Đến nội dung

Hình ảnh

'Nên bỏ 3 năm trung học phổ thông'

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

'Nên bỏ 3 năm trung học phổ thông'

- "Năm 2012, khi thảo luận về đổi mới cơ bản và toàn diện GDVN, tôi đã đề nghị một trong những công việc đầu tiên cần làm là tái cấu trúc nền giáo dục theo mô hình giáo dục phổ thông chỉ còn 2 cấp là tiểu học và trung học, bỏ đi cấp THPT" - Hiệu trưởng Trường ĐH FPT Lê Trường Tùng nêu quan điểm khi trao đổi với VietNamNet.

1-5.png

Hiệu trưởng Trường ĐH FPT Lê Trường Tùng

Học phổ thông chỉ duy trì 9-10 năm?
 
Ông Lê Trường Tùng cho biết: Clip “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” - đây là lần đầu tiên xã hội được nghe ý kiến khá đầy đủ của học sinh phổ thông liên quan đến nền giáo dục nước nhà.
 
Với những gì em học sinh chia sẻ - tôi cho rằng đó là dấu hiệu tốt. Đặc biệt trong bối cảnh đang soạn thảo Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” để trình Trung ương xem xét phê duyệt.
 
Những gì học sinh lớp 12 này nói thêm một lần nữa khẳng định việc đổi mới GDVN là việc cấp bách, và đổi mới phải mang tính chất cơ bản, toàn diện, chứ không thể chỉ dừng lại ở các giải pháp mang tính tình thế.
 
- Một trong những phát ngôn đáng chú ý của nam sinh này là “chỉ cần học đến lớp 9 là đủ. Xin ông cho biết quan điểm cá nhân về vấn đề này?
 
Năm 2012, khi thảo luận về đổi mới cơ bản và toàn diện GDVN, tôi đã đề nghị một trong những công việc đầu tiên cần làm là tái cấu trúc nền giáo dục theo mô hình giáo dục phổ thông chỉ còn 2 cấp là tiểu học và trung học, bỏ đi cấp Trung học phổ thông (THPT).
 
Khi đó thời gian học phổ thông chỉ còn khoảng 9-10 năm, sau đó có thể học CĐ hoặc học dự bị ĐH trước khi vào ĐH.
 
Khi học trung học, học sinh có thể chọn 6-7 môn, chứ không phải học tất cả các môn như hiện nay. Các nước theo mô hình giáo dục Anh quốc - chẳng hạn như Singapore - đang triển khai giáo dục phổ thông theo dạng này.
 
- Nếu thực hiện theo đề xuất này của ông, GDVN sẽ gặp thuận lợi, khó khăn gì?
 
Nếu quyết tâm chuyển đổi và dựa trên hệ thống giáo dục Anh quốc thì hoàn toàn có thể sử dụng chương trình, sách giáo khoa của Anh cho các môn Khoa học, Toán, Kinh tế, Nghệ thuật - chỉ phải soạn lại các môn xã hội. Đây không phải là việc khó nếu thực sự muốn làm.
 
Trong cơ chế toàn cầu hiện nay, đến lúc nào đó tính chất quốc gia chỉ nên giữ lại một phần. Chuyện khung, thời gian chương trình về mặt nguyên tắc phải làm sao đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Học sinh nước ngoài, có thời gian học phổ thông rất ngắn sau đó vào ĐH. Ta dù có học thêm đi chăng nữa sau cũng chỉ vậy mà thôi.
 
-Nhiều người vẫn lo chuyện “nhập khẩu” tài liệu như ông nói sẽ không phù hợp với năng lực học trò VN?
 
Những môn về xã hội có thể soạn riêng. Nhưng như đã nói những môn môn Toán, Lý, Hóa, CNTT, Thiên văn,…đâu nhất thiết nước nào soạn chương trình riêng cho nước đó. Đi theo họ 2/3 chương trình đã có sẵn. Dịch sang tiếng Việt không khó. Mua bản quyền còn rẻ hơn biên soạn sách mới.
 
Phải kiến trúc lại GDVN
 
- Phải chăng chương trình giáo dục phổ thông VN hiện nay đang quá nặng về kiến thức, thiếu dạy kĩ năng sống cho học sinh, thưa ông?
 
Mục đích giáo dục phổ thông là tạo văn hóa, tri thức chung cơ bản cho mỗi công dân. Nếu theo các nước phát triển, chức năng định hướng nghề nghiệp được thể hiện ngay khi lên trung học học sinh được lựa chọn các môn mình thích.
 
Bên cạnh ngoại ngữ, CNTT, Toán bắt buộc. Những môn còn lại, 3 4 môn còn lại thích gì thì học đó. Thử hỏi trò phổ thông mấy em ở VN biết đến chứng khoán, công ty là gì. Trong khi những khái niệm ấy nhan nhản trên mặt báo. Nước ngoài, lớp 7- 8 đã có môn dạy về kinh tế, kinh doanh. Và 20 tuổi là có bằng ĐH rồi.
 
Ví dụ như vậy để thấy giáo dục của ta vừa thừa vừa thiếu. Cần không cần vẫn dạy, cái thiết thực nhiều khi bỏ quên hoặc làm qua loa. Đặc biệt là những kĩ năng mềm hay giáo dục sức khỏe,.. mấy trường học ở ta coi trọng? Trong khi cái đó gắn bó suốt đời với mỗi con người
 
- Bộ GD-ĐT đang tiến hành công cuộc đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau 2015. Ông có nghĩ đề xuất của mình được tiếp thu?
 
Trong khi Đề án Đổi mới căn bản và toàn diện nền GD VN chưa được duyệt - thì tất cả việc làm khác ở dưới chỉ là tình thế.
 
Gốc rễ vấn đề là ta chưa quyết được 12 năm hay rút ngắn. Nếu cứ làm (viết sách),…thì đổi mới sẽ chỉ tập trung vào phần ngọn.
 
GDVN đang thiếu quy hoạch mạch lạc dẫn đến tồn tại nhiều bất cập, thiếu gì thì “đẻ” ra cái đó. Một đô thị vẫn có nhà cửa nhưng thiếu thiết kế nhà cửa ấy sẽ loạn lên. Giáo dục cũng vậy, cần kiến trúc lại cho mạch lạc. Ổn rồi thì dựa vào đó xây dựng mới yên tâm được. Kiến trúc tốt mà xây dựng tồi vẫn có thể có một sản phẩm tồi nhưng kiến trúc tồi kiểu gì cũng không giải quyết được vấn đề.
 
- Xin cảm ơn ông!
Văn Chung(thực hiện)

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#2
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

 


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#3
dangviethung

dangviethung

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 105 Bài viết

Học mà bỏ đi 3 năm cấp 3 thì còn gì nữa, thay đổi cũng phải hợp lí.

Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về độ thông minh và tài năng cũng nhờ nền giáo dục hợp lí, cứ phải học theo Anh quốc là sao. Chẳng phải học sinh giỏi nước mình du học qua bên đó đều đứng đầu hay sao.

Về phần mình thì mình nghĩ ko nên, ko biết những bạn khác thế nào



#4
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Mình thấy clip trên nói có phần nào đúng.


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#5
vuminhhoang

vuminhhoang

    Không Đối Thủ

  • Thành viên
  • 167 Bài viết

tôi thấy đúng


Mời các mem tham gia

 

100 bài hàm số sưu tầm


#6
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Vì sao giáo dục phổ thông cần 12 năm ?

 

 

Bài của thầy Nguyễn Tiến Dũng.

————————-

(Bài này đã gửi đăng báo Tiền Phong. Bản trên Tiền Phong có thể bị rút ngắn lại so với bản ở đây vì hạn chế về độ dài)

Gần đây, có một số ý kiến xuất hiện trên báo chí trong nước cho rằng chương trình giáo dục phổ thông 12 năm như hiện tại là “quá dài, thừa”, nên giảm bớt xuống chỉ còn 9-11 năm thôi. Bài viết này nhằm phản bác lại các ý kiến đó, và chỉ ra các lý do khách quan vì sao 12 năm lại là tối ưu cho chương trình giáo dục phổ thông đối với phần lớn học sinh.

Có một xu hướng rõ ràng trong giáo dục phổ thông trên thế giới là  đi theo hệ phổ thông 12 năm (không kể giai đoạn mẫu giáo), với độ tuổi trung bình tốt nghiệp phổ thông là 18 tuổi.  Đại đa số các nước dùng hệ 12 năm (thường chia thành 3 cấp, nhưng cũng có nơi chia thành 2 hay 4-5 cấp). Nhiều nước (trong đó có cả Việt Nam) trước kia đi theo các hệ giáo dục phổ thông khác, nay cũng dùng hệ 12 năm. Điều này được phản ánh phần nào trong bảng số liệu  tóm tắt phía dưới đây về hệ thống giáo dục phổ thông của 25 nước đông dân nhất thế giới , xếp theo thứ tự dân số:

Nước / Dân số (triệu) / Số năm phổ thông =  chia theo các cấp /ghi chú

China / 1354 / 12 = 6  + 3 + 3 / tiểu học (cấp 1) + THCS (cấp 2) + THPT (cấp 3)

India / 1210 / 12 =  5 + 3 + 2 + 2 / còn chia thành 10 + 2

USA / 316 / 12 = 5 + 3 + 4

Indonesia / 238 / 12 = 6 + 3 + 3

Brazil / 194 / 12 = 5 + 4 + 3

Pakistan / 183 / 12 = 5 + 3 + 4

Nigeria / 171 / 12 = 6 + 3 + 3

Bangladesh / 153 / 12 = 5 + 3 + 2 + 2

Russia / 143 / 11 = 4 + 5  + 2 / trước 1990 theo hệ 10 năm

Japan / 127 / 12 = 6 + 3 + 3

Mexico / 112 / 12 = 6 + 3 + 3

Philippines / 92 / 12 = 6 + 4 + 2

Vietnam / 89 / 12 = 5 + 4 + 3

Ethiopia / 87 / 12

Egypt / 84 / 12 = 9 + 3 / theo hướng học nghề có thể thành 9 + 5

Germany / 82 / 12 = 4 + 5 + 3 / ở Berlin là  6 + 3 + 3; một số nơi là 13 năm (sửa lỗi viết nhầm 4+5+3 thành 5+4+3)

Iran / 77 / 12 = 5 + 3 + 3 + 1 / theo hướng học nghề có thể thành 13 = 5 + 3 + 3 + 2

Turkey / 76 / 12 = 4 + 4 + 4

Congo (Dem. Rep. of) / 71 / 12 = 6 + 6

Thailand / 66 / 12 = 6 + 6

France / 66 / 12 = 5 + 4 + 3

UK / 63 / 13 = 2 + 4 + 3 + 2 + 2 / tính từ lúc 5 tuổi nên cũng hết phổ thông lúc 18 tuổi

Italy / 59 / 13 = 5 + 3 + 5 / theo hướng học nghề thì cấp 3 có thể từ 3 đến 5 năm

South Africa / 52 / 12 = 6 + 3 + 3

South Korea / 50 / 12 = 6 + 3 + 3 / học phổ thông từ 7 tuổi đến 19 tuổi

Ở hầu hết các nước, thì bậc tiểu học và trung học cơ sở (cho đến quãng năm 14-15 tuổi) là bắt buộc, và đặc biệt ở một số nước như Nga và Anh thì việc học phổ thông là bắt buộc cho đến tận 17-18 tuổi. Cũng ở phần lớn các nước, sau khi học hết phổ thông cơ sở, lên đến cấp 3 (phổ thông trung học, high school), từ quãng năm 14-15 tuổi, thì có lựa chọn giữa hướng “thông thường” và hướng “học nghề” (vocational school). Phần lớn học sinh là học theo chương trình “thông thường”. Hầu hết các chương trình phổ thông “thông thường” kéo dài tổng cộng 12 năm. (Những thông tin kiểu “chỉ học 9 năm là hết phổ thông” là thông tin sai lệch).  Trong số các ngoại lệ ở các nước lớn có thể kể đến nước Nga (chỉ có 11 năm; đã tăng lên từ hệ 10 năm vào năm 1990), Anh (13 năm, nhưng mà là tính từ lúc 5 tuổi, nên cũng kết thúc vào lúc 18 tuổi), Italia (13 năm, học đến lúc 19 tuổi), một vài nơi ở Đức (13 năm thay vì 12 năm ở các nơi khác ở Đức). Các chương trình phổ thông định hướng học nghề có thời gian có thể dài hơn hoặc ngắn hơn chương trình thông thường. Ngoài ra, ở một số nước, ví dụ như Pháp, hướng “thông thường” có thể được phân ban để tăng lựa chọn cho học sinh.

Hệ thống giáo dục 12 năm trên thế giới không phải là tuỳ tiện, mà là kết quả của một quá trình tiến hoá trong mấy thế kỷ qua, cả về nhu cầu lẫn khả năng cung cấp dịch vụ giáo dục phổ thông của xã hội. Xã hội càng văn minh lên, đòi hỏi con người càng phải có hiểu biết và trình độ cao lên, đồng thời càng có điều kiện để cung cấp dịch vụ giáo dục đến mọi người, thì càng làm cho thời gian đi học tăng lên chứ không giảm đi. Ý tưởng cắt giảm thời gian giáo dục phổ thông của một số người (để trẻ em tốt nghiệp phổ thông vào độ tuổi trung bình 15-17 thay vì 18 tuổi) là đi ngược lại xu hướng tiến bộ này của xã hội.

Có một lý do rất quan trọng giải thích vì sao 18 tuổi là độ tuổi trung bình hợp lý nhất để tốt nghiệp phổ thông hiện nay. Lý do đó là: 18 tuổi là độ tuổi trưởng thành, theo qui ước và luật pháp ở nhiều nơi trên thế giới, và sứ mệnh cơ bản nhất của giáo dục phổ thông chính là để chuẩn bị cho trẻ em trở thành những con người trưởng thành, với các kiến thức và kỹ năng cần thiết để đón nhận những nghĩa vụ và quyền lợi của một người trưởng thành.

Đối với một trẻ em chưa trưởng thành, có 3 phương án: a) đi học (học văn hoá, học nghề, v.v.,  luôn có rất nhiều cái để học), b) đi làm, c) không đi học mà cũng không đi làm. Phương án c) hẳn là phương án tồi, vì sinh ra “nhàn cư vi bất thiện”, dễ trở thành lêu lổng, hư hỏng, trộm cắp, v.v. Phương án b) có thể được dùng trong các hoàn cảnh khó khăn về kinh tế. Tuy nhiên nó không phải là tối ưu, vì những trẻ em phải đi làm từ nhỏ như vậy sẽ ít có điều kiện phát triển, sẽ nghèo đói và cũng sẽ không đóng góp được nhiều cho xã hội. Các nước tiên tiến có luật cấm bóc lột sức lao động của trẻ em để tránh hiện tượng này. Chỉ có phương án a) là khả dĩ nhất: khi điều kiện kinh tế xã hội cho phép, thì trẻ em cần được học ít ra cho đến khi trưởng thành. Chính vì vậy mà độ tuổi kết thúc học phổ thông ứng với độ tuổi trưởng thành.

Một lý do khác khiến cho phần lớn trẻ em trên thế giới kết thúc học phổ thông vào năm 18 tuổi: đó là sự hội nhập và giao lưu quốc tế,  khiến cho chương trình của các nước có xu hướng xích lại gần nhau, có cùng số năm học để dễ chuyển đổi cho nhau hơn. Ví dụ như, một người học xong phổ thông ở nước này, có thể sang nước khác học đại học mà không cần học lại phổ thông. Trẻ em Việt Nam không ngu ngốc hơn, nhưng cũng không thông minh đặc biệt gì hơn các trẻ em của các nước khác. Bởi vậy, sẽ là không tưởng khi nghĩ rằng nói chung học sinh Việt Nam chỉ cần học 10-11 năm phổ thông là sau đó có thể vào học đại học ngồi cùng với học sinh nước ngoài đã qua 12 năm phổ thông mà cũng sẽ đạt kết quả tương đương.

Có một số lý do được đưa ra để biện hộ cho ý tưởng rút ngắn thời gian học phổ thông, nhưng tôi thấy các lý do đó hoặc không đúng bản chất hoặc tự mâu thuẫn. Trong đó có lý do “chương trình phổ thông hiện tại nặng quá”. Nếu một chương trình nặng quá theo nghĩa không đủ thời gian học, thì phải kéo dài thời gian học ra mới đúng thay vì rút ngắn đi. Còn nếu nặng quá theo nghĩa có quá nhiều cái thừa không cần thiết, thì có thể cắt giảm những cái thừa đó đi (sẽ giảm được việc học thêm tràn lan). Nhưng không có nghĩa là 12 năm học là quá nhiều, có thể rút ngắn lại thành 10-11 năm. Trên thực tế, học sinh tốt nghiệp phổ thông của Việt Nam còn bị hổng khá nhiều kiến thức văn hoá phổ thông so với học sinh nước ngoài. Vấn đề không phải nằm ở số năm học, mà là ở chương trình và cách học, cách thi chưa hợp lý.

Một cỗ xe có thể bị hỏng không chạy được hoặc chạy lọc cọc vì rất nhiều lý do khác nhau. Nếu chẳng hạn phần động cơ của nó bị rò gỉ, mà lại đi thay lốp bằng lốp nhỏ hơn không đúng với trọng tải thay vì chữa động cơ, thì không giúp cho xe chạy tốt lên, mà chỉ làm cho nó nguy hiểm thêm. Trong giáo dục phổ thông của Việt Nam cũng vậy, có nhiều vấn đề bất cập, nhưng việc học 12 năm là không phải là một trong các bất cập. Nếu “chữa không đúng bệnh” thì không những không làm cho hệ thống giáo dục tốt lên mà có nguy cơ làm cho nó tồi đi thêm.


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh