Đến nội dung

Hình ảnh

Đề Chuyên 2012 :D


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
Ve Sau Lot Xac

Ve Sau Lot Xac

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết

Câu 1: (2,5 điểm).

Cho hai điểm B,C cố định trên đường tròn (O), (đường thẳng BC không đi qua tâm O). Từ B,C kẻ hai tiếp tuyến với đường tròn cắt nhau tại D, từ D kẻ cát tuyến d cắt đường tròn tại hai điểm E và F (d không đi qua tâm O và không  trùng với DB, DC; E nằm giữa D và F). Từ B kẻ đường thẳng song song với d cắt đường tròn tại điểm M ( M khác B) , MC cắt d tại I.

a)      Chứng minnh $\angle BMC = \angle DOC$.

b)      Chứng minh bốn điểm D, C, I ,O nằm trên một đường tròn và I là trung điểm của EF.

c)       Tìm quỹ tích điểm I khi d di động.

Câu 2: (1 điểm).

 Chứng minh rằng với mọi n$\epsilon$N thì $3^{2^{4n+1}}$ + 2 chia hết cho 11.

Câu 3: ( 1điểm )

 Cho x, y,  z là độ dài ba cạnh của một tam giác có chu vi là 2. Hãy so sánh x, y, z với 1 và chứng minh rằng  x2 + y2 + z2 + 2xyz < 2.

Câu 4:  ( 1điểm )

Cho tam giác ABC có ba đường cao AD, BE, CF ( D$\epsilon$BC, E$\epsilon$AC, F$\epsilon$AB ) và đường tròn (O; r) nội tiếp tam giác ABC. Chứng minh $\frac{1}{r}=\frac{1}{AD}+\frac{1}{BE}+\frac{1}{CF}$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ve Sau Lot Xac: 11-06-2013 - 09:42


#2
MoneyIsAll

MoneyIsAll

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết
Bài 2.
Ta có: $2^{4n+1}$ $=$ $2.16^{n}$ $\equiv$ 2(mod 5) (Vì $16^{n}$ = 1(mod 5))
Hay ${2^{4n+1}} = 5k + 2 ( Với  k  thuộc  \mathbb{N} )$
Từ đó ta có $3^{2^{4n+1}} + 2 = 3^{5k+2} + 2 = 9.{{3^5}^k} + 2 \equiv 9 + 2 \equiv 0 (mod11) ( Vì  3^5 =243 \equiv 1 (mod11))$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MoneyIsAll: 11-06-2013 - 11:39


#3
MoneyIsAll

MoneyIsAll

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết

$Bài 3.$

$1$. So sánh x,y,z với 1.

Ta có: $ x < y  + z (BĐT tam giác)$

$\Rightarrow  2x < x + y +z$ Hay x < $frac{x+y+z}{2}$ = 1.

Tương tự y,z<1. 

$2$. Chứng minh $x^2 + y^2 + z^2 + 2xyz < 2$

Từ x,y,x<1 ta có $(1-x)(1-y)(1-z) > 0$

$\Leftrightarrow 1 - x - y - z + xy + yz + xz -xyz > 0$ Hay $xy + yz + zx -xyz > 1$

$\Leftrightarrow 2 < 2xy + 2yz + 2zx - 2xyz = {(x+y+z)^2} - ({x^2} + {y^2} + {z^2} + 2xyz)$

$\Leftrightarrow {x^2} + {y^2} + {z^2} + 2xyz < 2 ( Vì  x + y + z = 2)  (dpcm)$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MoneyIsAll: 11-06-2013 - 11:34


#4
duongtoi

duongtoi

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 747 Bài viết

Câu 4:

Ta có $\frac{1}{AD}=\frac{BC}{2S}$.

Tương tự ta có $\frac{1}{BE}=\frac{AC}{2S};\frac{1}{CF}=\frac{AB}{2S}$.

Do vậy, $VP=\frac{BC+AC+AB}{2S}=\frac{p}{S}=\frac{1}{r}=VT$. (ĐPCM).



#5
phatthemkem

phatthemkem

    Trung úy

  • Thành viên
  • 910 Bài viết

Câu 1: (2,5 điểm).

Cho hai điểm B,C cố định trên đường tròn (O), (đường thẳng BC không đi qua tâm O). Từ B,C kẻ hai tiếp tuyến với đường tròn cắt nhau tại D, từ D kẻ cát tuyến d cắt đường tròn tại hai điểm E và F (d không đi qua tâm O và không  trùng với DB, DC; E nằm giữa D và F). Từ B kẻ đường thẳng song song với d cắt đường tròn tại điểm M ( M khác B) , MC cắt d tại I.

a)      Chứng minnh $\angle BMC = \angle DOC$.

b)      Chứng minh bốn điểm D, C, I ,O nằm trên một đường tròn và I là trung điểm của EF.

c)       Tìm quỹ tích điểm I khi d di động.

995666_196518273836856_1815236669_n.jpg


  Hầu hết mọi người đều chấp nhận thua cuộc ngay khi họ sắp thành công. Họ dừng lại

 

ngay trước vạch đích, cách chiến thắng chỉ một bàn chân” -H. Ross Perot

 

  “Tránh xa những kẻ coi nhẹ tham vọng của bạn. Những kẻ nhỏ nhen luôn như thế, còn

 

những người thực sự vĩ đại sẽ khiến bạn cảm thấy rằng bạn cũng có thể trở nên vĩ đại”

 

-Mark Twain

:botay :like :icon10: Huỳnh Tiến Phát ETP :icon10: :like :botay

$WELCOME$ $TO$ $MY$ $FACEBOOK$: https://www.facebook.com/phat.huynhtien.39


#6
phatthemkem

phatthemkem

    Trung úy

  • Thành viên
  • 910 Bài viết

Câu 1: (2,5 điểm).

Cho hai điểm B,C cố định trên đường tròn (O), (đường thẳng BC không đi qua tâm O). Từ B,C kẻ hai tiếp tuyến với đường tròn cắt nhau tại D, từ D kẻ cát tuyến d cắt đường tròn tại hai điểm E và F (d không đi qua tâm O và không  trùng với DB, DC; E nằm giữa D và F). Từ B kẻ đường thẳng song song với d cắt đường tròn tại điểm M ( M khác B) , MC cắt d tại I.

a)      Chứng minnh $\angle BMC = \angle DOC$.

b)      Chứng minh bốn điểm D, C, I ,O nằm trên một đường tròn và I là trung điểm của EF.

c)       Tìm quỹ tích điểm I khi d di động.

$a)$ Ta có $\left\{\begin{matrix} \widehat{BMC}=\frac{1}{2}sd\widehat{BC}\\ \\ \widehat{DOC}=sd\widehat{AC}=\frac{1}{2}sd\widehat{BC} \end{matrix}\right. \Rightarrow \widehat{BMC}=\widehat{DOC}$

$b)$ Ta có $\widehat{DOC}=\widehat{BMC}=\widehat{MIF}=\widehat{DIC}$

$\Rightarrow$ tứ giác $DCOI$ nội tiếp

$\Rightarrow OI\perp EF\Rightarrow IE=IF$

$c)$ Vì $B,C$ cố định nên $\widehat{BOC}$ cố định $\Rightarrow \widehat{DOC}$ cố định $\Rightarrow \widehat{DIC}$ cố định

Vậy khi $d$ di động thì $I$ di động trên cung $BC$ không chứa $D$ của đường tròn ngoại tiếp ngũ giác $DCOIB$


  Hầu hết mọi người đều chấp nhận thua cuộc ngay khi họ sắp thành công. Họ dừng lại

 

ngay trước vạch đích, cách chiến thắng chỉ một bàn chân” -H. Ross Perot

 

  “Tránh xa những kẻ coi nhẹ tham vọng của bạn. Những kẻ nhỏ nhen luôn như thế, còn

 

những người thực sự vĩ đại sẽ khiến bạn cảm thấy rằng bạn cũng có thể trở nên vĩ đại”

 

-Mark Twain

:botay :like :icon10: Huỳnh Tiến Phát ETP :icon10: :like :botay

$WELCOME$ $TO$ $MY$ $FACEBOOK$: https://www.facebook.com/phat.huynhtien.39





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh