Đến nội dung

Hình ảnh

Thắc măc về phần ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH ?

- - - - - ánh xạ tuyến tính

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
huuphuc1005

huuphuc1005

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết

chào các bạn, mình đang học học phần đại số...các chương ma trận và không gian vecto lúc đầu khá khó hiểu đối với mình nhưng dần dần cố gắng thì cũng tạm ổn .... Nhưng qua đến chương  ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH thì thật sự mình gặp rất nhiều khó khăn vì mình cảm thấy phần này khá trừu tượng...
Mình có một bài tập nhỏ nhưng mình thật sự không hiểu đề bài muốn hỏi gì nữa, mong các bạn giúp đỡ mình nha !!

Cho $T: \mathbb{R}^3 \to \mathbb{R}^3 $ là một ánh xạ nhận ma trận xác đinh như dưới đây làm ma trận biểu diễn
$\begin{bmatrix} 1 & -1 & 3\\ 5 & 6 & -4\\ 7 & 4 & 2 \end{bmatrix}$

 

Tìm số chiều và cơ sở của Im(T) và Ker(T)

 

các bạn vui lòng giúp mình hiểu cụm từ "ánh xạ nhân tuyến tính" là gì nha..

Thanks các bạn nhiều lắm...


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phudinhgioihan: 11-05-2013 - 16:53


#2
letrongvan

letrongvan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết

Cái này bạn tìm được ánh xạ tuyến tính $f(x)=(x-y+3z,4x+6y-4z,7x+4y+2z)$ nó chính là số hàng hay cột của cái ma trận kia, mong là mình nhớ đúng, rồi tìm điều kiện

$Im(f)= \{ f(x) , x \in \mathbb{R}^{3}\}$ tức là giải hệ phương trình $f(x)=(t_1,t_2,t_3)$ với $(t_{1},t_{2},t_{3})\in \mathbb{R}^{3}$

 

còn tìm $\ker(f)$ thì $\ker(f)=\{ u \in \mathbb{R}^{3} ,f(u)=0\}$ tức là giải hệ phương trình $f(x)=( 0,0, 0)$ rồi tìm cơ sở và số chiều.

Nhân của ánh xạ tuyến tính là $ker(f)$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phudinhgioihan: 12-05-2013 - 18:27

Tào Tháo


#3
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết

Đề này em chưa xác định được ánh xạ $f$ như vậy đâu Vàn à! Vì ma trận của một ánh xạ tuyến tính phải gắn với một cặp cơ sở xác định (với mỗi cặp cơ sở khác nhau thì ma trận này khác nhau). Trong đề thì ma trận của toán tử tuyến tính này chưa biết là với cơ sở nào. Đó là điều phải suy nghĩ về bài này.


Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#4
letrongvan

letrongvan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết

Em không để ý lắm là đã cho là ánh xạ tuyến tính hay chưa, với lại nếu như anh nói thì chỉ cần kiểm tra điều kiện xem 3 cái vector kia có độc lập tuyến tính hay không, nếu nó độc lập tuyến tính thì đương nhiên, với lại bàu cũng chưa cho là ánh xạ tuyến tính, thường bài như này thầy em chữa đâu có dài dòng vậy đâu, sách giáo khoa cũng không nói như anh nói mấy đối với dạng này


Tào Tháo


#5
maxolo

maxolo

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 52 Bài viết

Mình hiểu ánh xạ đã cho là tuyến tính, vì nếu thiếu giả thiết này, bài toán không đủ dữ kiện để giải. Từ ma trận biểu diễn chưa thể xác định được ma trận nếu không chỉ ra hai cơ sở (một của không gian nguồn, một của không gian đích). Ở đây hai không gian đều là Euclid 3 chiều nên ta lấy cơ sở chuẩn

 

$$b_1 = \begin{bmatrix} 1\\ 0 \\0\end{bmatrix}, \quad b_2 = \begin{bmatrix} 0\\ 1 \\0\end{bmatrix}, \quad b_3 = \begin{bmatrix} 0\\ 0 \\1\end{bmatrix}$$

 

Sau đó, để tìm cơ sở và số chiều của Im(T) và Ker(T) thì có thể dùng phương pháp Gauss để đưa ma trận về dạng giản dòng (row echelon form). Bước một, nhân dòng đầu tiên với -5 rồi cộng với dòng hai (để khử 5 ở dòng hai, cột 1) thì thu được

 

$$\begin{bmatrix}1&-1&3\\ 0&11&-19\\ 7&4&2 \end{bmatrix}$$

 

Tiếp tục khử số 7 ở dưới bằng cách nhân dòng thứ nhất với -7 rồi cộng với dòng thứ 3

 

$$\begin{bmatrix} 1&-1&3\\ 0&11&-19\\ 0&11&-19 \end{bmatrix}$$

 

Nhân dòng thứ 2 với -1 rồi cộng với dòng thứ 3,

 

$$\begin{bmatrix} 1&-1&3\\ 0&11&-19\\ 0&0&0 \end{bmatrix}$$

 

Ma trận cuối đã ở dạng giản dòng (row echelon form). Cột thứ nhất và cột thứ hai có đầu dòng (pivot) và cột thứ 3 không có pivot nên cột thứ 3 của ma trân ban đầu có thể biểu diễn dạng tổ hợp tuyến tính của hai cột 1 và 2. Im(T) là không gian con sinh bởi các cột của ma trận nên nó có cơ sở là cột 1 và 2 của ma trân đầu tiên (cột 3 thừa vì nó có thể biểu diễn dưới dạng tổ hợp tuyến tính của cột 1 và 2). Tức là Im(T) có một cơ sở là

 

$$e_1 = \begin{bmatrix} 1\\ 5\\ 7 \end{bmatrix}, e_2 = \begin{bmatrix} -1\\ 6\\ 4 \end{bmatrix}$$

 

Cơ sở của Im(T) không phải là duy nhất, có thể lấy hai cột sau làm cơ sở được không? Ta có thể đổi chỗ hai cột thứ 1 và cột 3 sau đó tìm cách giản dòng (khử Gauss) để tìm câu trả lời.

 

Để tìm Ker(T), giải hệ tương ứng

$$\begin{bmatrix}1&-1&3\\ 5&-6&4\\ 7&4&2 \end{bmatrix} \begin{bmatrix}x\\ y\\ z\end{bmatrix} = \begin{bmatrix}0\\ 0\\ 0 \end{bmatrix}$$

 

Hệ này tương đương với hệ

$$\begin{bmatrix}1&-1&3\\ 0&11&-19\\ 0&0&0 \end{bmatrix} \begin{bmatrix}x\\ y\\ z\end{bmatrix} = \begin{bmatrix}0\\ 0\\ 0 \end{bmatrix}$$

 

Lý do là vì ma trận trong hệ sau có thể thu được từ ma trận trọng hệ trước sau vài lần dùng các biến đổi dòng cơ bản (giống như ta cộng các phương trình với nhau...)

 

Dòng thứ 3 không có gì, dòng thứ hai ta có

$$11y-19z = 0$$

Ta có thể lấy $z = r$ là biến tự do và giải

$$y = \frac{19}{11} r$$

 

Dòng thứ nhất cho ta phương trình

$$x-y+3z = 0$$

giải $x$ ta thu được

$$x = y -3z = \frac{19}{11} r - 3r = -\frac{14}{11}r$$

 

Vậy nghiệm của hệ phương trình có dạng

$$\begin{bmatrix}x\\ y\\ z \end{bmatrix} = r\begin{bmatrix} -14/11\\ 19/11\\ 1\end{bmatrix}$$

Từ đó, một cơ sở của Ker(T) là

$$\begin{bmatrix} -14/11\\ 19/11\\ 1\end{bmatrix}$$

Nhận xét rằng Im(T) có số chiều 2 (vì có cơ sở với 2 vecto) nên Ker(T) có số chiều 1, nên được sinh bởi 1 vecto.

 



#6
1110004

1110004

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 217 Bài viết

các bạn nghĩ sâu xa quá!!!

ImT =rankA=2  (cái này thì đúng với mọi cơ sở nha)

mà ImT +kerT=3 suy ra kerT=1   hết!!

p/s: chỉ là bài tập giáo khoa thôi mà ,đừng chẻ nhỏ sợi tóc để rối càng thêm rối


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi 1110004: 13-05-2013 - 10:25

Dẫu biết cố quên là sẽ nhỡ------------------------------------------------nên dặn lòng cố nhớ để mà quên

                                      

Jaian xin hát bài mưa ơi xin đừng rơi ạ!!  66.gifMưa ơi đừng rơi nữa ..........                                                                                                                                                                                                                                                               .........Mẹ vẫn chưa về đâu!..............


#7
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết

các bạn nghĩ sâu xa quá!!!

ImT =rankA=2  (cái này thì đúng với mọi cơ sở nha)

mà ImT +kerT=3 suy ra kerT=1   hết!!

p/s: chỉ là bài tập giáo khoa thôi mà ,đừng chẻ nhỏ sợi tóc để rối càng thêm rối

 

Nhầm rồi nhé! hihi

 

Nếu chỉ tìm số chiều của Imf và số chiều của Kerf thì ta chỉ cần áp dụng

 

$dim(Imf)=r(A)=2$

$dim(Kerf)=dim(\mathbb{R}^{3})-dim(Imf)=3-2=1$

 

Nhưng người ta còn yêu cầu chỉ ra một cơ sở của Imf và một cơ sở của Kerf nữa. hihi

................

Nói chung bài này cần hỏi lại người đăng nó lên xem có viết thiếu cái gì không? Nguồn bài này ở đâu? Nếu không phải ngồi kiểm tra tính chính xác của đề nữa.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vo van duc: 13-05-2013 - 10:32

Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#8
1110004

1110004

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 217 Bài viết

Em nhìn thiếu yêu cầu đề!!cám ơn anh

p/s: :angry:  :angry2: cứ cái đà này thì học hành chết mất!!!


Dẫu biết cố quên là sẽ nhỡ------------------------------------------------nên dặn lòng cố nhớ để mà quên

                                      

Jaian xin hát bài mưa ơi xin đừng rơi ạ!!  66.gifMưa ơi đừng rơi nữa ..........                                                                                                                                                                                                                                                               .........Mẹ vẫn chưa về đâu!..............


#9
huuphuc1005

huuphuc1005

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết

Mình hiểu ánh xạ đã cho là tuyến tính, vì nếu thiếu giả thiết này, bài toán không đủ dữ kiện để giải. Từ ma trận biểu diễn chưa thể xác định được ma trận nếu không chỉ ra hai cơ sở (một của không gian nguồn, một của không gian đích). Ở đây hai không gian đều là Euclid 3 chiều nên ta lấy cơ sở chuẩn

 

$$b_1 = \begin{bmatrix} 1\\ 0 \\0\end{bmatrix}, \quad b_2 = \begin{bmatrix} 0\\ 1 \\0\end{bmatrix}, \quad b_3 = \begin{bmatrix} 0\\ 0 \\1\end{bmatrix}$$

 

Sau đó, để tìm cơ sở và số chiều của Im(T) và Ker(T) thì có thể dùng phương pháp Gauss để đưa ma trận về dạng giản dòng (row echelon form). Bước một, nhân dòng đầu tiên với -5 rồi cộng với dòng hai (để khử 5 ở dòng hai, cột 1) thì thu được

 

$$\begin{bmatrix}1&-1&3\\ 0&11&-19\\ 7&4&2 \end{bmatrix}$$

 

Tiếp tục khử số 7 ở dưới bằng cách nhân dòng thứ nhất với -7 rồi cộng với dòng thứ 3

 

$$\begin{bmatrix} 1&-1&3\\ 0&11&-19\\ 0&11&-19 \end{bmatrix}$$

 

Nhân dòng thứ 2 với -1 rồi cộng với dòng thứ 3,

 

$$\begin{bmatrix} 1&-1&3\\ 0&11&-19\\ 0&0&0 \end{bmatrix}$$

 

Ma trận cuối đã ở dạng giản dòng (row echelon form). Cột thứ nhất và cột thứ hai có đầu dòng (pivot) và cột thứ 3 không có pivot nên cột thứ 3 của ma trân ban đầu có thể biểu diễn dạng tổ hợp tuyến tính của hai cột 1 và 2. Im(T) là không gian con sinh bởi các cột của ma trận nên nó có cơ sở là cột 1 và 2 của ma trân đầu tiên (cột 3 thừa vì nó có thể biểu diễn dưới dạng tổ hợp tuyến tính của cột 1 và 2). Tức là Im(T) có một cơ sở là

 

$$e_1 = \begin{bmatrix} 1\\ 5\\ 7 \end{bmatrix}, e_2 = \begin{bmatrix} -1\\ 6\\ 4 \end{bmatrix}$$

 

Cơ sở của Im(T) không phải là duy nhất, có thể lấy hai cột sau làm cơ sở được không? Ta có thể đổi chỗ hai cột thứ 1 và cột 3 sau đó tìm cách giản dòng (khử Gauss) để tìm câu trả lời.

 

Để tìm Ker(T), giải hệ tương ứng

$$\begin{bmatrix}1&-1&3\\ 5&-6&4\\ 7&4&2 \end{bmatrix} \begin{bmatrix}x\\ y\\ z\end{bmatrix} = \begin{bmatrix}0\\ 0\\ 0 \end{bmatrix}$$

 

Hệ này tương đương với hệ

$$\begin{bmatrix}1&-1&3\\ 0&11&-19\\ 0&0&0 \end{bmatrix} \begin{bmatrix}x\\ y\\ z\end{bmatrix} = \begin{bmatrix}0\\ 0\\ 0 \end{bmatrix}$$

 

Lý do là vì ma trận trong hệ sau có thể thu được từ ma trận trọng hệ trước sau vài lần dùng các biến đổi dòng cơ bản (giống như ta cộng các phương trình với nhau...)

 

Dòng thứ 3 không có gì, dòng thứ hai ta có

$$11y-19z = 0$$

Ta có thể lấy $z = r$ là biến tự do và giải

$$y = \frac{19}{11} r$$

 

Dòng thứ nhất cho ta phương trình

$$x-y+3z = 0$$

giải $x$ ta thu được

$$x = y -3z = \frac{19}{11} r - 3r = -\frac{14}{11}r$$

 

Vậy nghiệm của hệ phương trình có dạng

$$\begin{bmatrix}x\\ y\\ z \end{bmatrix} = r\begin{bmatrix} -14/11\\ 19/11\\ 1\end{bmatrix}$$

Từ đó, một cơ sở của Ker(T) là

$$\begin{bmatrix} -14/11\\ 19/11\\ 1\end{bmatrix}$$

Nhận xét rằng Im(T) có số chiều 2 (vì có cơ sở với 2 vecto) nên Ker(T) có số chiều 1, nên được sinh bởi 1 vecto.

thanks bạn nhiều lắm, hihi......đọc hơi lâu mới hiểu, nhưng mà bài giải của ban logic....



#10
letrongvan

letrongvan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết

thanks bạn nhiều lắm, hihi......đọc hơi lâu mới hiểu, nhưng mà bài giải của ban logic....

Mấy cái này bạn đọc trong giáo trình cũng có mà, nhưng, nếu bạn đọc sách của xây dựng thì rất dễ hiểu và bài tập thì khó, nếu bạn hiểu đúng theo định nghĩa của nó thì cũng dễ thôi, cũng ngại latex không viết được dài :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi letrongvan: 13-05-2013 - 18:56

Tào Tháo






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: ánh xạ tuyến tính

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh