Đến nội dung

Hình ảnh

$f(xf(y)+x)=xy+f(x)$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
Sagittarius912

Sagittarius912

    Trung úy

  • Thành viên
  • 776 Bài viết
Câu 1:

Tìm $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $f(xf(y)+x)=xy+f(x)$ , $\forall x,y \in \mathbb{R}$

Câu 2:

Tìm $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $f(f(x)+y)=yf(x-f(y))$ ,$\forall x,y \in \mathbb{R}$

#2
tramyvodoi

tramyvodoi

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1044 Bài viết

Câu 1:

Tìm $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $f(xf(y)+x)=xy+f(x)$ , $\forall x,y \in \mathbb{R}$

Mình xin giải bài này như sau:
Thay x=1, $y=-1-f(1)$ ta được:
$f(f(-1-f(1))+1)=-1-f(1)+f(1)=-1$
Đặt $a=f(-1-f(1))+1$ thì $f(a)=-1$
Thay y=a ta được $f(xf(a)+x)=ax+f(x)$
$\Rightarrow f(0)=ax+f(x)$
$\Rightarrow f(x)=-ax+b$
Thay hàm số vừa tím được vào phương trình ban đầu ta tìm được a, b

#3
Sagittarius912

Sagittarius912

    Trung úy

  • Thành viên
  • 776 Bài viết

Mình xin giải bài này như sau:
Thay x=1, $y=-1-f(1)$ ta được:
$f(f(-1-f(1))+1)=-1-f(1)+f(1)=-1$
Đặt $a=f(-1-f(1))+1$ thì $f(a)=-1$
Thay y=a ta được $f(xf(a)+x)=ax+f(x)$
$\Rightarrow f(0)=ax+f(x)$
$\Rightarrow f(x)=-ax+b$
Thay hàm số vừa tím được vào phương trình ban đầu ta tìm được a, b

Dạ, vì phần này em mới học nên cũng khá bỡ ngỡ với việc đặt ẩn phụ như thế ạ. Chị có phương pháp gì không khi đặt như thế ạ? Nếu chị có file hay tài liệu gì thì share em với được không ạ? :)

#4
namseohihi

namseohihi

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 46 Bài viết
Câu 2

Cho $x=f(y), y\epsilon \mathbb{R}\Rightarrow f(y)=yf(0)$
Đặt $a=f(0)\Rightarrow f(x)=ax$
Thay vào (1) ta có:
$f(x)=0$ $\forall x \in \mathbb{R}$
Anh mong tìm thấy một khoảng rõ ràng
Hy vọng có nghiệm tình em trong đó
Đôi mắt em là phương trình bỏ ngỏ
Rèm mi cong nghiêng một góc Alpha
Anh nhìn em tưởng giới hạn đã nhoà !
Nhưng than ôi ! Toạ độ tình vụt tắt
Anh thẫn thờ về trong hiu hắt
Nhận ra mình chỉ phận nghiệm ngoại lai
Thế mà anh cứ ngỡ mình Y max
Nước mắt rơi hay đồ thị tuôn dài ?
Anh mãi chôn hồn mình trong đơn điệu
Trong không gian ảo vọng khối đa chiều
Giới hạn ấy làm sao nhoà em nhỉ ?
Suốt đời mình chỉ tiệm cận mà thôi...

#5
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết

Câu 2

Cho $x=f(y), y\epsilon \mathbb{R}\Rightarrow f(y)=yf(0)$
Đặt $a=f(0)\Rightarrow f(x)=ax$
Thay vào (1) ta có:
$f(x)=0$ $\forall x \in \mathbb{R}$

Nhầm ngay từ dòng đầu tiên.
Lời giải:
\[
\begin{array}{l}
f\left( {f\left( x \right) + y} \right) = yf\left( {x - f\left( y \right)} \right),\forall x,y \in R,\left( 1 \right) \\
y: = 0,\left( 1 \right) \Rightarrow f\left( {f\left( x \right)} \right) = 0,\forall x \in R,\left( 2 \right) \\
\left( 1 \right) \Rightarrow f\left( {yf\left( {x - f\left( y \right)} \right)} \right) = f\left( {f\left( {f\left( x \right) + y} \right)} \right) = 0,\forall x,y \in R \\
y: = 0 \Rightarrow f\left( 0 \right) = 0 \\
x: = f\left( y \right),\left( 1 \right) \Rightarrow f\left( y \right) = y.0 = 0,\forall y \in R \\
\end{array}
\]
Thử lại: hàm $f \equiv 0$ thỏa đề.
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#6
Primary

Primary

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 316 Bài viết

Nhầm ngay từ dòng đầu tiên.
Lời giải:
\[
\begin{array}{l}
f\left( {f\left( x \right) + y} \right) = yf\left( {x - f\left( y \right)} \right),\forall x,y \in R,\left( 1 \right) \\
y: = 0,\left( 1 \right) \Rightarrow f\left( {f\left( x \right)} \right) = 0,\forall x \in R,\left( 2 \right) \\
\left( 1 \right) \Rightarrow f\left( {yf\left( {x - f\left( y \right)} \right)} \right) = f\left( {f\left( {f\left( x \right) + y} \right)} \right) = 0,\forall x,y \in R \\
y: = 0 \Rightarrow f\left( 0 \right) = 0 \\
x: = f\left( y \right),\left( 1 \right) \Rightarrow f\left( y \right) = y.0 = 0,\forall y \in R \\
\end{array}
\]
Thử lại: hàm $f \equiv 0$ thỏa đề.

Cho em hỏi chút: tại sao lúc thì dùng $f(x)\equiv 0,f(x)\equiv C$ lúc thì dùng $f(x)=0,f(x)=C$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Primary: 12-03-2013 - 08:10


#7
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết

Cho em hỏi chút: tại sao lúc thì dùng $f(x)\equiv 0,f(x)\equiv C$ lúc thì dùng $f(x)=0,f(x)=C$.

Anh nhớ là nếu dùng dấu $\equiv$ thì chỉ có $f \equiv C$. Còn nếu dùng dấu $=$ thì phải là $f(x)=c$ (có thể có $\forall x \in X$, tùy bài)
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#8
namcpnh

namcpnh

    Red Devil

  • Hiệp sỹ
  • 1153 Bài viết
Hình như Hân hiểu nhầm,hồi trước mình nghe thầy mình nói là cả 2 các viết là như nhau,đều phải có $f(x)$.Nếu là hàm hằng thì ta co thể viết vậy,còn không thì phải ghi dấu bằng .

Cùng chung sức làm chuyên đề hay cho diễn đàn tại :

Dãy số-giới hạn, Đa thức , Hình học , Phương trình hàm , PT-HPT-BPT , Số học.

Wolframalpha đây


#9
tramyvodoi

tramyvodoi

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1044 Bài viết

Hình như Hân hiểu nhầm,hồi trước mình nghe thầy mình nói là cả 2 các viết là như nhau,đều phải có $f(x)$.Nếu là hàm hằng thì ta co thể viết vậy,còn không thì phải ghi dấu bằng .

Theo mình nghĩ là khi f là hàm hằng thi dùng dấu "$\equiv$". Còn không phải hàm hằng thì dùng dấu "="

#10
namcpnh

namcpnh

    Red Devil

  • Hiệp sỹ
  • 1153 Bài viết
Hàm hằng nhiều khi cũng có ghi bằng được (hình như là khi giải,còn khi kết luận thì phải là $equiv$)

Trong 1 số tài liệu hồi trước đọc thì kí hiệu $equiv$ có nghĩa là đồng nhất,vì thế $f(x) equiv 0 $ có nghĩa là $f$ là hàm đồng nhắt với $0$ (tất cả hệ số đều bằng $0$).

Cùng chung sức làm chuyên đề hay cho diễn đàn tại :

Dãy số-giới hạn, Đa thức , Hình học , Phương trình hàm , PT-HPT-BPT , Số học.

Wolframalpha đây





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh