Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi thử vòng 2 vào 10 chuyên THPT Nguyễn Huệ - Hà Nội 2013-2014

thi thử

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 13 trả lời

#1
lequanghung98

lequanghung98

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 21 Bài viết

Bài I:

 

1) Chứng minh $\frac{1}{2\sqrt{1}}+\frac{1}{3\sqrt{2}}+\frac{1}{4\sqrt{3}}+...+\frac{1}{2013\sqrt{2012}}> 1$

 

2) Chứng minh $(4^{n}+15n-1)\vdots 9$ với $n\in N$

 

 

Bài II:

 

1) Giải hệ 

 

$(x+\sqrt{y^{2}+1})(y+\sqrt{x^{2}+1})=1$

 

$x^{2}+y^{2}=8$

 

2) Tìm nghiệm nguyên không âm x, y của phuơng trình $3^{x}-y^{3}=1$

 

 

Bài III: Cho đường tròn tâm $O$ và đường thẳng $d$ không cắt đường tròn $(O)$. Gọi $I$ là chân đường vuông góc hạ từ $O$ lên $d$. qua $I$ kẻ 2 cát tuyến $IDA$ và $ICB$ với đường tròn $(O)$. Đường thẳng $AC$ và $BD$ cắt $d$ tại $M$ và $N$. Gọi $H$, $K$ là hình chiếu của $O$ lên $BD$ và $AC$.

 

1) Chứng minh rằng $ID.IK=IC.IH$

 

2) Chứng minh $IM=IN$

 

 

Bài IV:

 

Cho đa thức $P(x)$ có hệ số là các số nguyên, $a$ là hệ số tự do. Tìm $a$ biết $\left | a \right |< 100$ và $P(19)=P(5)=2013$.

 

 

Bài V:

 

Trên mặt phẳng cho $4025$ điểm sao cho với ba điểm bất kì trong số đo luôn tồn tại $2$ điểm mà khoảng cách giữa $2$ điểm đó nhỏ hơn $1$. Chứng minh rằng tồn tại hình tròn bán kính bằng $1$ chứa không ít hơn $2013$ điểm trong số các điểm đã cho.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi lequanghung98: 19-05-2013 - 18:52


#2
trananh2771998

trananh2771998

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 124 Bài viết

Bài V

Gọi hình tròn tâm E là hình tròn có bán kính nhỏ hơn 1

Và gọi thêm một hình tâm F nữa

Xét một điểm bất kì nào đó ngoài 2 đg tròn trên

Từ giả thiết suy ra đpcm


:namtay :namtay :namtay :namtay :namtay :namtay :namtay :namtay :namtay


#3
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

 

Bài I:

 

1) Chứng minh $\frac{1}{2\sqrt{1}}+\frac{1}{3\sqrt{2}}+\frac{1}{4\sqrt{3}}+...+\frac{1}{2013\sqrt{2012}}> 1$

 

2) Chứng minh $(4^{n}+15n-1)\vdots 9$ với $n\in N$

 

 

 

1) $\frac{1}{(a+1)\sqrt{a}}=\frac{\sqrt{a}}{a(a+1)}=\sqrt{a}(\frac{1}{a}-\frac{1}{a+1})=\sqrt{a}.(\frac{1}{\sqrt{a}}-\frac{1}{\sqrt{a+1}})(\frac{1}{\sqrt{a}}+\frac{1}{\sqrt{a+1}})=(\frac{1}{\sqrt{a}}-\frac{1}{\sqrt{a+1}})(1+\frac{\sqrt{a}}{\sqrt{a+1}})> (\frac{1}{\sqrt{a}}-\frac{1}{\sqrt{a+1}})$

Do đó $VP>\frac{1}{2\sqrt{1}}+\frac{1}{\sqrt{2}}-\frac{1}{\sqrt{3}}+\frac{1}{\sqrt{3}}-\frac{1}{\sqrt{4}}+...+\frac{1}{\sqrt{2012}}-\frac{1}{\sqrt{2013}}=\frac{1}{2}+\frac{1}{\sqrt{2}}-\frac{1}{\sqrt{2013}}>1$

 

2) Gọi A(x) là giá trị của biểu thức tại x

Ta có A(0) = 0 chia hết cho 9, A(1) = 18 chia hết cho 9

Gỉa sử A(k) chia hết cho k, cần chứng minh A(k+1) chia hết cho k + 1

Thật vậy,$A(k+1)=4^{k+1}+15(k+1)-1=4(4^{k}+15k-1)-45k+18=4A(k)-45k+18\vdots 9$

Theo nguyên lí quy nạp, ta có đpcm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Juliel: 20-05-2013 - 11:07

Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#4
Ha Manh Huu

Ha Manh Huu

    Trung úy

  • Thành viên
  • 799 Bài viết

bài cuối tham khảo tại http://diendantoanho...-2013/?p=418970


tàn lụi


#5
lequanghung98

lequanghung98

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 21 Bài viết

1) $\frac{1}{(a+1)\sqrt{a}}=\frac{\sqrt{a}}{a(a+1)}=\sqrt{a}(\frac{1}{a}-\frac{1}{a+1})=\sqrt{a}.(\frac{1}{\sqrt{a}}-\frac{1}{\sqrt{a+1}})(\frac{1}{\sqrt{a}}+\frac{1}{\sqrt{a+1}})=(\frac{1}{\sqrt{a}}-\frac{1}{\sqrt{a+1}})(1+\frac{\sqrt{a}}{\sqrt{a+1}})> (\frac{1}{\sqrt{a}}-\frac{1}{\sqrt{a+1}})$

Do đó $VP > \frac{1}{\sqrt{1}}-\frac{1}{\sqrt{2}}+\frac{1}{\sqrt{2}}+...+\frac{1}{\sqrt{2012}}-\frac{1}{\sqrt{2013}}=1-\frac{1}{\sqrt{2013}}>1$

 

$1-\frac{1}{\sqrt{2013}} \approx 0.97 < 1$ mà


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi lequanghung98: 19-05-2013 - 20:29


#6
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết

Trường chi mô mà lạ thế nhỷ, đề k0 sáng tạ0 ch0 lắm thì phải o_O

Câu hpt: http://diendantoanho...qrt1x2-right-1/


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi BlackSelena: 19-05-2013 - 21:02


#7
Ha Manh Huu

Ha Manh Huu

    Trung úy

  • Thành viên
  • 799 Bài viết

 

Bài I:

 

1) Chứng minh $\frac{1}{2\sqrt{1}}+\frac{1}{3\sqrt{2}}+\frac{1}{4\sqrt{3}}+...+\frac{1}{2013\sqrt{2012}}> 1$

 

2) Chứng minh $(4^{n}+15n-1)\vdots 9$ với $n\in N$

 

 

Bài II:

 

1) Giải hệ 

 

$(x+\sqrt{y^{2}+1})(y+\sqrt{x^{2}+1})=1$

 

$x^{2}+y^{2}=8$

 

2) Tìm nghiệm nguyên không âm x, y của phuơng trình $3^{x}-y^{3}=1$

 

 

Bài III: Cho đường tròn tâm $O$ và đường thẳng $d$ không cắt đường tròn $(O)$. Gọi $I$ là chân đường vuông góc hạ từ $O$ lên $d$. qua $I$ kẻ 2 cát tuyến $IDA$ và $ICB$ với đường tròn $(O)$. Đường thẳng $AC$ và $BD$ cắt $d$ tại $M$ và $N$. Gọi $H$, $K$ là hình chiếu của $O$ lên $BD$ và $AC$.

 

1) Chứng minh rằng $ID.IK=IC.IH$

 

2) Chứng minh $IM=IN$

 

 

Bài IV:

 

Cho đa thức $P(x)$ có hệ số là các số nguyên, $a$ là hệ số tự do. Tìm $a$ biết $\left | a \right |< 100$ và $P(19)=P(5)=2013$.

 

 

Bài V:

 

Trên mặt phẳng cho $4025$ điểm sao cho với ba điểm bất kì trong số đo luôn tồn tại $2$ điểm mà khoảng cách giữa $2$ điểm đó nhỏ hơn $1$. Chứng minh rằng tồn tại hình tròn bán kính bằng $1$ chứa không ít hơn $2013$ điểm trong số các điểm đã cho.

 

bài nghiệm nguyên
ta có $3^{x}=(y+1)(y^{2}-y+1)$ nên $y+1=3^{m} ;y^{2}-y+1= 3^{n}$

suy ra $y=3^{m}-1 ; y(y-1)=3^{n}-1$

suy ra $(3^{m}-1)(3^{m}-2)=3^{n}-1$suy ra $3=3^{n} +3^{m+1} -3^{2m}$ (*)

ta thấy với $n=0$ thì $2=3^{m+1} -3^{2m} $ suy ra $3^{m+1} > 3^{2m}$ suy ra $m+1>2m$ suy ra $m=0$

với n>0 ta có m>0
chia cả 2 vế của (*) cho 3 thì 1= $3^{n-1} + 3^{m} - 3^{2m-1}$ nế trong 3 số $ 3^{n-1};3^{m};3^{2m-1}$ tồn tại 1 số =1 vì nếu cả 3 số ko có số nào =1 thì tổng 3 số chia hết cho 3 àm 1 ko chia hết cho 3 vô lí
từ đây dễ dàng giải tiếp bài toán


tàn lụi


#8
LNH

LNH

    Bất Thế Tà Vương

  • Hiệp sỹ
  • 581 Bài viết

Bài IV: Vì $P(x)$ là đa thức hệ số nguyên nên $P\left( 19 \right)-a\vdots 19$ và $P\left( 5 \right)-a\vdots 5$

$\Rightarrow 2013-a\vdots 19$ và $ 2013-a\vdots 5$

Đến đây thì dễ rồi


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi lenhathoang1998: 19-05-2013 - 21:01


#9
LNH

LNH

    Bất Thế Tà Vương

  • Hiệp sỹ
  • 581 Bài viết

Bài hệ thì ta chứng minh $x=-y$ rồi thay vào PT thứ 2



#10
andymurray44

andymurray44

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 153 Bài viết

Giải lại bài 1a).Theo bạn Juliel đã chứng minh được:

$\frac{1}{(n+1)\sqrt{n}}> \frac{1}{\sqrt{n}}-\frac{1}{\sqrt{n+1}} \Rightarrow A> \frac{1}{2}+\frac{1}{\sqrt{2}}-\frac{1}{\sqrt{2013}}> 1$

Bạn Juliel làm gần đúng rồi,chỉ cần bớt lại số đầu tiên thì bài toán sẽ dễ chứng minh hơn.



#11
andymurray44

andymurray44

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 153 Bài viết

Bài IV:

$P(5)=2013\Rightarrow P(5)\equiv a(mod 5)\Rightarrow a\equiv 3 (mod 5)$

$P(19)=2013\Rightarrow P(19)\equiv a (mod19)\Rightarrow a\equiv 18(mod19)$

Đến đây trở về bài toán cơ bản xét số dư của a cho 95 rồi dựa và khoảng của a để tìm a.Đ/S:a=-77



#12
etucgnaohtn

etucgnaohtn

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

Trường chi mô mà lạ thế nhỷ, đề k0 sáng tạ0 ch0 lắm thì phải o_O

Câu hpt: http://diendantoanho...qrt1x2-right-1/

đề quá nhọ . Toàn đi chép sách ra


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi etucgnaohtn: 20-05-2013 - 14:38

Tác giả :

 

Lương Đức Nghĩa 

 

 


#13
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

$1-\frac{1}{\sqrt{2013}} \approx 0.97 < 1$ mà

 

 

Giải lại bài 1a).Theo bạn Juliel đã chứng minh được:

$\frac{1}{(n+1)\sqrt{n}}> \frac{1}{\sqrt{n}}-\frac{1}{\sqrt{n+1}} \Rightarrow A> \frac{1}{2}+\frac{1}{\sqrt{2}}-\frac{1}{\sqrt{2013}}> 1$

Bạn Juliel làm gần đúng rồi,chỉ cần bớt lại số đầu tiên thì bài toán sẽ dễ chứng minh hơn.

Cám ơn hai bạn đã giúp mình sửa lỗi nhé, mình đã kịp fix lại ! ^^

Mình ngớ ngẩn thật, $1-\frac{1}{\sqrt{2013}}>1$ mà cũng viết ra được  :luoi:


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#14
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Làm nốt bài hình này !

a)

$\Delta ACI\sim \Delta BDI\Rightarrow AC.DI=BD.CI\Rightarrow \frac{AC}{2}.DI=\frac{BD}{2}.CI\Rightarrow CK.DI=HD.CI \Rightarrow \frac{CK}{HD}=\frac{CI}{DI}$  (1)

Ta có $\left\{\begin{matrix} & \widehat{KCI}+\widehat{ACB}=2v & \\ & \widehat{HDI}+\widehat{ADB}=2v & \end{matrix}\right.$

Mà $\widehat{ACB}=\widehat{ADB}$ $\Rightarrow \widehat{HDI}=\widehat{KCI}$ (2)

Từ (1)(2) $\Rightarrow \Delta KCI\sim \Delta HDI\Rightarrow ID.IK=IC.IH$

b) $\Rightarrow \Delta KCI\sim \Delta HDI \Rightarrow \widehat{DHI}=\widehat{CKI}$

Mà dễ thấy các tứ giác OKIM và OHIN nội tiếp 

=> $\left\{\begin{matrix} & \widehat{DHI}=\widehat{NOI} & \\ & \widehat{CKI}=\widehat{MOI} & \end{matrix}\right.$

=> $\widehat{NOI}=\widehat{MOI}$

Tam giác OMN có OI là phân giác cũng là đường cao => IM = IN 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Juliel: 20-05-2013 - 12:24

Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: thi thử

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh