Đến nội dung

Hình ảnh

Đề tuyển sinh 10 chuyên Toán THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam năm học 2013-2014.

nguyễn bỉnh khiêm

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
thanhluong

thanhluong

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 122 Bài viết

$\boxed{\text{Câu 1}}$ (1.5 điểm): Cho biểu thức $A=\frac{2\sqrt{x}-9}{x-5\sqrt{x}+6}-\frac{\sqrt{x}+3}{\sqrt{x}-2}+\frac{2\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-3}$. (Với $x \geq 0; x \neq 4; x\neq 9$).

a. Rút gọn biểu thức A.

b. Tìm các giá trị nguyên của $x$ để $A$ nguyên.

$\boxed{\text{Câu 2}}$ (2 điểm):

a. Giải phương trình $3x^2-15=\sqrt{x^2+x+3}-3x$.

b. Giải hệ phương trình $\begin{cases} 2xy+x+2y=20 \\ \frac{1}{y}+\frac{2}{x}=\frac{4}{3} \end{cases}$

$\boxed{\text{Câu 3}}$ (1.5 điểm): Trong mặt phẳng toạ độ $Oxy$, cho đường thẳng $(d): 2x-y-a^2=0$ và Parabol $(P): y=ax^2$ ($a$ là tham số dương).

a. Tìm giá  trị $a$ để $(d)$ cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt $A$, $B$. Chứng tỏ khi đó A và B nằm bên phải trục tung.

b. Gọi $x_1$, $x_2$ lần lượt là hoành độ của $A$ và $B$. Tìm giá trị nhỏ nhất của $M=\frac{4}{x_1+x_2}+\frac{1}{x_1x_2}$.

$\boxed{\text{Câu 4}}$ (2 điểm): Cho tam giác $ABC$ nhọn có số đo góc đỉnh $A$ là $45$ độ. Nửa đường tròn tâm O đường kính $BC$ cắt các cạnh $AB$ và $AC$ lần lượt tại $E$ và $F$. Vẽ bán kính $OM$ vuông góc với $BC$.

a. Chứng minh $EF=R\sqrt{2}$ ($BC=2R$).

b. Chứng minh $M$ là trực tâm $\triangle{AEF}$.

$\boxed{\text{Câu 5}}$ (2 điểm): Cho tam giác $ABC$ nhọn nội tiếp $(O)$, có $AB<AC$. Hạ các đường cao $BE$ và $CF$, gọi $H$ là trực tâm. $M$ là giao điểm của $EF$ và $AH$. Vẽ đường kính $AK$ cắt cạnh $BC$ tại $N$.

a. Chứng minh $\triangle{AMF}$ đồng dạng với $\triangle{ANC}$.

b. Chứng minh $HI$ // $MN$ ($I$ là trung điểm $BC$).

$\boxed{\text{Câu 6:}}$ (1 điểm):

Cho hai số $x$ và $y$ thoả mãn: $xy\left(2013-\frac{xy}{2}\right)=\frac{x^4}{4}+\frac{y^4}{4}-2014$.

Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của tích $xy$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thanhluong: 07-06-2013 - 21:14

Đổi mới là điều tạo ra sự khác biệt giữa người lãnh đạo và kẻ phục tùng.


STEVE JOBS


#2
phatthemkem

phatthemkem

    Trung úy

  • Thành viên
  • 910 Bài viết

$\boxed{\text{Câu 2}}$ (2 điểm):


b. Giải hệ phương trình $\begin{cases} 2xy+x+2y=20 \\ \frac{1}{y}+\frac{2}{x}=\frac{4}{3} \end{cases}$

pt thứ hai tương đương với $3x+6y-4xy=0$

Đặt $a=x+2y,b=xy$, bài toán coi như xong.


  Hầu hết mọi người đều chấp nhận thua cuộc ngay khi họ sắp thành công. Họ dừng lại

 

ngay trước vạch đích, cách chiến thắng chỉ một bàn chân” -H. Ross Perot

 

  “Tránh xa những kẻ coi nhẹ tham vọng của bạn. Những kẻ nhỏ nhen luôn như thế, còn

 

những người thực sự vĩ đại sẽ khiến bạn cảm thấy rằng bạn cũng có thể trở nên vĩ đại”

 

-Mark Twain

:botay :like :icon10: Huỳnh Tiến Phát ETP :icon10: :like :botay

$WELCOME$ $TO$ $MY$ $FACEBOOK$: https://www.facebook.com/phat.huynhtien.39


#3
phatthemkem

phatthemkem

    Trung úy

  • Thành viên
  • 910 Bài viết

$\boxed{\text{Câu 2}}$ (2 điểm):
a. Giải phương trình $3x^2-15=\sqrt{x^2+x+3}-3x$.

pt tương đương với $3(x^2+x+3)-\sqrt{x^2+x+3}-24=0$
Đặt $a=\sqrt{x^2+x+3}>0$
CONTINUE...

$\boxed{\text{Câu 6:}}$ (1 điểm):
Cho hai số $x$ và $y$ thoả mãn: $xy\left(2013-\frac{xy}{2}\right)=\frac{x^4}{4}+\frac{y^4}{4}-2014$.
Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của tích $xy$.

Ta có $xy\left(2013-\frac{xy}{2}\right)=\frac{x^4}{4}+\frac{y^4}{4}-2014\geq \frac{x^2y^2}{2}-2014$
$\Leftrightarrow x^2y^2-2013xy-2014\leq 0$
$\Leftrightarrow -1\leq xy\leq 2014$
CONTINUE...

$\boxed{\text{Câu 1}}$ (1.5 điểm): Cho biểu thức $A=\frac{2\sqrt{x}-9}{x-5\sqrt{x}+6}-\frac{\sqrt{x}+3}{\sqrt{x}-2}+\frac{2\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-3}$. (Với $x \geq 0; x \neq 4; x\neq 9$).
a. Rút gọn biểu thức A.
b. Tìm các giá trị nguyên của $x$ để $A$ nguyên.

$a)$ $A=\frac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-3}$
$b)$ $A=1+\frac{4}{\sqrt{x}-3}$
CONTINUE...

$\boxed{\text{Câu 4}}$ (2 điểm): Cho tam giác $ABC$ nhọn có số đo góc đỉnh $A$ là $45$ độ. Nửa đường tròn tâm O đường kính $BC$ cắt các cạnh $AB$ và $AC$ lần lượt tại $E$ và $F$. Vẽ bán kính $OM$ vuông góc với $BC$.
a. Chứng minh $EF=R\sqrt{2}$ ($BC=2R$).
b. Chứng minh $M$ là trực tâm $\triangle{AEF}$.

$a)$ Dễ dàng thấy tam giác $AEC$ vuông cân tại $E$
$\Rightarrow \widehat{ECA}=45^0$
$\Rightarrow \widehat{EOF}=90^0$
$\Rightarrow EF=R\sqrt{2}$

$\boxed{\text{Câu 5}}$ (2 điểm): Cho tam giác $ABC$ nhọn nội tiếp $(O)$, có $AB<AC$. Hạ các đường cao $BE$ và $CF$, gọi $H$ là trực tâm. $M$ là giao điểm của $EF$ và $AH$. Vẽ đường kính $AK$ cắt cạnh $BC$ tại $N$.
a. Chứng minh $\triangle{AMF}$ đồng dạng với $\triangle{ANC}$.
b. Chứng minh $HI$ // $MN$ ($I$ là trung điểm $BC$).

$a)$ $\widehat{FAM}=\widehat{FEH}=\widehat{FCB}$
Mà $FC\left | \right |BK$ cùng vuông góc với $AB$
$\Rightarrow \widehat{FCB}=\widehat{CBK}=\widehat{CAK}$
$\Rightarrow \widehat{FAM}=\widehat{CAN}$
Chứng minh tương tự, $\widehat{AFM}=\widehat{ACN}$
$\Rightarrow dpcm$
(Ức chế quá! Bận đi học thêm, không chém nốt câu $3$ được rồi!)


:wub:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 21-06-2013 - 09:44

  Hầu hết mọi người đều chấp nhận thua cuộc ngay khi họ sắp thành công. Họ dừng lại

 

ngay trước vạch đích, cách chiến thắng chỉ một bàn chân” -H. Ross Perot

 

  “Tránh xa những kẻ coi nhẹ tham vọng của bạn. Những kẻ nhỏ nhen luôn như thế, còn

 

những người thực sự vĩ đại sẽ khiến bạn cảm thấy rằng bạn cũng có thể trở nên vĩ đại”

 

-Mark Twain

:botay :like :icon10: Huỳnh Tiến Phát ETP :icon10: :like :botay

$WELCOME$ $TO$ $MY$ $FACEBOOK$: https://www.facebook.com/phat.huynhtien.39


#4
MoneyIsAll

MoneyIsAll

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết

Đang rãnh, làm lun 2 câu hình cho nó dứt điểm( công nhận cái đề như cho điểm).

$Bài  4$

a) Như trên

b) Ta có $\widehat{FEM} = {\frac{1}{2}}.{\widehat{FOM}} = {\frac{1}{2}}.{\widehat{OBE}} ( Vì  {\widehat{BOE}}={\widehat{FOM}}, cùng  phụ  với \widehat{MOE})$

Lại có ${\widehat{EFA}}={\widehat{OBE}}$

$\Rightarrow  {\widehat{FEM}} + {\widehat{EFA}} =  {\frac{1}{2}}.{\widehat{OBE}} + {\widehat{OBE}} = 90^0$

Hay EM vuông góc với AC, tương tự FM vuông góc với AB.(dpcm)

$Bài  5$.

a) Như trên.

b) Có BHCK là hình bình hành ( các cặp cạnh đôi song song)

Mà I là trung điểm của BC nên H, I, K thẳng hàng.

Ta chứng minh MN // HK.

ở câu a) ta có $\Delta AMF \sim \Delta ANC$

           Nên $\frac{AM}{AN} = \frac{AF}{AC}$      (1)

Dễ có $\Delta AFH \sim \Delta ACK$. Nên $\frac{AH}{AK} = \frac{AF}{AC}$                  (2)

Từ (1) và (2) ta có: $\frac{AM}{AN} = \frac{AH}{AK}$

Hay $\frac{AM}{AH} = \frac{AN}{AK}$. Theo Talet đảo ta có MN // HK, tức là MN // HI (dpcm)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MoneyIsAll: 11-06-2013 - 13:21


#5
NgADg

NgADg

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 116 Bài viết

Chém câu 3 vậy:

 

Ta có : (d): $2x-y-a^2 =0 \Rightarrow y = 2x-a^2$

Xét pt hoành độ giao điểm của (d) và (P) :

$ax^2 =2x-a^2 \Leftrightarrow ax^2-2x+a^2=0.$

$\Delta ' = 1-a^3$

Để (d) và (P) cắt nhau tại 2 điểm phân biệt thì 

$\Delta ' \geq 0 \Leftrightarrow 1- a^3 \geq 0\Leftrightarrow a\leq 1$

mà a >0$\Rightarrow 1\geq a>0$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NgADg: 12-06-2013 - 11:35

  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:   Tự hào là member CQT :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  

 
Trên con đường thành công , không có bước chân của kẻ lười biếng





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh