Đến nội dung

Hình ảnh

Cho hình chóp SABC, ABC là tam giác vuông tại A, BC = 2a, góc ABC = 60o, M là trung điểm của BC.

* * * * * 1 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
200dong

200dong

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Cho hình chóp SABC, ABC là tam giác vuông tại A, BC = 2a, góc ABC = 60o, M là trung điểm của BC.
 
Biết SA = SC = SM = $a \sqrt{5}$.
 
a) Tính d(S,(ABC)).
 
b) Tính d(S,AB).


#2
25 minutes

25 minutes

    Thành viên nổi bật 2015

  • Hiệp sỹ
  • 2795 Bài viết

 

Cho hình chóp SABC, ABC là tam giác vuông tại A, BC = 2a, góc ABC = 60o, M là trung điểm của BC.
 
Biết SA = SC = SM = $a \sqrt{5}$.
 
a) Tính d(S,(ABC)).
 
b) Tính d(S,AB).

 

a,Dễ dàng chứng minh được $AB=AM=a,AC=a\sqrt{3}$

Xét tứ diện $SAMC$ có $SA=SC=SM$ nên kẻ $SG$ vuông góc với $(AMC)$ thì $G$ chính là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $AMC$

       $\Rightarrow d(S;(ABC))=SG=\sqrt{SM^2-MG^2}=\sqrt{5a^2-MG^2}$

Ta có $\cos \widehat{MCA}=\cos 30=\frac{\sqrt{3}}{2}=\frac{MC^2+AC^2-AM^2}{2.MC.AC}=\frac{MC^2+2a^2}{2.MC.a\sqrt{3}}$

      $\Rightarrow MC=a$

Xét tam giác $MAC$ có $AM=MC=a, AC=a\sqrt{3}$

     $\Rightarrow R=MG=,\Rightarrow SH=$

b, Kẻ $GK$ vuông góc với $AB$

Ta có $AB$ vuông góc với $(SGK)$ nên $AB$ vuông góc vơi $SK$

      $\Rightarrow d(S,AB)=SK$


Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.



Thảo luận BĐT ôn thi Đại học tại đây


#3
200dong

200dong

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết

Tớ thấy chỗ này của cậu không cần thiết:

Vì M là trung điểm BC , suy ra luôn MC = a.

 

 

 

 

Ta có $\cos \widehat{MCA}=\cos 30=\frac{\sqrt{3}}{2}=\frac{MC^2+AC^2-AM^2}{2.MC.AC}=\frac{MC^2+2a^2}{2.MC.a\sqrt{3}}$

      $\Rightarrow MC=a$

Xét tam giác $MAC$ có $AM=MC=a, AC=a\sqrt{3}$

     $\Rightarrow R=MG=,\Rightarrow SH=$

 

 

 

Còn đoạn tính MG là sao? Cậu tính toán ra xem nào!  :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi 200dong: 19-04-2013 - 02:46


#4
25 minutes

25 minutes

    Thành viên nổi bật 2015

  • Hiệp sỹ
  • 2795 Bài viết

 

Tớ thấy chỗ này của cậu không cần thiết:

Vì M là trung điểm BC , suy ra luôn MC = a.

 

 

 

 

 

Còn đoạn tính MG là sao? Cậu tính toán ra xem nào!  :)

 

À mình quên mất $M$ là trung điểm $BC$

Còn tính $MG$ thì cậu tính được diện tích tam giác $AMC$ khi biết được hết 3 cạnh của tam giác này rồi sử dụng công thức sau

                    $abc=4RS\Rightarrow R=\frac{abc}{4S}$

Chú ý tam giác $AMC$ cân tại $M$ nên chỉ cần kẻ $MI$ vuông góc với $AC$

                  $\Rightarrow S=\frac{1}{2}.MI.AC=\frac{1}{2}.AM. \sin \widehat{MAC}.AC$

Tính được $\cos \widehat{MAC}=\frac{MA^2+AC^2-MC^2}{2.MA.AC}$

                 $\Rightarrow \sin \widehat{MAC}=\sqrt{1- \cos ^2 \widehat{MAC}}$

Từ đó tính được $S$ rồi thay vào tính $R=MG$ thôi

P/S: Hiện tại mình không có máy tính nên viện tính toán có căn rất dễ nhầm nên mình không dám post


Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.



Thảo luận BĐT ôn thi Đại học tại đây


#5
vantho302

vantho302

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 82 Bài viết

Noname_zps0344c34e.jpg

Mình sẽ giải chi tiết bài này cho bạn hiểu hơn

Dễ dàng bạn tìm được độ dài cạnh $AB = a;AC = a\sqrt 3 $

Gọi $I$ là trung điểm của AC

Gọi $H$ là chân đường vuông góc hạ từ S lên$MI$

Ta có
$\left\{ \begin{array}{l}
 MH \bot AC{\rm{ do }}(MI{\rm{ song song }}AB) \\
 SI \bot AC \\
 \end{array} \right. \Rightarrow AC \bot \left( {SHI} \right)$
$ \Rightarrow SH \bot AC\left( 1 \right)$
Lại có $SH \bot MI\left( 2 \right)$
Từ (1), (2):

$\left\{ \begin{array}{l}
 SH \bot AC \\
 SH \bot MI \\
 MI,AC \subset \left( {ABC} \right) \\
 \end{array} \right. \Rightarrow SH \bot \left( {ABC} \right)$

$ \Rightarrow d\left( {S,\left( {ABC} \right)} \right) = SH$

* Tính $SH$

$\begin{array}{l}
 S{M^2} = M{I^2} + S{I^2} - 2MI.SI.\cos \left( {SIM} \right) \\
  \Leftrightarrow \cos \left( {SIM} \right) = \frac{{M{I^2} + S{I^2} - S{M^2}}}{{2MI.SI}} = \frac{{\frac{{{a^2}}}{4} + \frac{{17{a^2}}}{4} - 5{a^2}}}{{2.\frac{a}{2}.\frac{{a\sqrt {17} }}{2}}} = \frac{{ - \frac{{{a^2}}}{2}}}{{\frac{{{a^2}\sqrt {17} }}{2}}} =  - \frac{{\sqrt {17} }}{{17}} \\
 \end{array}$
$\cos \left( {SIM} \right) =  - \frac{{\sqrt {17} }}{{17}}$ nghĩa là góc (SIM) lớn hơn ${90^0}$

Do đó, chân đường cao $H$ nằm ngoài đoạn $MI$ và về phía $I$

$ \Rightarrow \cos \left( {SIH} \right) = \frac{{HI}}{{SI}} = \frac{{\sqrt {17} }}{{17}} \Leftrightarrow HI = \frac{{\sqrt {17} }}{{17}}.\frac{{a\sqrt {17} }}{2} = \frac{a}{2}$

$\begin{array}{l}
  \Rightarrow MH = a \\
  \Rightarrow MH = AB = a \\
 \end{array}$
Xét tam giác $SHI$ vuông tại $H$:

$S{H^2} = S{I^2} - I{H^2} = \frac{{17{a^2}}}{4} - \frac{{{a^2}}}{4} = 4{a^2} \Leftrightarrow SH = 2a$

$ \Rightarrow d\left( {S,\left( {ABC} \right)} \right) = SH = 2a$

Dễ thấy $ABMH$ là hình chữ nhật

$ \Rightarrow B{H^2} = A{B^2} + A{H^2} = 2{a^2} \Rightarrow BH = a\sqrt 2 $

Xét tam giác $SHB$ vuông tại $H$:

$S{B^2} = S{H^2} + B{H^2} = 4{a^2} + 2{a^2} = 6{a^2} \Rightarrow SB = a\sqrt 6 $

Xét tam giác $SAB$:
$\cos \left( {SBA} \right) = \frac{{A{B^2} + S{B^2} - S{A^2}}}{{2AB.SB}} = \frac{{{a^2} + 6{a^2} - 5{a^2}}}{{2{a^2}\sqrt 6 }} = \frac{{\sqrt 6 }}{6}$

Xét tam giác $SBK$ vuông tại $K$:

$\cos \left( {SBK} \right) = \frac{{BK}}{{SB}} = \frac{{\sqrt 6 }}{6} \Leftrightarrow BK = a$

$S{K^2} = S{B^2} - B{K^2} = 6{a^2} - {a^2} = 5{a^2} \Leftrightarrow SK = a\sqrt 5 $
$ \Rightarrow d\left( {S,AB} \right) = SK = a\sqrt 5 $

Quy trình tính toán là như vậy, có thể mình tính sai số nên bạn có thể tính lại kỹ hơn
$------------------------------------------------------------------------------$

Chắc có lẽ cách xác định khoảng cách từ điểm tới mặt phẳng là khó với một số bạn:

Mình sẽ trình bày phương pháp tìm hình chiếu của điểm lên mặt

* Dể tìm hình chiếu $H$ của điểm $M$ lên mặt phẳng $P$ cho trước:

Ta tìm một mặt phẳng $(Q)$ đi qua điểm $M$ vuông góc với mặt phẳng $(P)$ cắt $(P)$ theo giao tuyến $d$.

Từ đó ta dựng $MH \bot d$. Khi đó $H$ là hình chiếu của $M$ lên $(P)$ hay $d(M,(P))=MH$

 

Áp dụng cho bài toán trên: Mình đã xác định được mặt phẳng $(SMI)$ đi qua điểm $S$ vuông góc với $(ABC)$ và có giao tuyến là $MI$ nên ta dựng $SH$ vuông góc với $MI$ thì $SH$ chính là $d(S,(ABC))$
 



#6
200dong

200dong

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết

Noname_zps0344c34e.jpg

 

 

Dễ thấy $ABMH$ là hình chữ nhật

$ \Rightarrow B{H^2} = A{B^2} + A{H^2} = 2{a^2} \Rightarrow BH = a\sqrt 2 $

Xét tam giác $SHB$ vuông tại $H$:

$S{B^2} = S{H^2} + B{H^2} = 4{a^2} + 2{a^2} = 6{a^2} \Rightarrow SB = a\sqrt 6 $

Xét tam giác $SAB$:
$\cos \left( {SBA} \right) = \frac{{A{B^2} + S{B^2} - S{A^2}}}{{2AB.SB}} = \frac{{{a^2} + 6{a^2} - 5{a^2}}}{{2{a^2}\sqrt 6 }} = \frac{{\sqrt 6 }}{6}$

Xét tam giác $SBK$ vuông tại $K$:

$\cos \left( {SBK} \right) = \frac{{BK}}{{SB}} = \frac{{\sqrt 6 }}{6} \Leftrightarrow BK = a$

$S{K^2} = S{B^2} - B{K^2} = 6{a^2} - {a^2} = 5{a^2} \Leftrightarrow SK = a\sqrt 5 $
$ \Rightarrow d\left( {S,AB} \right) = SK = a\sqrt 5 $

 

 

 

 

Bạn nhầm rồi! 

 

ABMH sao mà là hình chữ nhật dc, là hình bình hành thôi.

 

--> Các kết quả tính toán về sau sai hết rồi ak?

 

:(



#7
vantho302

vantho302

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 82 Bài viết
À mình nhầm mất. Tự nhiên trong đầu cứ nghĩ gócB vuông. Hic

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vantho302: 20-04-2013 - 06:41


#8
maitswwat

maitswwat

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

 

Cho hình chóp SABC, ABC là tam giác vuông tại A, BC = 2a, góc ABC = 60o, M là trung điểm của BC.
 
Biết SA = SC = SM = $a \sqrt{5}$.
 
a) Tính d(S,(ABC)).
 
b) Tính d(S,AB).

cũng đề bài như trên nhưng yêu cầu là tính d(sa,bc) ??ai giúp với ạ






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh