Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm p,q nguyên tố thỏa mãn $p^3-q^7=p-q$


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
ninhxa

ninhxa

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 139 Bài viết

Tìm $p,q$ nguyên tố thỏa mãn $p^3-q^7=p-q$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi votruc: 26-07-2015 - 18:34

Thời gian là thứ khi cần thì luôn luôn thiếu.


#2
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

Ý tưởng : Xét $q$ thì có $p=13$ làm nghiệm 
Với $q=2$ thì không có nghiệm nguyên 
Ta xét với $p>3$ thì với mọi $p,q$ thỏa $p>q$ đều có $p^3-q^7>p-q$ (dễ chứng minh được $p>q$) 



#3
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

Có lẽ ý tưởng mình đúng 
Từ giả thiết ta có thể thấy $p|q^7-q=(q-1)q(q+1)(q^2-q+1)(q^2+q+1)$ 
Như vậy ta có : $q^2+q+1 \ge p$  
Dễ chứng minh $f(x)=x^3-x$ là hàm đồng biến với $x>1$ 
Như vậy $p^3-p=q^7-q \le (q^2+q+1)^3-(q^2+q+1)$
Bất phương trình này cho ta $3 \ge q$ 
Như vậy ta tìm được nghiệm là $(p,q)=(13,3)$ 



#4
Namthemaster1234

Namthemaster1234

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 550 Bài viết

Có lẽ ý tưởng mình đúng 
Từ giả thiết ta có thể thấy $p|q^7-q=(q-1)q(q+1)(q^2-q+1)(q^2+q+1)$ 
Như vậy ta có : $q^2+q+1 \ge p$  
Dễ chứng minh $f(x)=x^3-x$ là hàm đồng biến với $x>1$ 
Như vậy $p^3-p=q^7-q \le (q^2+q+1)^3-(q^2+q+1)$
Bất phương trình này cho ta $3 \ge q$ 
Như vậy ta tìm được nghiệm là $(p,q)=(13,3)$ 

 

Chỗ này là vì sao ?


Đừng lo lắng về khó khăn của bạn trong toán học, tôi đảm bảo với bạn rằng những khó khăn toán học của tôi còn gấp bội.
(Albert Einstein)

Visit my facebook: https://www.facebook.com/cao.simon.56

:icon6: :icon6: :icon6: :icon6: :icon6:


#5
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

Chỗ này là vì sao ?

Với $q \ge 5$
Dễ chứng minh được$q^7>(q+1)^6$
giả sử $(q+1)^2 \ge p$ suy ra $q^7-q=p^3-p=p(p^2-1) \le (q+1)^2((q+1)^4-1)=(q+1)^6-q-1$ $q^7 \le (q+1)^6<(q+1)^6$ (mâu thuẫn) 
Vậy $p>(q+1)^2$ 
Từ đó ta có $p \mid q^7-q=q(q-1)(q+1)(q^2+q+1)(q^2-q+1)$ . Không có số nào thỏa chia hết cho $p$ 



#6
toannguyenebolala

toannguyenebolala

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 432 Bài viết

mình không hiểu chỗ này lắm. Tại sao p$\mid q^7-q$??????


"Đừng khóc, Alfred! Anh cần có đủ nghị lực để chết ở tuổi hai mươi"


#7
Namthemaster1234

Namthemaster1234

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 550 Bài viết

Với $q \ge 5$
Dễ chứng minh được$q^7>(q+1)^6$
giả sử $(q+1)^2 \ge p$ suy ra $q^7-q=p^3-p=p(p^2-1) \le (q+1)^2((q+1)^4-1)=(q+1)^6-q-1$ $q^7 \le (q+1)^6<(q+1)^6$ (mâu thuẫn) 
Vậy $p>(q+1)^2$ 
Từ đó ta có $p \mid q^7-q=q(q-1)(q+1)(q^2+q+1)(q^2-q+1)$ . Không có số nào thỏa chia hết cho $p$ 

Thế bạn cm:  $p > (q+1)^2 $ thì liên quan gì đến $p < q^2+q+1$. thậm chí còn phản chứng điều đó


Đừng lo lắng về khó khăn của bạn trong toán học, tôi đảm bảo với bạn rằng những khó khăn toán học của tôi còn gấp bội.
(Albert Einstein)

Visit my facebook: https://www.facebook.com/cao.simon.56

:icon6: :icon6: :icon6: :icon6: :icon6:


#8
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

Thế bạn cm:  $p > (q+1)^2 $ thì liên quan gì đến $p < q^2+q+1$. thậm chí còn phản chứng điều đó

Vậy thì để tớ sửa lời giải lại. Tớ ghi những gì tớ nghĩ trong đầu thôi :) 



#9
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

 

Có lẽ ý tưởng mình đúng 
Từ giả thiết ta có thể thấy $p|q^7-q=(q-1)q(q+1)(q^2-q+1)(q^2+q+1)$ 
Với $q \ge 5$
Dễ chứng minh được$q^7>(q+1)^6$
giả sử $(q+1)^2 \ge p$ suy ra $q^7-q=p^3-p=p(p^2-1) \le (q+1)^2((q+1)^4-1)=(q+1)^6-q-1$ $q^7 \le (q+1)^6<(q+1)^6$ (mâu thuẫn) 
Vậy $p>(q+1)^2$ 
Từ đó ta có $p \mid q^7-q=q(q-1)(q+1)(q^2+q+1)(q^2-q+1)$ . Không có số nào thỏa chia hết cho $p$ 
Vậy phương trình cho ta cặp nghiệm $(p,q)=(13,3)$ 

 



#10
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Tìm $p,q$ nguyên tố thỏa mãn $p^3-q^7=p-q$

(Chỉnh lý lại lời giải của @ I Love MC)

 

$p^3-q^7=p-q\Rightarrow p(p^2-1)=(q-1)q(q+1)(q^2-q+1)(q^2+q+1)$

Suy ra $p$ là ước của $(q-1)q(q+1)(q^2-q+1)(q^2+q+1)$

Để ý rằng $p$ là số nguyên tố nên nó phải là ước của ít nhất $1$ trong $5$ số $(q-1)$ ; $q$ ; $(q+1)$ ; $(q^2-q+1)$ ; $(q^2+q+1)$ và do đó nó phải không lớn hơn số lớn nhất trong $5$ số đó.Dễ thấy số lớn nhất trong $5$ số đó là $(q^2+q+1)$

Vậy $p\leqslant q^2+q+1$ (*)

Vì hàm $f(x)=x^3-x$ đồng biến trên $(1;+\infty)$ nên từ (*) ta có :

$p^3-p=q^7-q\leqslant (q^2+q+1)^3-(q^2+q+1)\Rightarrow q\leqslant 3$

Thử với $q=2$ và $q=3$, ta tìm được nghiệm duy nhất là $(p;q)=(13;3)$.


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#11
hienhienhien

hienhienhien

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 90 Bài viết

$p^3-p=q^7-q\leqslant (q^2+q+1)^3-(q^2+q+1)\Rightarrow q\leqslant3$

tai sao bay






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh