Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi thử KHTN đợt 1 năm 2006


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
Strygwyr

Strygwyr

    Sk8er-boi

  • Thành viên
  • 272 Bài viết

Hôm qua lục lại đống tài liệu thì tìm thấy cái này :D

$\boxed {Vòng 1}$ 

Bài 1: Giải phương trình : $\sqrt{x-2}+\sqrt{11x+2}=\sqrt{9x+7}+\sqrt{3-x}$

Bài 2 : Tìm nghiệm nguyên của phương trình sau : $x^{3}y-x^{2}y+xy-y+x=0$

Bài 3 : Tính $A=\frac{1}{1.2.3}+\frac{1}{2.3.4}+...+\frac{1}{98.99.100}$

Bài 4 : Tìm GTNN của biểu thức $A=2x^{2}+9y^{2}-6xy-6x-12y+30$ 

Bài 5 : Cho ($O$) đường kính $AB$, $d_1$,$d_2$ là hai tiếp tuyến của đường tròn tại $A$ và $B$. $C\in$ $AB$. Góc vuông $xCy$ quay quanh $C$ có $Cx$ cắt $d_1$ tại $M$ và $Cy$ cắt $d_2$ tại $N$.. Kẻ $CH$ vuông góc với $MN$, $CM$ cắt $AH$ tại $E$, $CN$ cắt $BH$ tại $F$

a. Chứng minh $CEHF$ nội tiếp.

b. Chứng minh $EF//AC$

c. Tìm vị trí của $C$ để $AEFC$ là hình bình hành.

Bài 6 : Cho $x$,$y$,$z$ $>0$ thoả mãn $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=4$. CMR : $\sum \frac{1}{2x+y+z}\leq 1$

$\boxed {Vòng 2}$

Bài 1 : Giải phương trình nghiệm nguyên $>1$

$(x-1)!+1=x^{2}$

Bài 2 : Chứng minh nếu $x_1$ và $x_2$ là hai nghiệm của phương trình $x^{2}-6x+1=0$ thì $x_1^{3}+x_2^{3}$ và $x_1^{4}+x_2^{4}$ là các số nguyên không chia hết cho $5$.

Bài 3 : Giải hệ phương trình : $\left\{\begin{matrix} x^{2}+y^{2}+z^{2}=2\\xz+yz=1\\ xy+\left | x+y+z \right |=2\end{matrix}\right.$

Bài 4 : Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp đường tròn đường kính $AD$. Biết $AB=2\sqrt{5}$ và $CD=6$. Tính $AD$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi namsub: 25-05-2013 - 10:38

"Nothing is impossible"

(Napoleon Bonaparte)


#2
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

 

Bài 6 : Cho $x$,$y$,$z$ $>0$ thoả mãn $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=4$. CMR : $\sum \frac{1}{2x+y+z}\leq 1$

 

$\frac{1}{2x+y+z}\leq \frac{1}{4}(\frac{1}{x+y}+\frac{1}{x+z})\leq \frac{1}{16}(\frac{2}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z})$

Tương tự rồi cộng vào là ra


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#3
namcpnh

namcpnh

    Red Devil

  • Hiệp sỹ
  • 1153 Bài viết

 

Bài 2 : Chứng minh nếu $x_1$ và $x_2$ là hai nghiệm của phương trình $x^{2}-6x+1=0$ thì $x_1^{3}+x_2^{3}$ và $x_1^{4}+x_2^{4}$ là các số nguyên không chia hết cho $5$.

 

 

Nhìn đề căng quá.

 

Giải tạm bài này :

 

Theo ĐL Viet ta có : $\left\{\begin{matrix} x_1+x_2=6\\ x_1.x_2=1 \end{matrix}\right.$

 

Ta có : $x^3_1+x^3_2=(x_1+x_2)[(x_1+x_2)^2-3x_1x_2]=6.(6^2-3)=6.33$ không chia hết cho $5$

 

$x^4_1+x^4_2=(x^2_1+x^2_2)^2-2x^2_1x^2_2=[(x_1+x_2)^2-2x_1x_2]^2-2x^2_1x^2_2=(6^2-2)^2-2=34^2-2$ không chia hết cho $5$


Cùng chung sức làm chuyên đề hay cho diễn đàn tại :

Dãy số-giới hạn, Đa thức , Hình học , Phương trình hàm , PT-HPT-BPT , Số học.

Wolframalpha đây


#4
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

 

Bài 2 : Tìm nghiệm nguyên của phương trình sau : $x^{3}y-x^{2}y+xy-y+x=0$

 

 

Ta có $x^{2}(xy-y)+x+(xy-y)=0$$\Rightarrow (xy-y)(x^{2}+1)=-x\Rightarrow xy-y=\frac{-x}{x^{2}+1}$

Phân số $\frac{-x}{x^{2}+1}$ tối giản nên nó nguyên khi $x^{2}+1=1\vee x^{2}+1=-1\Rightarrow x=0$

Khi đó  y = 0

(x ; y) = (0 ; 0)

 

Bài này không chắc đúng nữa, mọi người sửa giùm được không ạ !


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#5
banhgaongonngon

banhgaongonngon

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1046 Bài viết

Hôm qua lục lại đống tài liệu thì tìm thấy cái này :D

$\boxed {Vòng 1}$ 

Bài 3 : Tính $A=\frac{1}{1.2.3}+\frac{1}{2.3.4}+...+\frac{1}{98.99.100}$

Bài 4 : Tìm GTNN của biểu thức $A=2x^{2}+9y^{2}-6xy-6x-12y+30$ 

 

Bài 3 (Vòng 1)

 

$\frac{1}{k(k+1)(k+2)}=\frac{1}{2k(k+1)}-\frac{1}{2(k+1)(k+2)}$

Áp dụng công thức trên tính được 

$A=\frac{1}{2}\left ( \frac{1}{1.2}-\frac{1}{2.3}+\frac{1}{2.3} -\frac{1}{3.4}+...+\frac{1}{99.100}\right )=\frac{1}{4}-\frac{1}{19800}=\frac{4949}{19800}$

 

Bài 4 (Vòng 1)

 

$A=(x-3y+2)^{2}+(x-5)^{2}+1\geq 1$

Dấu "=" xảy ra $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=5\\ \\ y=\frac{7}{3} \end{matrix}\right.$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi banhgaongonngon: 24-05-2013 - 11:29


#6
phatthemkem

phatthemkem

    Trung úy

  • Thành viên
  • 910 Bài viết

Hôm qua lục lại đống tài liệu thì tìm thấy cái này :D

$\boxed {Vòng 2}$

Bài 3 : Giải hệ phương trình : $\left\{\begin{matrix} x^{2}+y^{2}+z^{2}=2\\xz+yz=1\\ xy+\left | x+y+z \right |=2\end{matrix}\right.$

 

Lấy $pt(1)+2pt(2)+2pt(3)$ ta được $(x+y+z)^2+2|x+y+z|=8$

$\Rightarrow |x+y+z|=2$ (Do $|x+y+z|\geq 0$)

$\Rightarrow xy=0$

*Xét $x=0$, ta có hệ sau

$\left\{\begin{matrix} y^2+z^2=2\\ yz=1 \end{matrix}\right.$

Tới đây dễ rồi nhỉ

Trường hợp $y=0$ cũng giải tương tự.


  Hầu hết mọi người đều chấp nhận thua cuộc ngay khi họ sắp thành công. Họ dừng lại

 

ngay trước vạch đích, cách chiến thắng chỉ một bàn chân” -H. Ross Perot

 

  “Tránh xa những kẻ coi nhẹ tham vọng của bạn. Những kẻ nhỏ nhen luôn như thế, còn

 

những người thực sự vĩ đại sẽ khiến bạn cảm thấy rằng bạn cũng có thể trở nên vĩ đại”

 

-Mark Twain

:botay :like :icon10: Huỳnh Tiến Phát ETP :icon10: :like :botay

$WELCOME$ $TO$ $MY$ $FACEBOOK$: https://www.facebook.com/phat.huynhtien.39


#7
phatthemkem

phatthemkem

    Trung úy

  • Thành viên
  • 910 Bài viết

Hôm qua lục lại đống tài liệu thì tìm thấy cái này :D

$\boxed {Vòng 1}$ 

Bài 1: Giải phương trình : $\sqrt{x-2}+\sqrt{11x+2}=\sqrt{9x+7}+\sqrt{3-x}$

ĐK: $$2\leq x\leq 3$$

Ta có

$$\sqrt{x-2}+\sqrt{11x+2}=\sqrt{9x+7}+\sqrt{3-x}$$

$$\Leftrightarrow \sqrt{9x+7}-\sqrt{x-2}=\sqrt{11x+2}-\sqrt{3-x}$$

Bình phương hai vế rồi rút gọn, ta có

$$\sqrt{(9x+7)(x-2)}=\sqrt{(11x+2)(3-x)}$$

Bình phương lần nữa ta được pt bậc $2$ một ẩn quen thuộc


  Hầu hết mọi người đều chấp nhận thua cuộc ngay khi họ sắp thành công. Họ dừng lại

 

ngay trước vạch đích, cách chiến thắng chỉ một bàn chân” -H. Ross Perot

 

  “Tránh xa những kẻ coi nhẹ tham vọng của bạn. Những kẻ nhỏ nhen luôn như thế, còn

 

những người thực sự vĩ đại sẽ khiến bạn cảm thấy rằng bạn cũng có thể trở nên vĩ đại”

 

-Mark Twain

:botay :like :icon10: Huỳnh Tiến Phát ETP :icon10: :like :botay

$WELCOME$ $TO$ $MY$ $FACEBOOK$: https://www.facebook.com/phat.huynhtien.39


#8
phatthemkem

phatthemkem

    Trung úy

  • Thành viên
  • 910 Bài viết

Hôm qua lục lại đống tài liệu thì tìm thấy cái này :D

$\boxed {Vòng 1}$ 


Bài 5 : Cho ($O$) đường kính $AB$, $d_1$,$d_2$ là hai tiếp tuyến của đường tròn tại $A$ và $B$. $C\in$ $AB$. Góc vuông $xCy$ quay quanh $C$ có $Cx$ cắt $d_1$ tại $M$ và $Cy$ cắt $d_2$ tại $N$.. Kẻ $CH$ vuông góc với $MN$, $CM$ cắt $AH$ tại $E$, $CN$ cắt $BH$ tại $F$

a. Chứng minh $CEHF$ nội tiếp.

b. Chứng minh $EF//AC$

c. Tìm vị trí của $C$ để $AEFC$ là hình bình hành.

923363_188257137996303_702435271_n.jpg

$a.$ Tứ giác $AMHC$ nội tiếp nên $\widehat{AMC}=\widehat{AHC}$

Tứ giác $CHNB$ nội tiếp nên $\widehat{CHB}=\widehat{CNB}$

Ta có $\widehat{AHB}=\widehat{AMC}+\widehat{CNB}=90^0-\widehat{MCA}+90^0-\widehat{NCB}=180^0-(\widehat{MCA}+\widehat{NCB})=180^0-90^0=90^0$

Từ đó tứ giác $CEHF$ nội tiếp

$b.$ Dễ dàng chứng minh được $E$ và $F$ lần lượt là tâm các đường tròn ngoại tiếp các tứ giác $AMNC$ và $CHNB$

$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} EH=EA\\ FH=FB \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow EF\parallel AB\Rightarrow EF\parallel AC$

$c.$ Để $AEFC$ là hình bình hành thì $AC=EF=\frac{AB}{2}=AO$

Hay khi $C\equiv O$ thì $AEFC$ là hình bình hành.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phatthemkem: 25-05-2013 - 08:01

  Hầu hết mọi người đều chấp nhận thua cuộc ngay khi họ sắp thành công. Họ dừng lại

 

ngay trước vạch đích, cách chiến thắng chỉ một bàn chân” -H. Ross Perot

 

  “Tránh xa những kẻ coi nhẹ tham vọng của bạn. Những kẻ nhỏ nhen luôn như thế, còn

 

những người thực sự vĩ đại sẽ khiến bạn cảm thấy rằng bạn cũng có thể trở nên vĩ đại”

 

-Mark Twain

:botay :like :icon10: Huỳnh Tiến Phát ETP :icon10: :like :botay

$WELCOME$ $TO$ $MY$ $FACEBOOK$: https://www.facebook.com/phat.huynhtien.39


#9
shinichi762142003

shinichi762142003

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

Cám ơn tác giả đã share 






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh