Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi thử vòng 2 môn toán trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam 2013-2014


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 32 trả lời

#1
vutuanhien

vutuanhien

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 690 Bài viết

Câu I:Xác định các giá trị của tham số $m$ để phương trình $2013x^2-(m-2014)x-2015=0$ có 2 nghiệm $x_{1}, x_{2}$ thỏa mãn điều kiện $(\sqrt{x_{1}^2+2013}-x_{1})(\sqrt{x_{2}^2+2013}-x_{2})=2013$. Tìm 2 nghiệm đó

 

Câu II: (3 điểm)

1) Tìm tất cả các cặp số nguyên $(x,y)$ thỏa mãn phương trình $\dfrac{x-y}{x^2+xy+y^2}=\dfrac{19}{97}$

2) Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix}(x+y)z=\sqrt{xy}\\ (y+x)x=\sqrt{yz}\\ (z+x)y=\sqrt{zx}\end{matrix}\right.$

 

Câu III: (2,5 điểm)
1) Cho $a,b,c$ là 3 số nguyên dương phân biệt sao cho $\frac{a.\sqrt{2013}-b}{c.\sqrt{2013}-a}$ là 1 số hữu tỉ. Chứng minh rằng $\frac{2a^3-b^3-c^3}{2a-b-c}$ là 1 số chính phương.
2) Cho các số $x,y$ cùng dấu. Chứng minh rắng $\left ( \frac{x^4}{y^4}+\frac{y^4}{x^4} \right )-\left ( \frac{x^2}{y^2}+\frac{y^2}{x^2} \right )+\left ( \frac{x}{y}+\frac{y}{x} \right )\geq 2$

 

Câu IV: (1,5 điểm)
Cho $\Delta ABC$ nhọn và điểm $K$ trên cạnh $AC$ sao cho $AK=2KC$, $\angle ABK=2\angle KBC$ và $AB< BC$. Dưng đường tròn đường kính $AB$, cắt $BK$ tại $D$ và cắt $BC$ tại $E$. Chứng minh rắng $\Delta CDE$ là tam giác cân
 
Câu V: (1 điểm)
Các số nguyên dương từ $1$ đến $10$ được xếp ngẫu nhiên chung quanh một đường tròn. Chứng minh rằng trong $10$ số trên có ít nhất 3 số xếp liên tiếp mà tổng của chúng không nhỏ hơn $17$
Bài này mình bỏ mất câu hình. Cũng may các phần còn lại làm được hết. Không biết các bạn khác đi thi thế nào  :icon6: 
.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vutuanhien: 29-05-2013 - 16:47

"The first analogy that came to my mind is of immersing the nut in some softening liquid, and why not simply water? From time to time you rub so the liquid penetrates better, and otherwise you let time pass. The shell becomes more flexible through weeks and months—when the time is ripe, hand pressure is enough, the shell opens like a perfectly ripened avocado!" - Grothendieck


#2
trauvang97

trauvang97

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 402 Bài viết

 

Câu I:Xác định các giá trị của tham số $m$ để phương trình $2013x^2-(m-2014)x+2015$ có 2 nghiệm $x_{1}, x_{2}$ thỏa mãn điều kiện $(\sqrt{x_{1}^2+2013}-x_{1})(\sqrt{x_{2}^2+2013}-x_{2})=2013$. Tìm 2 nghiệm đó

 

Nhân theo thứ tự các biểu thức liên hợp ta có:

 

$\sqrt{x^{2}_{2}+2013}-x_{2}=\sqrt{x^{2}_{1}+2013}+x_{1}$

 

$\sqrt{x^{2}_{1}+2013}-x_{1}=\sqrt{x^{2}_{2}+2013}+x_{2}$

 

Cộng vế với vế ta có: $x_{1}+x_{2}=0$ nên $m=2014$, do đó nghiệm $x_{1},x_{2}=\pm \sqrt{\frac{2015}{2013}}$



#3
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Sao mấy trường chuyên ở ngoài Bắc lại có mấy cái vụ thi thử nhỉ ? Ở trong Nam sao chẳng thấy gì hết !

2) Cho các số $x,y$ cùng dấu. Chứng minh rắng $\left ( \frac{x^4}{y^4}+\frac{y^4}{x^4} \right )-\left ( \frac{x^2}{y^2}+\frac{y^2}{x^2} \right )+\left ( \frac{x}{y}+\frac{y}{x} \right )\geq 2$

Ta luôn có $\frac{x}{y}+\frac{y}{x}\geq 2$ nên chỉ cần chứng minh $\frac{x^{4}}{y^{4}}+\frac{y^{4}}{x^{4}}\geq \frac{x^{2}}{y^{2}}+\frac{y^{2}}{x^{2}}$

Đặt $\frac{x^{2}}{y^{2}}=a\geq 0;\frac{y^{2}}{x^{2}}=b\geq 0$

Ta cần chứng minh $\frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{b^{2}}{a^{2}}\geq \frac{a}{b}+\frac{b}{a}\Leftrightarrow (\frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{b^{2}}{a^{2}})-2(\frac{a}{b}+\frac{b}{a})+(\frac{a}{b}+\frac{b}{a})\geq 0 \Leftrightarrow (\frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{b^{2}}{a^{2}})-2(\frac{a}{b}+\frac{b}{a})+2\geq 0\Leftrightarrow (\frac{a}{b}-1)^{2}+(\frac{b}{a}-1)^{2}\geq 0$

Điều này luôn đúng --> đpcm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Juliel: 29-05-2013 - 10:45

Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#4
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

 

Câu III: (2,5 điểm)
1) Cho $a,b,c$ là 3 số nguyên dương phân biệt sao cho $\frac{a.\sqrt{2013}-b}{c.\sqrt{2013}-a}$ là 1 số hữu tỉ. Chứng minh rằng $\frac{2a^3-b^3-c^3}{2a-b-c}$ là 1 số chính phương.
 

Bài III 1) ngộ ngộ thế nào ấy nhỉ :

$\frac{a\sqrt{2013}-b}{c\sqrt{2013}-a}=k\in Q\Rightarrow \sqrt{2013}(kc-a)=a-b$

Một vế vô tỉ, một vế hữu tỉ hai vế bằng nhau khi cùng bằng 0

$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} kc=a & & \\ a=b& & \end{matrix}\right.$

Gỉa thiết : a,b,c phân biệt ??? 

 

Không biết mình lập luận có sơ hở gì không ? Ai giải bài này giùm mình đi !


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#5
vutuanhien

vutuanhien

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 690 Bài viết

Bài III 1) ngộ ngộ thế nào ấy nhỉ :

$\frac{a\sqrt{2013}-b}{c\sqrt{2013}-a}=k\in Q\Rightarrow \sqrt{2013}(kc-a)=a-b$

Một vế vô tỉ, một vế hữu tỉ hai vế bằng nhau khi cùng bằng 0

$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} kc=a & & \\ a=b& & \end{matrix}\right.$

Gỉa thiết : a,b,c phân biệt ??? 

 

Không biết mình lập luận có sơ hở gì không ? Ai giải bài này giùm mình đi !

Vế phải là $ka-b$ mà bạn  :icon6:


"The first analogy that came to my mind is of immersing the nut in some softening liquid, and why not simply water? From time to time you rub so the liquid penetrates better, and otherwise you let time pass. The shell becomes more flexible through weeks and months—when the time is ripe, hand pressure is enough, the shell opens like a perfectly ripened avocado!" - Grothendieck


#6
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

 

Câu V: (1 điểm)
Các số nguyên dương từ $1$ đến $10$ được xếp ngẫu nhiên chung quanh một đường tròn. Chứng minh rằng trong $10$ số trên có ít nhất 3 số xếp liên tiếp mà tổng của chúng không nhỏ hơn $17$
 

Gỉa sử vị trí của 10 số trên đường tròn là :

a,b,c,d,e,f,g,h,i,k

Các bộ ba số liên tiếp là (a;b;c) ; (b;c;d) ; ....;(h;i;k) ; (i;k;a) ; (k;a;b)

(tổng cộng có 10 bộ)

Tổng các số trong 10 bộ trên  : $3.\sum_{i=1}^{10}i=165$

Theo Dirichlet thì tồn tại một bộ có tổng ba số trong bộ không nhỏ hơn $\left [ \frac{165}{10} \right ]+1=17$ (đpcm)


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#7
vutuanhien

vutuanhien

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 690 Bài viết

Câu III phần 1 mình làm như thế này:

Đặt $\frac{a\sqrt{2013}-b}{c\sqrt{2013}-a}=x$

$\Rightarrow a(\sqrt{2013}+x)=cx\sqrt{2013}+b\Rightarrow a^2(2013+2\sqrt{2013}x+x^2)=2013c^2x^2+2cbx\sqrt{2013}+b^2\Rightarrow 2\sqrt{2013}x(a^2-bc)+2013a^2+a^2x^2-2013c^2x^2-b^2=0$

(1)

$\Rightarrow 2\sqrt{2013}x(a^2-bc)\in \mathbb{Q}\Rightarrow a^2-bc=0$ (vì nếu $x=0$ thì $a\sqrt{2013}=b$ (vô lí). Thay $a^2=bc$ vào(1) rồi phân tích thành nhân tử, ta có $(2013c-b)(b-cx^2)=0\Rightarrow b=cx^2$  (vì nếu $2013c=b$ thì $a=\sqrt{bc}=\sqrt{2013}c$ (vô lí). Từ đó ta có $a=cx$. Suy ra $\frac{2a^3-b^3-c^3}{2a-b-c}=\frac{2c^3x^3-c^3x^6-c^3}{2cx-cx^2-c}=\frac{c^2(2x^3-x^6-1)}{2x-x^2-1}=\frac{-c^2(x^3-1)^2}{-(x-1)^2}=c^2(x^2+x+1)^2=(cx+cx^2+c)^2=(a+b+c)^2$

(đpcm)


"The first analogy that came to my mind is of immersing the nut in some softening liquid, and why not simply water? From time to time you rub so the liquid penetrates better, and otherwise you let time pass. The shell becomes more flexible through weeks and months—when the time is ripe, hand pressure is enough, the shell opens like a perfectly ripened avocado!" - Grothendieck


#8
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Câu III phần 1 mình làm như thế này:

Đặt $\frac{a\sqrt{2013}-b}{c\sqrt{2013}-a}=x$

$\Rightarrow a(\sqrt{2013}+x)=cx\sqrt{2013}+b\Rightarrow a^2(2013+2\sqrt{2013}x+x^2)=2013c^2x^2+2cbx\sqrt{2013}+b^2\Rightarrow 2\sqrt{2013}x(a^2-bc)+2013a^2+a^2x^2-2013c^2x^2-b^2=0$

(1)

$\Rightarrow 2\sqrt{2013}x(a^2-bc)\in \mathbb{Q}\Rightarrow a^2-bc=0$ (vì nếu $x=0$ thì $a\sqrt{2013}=b$ (vô lí). Thay $a^2=bc$ vào(1) rồi phân tích thành nhân tử, ta có $(2013c-b)(b-cx^2)=0\Rightarrow b=cx^2$  (vì nếu $2013c=b$ thì $a=\sqrt{bc}=\sqrt{2013}c$ (vô lí). Từ đó ta có $a=cx$. Suy ra $\frac{2a^3-b^3-c^3}{2a-b-c}=\frac{2c^3x^3-c^3x^6-c^3}{2cx-cx^2-c}=\frac{c^2(2x^3-x^6-1)}{2x-x^2-1}=\frac{-c^2(x^3-1)^2}{-(x-1)^2}=c^2(x^2+x+1)^2=(cx+cx^2+c)^2=(a+b+c)^2$

(đpcm)

Ừ, cũng đang định nhờ bạn giải giúp. Công nhận bạn giỏi thật ! Mình làm ra tới $kx=a;a^{2}=bc$ rồi cũng đứng hình luôn

 

À bạn post đề vòng 1 luôn đi !


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Juliel: 29-05-2013 - 11:21

Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#9
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết

Câu ptnn:
Nhận thấy 19 và 97 đều là số nguyên tố, tức $\frac{19}{97}$ là phân số tối giản.
Để thuận tiện, ta đặt $y = -y$ :D. Từ điều trên ta được phép đặt $\left\{\begin{matrix} x+y = 19k\\ x^2 - xy + y^2 = 97k \end{matrix}\right.$ với $k$ là số nguyên 

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x+y = 19k\\ xy = \dfrac{361k^2-97k}{3} \end{matrix}\right.$

Vậy theo định lý $\text{ Viète}$, ta có $x,y$ là 2 nghiệm của phương trình $3X^2 - 57kX + 361k^2 - 97k$

Lập $Delta$ phương trình trên, ta chặn được $0 < k < 2$, tức $k=1$.

Vậy $x+y = 19$ tới đây dễ dàng.

Bộ nghiệm của phương trình là $(x;y) = (11; -8) , (-8 ; 11)$

___
Câu hpt khá đơn giản, $x=y=z=0$ là 1 nghiệm, xét trường hợp 3 biến khác $0$ rồi nhân từng phương trình lại sẽ thấy điều vô lý.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi BlackSelena: 29-05-2013 - 11:35


#10
babystudymaths

babystudymaths

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 312 Bài viết

Câu ptnn:
Nhận thấy 19 và 97 đều là số nguyên tố, tức $\frac{19}{97}$ là phân số tối giản.
Để thuận tiện, ta đặt $y = -y$ :D. Từ điều trên ta được phép đặt $\left\{\begin{matrix} x+y = 19k\\ x^2 - xy + y^2 = 97k \end{matrix}\right.$ với $k$ là số nguyên 

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x+y = 19k\\ xy = \dfrac{361k^2-97k}{3} \end{matrix}\right.$

Vậy theo định lý $\text{ Viète}$, ta có $x,y$ là 2 nghiệm của phương trình $3X^2 - 57kX + 361k^2 - 97k$

Lập $Delta$ phương trình trên, ta chặn được $0 < k < 2$, tức $k=1$.

Vậy $x+y = 19$ tới đây dễ dàng.

Bộ nghiệm của phương trình là $(x;y) = (11; -8) , (-8 ; 11)$

___
Câu hpt khá đơn giản, $x=y=z=0$ là 1 nghiệm, xét trường hợp 3 biến khác $0$ rồi nhân từng phương trình lại sẽ thấy điều vô lý.

Bài này còn 1 cách khác là sử dụng phép chia hết để chứng minh x-y=19,rất đơn giản,

Công nhận đề của trường bạn Hiền k hề dễ nhai tí nào, trường mình chiều nay cũng thi thử chuyên, có gì sẽ post đề cho các bạn(hi vọng đề dễ nhai tí)


TLongHV


#11
etucgnaohtn

etucgnaohtn

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

 

Câu V: (1 điểm)
Các số nguyên dương từ $1$ đến $10$ được xếp ngẫu nhiên chung quanh một đường tròn. Chứng minh rằng trong $10$ số trên có ít nhất 3 số xếp liên tiếp mà tổng của chúng không nhỏ hơn $17$
Bài này mình bỏ mất câu hình. Cũng may các phần còn lại làm được hết. Không biết các bạn khác đi thi thế nào  :icon6: 
.

Mình không rành lắm về Đirichle nên làm theo cách này , các bạn xem đúng không nhá

Gọi S là tập hợp các số tự nhiên từ 1 đến 10

Ta phải chứng minh trong các số thuộc tập hợp S có ít nhất 3 số xếp liên tiếp mà tổng của chúng lớn hơn hoặc bằng $17$

Giả sử không có cặp 3 số xếp liên tiếp nào mà tổng của chúng lớn hơn hoặc bằng $17$

Khi đó bất kì cặp 3 số xếp liên tiếp nào trong tập hợp S nhỏ hơn $17$ . Suy ra 9 số bất kì nào trong tập hợp S cũng có tổng nhỏ hơn $51$ ( vì các số được xếp trên đường tròn nên 9 số bất kì nào cũng xếp liên tiếp nhau )

Nhưng trong tập hợp S ban đầu ta có thể chỉ ra 1 bộ 9 số có tổng lớn hơn 51 , đó là bộ các số tự nhiên từ 2 đến 10 ( tổng bằng $54$) . Do đó mâu thuẫn với điều giả sử

Vậy điều giả sử trên là sai suy ra đpcm 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi etucgnaohtn: 29-05-2013 - 12:54

Tác giả :

 

Lương Đức Nghĩa 

 

 


#12
etucgnaohtn

etucgnaohtn

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

 

Câu I:Xác định các giá trị của tham số $m$ để phương trình $2013x^2-(m-2014)x+2015$ có 2 nghiệm $x_{1}, x_{2}$ thỏa mãn điều kiện $(\sqrt{x_{1}^2+2013}-x_{1})(\sqrt{x_{2}^2+2013}-x_{2})=2013$. Tìm 2 nghiệm đó

  •  

Theo mình $2013x^2-(m-2014)x+2015$ chỉ là 1 biểu thức , không phải là 1 phương trình 

Nếu pt là $2013x^2-(m-2014)x+2015=0$ thì tìm được $m=2014$ , khi đó pt vô nghiệm ???

Nếu làm như trauvang97 thì pt phải là $2013x^2-(m-2014)x-2015=0$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi etucgnaohtn: 29-05-2013 - 13:04

Tác giả :

 

Lương Đức Nghĩa 

 

 


#13
etucgnaohtn

etucgnaohtn

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

$\left\{\begin{matrix}(x+y)z=\sqrt{xy}\\ (y+x)x=\sqrt{yz}\\ (z+x)y=\sqrt{zx}\end{matrix}\right.$

Lấy $PT(1)-PT(2)$ ta được : $\sqrt{y}(\sqrt{z}-\sqrt{x})(\sqrt{yz}+\sqrt{yx}+1)=0$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi etucgnaohtn: 29-05-2013 - 14:42

Tác giả :

 

Lương Đức Nghĩa 

 

 


#14
etucgnaohtn

etucgnaohtn

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

 

Câu II: (3 điểm)

1) Tìm tất cả các cặp số nguyên $(x,y)$ thỏa mãn phương trình $\dfrac{x-y}{x^2+xy+y^2}=\dfrac{19}{97}$

Đề bài cho $x^2+xy+y^2$ ở mẫu số nên $x^2+xy+y^2\neq 0$

Nhân cả 2 vế của pt với $97(x^2+xy+y^2)\neq 0$ ta được : $19(x^2+xy+y^2)=97(x-y)$

$\Leftrightarrow 19x^2+x(19y-97)+19y^2+97y=0$ (1)

Để (1) có nghiệm thì phải có : $\Delta \geq 0\Leftrightarrow -1083y^2-11058y+9409\geq 0$

Nên $y\in \left \{ -11;-10;-9;-8;-7;-6;-5;-4;-3;-2;-1;0 \right \}$

Sau khi thử ta được các nghiệm nguyên$(x,y)$ là $(8;-11)$ $,$ $(11;-8)$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi etucgnaohtn: 29-05-2013 - 14:39

Tác giả :

 

Lương Đức Nghĩa 

 

 


#15
vutuanhien

vutuanhien

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 690 Bài viết

Theo mình $2013x^2-(m-2014)x+2015$ chỉ là 1 biểu thức , không phải là 1 phương trình 

Nếu pt là $2013x^2-(m-2014)x+2015=0$ thì tìm được $m=2014$ , khi đó pt vô nghiệm ???

Nếu làm như trauvang97 thì pt phải là $2013x^2-(m-2014)x-2015=0$

Đã sửa lại đề bài  :icon6: 


"The first analogy that came to my mind is of immersing the nut in some softening liquid, and why not simply water? From time to time you rub so the liquid penetrates better, and otherwise you let time pass. The shell becomes more flexible through weeks and months—when the time is ripe, hand pressure is enough, the shell opens like a perfectly ripened avocado!" - Grothendieck


#16
laiducthang98

laiducthang98

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 314 Bài viết

Đề bài cho $x^2+xy+y^2$ ở mẫu số nên $x^2+xy+y^2\neq 0$

Nhân cả 2 vế của pt với $97(x^2+xy+y^2)\neq 0$ ta được : $19(x^2+xy+y^2)=97(x-y)$

$\Leftrightarrow 19x^2+x(19y-97)+19y^2+97y=0$ (1)

Để (1) có nghiệm thì phải có : $\Delta \geq 0\Leftrightarrow -1083y^2-11058y+9409\geq 0$

Nên $y\in \left \{ -11;-10;-9;-8;-7;-6;-5;-4;-3;-2;-1;0 \right \}$

Sau khi thử ta được các nghiệm nguyên$(x,y)$ là $(8;-11)$ $,$ $(11;-8)$

cái này minh cx tính delta như bạn thế quái nào mà nó ra hơn 300 TH hjxhjx :) 



#17
laiducthang98

laiducthang98

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 314 Bài viết

công nhận bài cuối đề lần này dễ thật!



#18
laiducthang98

laiducthang98

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 314 Bài viết

Bác nào làm câu hình đi câu này khó nhai thế ???



#19
laiducthang98

laiducthang98

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 314 Bài viết

Câu ptnn:
Nhận thấy 19 và 97 đều là số nguyên tố, tức $\frac{19}{97}$ là phân số tối giản.
Để thuận tiện, ta đặt $y = -y$ :D. Từ điều trên ta được phép đặt $\left\{\begin{matrix} x+y = 19k\\ x^2 - xy + y^2 = 97k \end{matrix}\right.$ với $k$ là số nguyên 

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x+y = 19k\\ xy = \dfrac{361k^2-97k}{3} \end{matrix}\right.$

Vậy theo định lý $\text{ Viète}$, ta có $x,y$ là 2 nghiệm của phương trình $3X^2 - 57kX + 361k^2 - 97k$

Lập $Delta$ phương trình trên, ta chặn được $0 < k < 2$, tức $k=1$.

Vậy $x+y = 19$ tới đây dễ dàng.

Bộ nghiệm của phương trình là $(x;y) = (11; -8) , (-8 ; 11)$

___
Câu hpt khá đơn giản, $x=y=z=0$ là 1 nghiệm, xét trường hợp 3 biến khác $0$ rồi nhân từng phương trình lại sẽ thấy điều vô lý.

mình tg câu hệ này còn nghiệm x=y=z=1/2 mà 



#20
vutuanhien

vutuanhien

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 690 Bài viết

Câu hệ phương trình ở đề này rất nhiều bạn thiếu nghiệm $x=y=z=\dfrac{-1}{2}$. 

Hôm đi thi mình cũng suýt thiếu, may mà kịp nhận ra  :icon6:


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vutuanhien: 29-05-2013 - 20:46

"The first analogy that came to my mind is of immersing the nut in some softening liquid, and why not simply water? From time to time you rub so the liquid penetrates better, and otherwise you let time pass. The shell becomes more flexible through weeks and months—when the time is ripe, hand pressure is enough, the shell opens like a perfectly ripened avocado!" - Grothendieck





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh