Đến nội dung

Hình ảnh

Một số bài toán tính tổng chọn lọc

- - - - - dark templar hxthanh for all

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 84 trả lời

#61
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

Góp vui cho anh Thanh bài này vậy :)

 

Bài toán 33: Cho trước số nguyên dương $m$.Tính tổng $S=\sum_{k=0}^{n}\binom{mn}{mk}$.

 

 

Bài toán 30: Cho $n$ lẻ.Tính tổng $S = \sum\limits_{k = 1}^{n-1}(-1)^{k}\binom{n}{k}F_{k}$.

 

Trong đó $F_{k}$ là số thứ $k$ trong dãy Fibonacci.

Bài toán 30 này nếu mở rộng cho $n$ nguyên dương bất kỳ thì sẽ có $\boxed{\displaystyle S=-F_{n}+(-1)^{n+1}F_{n}=F_{-n}-F_{n}}$.

 

Sau đây là một số đề nghị cho bài tập này:

Bài toán 30*:

Tính các tổng sau:

$\fbox{a}\quad A = \sum\limits_{k = 0}^{n}(-1)^{k}\binom{n}{k}F_{n+k}$.

$\fbox{b}\quad B = \sum\limits_{k = 0}^{n}(-1)^{k}\binom{n}{k}F_{2n+k}$.

$\fbox{c}\quad C = \sum\limits_{k = 0}^{n}(-1)^{k}\binom{n}{k}F_{2n-k}$.

$\fbox{d}\quad D = \sum\limits_{k = 0}^{n}(-1)^{k}\binom{n}{k}F_{2k}$.

$\fbox{e}\quad E = \sum\limits_{k = 0}^{n}(-1)^{k}\binom{n}{k}F_{3k}$.

Trong đó $F_{k}$ là số thứ $k$ trong dãy Fibonacci.

Spoiler

 

Còn các bài toán đề nghị này của anh nếu sử dụng biến đổi Đại Số (đặt $\alpha;\beta$ như trong bài giải bài 30 của em) thì rất dễ dàng,nhưng em đang suy nghĩ cách sử dụng hàm sinh... :P

 

@hxthanh: Dark lưu ý, về sự đa dạng của các bài Toán nhé! :) đừng đơn điệu quá!

@Dark templar: Em cũng sẽ cố gắng kiếm thêm dạng bài khác :)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 30-04-2013 - 08:32

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#62
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Bài toán 32:

Cho $n$ là số nguyên lớn hơn $2$. Hãy tính tổng sau:

$S=\sum_{k=1}^{n-1}\sin\left(\dfrac{\left(2\left\lfloor\sqrt{kn}\right\rfloor+1\right)\pi}{2n}\right)$

 

hxthanh:

Nhận xét:

Khúc mắc đầu tiên là về hàm phần nguyên $\lfloor\sqrt{kn}\rfloor$.

Làm sao để "gỡ bỏ" nó?

 

Đặt $m=\lfloor\sqrt{kn}\rfloor$, thế thì câu hỏi tiếp theo sẽ là:

 

"Với những giá trị nào của $k$ thì $\lfloor\sqrt{kn}\rfloor=m$?"

 

Ta có: $m\le \sqrt{kn}<m+1\Rightarrow \frac{m^2}{n}\le k<\frac{(m+1)^2}{n}$

Suy ra, với:

$\left\lfloor\frac{m^2}{n}\right\rfloor+1\le k\le \left\lfloor\frac{(m+1)^2}{n}\right\rfloor$

thì $\lfloor\sqrt{kn}\rfloor=m$

Nghĩa là có tất cả $\left\lfloor\frac{(m+1)^2}{n}\right\rfloor-\left\lfloor\frac{m^2}{n}\right\rfloor$ giá trị của $k$ thỏa mãn điều này!

 

Vậy là ta sẽ chia đoạn cần lấy tổng $[1, n-1]$ thành những đoạn $\left[\left\lfloor\frac{m^2}{n}\right\rfloor+1,\left\lfloor\frac{(m+1)^2}{n}\right\rfloor\right]$ với $m=0,1,...?$

 

Giá trị của $m$ lớn nhất là bao nhiêu?

 

Với $m=n-1$ thì: $\left\lfloor\frac{(m+1)^2}{n}\right\rfloor=\left\lfloor\frac{n^2}{n}\right\rfloor=n$

Với $m=n-2$ thì: $\left\lfloor\frac{(m+1)^2}{n}\right\rfloor=\left\lfloor\frac{(n-1)^2}{n}\right\rfloor=n-2$

 

Như vậy ta có:

$\begin{align*}S&=\sum_{k=1}^{n-1}\sin\left(\dfrac{\left(2\lfloor\sqrt{kn}\rfloor+1\right)\pi}{2n}\right)\\ &=\sin\left(\dfrac{\left(2\lfloor\sqrt{(n-1)n}\rfloor+1\right)\pi}{2n}\right)+\sum_{k=1}^{n-2}\sin\left(\dfrac{\left(2\lfloor\sqrt{kn}\rfloor+1\right)\pi}{2n}\right)\\ &=\sin\frac{(2n-1)\pi}{2n}+\sum_{m=0}^{n-2}\left(\left\lfloor\frac{(m+1)^2}{n}\right\rfloor-\left\lfloor\frac{m^2}{n}\right\rfloor\right)\sin\frac{(2m+1)\pi}{2n}\\ &=\sin\frac{\pi}{2n}+\sum_{m=0}^{n-2}\sin\frac{(2m+1)\pi}{2n}\Delta\left(\left\lfloor\frac{m^2}{n}\right\rfloor\right)\end{align*}$

 

Thật "vừa vặn" ở bước này để áp dụng SPTP :)

Ta có:

$\begin{align*}S&=\sin\frac{\pi}{2n}+\left[\sin\frac{(2m+1)\pi}{2n}\left\lfloor\frac{m^2}{n}\right\rfloor\right]_{m=0}^{n-1}\\ &\quad -\sum_{m=0}^{n-2}\left\lfloor\frac{(m+1)^2}{n}\right\rfloor\left(\sin\frac{(2m+3)\pi}{2n}-\sin\frac{(2m+1)\pi}{2n}\right)\\ &=(n-1)\sin\frac{\pi}{2n}-2\sin\frac{\pi}{2n}\sum_{m=0}^{n-2}\left\lfloor\frac{(m+1)^2}{n}\right\rfloor\cos\frac{(m+1)\pi}{n}\\ &=(n-1)\sin\frac{\pi}{2n}-2\sin\frac{\pi}{2n}\underbrace{\sum_{m=1}^{n-1}\left\lfloor\frac{m^2}{n}\right\rfloor\cos\frac{m\pi}{n}}_{=A}\end{align*}$

 

Bài toán của ta sẽ được giải quyết sau khi tính xong tổng $A$ :)

Với quy tắc đảo chiều thì ta có:

$\begin{align*}A&=\sum_{m=1}^{n-1}\left\lfloor\frac{m^2}{n}\right\rfloor\cos\frac{m\pi}{n}\\ &=\sum_{m=1}^{n-1}\left\lfloor\frac{(n-m)^2}{n}\right\rfloor\cos\frac{(n-m)\pi}{n}\\ &=-\sum_{m=1}^{n-1}\left\lfloor n-2m+\frac{m^2}{n}\right\rfloor\cos\frac{m\pi}{n}\\ &=-A+\sum_{m=1}^{n-1}(2m-n)\cos\frac{m\pi}{n}\\ \Rightarrow A&=\frac{1}{2}\sum_{m=1}^{n-1}(2m-n)\cos\frac{m\pi}{n}\end{align*}$

 

Chú ý rằng, ở trên bằng công thức "tổng thành tích" ta đã tính được:

$\sin\frac{(2m+3)\pi}{2n}-\sin\frac{(2m+1)\pi}{2n}=2\sin\frac{\pi}{2n}\cos\frac{(m+1)\pi}{n}$

Nên không khó khăn lắm để có được:

$\cos\frac{m\pi}{n}=\dfrac{1}{2\sin\frac{\pi}{2n}}\left[\sin\frac{(2m+1)\pi}{2n}-\sin\frac{(2m-1)\pi}{2n}\right]=\dfrac{1}{2\sin\frac{\pi}{2n}}\Delta\left[\sin\frac{(2m-1)\pi}{2n}\right]$

 

Và ... tiếp tục sử dụng SPTP :)

$A =\left.\dfrac{(2m-n)}{4\sin\frac{\pi}{2n}}\sin\frac{(2m-1)\pi}{2n}\right|_{m=1}^{n}-\dfrac{1}{4\sin\frac{\pi}{2n}}\sum_{m=1}^{n-1}2\sin\frac{(2m+1)\pi}{2n}$

 

Nguyên phân của "cos" là "sin" thì chắc chắn nguyên phân của "sin" sẽ là "cos" ... :)

 

$\begin{align*}A&=\frac{n-1}{2}+\dfrac{1}{4\sin^2\frac{\pi}{2n}}\sum_{m=1}^{n-1}\Delta\left[\cos\frac{m\pi}{n}\right]\\ &=\frac{n-1}{2}+\dfrac{1}{4\sin^2\frac{\pi}{2n}}\cdot\left.\cos\frac{m\pi}{n}\right|_{m=1}^n\\ &=\frac{n-1}{2}-\dfrac{1+\cos\frac{\pi}{n}}{4\sin^2\frac{\pi}{2n}}\\&=\frac{n-1}{2}-\dfrac{2\cos^2\frac{\pi}{2n}}{4\sin^2\frac{\pi}{2n}}\end{align*}$

 

Như vậy ta có:

 

$\begin{align*}S&=(n-1)\sin\frac{\pi}{2n}-2\sin\frac{\pi}{2n}A\\ &=(n-1)\sin\frac{\pi}{2n}-(n-1)\sin\frac{\pi}{2n}+\dfrac{\cos^2\frac{\pi}{2n}}{\sin\frac{\pi}{2n}}\\ &=\boxed{\cot\frac{\pi}{2n}\cos\frac{\pi}{2n}}\end{align*}$



#63
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Spam một phát!

Từ kết quả đẹp này mà chế mấy bài rút gọn biểu thức lượng giác cũng "phê" ra trò!

 

$\sum_{k=1}^{n-1}\sin\left(\frac{(2\lfloor\sqrt{kn}\rfloor+1)\pi}{2n}\right)=\cot\frac{\pi}{2n}\cos\frac{\pi}{2n}$

 

Cho $n=5$ ta có đẳng thức:

${}\qquad\sin\frac{5\pi}{10}+\sin\frac{7\pi}{10}+\sin\frac{7\pi}{10}+\sin\frac{9\pi}{10}=\cot\frac{\pi}{10}\cos\frac{\pi}{10}$

$\Leftrightarrow 1+2\sin\frac{3\pi}{10}+\sin\frac{\pi}{10}=\cot\frac{\pi}{10}\cos\frac{\pi}{10}$

 

Từ đây ta sẽ có chẳng hạn:

 

Bài toán xyz:

Không dùng máy tính, hãy tính giá trị của biểu thức:

$P=\sin\frac{\pi}{10}+2\sin\frac{3\pi}{10}-\cot\frac{\pi}{10}\cos\frac{\pi}{10}$

 

:))


  • NLT yêu thích

#64
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết


Bài toán xyz:

Không dùng máy tính, hãy tính giá trị của biểu thức:

$P=\sin\frac{\pi}{10}+2\sin\frac{3\pi}{10}-\cot\frac{\pi}{10}\cos\frac{\pi}{10}$

 

:))

Đã "xử" tại đây. :)

**********

Bài toán 34: Rút gọn tổng $\sum_{k=0}^{n}\frac{2^{k}}{2^{2^{k}}+1}$.

 

Bài toán 35: Tính tổng $\sum_{k=1}^{n-1}\csc^2 \frac{k\pi}{n}$.

 

Trong đó $\csc x=\frac{1}{\sin x}$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 01-05-2013 - 21:36

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#65
nthoangcute

nthoangcute

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2003 Bài viết


Đã "xử" tại đây. :)

**********

Bài toán 34: Rút gọn tổng $\sum_{k=0}^{n}\dfrac{2^{k}}{2^{2^{k}}+1}$.

 

 

Bài toán 34

 

 

Thường thì những bài này mò là chính ...
Ta có: $${\dfrac {{2}^{{2}^{k+1}}-1-{2}^{k+1}}{{2}^{{2}^{k+1}}-1}}-{\dfrac {{2}^{{2}^{k}}-1-{2}^{k}}{{2}^{{2}^{k}}-1}}\\={\dfrac {{2}^{2\,{2}^{k}}-1-2\,{2}^{k}}{{2}^{2\,{2}^{k}}-1}}-{\dfrac {{2}^{{2}^{k}}-1-{2}^{k}}{{2}^{{2}^{k}}-1}}\\={\dfrac {{2}^{{2}^{k}+{2}^{k}}-1-2\,{2}^{k}}{{2}^{{2}^{k}+{2}^{k}}-1}}-{\dfrac {{2}^{{2}^{k}}-1-{2}^{k}}{{2}^{{2}^{k}}-1}}\\={\dfrac { \left( {2}^{{2}^{k}} \right) ^{2}-1-2\,{2}^{k}}{\left( {2}^{{2}^{k}} \right) ^{2}-1}}-{\dfrac {{2}^{{2}^{k}}-1-{2}^{k}}{{2}^{{2}^{k}}-1}}\\={\dfrac {{2}^{k}}{{2}^{{2}^{k}}+1}}$$
Suy ra $$\sum_{k=0}^{n}\dfrac{2^{k}}{2^{2^{k}}+1}=\sum ^n_{k=0} \Delta \left [{\dfrac {{2}^{{2}^{k}}-1-{2}^{k}}{{2}^{{2}^{k}}-1}} \right ]={\dfrac {{2}^{{2}^{n+1}}-1-{2}^{n+1}}{{2}^{{2}^{n+1}}-1}}$$

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nthoangcute: 01-05-2013 - 23:52

BÙI THẾ VIỆT - Chuyên gia Thủ Thuật CASIO

 

Facebook : facebook.com/viet.alexander.7


Youtube : youtube.com/nthoangcute


Gmail : [email protected]


SÐT : 0965734893


#66
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

BỔ ĐỀ

 

Tưởng bế tắc với phương án này, tuy nhiên kết quả của nó thật tuyệt!

Ta có:

$\left(1+x^{2^0}\right)\left(1+x^{2^1}\right)\left(1+x^{2^2}\right)...\left(1+x^{2^n}\right)=\dfrac{x^{2^{n+1}}-1}{x-1}$

Đạo hàm 2 vế, ta có:

$\quad\sum_{k=0}^n 2^kx^{2^k-1}\prod_{\substack{j=0\\j\ne k}}^n \left(1+x^{2^j}\right)=\dfrac{(2^{n+1}-1)x^{2^{n+1}}-2^{n+1}x^{2^{n+1}-1}+1}{(x-1)^2}$

$\Leftrightarrow \sum_{k=0}^n \dfrac{2^kx^{2^k-1}\left(x^{2^{n+1}}-1\right)}{(1+x^{2^k})(x-1)}=\dfrac{(2^{n+1}-1)x^{2^{n+1}}-2^{n+1}x^{2^{n+1}-1}+1}{(x-1)^2}$

$\Leftrightarrow \sum_{k=0}^n \dfrac{2^kx^{2^k-1}}{(1+x^{2^k})(x-1)}=\dfrac{(2^{n+1}-1)x^{2^{n+1}}-2^{n+1}x^{2^{n+1}-1}+1}{(x-1)^2\left(x^{2^{n+1}}-1\right)}$

Thay $x=2$ vào ta được:

$\Rightarrow \sum_{k=0}^n \dfrac{2^{k-1}.2^{2^k}}{1+2^{2^k}}=\dfrac{(2^{n+1}-1)2^{2^{n+1}}-2^{n}.2^{2^{n+1}}+1}{2^{2^{n+1}}-1}$

$\Rightarrow \sum_{k=0}^n \left(2^{k-1}-\dfrac{2^{k-1}}{1+2^{2^k}}\right)=\dfrac{(2^n-1)2^{2^{n+1}}+1}{2^{2^{n+1}}-1}$

$\Rightarrow 2^n-\frac{1}{2}-\frac{1}{2}S=\dfrac{(2^n-1)2^{2^{n+1}}+1}{2^{2^{n+1}}-1}$

 

Từ đây suy ra:

$\boxed{\displaystyle S=\sum_{k=0}^n\dfrac{2^k}{1+2^{2^k}}=\dfrac{2^{2^{n+1}}-2^{n+1}-1}{2^{2^{n+1}}-1}}$



#67
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Bài toán 35: Tính tổng $\sum_{k=1}^{n-1}\csc^2 \frac{k\pi}{n}$.

 

Trong đó $\csc x=\frac{1}{\sin x}$.

Nhận xét

Đặt $S_n=\sum_{k=1}^{n-1}\dfrac{1}{\sin^2\left(\frac{k\pi}{n}\right)}$

Thì ta có:

$\begin{align*}S_{2n}&=\sum_{k=1}^{2n-1}\dfrac{1}{\sin^2\left(\frac{k\pi}{2n}\right)}\\&=\sum_{k=1}^{n-1}\dfrac{1}{\sin^2\left(\frac{k\pi}{2n}\right)}+\left(1+\sum_{k=1}^{n-1}\dfrac{1}{\sin^2\left(\frac{(k+n)\pi}{2n}\right)}\right)\\&=1+\sum_{k=1}^{n-1}\dfrac{1}{\sin^2\left(\frac{k\pi}{2n}\right)}+\sum_{k=1}^{n-1}\dfrac{1}{\cos^2\left(\frac{k\pi}{2n}\right)}\qquad(\star)\\&=1+\sum_{k=1}^{n-1}\dfrac{1}{\sin^2\left(\frac{k\pi}{2n}\right)\cos^2\left(\frac{k\pi}{2n}\right)}\\&=1+4S_n\end{align*}$

 

Với $1\le k\le n-1$

Xét đẳng thức:

$\quad\left[\cos\left(\frac{k\pi}{2n}\right)+i\sin\left(\frac{k\pi}{2n}\right)\right]^{2n}=(-1)^k$

$\Leftrightarrow \sin^{2n}\left(\frac{k\pi}{2n}\right)\left(\cot\left(\frac{k\pi}{2n}\right)+i\right)^{2n}=(-1)^k$

Khai triển nhị thức vế trái rồi lấy phần ảo hai vế thì ta được:

$\Rightarrow \sin^{2n}\left(\frac{k\pi}{2n}\right)\sum_{j=0}^{n-1}{2n\choose 2j+1}(-1)^{n-j} \cot^{2j+1}\left(\frac{k\pi}{2n}\right)=0$

$\Rightarrow \sum_{j=0}^{n-1}{2n\choose 2j+1}(-1)^j \left(\cot^2\left(\frac{k\pi}{2n}\right)\right)^j=0$

$\Rightarrow \sum_{j=0}^{n-1}{2n\choose 2j+1}(-1)^j \left(\dfrac{1}{\sin^2\left(\frac{k\pi}{2n}\right)}-1\right)^j=0$

$\Rightarrow \sum_{0\le r\le j\le n-1}{2n\choose 2j+1}{j\choose r}(-1)^j(-1)^{j-r} \left(\dfrac{1}{\sin^2\left(\frac{k\pi}{2n}\right)}\right)^r=0$

Xét phương trình bậc $(n-1)$

$\sum_{0\le r\le j\le n-1}{2n\choose 2j+1}{j\choose r}(-1)^{r} x^r=0\qquad(\star\star)$

Rõ ràng $(n-1)$ nghiệm của $(\star\star)$ là: $\dfrac{1}{\sin^2\left(\frac{k\pi}{2n}\right)};\;k=1,...,n-1$

 

Theo định lý Viète ta có tổng các nghiệm là:

$\sum_{k=1}^{n-1}\dfrac{1}{\sin^2\left(\frac{k\pi}{2n}\right)}=-\dfrac{\displaystyle\sum_{r=n-2\le j\le n-1}{2n\choose 2j+1}{j\choose r}(-1)^{r}}{\displaystyle\sum_{r=n-1\le j\le n-1}{2n\choose 2j+1}{j\choose r}(-1)^{r}}=\dfrac{2(n-1)(n+1)}{3}$

 

Cũng từ đẳng thức

$\quad\left[\cos\left(\frac{k\pi}{2n}\right)+i\sin\left(\frac{k\pi}{2n}\right)\right]^{2n}=(-1)^k$

Ta viết thành:

$\cos^{2n}\left(\frac{k\pi}{2n}\right)\left[1+i\tan\left(\frac{k\pi}{2n}\right)\right]^{2n}=(-1)^k$

Biến đổi hoàn toàn tương tự, ta cũng có:

$(n-1)$ nghiệm của $(\star\star)$ là: $\dfrac{1}{\cos^2\left(\frac{k\pi}{2n}\right)};\;k=1,...,n-1$

 

Do đó: $\sum_{k=1}^{n-1}\dfrac{1}{\sin^2\left(\frac{k\pi}{2n}\right)}=\sum_{k=1}^{n-1}\dfrac{1}{\cos^2\left(\frac{k\pi}{2n}\right)}=\dfrac{2(n-1)(n+1)}{3}$

 

Từ đẳng thức $(\star)$ ta có được:

$4S_n=\sum_{k=1}^{n-1}\dfrac{1}{\sin^2\left(\frac{k\pi}{2n}\right)}+\sum_{k=1}^{n-1}\dfrac{1}{\cos^2\left(\frac{k\pi}{2n}\right)}=\dfrac{4(n-1)(n+1)}{3}$

 

Cuối cùng ta có kết quả của bài toán là:

$$S_n=\sum_{k=1}^{n-1}\csc^2\left(\frac{k\pi}{n}\right)=\dfrac{(n-1)(n+1)}{3}$$



#68
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Bây giờ sẽ là Đề mới!
 
Bài toán 36

  • Tính tổng $A=\sum_{k=0}^{n-1}\cos\left(\frac{2\pi k^2}{n}\right)$
  • Tính tổng $B=\sum_{k=0}^{n-1}\sin\left(\frac{2\pi k^2}{n}\right)$


#69
phudinhgioihan

phudinhgioihan

    PĐGH$\Leftrightarrow$TDST

  • Biên tập viên
  • 348 Bài viết

Cho em góp một bài chắc chắn có nhiều ứng dụng.

 

Bài toán 37:

 

Cho các số nguyên dương $k,r,n$, gọi $S(k,r,n)$ là số bộ nghiệm không âm $(x_1,...,x_n)$ của phương trình $x_1+...+x_n=k$ sao cho $x_j \le r \;\;, \forall \; 1 \le j \le n$ . Chứng minh rằng:

 

$$S(k,r,n)=\sum_{j=0}^m(-1)^j \binom{n}{j}\binom{k-(r+1)j+n-1}{n-1}$$

 

Với $m=\min \left\{ n,\left \lfloor \dfrac{k}{r+1}\right \rfloor \right\}$


Phủ định của giới hạn Hình đã gửi

Đó duy sáng tạo ! Hình đã gửi


https://phudinhgioihan.wordpress.com/

#70
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Cho em góp một bài chắc chắn có nhiều ứng dụng.

 

Bài toán 37:

 

Cho các số nguyên dương $k,r,n$, gọi $S(k,r,n)$ là số bộ nghiệm không âm $(x_1,...,x_n)$ của phương trình $x_1+...+x_n=k$ sao cho $x_j \le r \;\;, \forall \; 1 \le j \le n$ . Chứng minh rằng:

 

$$S(k,r,n)=\sum_{j=0}^m(-1)^j \binom{n}{j}\binom{k-(r+1)j+n-1}{n-1}$$

 

Với $m=\min \left\{ n,\left \lfloor \dfrac{k}{r+1}\right \rfloor \right\}$

Cảm ơn em về bài toán rất hay này!

Có thể hình dung ra một ứng dụng chẳng hạn:

 

"Gieo một hạt xí ngầu $n$ lần, tính xác suất để tổng số chấm thu được bằng $k$"



#71
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

 

Bây giờ sẽ là Đề mới!
 
Bài toán 36

  • Tính tổng $A=\sum_{k=0}^{n-1}\cos\left(\frac{2\pi k^2}{n}\right)$
  • Tính tổng $B=\sum_{k=0}^{n-1}\sin\left(\frac{2\pi k^2}{n}\right)$

Sau nhiều ngày vật vã cuối cùng tôi quyết định "đầu hàng" với bài này :(

 

Thật là ác mộng Olympic nếu gặp phải bài toán này (Có trong 53 bài toán lượng giác luyện thi của Amir Hossein Parvardi) :(

Vô tình tôi tìm thấy nó trong tài liệu này

File gửi kèm  Quadratic-Gauss-Sums.pdf   187.73K   182 Số lần tải



#72
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

Ủng hộ đề mới :)

 

Bài toán 38: Cho $m,n$ là các số nguyên dương bất kỳ. Tìm điều kiện của $m$ và $n$ để $\sum\limits_{k = 0}^{mn - 1} {{{\left( { - 1} \right)}^{\left\lfloor {\frac{k}{m}} \right\rfloor  + \left\lfloor {\frac{k}{n}} \right\rfloor }}}  = 0$ ?

 

Spoiler

 

 

Bài toán 39: Cho $n \ge 3$.Chứng minh rằng :

\[\sum\limits_{k = 1}^n {{{\left( { - 1} \right)}^{k + 1}}{k^2}\left( {{k^2} - 1} \right)\binom{2n}{n - k}}  = 0\]


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 26-05-2013 - 18:59

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#73
nthoangcute

nthoangcute

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2003 Bài viết


Bài toán 39: Cho $n \ge 3$.Chứng minh rằng :

\[\sum\limits_{k = 1}^n {{{\left( { - 1} \right)}^{k + 1}}{k^2}\left( {{k^2} - 1} \right)\binom{2n}{n - k}}  = 0\]

 

Em làm được mỗi bài ...
Cách 1: Dùng Sai Phân Toàn Phần:
Ta có:
$$ {{{\left( { - 1} \right)}^{k + 1}}{k^2}\left( {{k^2} - 1} \right)\binom{2n}{n - k}}  =\Delta \left [ \,{\dfrac { \left( n+k \right) k \left( k-2 \right)  \left( -1 \right) ^{k} \left( {k}^{2}-1 \right) \binom{2n}{n-k}}{2(n-2)}} \right ]$$
Do đó $$ \sum\limits_{k = 1}^n {{{\left( { - 1} \right)}^{k + 1}}{k^2}\left( {{k^2} - 1} \right)\binom{2n}{n - k}}=\sum^n_{{k=1}}\Delta \left [ \,{\dfrac { \left( n+k \right) k\left( k-2 \right)  \left( -1 \right) ^{k} \left( {k}^{2}-1 \right) \binom{2n}{n-k}}{2(n-2)}} \right ]=0$$
Cách 2: dùng Sai Phân Từng Phần:
Ta có:
$$(-1)^{k+1}\binom{2n}{n-k}=\Delta \left [ \dfrac{(n+k)(-1)^k \binom{2n}{n-k}}{2n} \right ]$$
Suy ra:
$$S=\sum\limits_{k = 1}^n {{{\left( { - 1} \right)}^{k + 1}}{k^2}\left( {{k^2} - 1} \right)\binom{2n}{n - k}} \\=\sum^n_{k=1}{\frac {k \left( k+1 \right)  \left( 2\,k+1 \right)  \left( n+k+1 \right)  \left( -1 \right) ^{k+1}}{n}} \binom{2n}{n-k-1}$$
Cần chứng minh:
$$P=\sum^n_{k=1}k(k+1)(2k+1)(-1)^{k+1} \binom{2n-1}{n-k-1}=0$$
Có: $$(-1)^{k+1} \binom{2n-1}{n-k-1}=\Delta \left [ (-1)^k \binom{2n-2}{n-k-1} \right ]$$
Suy ra $$(-1)^{k+1} \binom{2n-1}{n-k-1}=\Delta \left [ (-1)^k \binom{2n-2}{n-k-1} \right ]\\P=6\binom{2n-2}{n-2}-  \sum^n_{k=1} 6 (k+1)^2 (-1)^{k+1} \binom{2n-2}{n-k-2}$$
Giờ cần tính $$Q=\sum^n_{k=1}  (k+1)^2 (-1)^{k+1} \binom{2n-2}{n-k-2}$$
Có:
$$Q=\sum^n_{k=1}  (k+1)^2 (-1)^{k+1} \binom{2n-2}{n-k-2}\\=\sum^n_{k=1}  (k+1)^2 \Delta \left [ (-1)^{k} \binom{2n-3}{n-k-2} \right ]\\=\dfrac{2(n+1)}{n-2} \binom{2n-3}{n-4}-\sum^n_{k=1} (2k+3) (-1)^{k+1} \binom{2n-3}{n-k-3}\\R=\sum^n_{k=1} (2k+3) (-1)^{k+1} \binom{2n-3}{n-k-3}\\=\sum^n_{k=1} (2k+3) (-1)^{k+1} \binom{2n-3}{n-k-3}\\=-\dfrac{5(n+1)}{2n-3} \binom{2n-3}{n-4}-\sum^n_{k=1} 2(-1)^{k+1} \binom{2n-4}{n-k-4}\\=-\dfrac{5(n+1)}{2n-3} \binom{2n-3}{n-4}-2\sum^n_{k=1} \Delta \left [(-1)^{k} \binom{2n-4}{n-k-4}  \right ]\\\\=\dfrac{(5n-3)}{n-1} \binom{2n-2}{n-2}$$
Suy ra đpcm
Cách 3: Dùng Abel transformation
 
Giờ đã hiểu vì sao Abel không ăn được 2 biến, thế mới chán ... Vì thế cách sau chỉ dùng cho 1 biến nên dài:
$$G_n=\sum^n_{k=1}k^2(k^2-1)=\dfrac{1}{10} n(n-1)(2n+1)(n+2)(n+1)$$
Suy ra $$S=\sum\limits_{k = 1}^n {{{\left( { - 1} \right)}^{k + 1}}{k^2}\left( {{k^2} - 1} \right)\binom{2n}{n - k}}  \\=\sum^n_{k=1}k^2(k^2-1)=\dfrac{1}{10} n(n-1)(2n+1)(n+2)(n+1) (-1)^{n+1} \binom{2n}{n+n}\\-\sum^{n-1}_{k=1} \dfrac{1}{10}k(k-1)(2k+1)(k+2)(k+1)\Delta \left [ (-1)^{k+1}\binom{2n}{n+k} \right ]$$
 
$$P=\sum^{n-1}_{k=1} \dfrac{1}{10} k(k-1)(2k+1)(k+2)(k+1)\Delta \left [ (-1)^{k+1}\binom{2n}{n+k} \right ]\\=\dfrac{1}{10}\sum^{n-1}_{k=1} k(k-1)(2k+1)(k+2)(k+1) (-1)^k \binom{2n+1}{n-k}$$
 
Ở đây, trong biểu thức $k(k-1)(k+2)(k+1)$ là tích các số nguyên liên tiếp, và để ý rằng:
$$(k+3) \binom{2n}{n+k+1}+(k-2)\binom{2n}{n+k}\\=(k+3) \binom{2n}{n+k} \dfrac{n-k}{n+k+1}+(k-2)\binom{2n}{n+k}\\=\dfrac{(2k+1)(n-2)\binom{2n}{n+k}}{n+k+1}\\=\dfrac{(2k+1)(n-2) \binom{2n}{n+k+1}}{2n+1}\\\Rightarrow \binom{2n}{n+k+1}=\dfrac{2n+1}{n-2} \left (  (k+3) \binom{2n}{n+k+1}+(k-2)\binom{2n}{n+k}\right )$$
 
Từ đó ta được:
$$k(k-1)(2k+1)(k+2)(k+1) (-1)^k \binom{2n+1}{n-k}\\=k(k-1)(2k+1)(k+2)(k+1) (-1)^k \dfrac{2n+1}{n-2} \left (  (k+3) \binom{2n}{n+k+1}+(k-2)\binom{2n}{n+k}\right )\\=\dfrac{2n+1}{n-2} (-1)^k\left ( {\frac { \left( k-1 \right)  \left( k+1 \right) k \left( k+3 \right)  \left( k+2 \right) \binom{2n}{n+k+1}}{n-2}}+{\frac { \left( k-2 \right) k \left( k-1 \right)  \left( k+2 \right)  \left( k+1 \right)\binom{2n}{n+k} }{n-2}} \right )\\=\dfrac{2n-1}{n-2} \Delta \left [  \left( k-2 \right) k \left( k-1 \right)  \left( k+2 \right)  \left( k+1 \right)  \left( -1 \right) ^{k+1}\binom{2n}{n+k} \right ]$$
Suy ra kết quả

 

_______________________________________

Bài toán 39*: Cho $n \ge 3$.Chứng minh rằng :
\[\sum\limits_{k = 1}^n {{k^2}\left( {{k^2} - 1} \right)\binom{2n}{n - k}}  = 3n(n-1)2^{2n-3}\]

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nthoangcute: 26-05-2013 - 23:21

BÙI THẾ VIỆT - Chuyên gia Thủ Thuật CASIO

 

Facebook : facebook.com/viet.alexander.7


Youtube : youtube.com/nthoangcute


Gmail : [email protected]


SÐT : 0965734893


#74
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết


 

Em làm được mỗi bài ...
Cách 1: Dùng Sai Phân Toàn Phần
Ta có:
$$ {{{\left( { - 1} \right)}^{k + 1}}{k^2}\left( {{k^2} - 1} \right)\binom{2n}{n - k}}  =\Delta \left [ \,{\dfrac { \left( n+k \right) k \left( k-2 \right)  \left( -1 \right) ^{k} \left( {k}^{2}-1 \right) \binom{2n}{n-k}}{2(n-2)}} \right ]$$
Do đó $$ \sum\limits_{k = 1}^n {{{\left( { - 1} \right)}^{k + 1}}{k^2}\left( {{k^2} - 1} \right)\binom{2n}{n - k}}=\sum^n_{{k=1}}\Delta \left [ \,{\dfrac { \left( n+k \right) k\left( k-2 \right)  \left( -1 \right) ^{k} \left( {k}^{2}-1 \right) \binom{2n}{n-k}}{2(n-2)}} \right ]=0$$

 

Đề nghị Việt không xài các phần mềm tính toán để mà "phang" ra kết quả nhé,ít nhất em cũng hãy trình bày hướng đi để có thể ra được biểu thức sai phân ở trên chứ ! 

 

Nhìn các lời giải của em cứ như "từ trên trời rơi xuống" vậy ! Những lời giải như trên,theo anh là hoàn toàn vô nghĩa vì người đọc chẳng có được chút kiến thức,ích lợi gì ngoài những biểu thức Đại Số "khủng" được tạo ra từ vi tính !

 

@SUPERMEMBER: EM CŨNG THẤY NÓNG MŨI LÂU RỒI MÀ KHÔNG NÓI.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi supermember: 27-05-2013 - 13:11

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#75
nthoangcute

nthoangcute

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2003 Bài viết

Đề nghị Việt không xài các phần mềm tính toán để mà "phang" ra kết quả nhé,ít nhất em cũng hãy trình bày hướng đi để có thể ra được biểu thức sai phân ở trên chứ ! 

 

Nhìn các lời giải của em cứ như "từ trên trời rơi xuống" vậy ! Những lời giải như trên,theo anh là hoàn toàn vô nghĩa vì người đọc chẳng có được chút kiến thức,ích lợi gì ngoài những biểu thức Đại Số "khủng" được tạo ra từ vi tính !

Em trình bày cách 2 rồi mà ...

Còn cách 1 là dùng wolframalpha ...

Em đang nghĩ thêm cách 3 dùng Abel


BÙI THẾ VIỆT - Chuyên gia Thủ Thuật CASIO

 

Facebook : facebook.com/viet.alexander.7


Youtube : youtube.com/nthoangcute


Gmail : [email protected]


SÐT : 0965734893


#76
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Bài toán 38: Cho $m,n$ là các số nguyên dương bất kỳ. Tìm điều kiện của $m$ và $n$ để $\sum\limits_{k = 0}^{mn - 1} {{{\left( { - 1} \right)}^{\left\lfloor {\frac{k}{m}} \right\rfloor  + \left\lfloor {\frac{k}{n}} \right\rfloor }}}  = 0$ ?

 

Spoiler

Bài này không biết có "lừa đảo" gì không :luoi:

Ta viết tổng đã cho dưới dạng:

$S=\sum_{k=0}^{mn-1}(-1)^{\left\lfloor\frac{k}{m}\right\rfloor+\left\lfloor\frac{k}{n}\right\rfloor}=$

$=\underbrace{\sum_{k=0}^{mn-1}\text{Boolean}\left\{2\;\mid\;\left\lfloor\frac{k}{m}\right\rfloor+\left\lfloor\frac{k}{n}\right\rfloor\right\}}_{S_1}-\underbrace{\sum_{k=0}^{mn-1}\text{Boolean}\left\{2\;\nmid\;\left\lfloor\frac{k}{m}\right\rfloor+\left\lfloor\frac{k}{n}\right\rfloor\right\}}_{S_2}$

 

Trong đó biểu thức lấy tổng là trị logic của biểu thức logic trong dấu $\{...\}$

Dễ thấy:

$u=\left\lfloor\frac{k}{m}\right\rfloor \in\left[0,n-1\right]\quad{} $ và ${}\quad v=\left\lfloor\frac{k}{n}\right\rfloor \in\left[0,m-1\right]$

Mọi giá trị của $u$; $v$ sao $u$ và $v$ cùng chẵn hoặc cùng lẻ làm nên tổng $S_1$, ngược lại sẽ làm nên tổng $S_2$

 

TH1: $m$ chẵn và $n$ chẵn

Khi đó: số giá trị $u$ chẵn bằng số giá trị $u$ lẻ và bằng $\frac{n}{2}$

số giá trị $v$ chẵn bằng số giá trị $v$ lẻ và bằng $\frac{m}{2}$

Dễ thấy rằng khi đó $S_1=S_2=\frac{n}{2}\cdot\frac{m}{2}+\frac{n}{2}\cdot\frac{m}{2}=\frac{mn}{2}$ và tổng cần tính $S=0$

 

TH2: $m$ chẵn và $n$ lẻ

Khi đó: số giá trị $u$ chẵn bằng $\frac{n+1}{2}$ số giá trị $u$ lẻ bằng $\frac{n-1}{2}$

số giá trị $v$ chẵn bằng số giá trị $v$ lẻ và bằng $\frac{m}{2}$

Số giá trị $u$ chẵn và $v$ chẵn bằng $\frac{n+1}{2}\cdot\frac{m}{2}$

Số giá trị $u$ lẻ và $v$ lẻ bằng $\frac{n-1}{2}\cdot\frac{m}{2}$

Số giá trị $u$ chẵn và $v$ lẻ bằng $\frac{n+1}{2}\cdot\frac{m}{2}$

Số giá trị $u$ lẻ và $v$ chẵn bằng $\frac{n-1}{2}\cdot\frac{m}{2}$

Do đó:

$S_1=S_2=\frac{n+1}{2}\cdot\frac{m}{2}+\frac{n-1}{2}\cdot\frac{m}{2}=\frac{mn}{2}$ và $S=0$

 

TH3: $m$ lẻ và $n$ chẵn: Hoàn toàn tương tự TH2: $\quad S=0$

 

TH4: $m$ lẻ và $n$ lẻ

Khi đó: số giá trị $u$ chẵn bằng $\frac{n+1}{2}$ số giá trị $u$ lẻ bằng $\frac{n-1}{2}$

số giá trị $v$ chẵn bằng $\frac{m+1}{2}$ số giá trị $v$ lẻ bằng $\frac{m-1}{2}$

$S_1=\frac{n+1}{2}\cdot\frac{m+1}{2}+\frac{n-1}{2}\cdot\frac{m-1}{2}=\frac{mn+1}{2}$

$S_2=\frac{n+1}{2}\cdot\frac{m-1}{2}+\frac{n-1}{2}\cdot\frac{m+1}{2}=\frac{mn-1}{2}$

 

và $S=S_1-S_2=1\ne 0$

 

Vậy điều kiện cần tìm là $n,m$ không cùng lẻ!

Vớ vẩn thật



#77
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Tái khởi động chủ đề với một bài toán dạng KMO1997 :D

 

Bài toán 40:

Với số nguyên dương $n$

Tính tổng sau

 

$S_n=\sum_{k=1}^n \left\lfloor\sqrt{k+\left\lfloor\sqrt{k}\right\rfloor}\right\rfloor$

 

Gợi ý



#78
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Bài toán 41:

Cho dãy Fibonacci $\{F_n\}_{n\ge 1}$

Tính tổng:

$S_n=\sum_{k=1}^n \left\lfloor\frac{F_{2k}}{F_{k+1}}\right\rfloor$



#79
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết


Bài toán 41:

Cho dãy Fibonacci $\{F_n\}_{n\ge 1}$

Tính tổng:

$S_n=\sum_{k=1}^n \left\lfloor\frac{F_{2k}}{F_{k+1}}\right\rfloor$

Hướng giải bài toán 41

Lời giải bài toán 41

 

Em nghĩ là khi đưa ra lời giải của 1 bài toán trong topic này,ta hãy để nó dưới dạng "Ẩn-Hiện" như trên để khi load trang và công thức Toán sẽ nhanh hơn,giống như các topic Marathon bên ML vậy. :P

 

Bài toán 40


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 24-06-2013 - 11:45

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#80
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Góp ý:







Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: dark templar, hxthanh, for all

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh