Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm cơ sở và số chiều

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 12 trả lời

#1
elgato02

elgato02

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết

Trong không gian R4 xét tập hợp: W={(x1,x2,x3,x4) : x1 + x2 -x3 + 2x4 = 0 }.Tìm một cơ sở và số chiều cho W.

Mong mọi người giúp đỡ



#2
letrongvan

letrongvan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết

$u\in W, u=(x_{1},x_{2},x_{3},x_{4})$

$u=\begin{pmatrix} 1\\ 0\\ 0\\ 0 \end{pmatrix}x_{1}+\begin{pmatrix} 0\\ 1\\ 0\\ 0 \end{pmatrix}x_{2}+\begin{pmatrix} 0\\ 0\\ -1\\ 0 \end{pmatrix}x_{3}+\begin{pmatrix} 0\\ 0\\ 0\\ 2 \end{pmatrix}x_{4}$ dễ thấy 4 cái vector trong ngoặc đó là một hệ sinh của W, chỉ cần kiểm tra xem nó có độc lập tuyến tính không, nếu đã độc lập tuyến tính thì đó chính là cơ sở của W và số chiều bằng 4, nếu không thì sẽ có 1 vector là tổ hợp tuyến tính của các vector còn lại, tốt nhất bạn lập ma trận cột 4 vector đó ra và tìm 1 cơ sở hoàn chỉnh, khi đó số chiều <4.

Cái này bạn tự làm nhé :D


Tào Tháo


#3
YeuEm Zayta

YeuEm Zayta

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 121 Bài viết
Đôi khi từ những bài cơ bản như thế này mà ta có thể nhận ra được nhiều điều nhỉ :)

                                                                          OLP TOÁN SV TRÊN FACEBOOK: http://www.facebook....5/?notif_t=like  29.gif

 


#4
letrongvan

letrongvan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết

Cũng kha khá đó, tưởng quên luôn bài này, không làm được, nhớ mãi mới ra, nhất là cái tính chất đưa về ma trận cột tìm hạng của hệ vector, tí thì quên mất


Tào Tháo


#5
tamtamst3

tamtamst3

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

Mình có 3 bài này rối nhằn, giải nữa bài thì còn thích thích nhưng từ từ thì hết biết đường ra luôn  :icon6:

Có cao thủ nào vào tiếp tay mình không?

Bài 1:
4c8bb1f108f9f7a546334a64a2a44a58_5516599
Bài 2:
185b56f406d0733d2f43b40d6c16c8a1_5516599
Bài 3:
fa89640c4e0c6913f072e221159edecd_5516640

 

Mong các bạn giúp đỡ và chỉ cho mình những mẹo hay để giải quyết nhanh, chắc những dạng bài như vậy. Rất cảm ơn!

 



#6
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết

Bài 1:

$A=\begin{bmatrix} 2 & 4\\ 1 & 5 \end{bmatrix}$

 

Việc chéo hóa ma trận này thì các sách đều có thuật toán chi tiết. Tôi sẽ không bàn thêm ở đây. Tôi xin giới thiệu cho bạn một vài kỹ thuật để xử lý áp dụng của bài toán chéo hóa trong trường hợp cụ thể này.

..................................

 

$\left\{\begin{matrix} u_{n+1} =2u_n+4v_n& (1)\\ v_{n+1}=u_n+5v_n & (2) \end{matrix}\right.$

 

Hướng thứ nhất: Theo Đại số - ứng dụng bài toán tính lũy thừa ma trận

 

Ta viết lại hệ trên dưới dạng ma trận như sau

 

$\begin{bmatrix} u_{n+1}\\ v_{n+1} \end{bmatrix}=\begin{bmatrix} 2 & 4\\ 1 & 5 \end{bmatrix}.\begin{bmatrix} u_n\\ v_n \end{bmatrix}$

 

Đặt $X_n=\begin{bmatrix} u_n\\ v_n \end{bmatrix}$, khi đó phương trình ma trận trên viết lại như sau:

 

$X_n=A.X_{n-1}=\cdots =A^{n}.X_0$ $(*)$

 

Tới đây nếu ta tính được ma trận $A^n$ và thế vào phương trình $(*)$ và tính ra công thức của $u_n$ và $v_n$ theo $u_0$ và $v_0$ là xong rồi nhỉ!

 

Có nhiều kỹ thuật tính lũy thừa ma trận nhưng cụ thể trong bài toán này là dùng chéo hóa ma trận để tính lũy thừa ma trận

 

Việc tính toán tiếp theo là của bạn. Ở đây tôi chỉ giới thiệu ý tưởng cho bạn thôi nha.

 

Hướng thứ hai: Dùng giải tích

 

Lấy phương trình $(2)$ trừ cho phương trình $(1)$ ta có

 

$v_{n+1}-u_{n+1}=v_n-u_n=v_{n-1}-u_{n-1}=\cdots =v_0-u_0=1$ $(**)$

 

Từ $(**)$ ta suy ra $v_n=u_n+1$ và thay vào $(1)$ ta có $u_{n+1}=6u_n+4$

 

Khi đó

$\left \{ u_n \right \}:\left\{\begin{matrix} u_0=0& & \\ u_{n+1}=6u_n+4&  \text{với} &n\geq 1 \end{matrix}\right.$

 

Việc tìm công thức tổng quát của dãy $\left \{ u_n \right \}$ là việc cũng cơ bản trong giải tích rồi.

 

Tương tự ta cũng xây dựng được công thức truy hồi xác định dãy $\left \{ v_n \right \}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vo van duc: 02-05-2013 - 22:13

Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#7
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết

Bài 2:

 

Ta dể dàng tính được ma trận $A+B$ và ma trận này khả nghịch.

 

Áp dụng tính chất $\det (A+B)^{-1}=\frac{1}{\det (A+B)}$ là xong.


Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#8
tamtamst3

tamtamst3

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

Ở bài 2, mình giải quyết xong (A+B) rồi. Hướng mình giải như sau:

89fd5e702b50191731549bc8cce8d6ce_5520575

Sau khi đã tính được (A+B) mình tính nó khả nghịch: (A+B)-1 

Ở đây mình tạm xem (A+B) là A cho dễ nhé.

 

541a59e6b98cdd6590774fcda0bea3ae_5520575

Mình nghĩ là tính xong (A+B)-1 rồi mới tính đến det của nó sau. Nhưng kẹt ở chỗ (A+B)-1 mình tính không ra nên trong bài thi mình phán là không khả nghịch, không có det((A+B)-1). Không có điểm luôn.

Mong bạn chỉ ra chỗ sai của mình. Cảm ơn nhiều!


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tamtamst3: 29-04-2013 - 12:08


#9
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết


Mình nghĩ là tính xong (A+B)-1 rồi mới tính đến det của nó sau. Nhưng kẹt ở chỗ (A+B)-1 mình tính không ra nên trong bài thi mình phán là không khả nghịch, không có det((A+B)-1). Không có điểm luôn.

Mong bạn chỉ ra chỗ sai của mình. Cảm ơn nhiều!

 

Rõ ràng $\det (A+B)\neq 0$ mà dám nói nó không khả nghich thì sai rồi.

 

Trong bài yêu cầu tính $\det (A+B)^{-1}$ chứ có yêu cầu tìm $(A+B)^{-1}$ đâu mà bạn phải khổ sở vậy.

 

Bạn có thể tham khảo cách tính $(A+B)^{-1}$ của tôi để xem bạn đã nhầm lẫn ở đâu.

 

Ta có:

 

$\left [ A+B\mid I \right ]=\begin{bmatrix} 5 & 36 & 42 & \mid & 1 & 0 & 0\\ 0 & 6 & 28 & \mid & 0 & 1 & 0\\ 0 & 0 & 15 & \mid & 0 & 0 & 1 \end{bmatrix}$

 

$\xrightarrow[]{\frac{1}{15}h_3\rightarrow h_3}\begin{bmatrix} 5 & 36 & 42 & \mid & 1 & 0 & 0\\ 0 & 6 & 28 & \mid & 0 & 1 & 0\\ 0 & 0 & 1 & \mid & 0 & 0 & \frac{1}{15} \end{bmatrix}$

 

$\xrightarrow[h_2-28h_3\rightarrow h_2]{h_1-42h_3\rightarrow h_1}\begin{bmatrix} 5 & 36 & 0 & \mid & 1 & 0 & -\frac{42}{15}\\ 0 & 6 & 0 & \mid & 0 & 1 & -\frac{28}{15}\\ 0 & 0 & 1 & \mid & 0 & 0 & \frac{1}{15} \end{bmatrix}$

 

$\xrightarrow[]{\frac{1}{6}h_2\rightarrow h_2}\begin{bmatrix} 5 & 36 & 0 & \mid & 1 & 0 & -\frac{42}{15}\\ 0 & 1 & 0 & \mid & 0 & \frac{1}{6} & -\frac{14}{45}\\ 0 & 0 & 1 & \mid & 0 & 0 & \frac{1}{15} \end{bmatrix}$

 

$\xrightarrow[]{h_1-36h_2\rightarrow h_1}\begin{bmatrix} 5 & 0 & 0 & \mid & 1 & -6 & \frac{42}{5}\\ 0 & 1 & 0& \mid & 0 & \frac{1}{6} & -\frac{14}{45}\\ 0 & 0 & 1 & \mid & 0 & 0 & \frac{1}{15} \end{bmatrix}$

 

$\xrightarrow[]{\frac{1}{5}h_1\rightarrow h_1}\begin{bmatrix} 1 & 0 & 0 & \mid & \frac{1}{5} & -\frac{6}{5} & \frac{42}{25}\\ 0 & 1 & 0& \mid & 0 & \frac{1}{6} & -\frac{14}{45}\\ 0 & 0 & 1 & \mid & 0 & 0 & \frac{1}{15} \end{bmatrix}$

 

Vậy$(A+B)^{-1}=\begin{bmatrix} 1 & -6 & \frac{42}{5}\\ 0 & \frac{1}{6} & -\frac{14}{45}\\ 0 & 0 & \frac{1}{15} \end{bmatrix}$


Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#10
tamtamst3

tamtamst3

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

Vâng, mình cảm ơn bạn 


vo van duc


đã rất nhiệt tình giúp đỡ mình. Với cách giải tìm ma trận nghịch đảo trên của bạn mình đã biết mình thiếu sót chỗ nào. Những mình vẫn còn thắc mắc. Không biết bạn có thể giúp mình thêm 1 lần nữa không?

Vấn đề của mình là: giữa det(A+B)-1det((A+B)-1) có khác nhau không? Nếu bài bảo tìm det(A+B)-1 thì công thức: 

fd06b1b7e610f3758fa620b9cfd89970_5525514

của bạn đúng. Nhưng mình thắc mắc det((A+B)-1thì không thể làm vậy được?

Lí do mình phải tìm cho ra (A+B)-1 là để tính det của nó.

Dù gì bài này cũng là quá khứ rồi nhưng mình chỉ muốn tìm hiểu cặn kẻ để tránh gặp trường hơp tương tự. Nếu có phiền bạn thì cho mình xin lỗi. Cảm ơn bạn đã giúp đỡ.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tamtamst3: 01-05-2013 - 15:54


#11
YeuEm Zayta

YeuEm Zayta

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 121 Bài viết
A Đức cho e góp ý với a nhé^^.Bạn @tamtamst3 2 cái det đó giống nhau mà b,bạn thử lấy vd 1 mt cấp 2 là kiểm chứng được thôi mà ^^

                                                                          OLP TOÁN SV TRÊN FACEBOOK: http://www.facebook....5/?notif_t=like  29.gif

 


#12
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết

Vấn đề của chúng ta là cách hiểu ký hiệu.

 

Tôi xin giải thích như sau:

 

 $\det (A+B)^{-1}$ và $\det ((A+B)^{-1})$ là như nhau. Nhưng  $\det (A+B)^{-1}$ và $(\det (A+B))^{-1}$ khác nhau.

 

Trên đây tôi đã sử dụng tính chất về định thức của ma trận khả nghịch: "Nếu A là ma trận khả nghịch thì $detA.detA^{-1}=1$"


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vo van duc: 01-05-2013 - 21:49

Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#13
tamtamst3

tamtamst3

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

Vâng, mình hiểu rồi. Cảm ơn  vo van duc và YeuEm Zayta đã giải đáp giúp mình  :namtay

Mình đã thử tính lại, rất nhanh. Do mình không linh hoạt suy nghĩ mà áp dụng cứng ngắt nên gặp khó khăn trong tính toán.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tamtamst3: 02-05-2013 - 11:11





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh