (sinx-cosx)\left ( sinx+cosx \right )=(sin3x-cos3x)\left ( sin^3x+cos^3x \right )$
$\Leftrightarrow (sinx-cosx)(sinx+cosx)=(sinx+cosx)\left [ 3-4(1-sinxcosx) \right ](sinx-cosx)\left [ 1+sinxcosx \right ]$
$\Leftrightarrow (sinx+cosx)(sinx-cosx)\left [ (4sinxcosx-1)(1+sinxcosx) -1\right ]$

giải tiếp đi bạn
cái đoạn được bôi đỏ ở trên thì ngoài $\sin x = \cos x$ thì phương trình $(4\sin x \cos x-1)(1+\sin x \cos x) -1=0$ vẫn còn nghiệm đấy
cái đoạn này mình biến đổi chưa được ( chính xác là biến đổi không đẹp) :(

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi doandat97: 02-03-2013 - 22:02


#5
thanhelf96

thanhelf96

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 155 Bài viết
bài 1 phần b
gọi x là số chia hết cho 7 thỏa mãn yêu cầu bài toán.
gọi Y là số có chữ số tận cùng là 3
$\Rightarrow X=Y.7$
Do X là số có 5 chữ số nên Y có nhiều nhất là 5 chữ số
Theo bài ta có: $[\frac{10001}{7}]$\Leftrightarrow 1428
$\Rightarrow Y=1428-143=1285$
không gian mẫu là $9.10^4$
xác suất là $\frac{1285}{9.10^4}$

sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình  :icon6:


#6
thanhelf96

thanhelf96

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 155 Bài viết
ra các hộ nghiệm là
+) sinx + cosx = 0 $\Rightarrow tanx=1\Leftrightarrow x=\frac{\Pi }{4}+k\Pi$
+)$sinx+cosx=0 \Leftrightarrow tanx = -1\Leftrightarrow x=\frac{-\Pi }{4}+k\Pi$
+) $(1+sinxcosx)(4sinxcosx-1)-1=0$
đặt $sinxcosx=t , t\epsilon \left \lceil \frac{-1}{2} ;\frac{1}{2}\right \rceil$
rồi bạn giải tiếp thôi ra $t= \frac{-3+\sqrt{41}}{8}\Rightarrow sin2x=\frac{-3+\sqrt{41}}{4}$

sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình  :icon6:


#7
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết

Bài 5.:( 1 điểm)

Tìm các hàm $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ liên tục thỏa mãn $f(x)=f(x^{2}+\frac{1}{4}),\forall x \in \mathbb{R}$

Bài này quen v~ :v
Ta có: $f$ là hàm chẵn
Cho $x_1\ge 0$ ta có hai trường hợp

$\bullet$ Nếu $0\le x_1<\frac{1}{2}$

Xét dãy số $\{x_n\}$ thỏa mãn $x_{n+1}=x_n^2+\frac{1}{4},\; n\ge 1$

Bằng quy nạp ta chứng minh được $0\le x_n <\frac{1}{2};\; \forall n\ge 1$ và $x_{n-1}-x_n=x_n^2 -x_n+\frac{1}{4}=\left(x_n-\frac{1}{2}\right)^2>0;\forall n \ge 1$

Nên ta có $\{x_n\}$ dãy tăng và bị chặn nên hội tụ.

Đặt $\lim\limits_{n\to +\infty} x_1 =\alpha \Rightarrow \alpha =\alpha^2+\frac{1}{4}\Leftrightarrow \alpha =\frac{1}{2}$

Hơn nữa do $f$ liên tục trên $\mathbb{R}$ nên $\lim\limits_{n\to +\infty}f(x_n)=f(\frac{1}{2})$

Mà $f(x_{n+1})=f(x_n), n\ge 1$


$$\Rightarrow f(x)=f(\frac{1}{2}),\;\; \forall x\in [0;\frac{1}{2})\; (1)$$

$\bullet$ Nếu $x_1>\frac{1}{2}$

Xét dãy số $\{x_n\}$ thỏa $x_n=x_{n+1}^2+\frac{1}{4}$

Bằng quy nạp ta chứng minh được $x_n>\frac{1}{2},\forall n\ge 1$
và $x_n-x_{n-1}=\left(x_{n+1}-\frac{1}{2} \right )^2 >0;\forall n \ge 1$

Nên ta có $\{x_n\}$ là dãy số giảm và chặn dưới nên hội tụ


Hơn nữa $f$ liên tục trên $\mathbb{R}$ nên $\lim\limits_{n\to +\infty}f(x_n)=f(\frac{1}{2})$

Mà $f(x_{n+1})=f(x_n),\forall n\ge 1$

$\Rightarrow f(x_1)=f(\frac{1}{2})$

$\Rightarrow f(x)=f(\frac{1}{2}),\forall x >\frac{1}{2}\;\;\;(2)$

Từ (1) và (2) suy ra $f(x)=f(\frac{1}{2}),\forall x>0$
$\Rightarrow f(x)=f(\frac{1}{2}),\forall x\in \mathbb{R}$ (do $f$ là hàm chẵn)

$\Rightarrow f(x)=C=const ,\forall x\in \mathbb{R}$

Ngược lại mọi hàm hằng đều thỏa mãn điều kiện.

Vậy $f(x)=C=const ,\forall x\in \mathbb{R}$

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#8
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUẢNG BÌNH

TỔ TOÁN


ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG 11 NĂM 2013

Môn Toán. Thời gian 180 phút



Bài 4:.(1,5 điểm)

Cho $x,y,z$ là các số dương, thỏa mãn $x+y+z=3$

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P=\frac{x}{xy+1}+\frac{y}{yz+1}+\frac{z}{zx+1}$


Không biết có phải như thế này không ạ.

Ta có :$(x+y+z)^{2}\geq 3(xy+yz+xz)\Rightarrow (xy+yz+xz)\leq 3$

Theo C-S thì
$P=\frac{x}{xy+1}+\frac{y}{yz+1}+\frac{z}{zx+1}\geq \frac{(x+y+z)^{2}}{3+xy+yz+xz}\geq \frac{3^{2}}{3+3}=\frac{3}{2}$

Vậy $\textbf{min P}=\frac{3}{2}$ dấu bằng xảy ra $\Leftrightarrow x=y=z=1$

KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#9
Sagittarius912

Sagittarius912

    Trung úy

  • Thành viên
  • 776 Bài viết

Không biết có phải như thế này không ạ.

Ta có :$(x+y+z)^{2}\geq 3(xy+yz+xz)\Rightarrow (xy+yz+xz)\leq 3$

Theo C-S thì
$P=\frac{x}{xy+1}+\frac{y}{yz+1}+\frac{z}{zx+1}\geq \frac{(x+y+z)^{2}}{3+xy+yz+xz}\geq \frac{3^{2}}{3+3}=\frac{3}{2}$


Vậy $\textbf{min P}=\frac{3}{2}$ dấu bằng xảy ra $\Leftrightarrow x=y=z=1$

BĐT dạng C-S là thế này em
$\frac{a_{1}^{2}}{b_{1}}+\frac{a_{2}^{2}}{b_{2}}+...+\frac{a_{n}^{2}}{b_{n}}\ge \frac{(a_{1}+..+a_{n})^{2}}{b_{1}+...+b_{n}}$

#10
thanhelf96

thanhelf96

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 155 Bài viết
bạn ơi mình hỏi chút đề này có đáp án k?

sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình  :icon6:


#11
Sagittarius912

Sagittarius912

    Trung úy

  • Thành viên
  • 776 Bài viết

bạn ơi mình hỏi chút đề này có đáp án k?

tạm thời là chưa. nhưng thầy mình có chữa qua rồi.

vậy bài hình làm thế nào vậy bạn?

Mình không biết vẽ hình trên VMF như thế nào :(
Đăng lên đây xem mọi người giải ra sao, với lại hôm thầy chữa bài mình lại đi học muộn :P

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi doandat97: 03-03-2013 - 20:31


#12
thanhelf96

thanhelf96

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 155 Bài viết
vậy bài hình làm thế nào vậy bạn?

sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình  :icon6:


#13
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

BĐT dạng C-S là thế này em
$\frac{a_{1}^{2}}{b_{1}}+\frac{a_{2}^{2}}{b_{2}}+...+\frac{a_{n}^{2}}{b_{n}}\ge \frac{(a_{1}+..+a_{n})^{2}}{b_{1}+...+b_{n}}$

Ừ,em mần sai rồi....^^ Anh giải bài này như thế nào vậy ?

KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#14
Sagittarius912

Sagittarius912

    Trung úy

  • Thành viên
  • 776 Bài viết

Ừ,em mần sai rồi....^^ Anh giải bài này như thế nào vậy ?

Cái này sử dụng 1 bdt của ông Vasile Cirtoaje.mà cái bdt này vừa khó lại vừa đau mắt.
Anh đăng lên đây mong muốn có ai đó "xử đẹp" bài bdt đấy :(
____________________




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh