Đến nội dung

Hình ảnh

PGS Văn Như Cương:: "Dạy thì vô bổ, không dạy thì học sinh... oán"


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết


Không riêng môn Toán, nhiều kiến thức không cần thiết khác cũng đưa vào chương trình sách giáo khoa đang làm quá sức học sinh. Ví dụ với môn Văn và Tiếng Việt chẳng hạn

PGS Văn Như Cương trả lời VnMedia sáng 4/3.



- Thưa PGS, tại buổi tiếp đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trường làm việc gần đây, ông có đưa ra con số cho rằng, 30% kiến thức Toán học hiện nay là vô bổ với học sinh. Ông có thể giải thích về điều này?.

Chương trình phổ thông của chúng ta nhằm mục đích dạy những kiến thức cơ bản, thiết thực cho học sinh sau 12 năm ra trường làm nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể vào đời, đi lao động hoặc học thêm ở trường đại học, cao đẳng này kia… được trang bị đủ kiến thức để làm những việc như vậy hoặc vào đại học.

Ví dụ một anh vào Đại học Luật, Đại học Ngoại giao hay Đại học Y… thì toán học cần đến mức độ nào cho người đó, còn nếu toán học này cần cho những người vào đại học chuyên ngành Toán chẳng hạn hay Đại học Sư phạm thì ở đó người ta sẽ được học kỹ, sâu và chắc chắn hơn nhiều.

Vì vậy, một số kiến thức về mặt toán học chẳng hạn có cần rộng rãi và sâu sắc như hiện nay không? Ví dụ các phép toán như: tích phân, số phức, phép biến hình, phương trình lượng giác rất khó khăn, phức tạp… Với anh bác sỹ cần gì? Không cần! Vào trường Y người ta không cần những thứ đó, anh có thể không biết số phức vẫn cứ học tốt. Rồi nhà chính trị, sử học, quản lý hiện nay... tất cả đều không cần dùng những kiến thức đó, trừ những người đi làm toán. Vậy thì có phải vô bổ không?.

Đặc trưng của Toán học không phải là tất cả các kiến thức đó mà là những chương trình phổ thông giúp rèn luyện tư duy, cách suy nghĩ theo kiểu toán học mà trong đời sống ai cũng cần có.

Ví dụ như: tư duy đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, tư duy về quy nạp… đó là những tư duy Toán học rất cần thiết cho nhà lãnh đạo, quản lý, kinh tế và các lĩnh vực khác. Đây mới là tinh thần của Toán học chứ không phải là những kiến thức hết sức cụ thể. Cho nên, khi xây dựng kiến thức Toán học mà chúng ta đưa vào những kiến thức hết sức rối rắm không để làm gì cả thì chúng ta đang xa rời mục tiêu.



Hình đã gửi
PGS Văn Như Cương: "Không chỉ 30% kiến thức Toán học là vô bổ".


- Quan điểm của ông là như vậy, nhưng hiện nay các chương trình thi cuối cấp hay đại học đều có những bài toán liên quan đến tích phân, số phức và lượng giác… Ông nói sao về điều này?.

Với việc thi cử, vì học như thế nên phải thi như thế. Số phức là vô bổ nhưng hiện nay bài thi nào cũng có số phức 1 điểm và bài thi đại học cũng có số phức 1 điểm. Vì thi như thế nên thầy giáo không thể bỏ dạy phần số phức được. Nếu thầy giáo bỏ qua không dạy, khi thi vào học sinh không làm được sẽ oán mình. Sự vô bổ nó cũng thể hiện ở chỗ đó.

- Ngoài môn Toán hiện nay còn môn nào đang trang bị cho học sinh những kiến thức vô bổ không, thưa PGS?.

Không phải riêng môn Toán học, nhiều thứ khác cũng đưa vào chương trình sách giáo khoa đang làm quá sức học sinh. Ví dụ với môn Văn và Tiếng Việt chẳng hạn. Hình như người ta đang muốn đào tạo ra những người sẽ làm công tác phê bình văn học hay sao (cười..) cho nên khi phân tích tác phẩm văn học, đánh giá tác phẩm, phát biểu về từ ngữ thế này, bài thơ này, bài thơ kia có phải đang bắt trẻ con trở thành một nhà phê bình về văn chương, thơ phú?.

Theo tôi, cái này là không nên. Trong khi đó, nhiều học sinh một bản tường trình, một đơn xin phép… học sinh viết cũng không ổn, sai chính tả, sai câu văn.

Tôi có nhận được đơn xin việc của các cô giáo, thày giáo mới ra trường xin việc vào chỗ tôi dạy học mà viết cái đơn không thành. Đọc những cái đơn như vậy thì đã không chấp nhận được rồi.

Có những người đề là: Kính gửi Hiệu trưởng Trường Lương Thế Vinh chẳng hạn. Tôi mới tốt nghiệp, tôi muốn dạy ở Trường Lương Thế Vinh… Kính gửi Hiệu trưởng Trường Lương Thế Vinh thì sao chấp nhận được, không thể có một chữ ông được à? (Cười..). Người ta lịch sự còn gọi là Ngài, nhưng không lịch sự thì cũng phải xưng hô là ông Hiệu trưởng hoặc thày Hiệu trưởng… nhưng đây không viết như vậy.

Những cái rất cơ bản như vậy là phải học, nhưng chúng ta thì những cái không cần thiết cũng phải học. Nhiều thầy giáo cũng phản ánh với tôi điều đó. Cũng nhiều cái vô bổ, quá đáng như: học sinh lớp 7 phải học thơ Đường chẳng hạn.

Thơ Đường thì để cảm thụ được tất cả cái hay, cái đẹp, luật bằng, trắc của thơ Đường không phải dễ. Phân tích thơ Đường ít nhất phải nói những cái đó rồi mới đề cập đến tâm trí của thơ Đường. Mà có phải ai cũng hiểu đâu, vậy thì học làm gì thơ Đường? Ca dao, tục ngữ của ta thiếu gì câu hay tại sao không học?

Ý của tôi là trong lần cải cách giáo dục tới đây, để cải cách giáo dục toàn diện và triệt để thì chúng ta phải xác định lại nội dung chương trình sao cho phù hợp với lứa tuổi và tính chất của trường phổ thông là hết sức quan trọng.

Một mặt là anh Toán thì cũng muốn dạy những cái như thế này, anh Lý cũng vậy… thì bắt trẻ con học 12 môn học: Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh… bộ môn nào cũng muốn học như vậy thì còn gì là trẻ con, bọn trẻ chơi lúc nào? Khổ quá!

- PGS cho rằng, việc dạy quá nhiều kiến thức tại các môn học hiện nay là vô bổ. Tuy nhiên, tại một số nước phát triển, người ta thường tính toán ở độ tuổi nào thì trẻ tiếp thu được nhiều nhất, từ đó người ta sẽ căn cứ vào đó để dạy thật nhiều kiến thức cho trẻ. Quan điểm của PGS về điều này thế nào?.

Việc đánh giá lứa tuổi nào tiếp thu nhanh hơn không phải chỉ có ở bậc phổ thông mà cả ở bậc đại học. Học sinh đến bao nhiêu tuổi thì được một chương trình giáo dục bình thường ở phổ thông và khi lên đại học mới làm được nhiều việc. Ở bậc giáo dục phổ thông mà chúng ta cho chúng nó chạy maratong, còn cấp 1, cấp 2 bắt học sinh chạy nước rút thì không ổn, không phù hợp với tâm sinh lý của trẻ. Lên đại học thì lại xả hơi!

Hiện nay tình trạng học phổ thông rất căng thẳng cho nên mới dẫn đến tình trạng lên đại học, học sinh ngồi quán nhiều chứ không học nữa. Vấn đề này cũng phải xác định rất quan trọng.

Hiện nay chúng ta đang thiếu hẳn mặt giáo dục con người, về kỹ năng sống, hòa nhập, đối xử giữa con người với con người với nhau do học văn hóa nặng nề. Ngay trong lúc đi học nảy sinh rất nhiều chuyện tệ hại như: đánh nhau, bạo lực học đường; trò đánh, chửi thầy… Tất cả điều đó nhà trường hình như không quan tâm mà để mặc cho tệ nạn xã hội thâm nhập vào, không có gì chống đỡ.

Hiện nay, việc trang bị kiến thức toàn diện cho học sinh đang thiếu hẳn. Toàn diện tức là học văn hóa, học con người. Học chữ phải học làm người, vừa hồng vừa chuyên thì bỏ do học văn hóa nặng quá, không có thời gian để đưa những môn học như thế vào cuộc sống được. Đấy là một thiếu sót nữa, vì học văn hóa quá nặng mà ta bỏ quên mặt giáo dục đạo đức.

- Vậy theo quan điểm của ông, chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy và học như thế nào để phù hợp với nội dung và sức học của từng bậc?

Trước hết, phải giảm tải mạnh chương trình văn hóa như hiện nay. Nên tổng hợp ý kiến của các thầy, cô giáo về những vấn đề nào nên bỏ, những vấn đề nào cần phải học. Tôi nói 30% kiến thức Toán học là vô bổ là còn ít đấy (cười), có thể bỏ nữa.

Việc dạy môn Toán hiện nay đang hàn lâm quá. Đôi khi bắt chứng minh này chứng minh kia trong khi đó với các nước khác, người ta chỉ ứng dụng thôi, áp dụng vào thực tế thôi chứ không cần phải chứng minh. Cho nên phải rà soát lại chương trình, bỏ đi (chí ít là bỏ đi 1/3 chương trình) rồi thêm các bộ môn về giáo dục về nhân cách, đạo đức. Những bộ môn này cần phải tiếp xúc với thực tế cuộc sống, đi ra ngoài, dã ngoại…

Mặt khác, phải giảm bớt bộ môn dạy trong một tuần. Hiện nay, ví dụ như cấp 3, trong một tuần học đủ 12 bộ môn khác nhau, chưa kể những hoạt động khác…

Một tuần chỉ có 6 ngày mà học 12 bộ môn, có bộ môn 2 tiết. Đấy cũng là điều bất hợp lý, quá nặng với học sinh. Ở các nước người ta một tuần người ta chỉ học từ 6-7 môn và học kỳ một nếu đã học Hóa thì không học Lý và ngược lại. Cho nên chắc chắn là phải rà soát lại, phải hỏi ý kiến tất cả học sinh, thầy giáo và những người làm công tác giáo dục, chứ không thể làm nhanh và sơ sài được.

- Thưa PGS, nếu làm như ông vừa đề cập, sẽ phải mất bao nhiêu lâu nữa học sinh mới hết phải oằn mình cỗng cặp đến trường?

Bây giờ nếu tích cực thì có thể làm được chương trình giảm tải sau một năm. Với sách giáo khoa thì có thể phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều thời gian hơn nhưng cấu trúc lại chương trình thì chỉ cần trong một năm có thể làm xong; thậm chí là ít hơn.

- Xin cảm ơn PGS về cuộc trao đổi!.



Theo

VnMedia


1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#2
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết
Khả năng tự học của học sinh kém!

Đi dạy kèm nhiều học sinh phổ thông hiện nay mà thấy đau lòng lắm các thầy ơi!

Học trò của tôi không biết tự học là gì cả. Học ở trường nguyên ngày nhưng cái các em học được ở trường là gì???

Chương trình nặng hay là cách dạy không hợp lý? Học sinh học học ở trường nhiều vậy đó mà chẳng biết gì hết. Lúc nào cũng chỉ biết cầm cái tập tài liệu thầy phát cho trên lớp và học những gì thầy dạy, tư duy bị bó hẹp đi dù các em không phải là kém thông minh, thậm chí có em rất thông minh. Thật đau lòng khi tôi hỏi: "Các em có sách tham khảo nào không đưa tôi xem nào?" thì câu trả lời là: "Sách gì thầy? Em không có. Chỉ có tập tài liệu thầy phát này thôi.". Nhìn tập tài liệu mà muốn chửi thẳng vào mặt ông thầy nào viết cái thứ đó. Vì nó chẳng có gì để các em có thể tự học cả các thầy ạ. Nhưng khi hỏi ra thì đâu chỉ có các em ấy thôi đâu, mà là cả lớp như vậy. Tôi dạy học sinh của nhiều trường phổ thông ở Thủ Đức và Quận 9 ở Tp.HCM thì kết quả đáng buồn là hầu hết nếu không muốn nói là tất cả đều như vậy.

Cách dạy của các thầy cô khiến một sinh viên sư phạm như tôi thấy đau lòng lắm. Tôi thường xuyên tham dự các lớp học của nhiều giáo viên trong trường để rút kinh nghiệm trong dạy học sau này.Và tôi đã từng trực tiếp tham dự lớp học của 2 thầy giáo được đánh giá là giỏi của trường Nguyễn Hữu Huân, một trường điểm của Tp.HCM khi các thầy dạy luyện thi Đại học tại trường tôi. Các thầy biết không? Hai ông thầy dạy vật lý này bắt học sinh nhớ hàng loạt các công thức riêng lẻ (các trường hợp riêng) trong khi chỉ bằng định nghĩa, công thức đơn giản trong sách giáo khoa và chỉ với một chút phân tích, một vài bước tư duy là ta đã có thể suy ra câu trả lời. Vậy tại sao không dạy cho các em cách tư duy mà lại biến học trò của mình trở thành "khỉ bắt chướt người" trong khi "khỉ bắt chướt người thì ngàn năm vẫn là khỉ". Đó là giáo viên dạy giỏi và có thâm niên các thầy ạ!

Chương trình học như hiện nay có nặng nề không? Theo tôi là không quá nặng sau khi chúng ta đã giảm tải như hiện nay. Bởi kiến thức nhân loại tăng lên theo cấp số nhân sau từng năm. Chương trình sẽ không bị gọi là nặng nếu chúng ta (những nhà giáo, nhà quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh) biết cách rèn luyện cho các em khả năng tự học. Giảm thời gian lên lớp, tăng thời gian tự học ở nhà (ở nhà tự lực chứ không phải ở nhà thầy dạy thêm). Khi các em có khả năng tự học tốt, việc học là tự thân vận động để chiếm lĩnh tri thức nhân loại thì nội dung học sinh học sẽ không chỉ giới hạn trong chương trình mà sẽ là không bờ bến. Điều này có vẻ là lý tưởng, là điều không thể thực hiện được nhưng chúng ta có thể làm được một phần trong điều kiện có thể của từng trường.

Rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Đó là điều tôi muốn nói.

Ngoài ra chúng ta cần đội ngủ giáo viên có tâm, có tài để làm được như vậy. Hiện nay, khi mà "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm", khi mà một số thầy cô vì cơm, áo, gạo, tiền mà không thể mang hết cái tâm, cái tài của mình lên lớp một cách trọn vẹn thì khó lắm ai ơi!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vo van duc: 05-03-2013 - 10:41

Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#3
leminhansp

leminhansp

    $\text{Hâm hấp}$

  • Điều hành viên
  • 606 Bài viết

Nhìn tập tài liệu mà muốn chửi thẳng vào mặt ông thầy nào viết cái thứ đó. Vì nó chẳng có gì để các em có thể tự học cả các thầy ạ. Nhưng khi hỏi ra thì đâu chỉ có các em ấy thôi đâu, mà là cả lớp như vậy. Tôi dạy học sinh của nhiều trường phổ thông ở Thủ Đức và Quận 9 ở Tp.HCM thì kết quả đáng buồn là hầu hết nếu không muốn nói là tất cả đều như vậy.




Mình nghĩ thế này
Tập tài liệu thầy phát cho đó là bài tập (chứ không phải sách) nên trong đó chỉ có hệ thống bài tập thôi, không thể đòi hỏi gì hơn được, còn các kiến thức liên quan để làm bài tập đó sẽ được truyền đạt trong bài giảng (và học sinh sẽ ghi trong vở)
Còn chuyện mua sách tham khảo là vấn đề của học sinh chứ, thầy cô nào chẳng động viên các em tự học, cũng giới thiệu những quyển sách hay các em nên đọc, với giáo viên trong khuôn khổ bài giảng chỉ có thể truyền đạt những gì trọng tâm nhất thôi, và cho bài tập để các em tự luyện
Không hiểu lí do gì mà bạn muốn chửi thẳng vào mặt ông thầy nào viết cái thứ đó

Hai ông thầy dạy vật lý này bắt học sinh nhớ hàng loạt các công thức riêng lẻ (các trường hợp riêng) trong khi chỉ bằng định nghĩa, công thức đơn giản trong sách giáo khoa và chỉ với một chút phân tích, một vài bước tư duy là ta đã có thể suy ra câu trả lời. Vậy tại sao không dạy cho các em cách tư duy mà lại biến học trò của mình trở thành "khỉ bắt chướt người" trong khi "khỉ bắt chướt người thì ngàn năm vẫn là khỉ". Đó là giáo viên dạy giỏi và có thâm niên các thầy ạ!


Đây là học lò, tức là ôn tập thì việc xây dựng lại sẽ mất rất nhiều thời gian, rất nhiều công thức mà công thức nào cũng xây dựng thì...
Cách dạy này một phần là do áp lực thi cử, lượng bài tập có thể nói là khổng lồ, với kinh nghiệm như hồi ôn thi ĐH của mình thì đa phần các công thức do làm nhiều bài tập mà nhớ, chứ gần như chẳng hiểu công thức nào hết (môn Lý)
Ngay cả với Toán, mình lấy ví dụ như phương trình đường tròn, xây dựng nó chỉ mất... 2 dòng và cực kì dễ hiểu, nhưng thử hỏi có bao nhiêu học sinh hiểu và nhớ nó?
Không biết có phải do cuộc sống bây giờ khiến các em có lối sống thực dụng hay không, nhưng nhiều học sinh học theo kiểu thế này: Lúc thầy giảng về công thức (xây dựng công thức) thì không chú ý, (các em giải thích thế này, nghe làm gì, thi đâu mà nghe) và chỉ đóng khung thật cẩn thận công thức đó và "sẽ" học thuộc
Các thầy cô luyện thi đa phần là đã có rất nhiều kinh nghiệm, và phải có hiệu quả thì người ta mới dạy đc, thế nên phải có lí do thì người ta mới dạy như thế
Cá nhân mình đi dạy cũng thế, tùy vào nhận thức của học sinh mà lựa chọn cách dạy cho phù hợp, có những thứ học sinh này thì mình dạy cặn kẽ, nhưng học sinh khác mình chỉ cho ghi nhớ (bằng cách làm bài tập) mà không giải thích

Hãy tìm hiểu trước khi hỏi!
Hãy hỏi TẠI SAO thay vì hỏi NHƯ THẾ NÀO và thử cố gắng tự trả lời trước khi hỏi người khác!
Hãy chia sẻ với $\sqrt{\text{MF}}$ những gì bạn học được, hãy trao đổi với $\sqrt{\text{MF}}$ những vấn đề bạn còn băn khoăn!

 

Facebook: Cùng nhau học toán CoolMath

Website: Cungnhauhoctoan.com


#4
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3915 Bài viết

Quả thực dạy học sinh cũng phải nhắm đến từng đối tượng hay mặt bằng chung (thậm chí thấp nhất) để có cách tiếp cận phù hợp. Người thầy nào mà chẳng muốn truyền đạt cho học sinh những kiến thức, kỹ năng tốt nhất, tuy nhiên trong nhiều tình huống chỉ cần tạo ra những "cái máy" chạy trơn tru đúng chu trình mà vẫn hiệu quả hơn cả một nhóm kỹ sư thiết kế.



#5
boytanlap

boytanlap

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

quang trọng nhất là dạy cho học sinh phương pháp tự học, nếu tự học tốt , có lòng ham hiểu biết thì tri thi nhân loại có liên tục tăng lên thì con người cũng sẽ nắm được hết. Bản thân mình hồi cấp 3 cũng chính vì quá lệ thuộc vào học thêm nên khi vào đại học gặp rất nhiều khó khăn vì không có phương pháp tự học.






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh