Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 10 CHUYÊN SƯ PHẠM (ngày 1)


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
Math Is Love

Math Is Love

    $\mathfrak{Forever}\ \mathfrak{Love}$

  • Thành viên
  • 620 Bài viết
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 10 NĂM HỌC 2012-2013
TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn thi: Toán (Ngày thứ nhất)
Thời gian: 180 phút

Bài 1:
Giả sử $P(x)$ là đa thức có bậc lớn hơn hoặc bằng $2$ và thỏa mãn điều kiện $P(1)=P(-1)$. Chứng minh rằng tồn tại đa thức hai biến $Q(x,y)$ sao cho $P(t)=Q(t^2-1,t^3-1)$ với mọi $t$

Bài 2:
Cho các số dương $x;y;z$ thỏa mãn $x+y+z=6$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
$$P=(x^5-8x^2+96)(y^5-8y^2+96)(z^5-8z^2+96)$$

Bài 3:
Cho tam giác $ABC$ không cân,nội tiếp đường tròn $(O)$ và ngoại tiếp đường tròn $(I)$. $(I)$ thứ tự tiếp xúc $BC,CA,AB$ tại $A_0,B_0,C_0$. Đường tròn $(O_a)$ thuộc nửa mặt phẳng bờ $BC$ chứa $A$,tiếp xúc với $BC$ tại $A_0$ và tiếp xúc trong với $(O)$ tại $A_1$. $A_2$ là giao điểm của $AA_1$ và $BC$. Tương tự có $B_1;C_1$. Chứng minh rằng:
a,$\widehat{AA_1I}=\widehat{BB_1I}=\widehat{CC_1I}=90^{\circ}$
b,$A_2;B_2;C_2$ cùng thuộc một đường thẳng và đường thẳng đó vuông góc với $OI$.

Bài 4:
Cho $n$ là một số nguyên dương có dạng $n=2p^2+1$,trong đó $p$ là số nguyên tố lẻ. Giả sử rằng $2^{n-1}\equiv 1 (\mod n)$. Chứng minh rằng:
a,$p| \phi (n)$ trong đó $\phi(n)$ là hàm $Euler$.
b,$n$ là số nguyên tố.
$$*****************$$
______________
Làm trọn vẹn bài 2 và bài 4. Bài 1 thì chưa học tí gì về đa thức. Bài hình thì thấy thầy cũng bảo 2 câu đều khó. Thấy nhiều người làm cũng không tốt lắm nên cũng đỡ! :D

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi doxuantung97: 05-03-2013 - 18:47

Hình đã gửi


#2
Math Is Love

Math Is Love

    $\mathfrak{Forever}\ \mathfrak{Love}$

  • Thành viên
  • 620 Bài viết

Bài 2:
Cho các số dương $x;y;z$ thỏa mãn $x+y+z=6$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
$$P=(x^5-8x^2+96)(y^5-8y^2+96)(z^5-8z^2+96)$$

Bài này vừa nhìn xong mình làm luôn,ý tưởng là $Holder$.
Ta có:
$P=\prod (x^5-8x^2+96)$
Áp dụng BĐT $AM-GM$,ta có:
$$x^5-8x^2+96=(\frac{x^5}{5}+\frac{x^5}{5}+\frac{32}{5}+\frac{32}{5}+\frac{32}{5})-8x^2 +(\frac{x^5}{5}+\frac{x^5}{5}+\frac{x^5}{5}+\frac{32}{5}+\frac{32}{5})+64$$
$$\geq 8x^2-8x^2+4x^3+16=x^3+16$$
Áp dụng BĐT $Holder$,ta có:
$P=P=\prod (x^5-8x^2+96)\geq 64\prod (x^3+8+8)\geq 64(4\sum x)^3=96^3$
Dấu $"="$ khi $x=y=z=2$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi doxuantung97: 04-03-2013 - 18:58

Hình đã gửi


#3
WhjteShadow

WhjteShadow

    Thượng úy

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 1323 Bài viết

Bài 4:
Cho $n$ là một số nguyên dương có dạng $n=2p^2+1$,trong đó $p$ là số nguyên tố lẻ. Giả sử rằng $2^{n-1}\equiv 1 (\mod n)$. Chứng minh rằng:
a,$p| \phi (n)$ trong đó $\phi(n)$ là hàm $Euler$.
b,$n$ là số nguyên tố.

Bài 2 đã được thảo luân tại đây:
http://diendantoanho...96/#entry402004
Bài 4:
a) Theo tính chất của cấp ta có $ord_n(2)|(n-1;\phi (n))$
$\Rightarrow ord_n(2)|(2p^2;\phi (n))$.
Nếu $p\not \cdots \phi(n)$. Lúc đó thì $ord_n(2)=1$ hoặc $ord_n(2)=2$.

$\bullet ord_n(2)=1$. Ta có $2^1\equiv 1 (\mod n)\Rightarrow n=1$ vô lý do $n=2p^2+1$.

$\bullet ord_n(2)=1$. Ta có $2^2\equiv 1 (\mod n)\Rightarrow n=3$ vô lý do $n=2p^2+1$ với $p$ là số nguyên tố lẻ.
Vậy điều giả sử là sai, ta có $p \cdots \phi(n)$.
b) Giả sử $n$ có phân tích tiêu chuẩn $n=\prod^{n}_{i=1}p_i^{\alpha_i}$
Ta có $\phi (n)=\prod^{n}_{i=1}p_i^{\alpha_i-1}\prod(p_i-1)$.
Nhưng do $p\not | n$ nên $p\not | \prod^{n}_{i=1}p_i^{\alpha_i-1}$ nên $\prod(p_i-1)\vdots p$.
Vậy nên có 1 số $p_i-1\vdots p$, giả sử là $p_1-1$. Có $p_1=mp+1$ với $m\in \mathbb{Z}^{+}$.
$\bullet$ Nếu $m=1$ thì $n=(p+1)\prod^{n}_{i=2}p_i^{\alpha_i}=2p^2+1$. Vô lý do $p+1\not \cdots 2p^2+1$.
$\bullet$ Nếu $m\geq 2$ thì $\prod^{n}_{i=2}p_i^{\alpha_i}\equiv 1 (\mod n)$ nhưng $\prod^{n}_{i=2}p_i^{\alpha_i}<n$ nên $\prod^{n}_{i=2}p_i^{\alpha_i}=1$.
Vậy $n=(mp+1)^{\alpha_1}=2p^2+1$. Do $m\geq 2$ nên $\alpha_1\leq 1\Rightarrow \alpha_1= 1$, $n=mp+1=p_1$ là số nguyên tố.
Kết thúc chứng minh $\square$

---------------------
P/s: Nếu $p>3$ thì $n\vdots 3$ mà $n$ nguyên tố nên $n=3$ loại..
Vậy $p=3$ và $n=19$ :")

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi WhjteShadow: 04-03-2013 - 20:10

“There is no way home, home is the way.” - Thich Nhat Hanh

#4
chrome98

chrome98

    Mãi Mãi Việt Nam

  • Thành viên
  • 258 Bài viết

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 10 NĂM HỌC 2012-2013
TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn thi: Toán (Ngày thứ nhất)
Thời gian: 180 phút

Bài 4:
Cho $n$ là một số nguyên dương có dạng $n=2p^2+1$,trong đó $p$ là số nguyên tố lẻ. Giả sử rằng $2^{n-1}\equiv 1 (\mod n)$. Chứng minh rằng:
a,$p| \phi (n)$ trong đó $\phi(n)$ là hàm $Euler$.
b,$n$ là số nguyên tố.



Solution:
a) Theo định lý Euler, ta có: $2^{\phi(n)}\equiv 1\mod n$, và do $2^{n-1}\equiv 1\mod n$, $\phi(n)\leq n-1$, nên suy ra:
\[ \phi(n)|(n-1)=2p^2 \]
$\phi(n)\neq 1, 2$, thật vậy, nếu $\phi(n)=2\implies n=3\implies p=1$, mâu thuẫn với điều kiện $p$ là số nguyên tố.
Do đó $p|\phi(n)$.
b) Gọi thừa số nguyên tố lớn nhất của $n=2p^2+1$ là $k$, khi đó ta có:
\[ \begin{cases} k-1|2p^2 \\ k|2p^2+1\implies 2p^2+1=mk \end{cases}\implies k-1|mk-1=m(k-1)+m-1\implies k-1|m-1 \]
Suy ra $k-1\leq m-1\implies k\leq m$ hoặc $m=1$ (trường hợp này ta có điều phải chứng minh)


Xét trường hợp $k=m$, khi đó ta có phương trình $2p^2+1=k^2\Leftrightarrow k^2-2p^2=1$.
Đây là phương trình Pell loại I $X^2-2Y^2=1$ nên có công thức nghiệm là
\[ \begin{cases} x_0=1, x_1=3, x_{n+2}=6x_{n+1}-x_n \\ y_0=0, y_1=2, y_{n+2}=6y_{n+1}-y_n \end{cases} \]
Từ đây ta thấy với điều kiện $p$ nguyên tố thì chỉ có giá trị $p=2$ thỏa mãn do dãy $p_i$ là các số chẵn. Thay $p=2$ vào đề bài ta thấy không thỏa mãn.
Vậy chỉ có một trường hợp đã nêu ở trên, tức $n$ là số nguyên tố. $\blacksquare$

_________________
Bọn anh còn chưa học PT Pell đâu! :D

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi doxuantung97: 04-03-2013 - 21:27


#5
Math Is Love

Math Is Love

    $\mathfrak{Forever}\ \mathfrak{Love}$

  • Thành viên
  • 620 Bài viết

Bài 4:
Cho $n$ là một số nguyên dương có dạng $n=2p^2+1$,trong đó $p$ là số nguyên tố lẻ. Giả sử rằng $2^{n-1}\equiv 1 (\mod n)$. Chứng minh rằng:
a,$p| \phi (n)$ trong đó $\phi(n)$ là hàm $Euler$.
b,$n$ là số nguyên tố.

______________
Làm trọn vẹn bài 2 và bài 4. Bài 1 thì chưa học tí gì về đa thức. Bài hình thì thấy thầy cũng bảo 2 câu đều khó. Thấy nhiều người làm cũng không tốt lắm nên cũng đỡ! :D

Bài 4b mình làm thế này:
Giả sử $n$ là hợp số. Gọi $q$ là ước nguyên tố lớn nhất của $n$
Ta có:
$n|2^{n-1}-1\Rightarrow q|2^{n-1}-1$
Theo định lí nhỏ $Fermat$,ta lại có: $q|2^{q-1}-1$
Vậy nên: $q|\gcd(2^{q-1}-1;2^{n-1}-1)=2^{\gcd(q-1;n-1)}-1$
Nhận xét:
$\gcd(q-1;n-1)=\gcd(q-1;2p^2)$
Vì $n$ lẻ nên $2 \not| q\Rightarrow 2|q-1$
Vậy $\gcd(2p^2;q-1)=2.\gcd(p^2;q-1)$
Giả sử $p|q-1\Rightarrow q=kp+1$
Thay vào,ta có:
$kp+1|2p^2+1\Rightarrow kp+1|p(2p-k)$
Vì $\gcd(p;kp+1)=1$ nên $kp+1|(2p-k)\Rightarrow k<2$
Vậy $k=1\Rightarrow p+1|2p-1\Rightarrow p+1|3\Rightarrow$ mâu thuẫn vì $p$ là số nguyên tố lẻ.
Vậy $p\not| q-1\Rightarrow \gcd(p;q-1)=1$
Vậy nên $q|2^2-1=3\Rightarrow q=3$
Vì $q$ là ước nguyên tố lớn nhất của $n$ mà $q=3$ nên $n=3^k$ với $k\in \mathbb{Z}^+$
Từ câu a,ta có:
$p| \phi (n)\Rightarrow p| \phi(3^k)\Rightarrow p|2.3^{k}$
Vì $p$ là số nguyên tố lẻ nên $p=3$.
Thay vào ta được $n=19$,vô lý vì $n$ là hợp số. Vậy ta có $n$ nguyên tố,ta có $đpcm$.
_____________
Cái dòng màu đỏ trong bài mình quên mất là đang giả sử $n$ là hợp số nên không ghi chữ vô lý! Ảo lòi! :D

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi doxuantung97: 04-03-2013 - 21:12

Hình đã gửi


#6
thukilop

thukilop

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 291 Bài viết
Cho mình hỏi 1 câu hỏi nhỏ thôi: kí hiệu ord và gcd có ý nghĩa gì vậy bạn ??? :(
______________
$h=ord _n(a)$ là số nguyên dương $h$ nhỏ nhất thỏa mãn $a^h\equiv 1 (\mod n)$
$gcd(x;y)$ là ước chung lớn nhất của $x;y$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi doxuantung97: 05-03-2013 - 11:19

-VƯƠN ĐẾN ƯỚC MƠ-


#7
barcavodich

barcavodich

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 449 Bài viết
Câu a) ta có $AA_{1}$ là trục đẳng phương của $(O)$ và $(O')$ nên $ AA_{1} vuông góc OO' $($O'$ là tâm đường tròn tiếp xúc)
Lại có $A_{1},O,O'$ thẳng hàng
Tương tự thì $\widehat{AA_1I}=\widehat{BB_1I}=\widehat{CC_1I}=90^{\circ}$
Câu b) có thể dùng định lí sondat

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi barcavodich: 05-03-2013 - 11:47

[topic2=''][/topic2]Music makes life more meaningful


#8
kerry0111

kerry0111

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 20 Bài viết

Bài 3:
Cho tam giác $ABC$ không cân,nội tiếp đường tròn $(O)$ và ngoại tiếp đường tròn $(I)$. $(I)$ thứ tự tiếp xúc $BC,CA,AB$ tại $A_0,B_0,C_0$. Đường tròn $(O_a)$ thuộc nửa mặt phẳng bờ $BC$ chứa $A$,tiếp xúc với $BC$ tại $A_0$ và tiếp xúc trong với $(O)$ tại $A_1$. $A_2$ là giao điểm của $AA_1$ và $BC$. Tương tự có $B_1;C_1$. Chứng minh rằng:
a,$\widehat{AA_1I}=\widehat{BB_1I}=\widehat{CC_1I}=90^{\circ}$
b,$A_2;B_2;C_2$ cùng thuộc một đường thẳng và đường thẳng đó vuông góc với $OI$.


l
a, dễ thấy $J$ là điểm chính giữa cung $BC$ k chứa $A$ thì $J, A_0, A_1$ thẳng hàng

và $\widehat{A_1AJ}=\widehat{A_1A_0B}$ nên ta chỉ cần cm $\widehat{AIA_1}=\widehat{IA_0E}$

hay $\widehat{IA_0J}=\widehat{JIA_1}$

mà $JI^2=JB^2=JA_0.JA_1$

ta có đpcm

b, $\widehat{A_2AI}=\widehat{A_1A_0A_2}\Rightarrow A_2A_1.A_2A=A_2I^2\Rightarrow A_2O^2-A_2I^2=R^2$

xd 2 hệ thức tt và theo định lý 4 điểm ta có đpcm
Chẳng có cái gì là mãi mãi…

Thế giới này là một sai lầm của tạo hóa…

Cảm xúc là một sai lầm của con người…

Niềm tin cũng là một sai lầm…là cách tự xác ngu xuẩn nhất…




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh