Đến nội dung

Hình ảnh

3 hoặc 3.5 tiết toán 1 tuần.

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 49 trả lời

#21
Mr Stoke

Mr Stoke

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 582 Bài viết
Tớ thì không bình gì cả nhưng 612 có ở cạnh xếp xuất bản thường xuyên thỉnh thoảng mắt chớp chớp, miệng ... đớp đớp tí :oto: làm sao cho các cháu được học và đọc các sách đúng với khả năng của các cháu vì : đúng với khả năng của các cháu thì các cháu sẽ thấy trước mắt là bầu trời, còn nếu không thì trước mắt chúng chỉ là quả núi sừng sững thui.

Mr Stoke 


#22
Undertaker

Undertaker

    Traxatora_Tránh xa tôi ra!!!

  • Thành viên
  • 24 Bài viết
3 -> 3.5 tiết toán 1 tuần??? Chuyện thật như đùa!!!
Bảo đảm với các bác là có chuyện lớn xảy ra liền đó:các lớp học thêm mở rộng địa bàn,học sinh rãnh quá không biết làm gì->game online!!!
Học sinh lớp chuyên còn có ý thức một tí,còn lớp thường thì càng ngày càng tụt!!!
Nước ngoài người ta học theo lối thực hành,ít lí thuyết nên không sao!!!Còn nước ta....Nhìn lại mà tủi thân!!!
Nobody can see me....!!!

#23
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết
Biết thế nào topic này cũng chìm xuống mà.
Bác 612 cho em hỏi cái, chương trình học theo bác có thuộc phạm vi nền giáo dục không ?
Học sinh không học cũng có cái lí của họ. GV nào cũng thấy môn của mình quan trọng, bắt HS của mình học kĩ môn đó mà không làm cho HS thấy môn đó hứng thú, thì bố ai mà thèm học theo đúng nghĩa, chỉ học trả nợ thôi bác à.
Trở lại vấn đề cắt xén chương trình. Theo thiển ý của em thì không nên cắt phần đường tròn lượng giác đi. Phần đó rất quan trọng để giúp học sinh hiểu tại quan hệ giữa các góc đối nhau, bù nhau, phụ nhau. cắt cái phần đó đi thì học sinh chỉ còn thuộc cái câu thần chú "cos đối sin bù phụ chéo" mà chả biết nguyên nhân tại sao. Thay vì cắt phần này, đối với lớp đại trà nên đưa phần các công thức cộng, nhân, công thức nhân đôi, nhân 3* thành bài tập vận dụng các công thức cộng góc, và bỏ các bài nặng về tính toán. Còn đối với những ai học ban tự nhiên thì nhiêu đó công thức được rồi, cắt bớt lấy gì mà học.

*Công thức cộng góc


Công thức cộng

vân vân
Công thức nhân đôi


#24
612

612

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết
Hệ thức lượng trong đường tròn chứ không phải đường tròn lượng giác bác ạ. Tuy nhiên, chỉ là không đưa thành bài, thành đề mục để gv và học sinh đừng tập trung vào đó, chứ vẫn giới thiệu về phương tích (phần lý thuyết) và trục đẳng phương( phần bài tập)

Chương trình học nằm trong nền giáo dục chứ nền giáo dục không nằm trong chương trình học, nên lập luận của tớ chẳng có gì mâu thuẫn cả.
<span style='color:green'>Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi</span>

#25
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

Hệ thức lượng trong đường tròn chứ không phải đường tròn lượng giác bác ạ. Tuy nhiên, chỉ là không đưa thành bài, thành đề mục để gv và học sinh đừng tập trung vào đó, chứ vẫn giới thiệu về phương tích (phần lý thuyết) và trục đẳng phương( phần bài tập)

Chương trình học nằm trong nền giáo dục chứ nền giáo dục không nằm trong chương trình học, nên lập luận của tớ chẳng có gì mâu thuẫn cả.

Phần phương tích của một điểm đối với đường tròn có giới thiệu ở lớp 9 chương trình cũ, nhưng tớ chưa để ý ở chương trình hiện nay có còn hay không. Dùng mấy cái đó chứng minh tứ giác nội tiếp cũng được ra phết.
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#26
ngôctử

ngôctử

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 Bài viết
Tại lâm trường nọ công nhân phải đào hố trồng cây. Đi làm CN mang theo nào cuốc chim, nào xẻng, nào xàbeng… Một buổi sáng đẹp trời, ông GĐ thấy thương CN đi làm phải mang theo nhiều dụng cụ lỉnh kỉnh bèn phán: từ nay cho miễn mang cuốc, xẻng. Dĩ nhiên là hố vẫn phải đào đúg yêu cầu kĩ thuật. Và thế là được GĐ thương, CN phải lấy tay móc đất.
Có cái gì gần như thế trong việc giảm tải của chúng ta. Đấy là cảm tưởng của tôi vào hè năm 2001, sau khi có được đề thi TS của một số trường trên tay. ( Xin nhắc: Năm 2000 bộ ban hành SGK hợp nhất, giảm tải một số nội dung )

Nhưng rồi từ 2002 Bộ dành lấy quyền ra đề, và đề thi ngày càng nhẹ nhàng hơn, thầy trò thở phào: Thầy bớt phải dạy và trò bớt phải nhồi nhét vào đầu bao nhiêu là thứ mà sau vài tháng nữa hầu hết chúng sẽ quên sạch.

Nay lại tiếp tục giảm tải giảm tiết … chưa biết thực chất thế nào, nhưng không khéo lại khiến người ta nhớ đến chuyện chú gấu tốt bụng của La Fontaine …
Nhạn độ hàn đàm

#27
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết
Việc giảm tải là hết sức cần thiết, nhưng giảm thế nào và làm sao để bỏ được thói quen coi môn toán là môn quan trọng nhất trong trường phổ thông là cả một sự thay đổi. Môn toán là môn quan trọng nhất điều này đã ăn sâu và bén rễ trong suy nghĩ của giáo viên , phụ huynh và học sinh vì thế sẽ có nhiều tiếc nuối.Sự phải đối đầu tiên có lẽ bắt đầu ở những người giảng dạy bộ môn toán. Tuy nhiên hãy để những đứa trẻ "những mầm non tương lai của đất nước" được phát triển toàn diện. Ví dụ so sánh của bác Ngốc Tử có khập khiễng không ạ. Ông giám đốc (cũng như người làm công tác giáo dục) chỉ cần nêu công việc phải làm và yêu cầu kĩ thuật còn lựa chọn dụng cụ hãy để cho công nhân họ lựa chọn nhất định họ sẽ chọn đúng và sẽ có những cải tiến ...
Một cây làm chẳng nên non

#28
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
Tải nặng hay không là tùy thuộc vào suy nghĩ của học sinh, phụ huynh và những người liên quan. Tự bản thân phụ huynh làm khổ con cháu họ.
So sánh của bác ngôctử khá sâu sắc. Người ta bảo ngọc bất trác bất thành khí, người không khổ luyện sẽ khó thành tài. Nếu cứ cảm thấy nặng nề, khó khăn thì lại tìm cách né tránh, bỏ đi thì sẽ mất đi một số cái quan trọng nhưng vô hình. Mục tiêu chính của toán là giúp nâng cao khả năng tư duy (ví như nội nội công) để giải quyết vấn đề thực tế, còn những kiến thức cung cấp cho các em có thể ví như ngoại công (giúp các em nhanh chóng tiếp cận những tri thức mà tiền nhân phải mất nhiều thời gian mới tìm ra). Nội công thâm hậu nhưng thiếu ngoại công hay ngược lại, lắm ngoại công nhưng thiếu nội công thì đều chẳng làm được trò trống gì.
Hôm bữa đi 1 vòng ở các quán game, thấy nhiều cô cậu còn mặc nguyên đồng phục ngồi luyện Võ Lâm Truyền Kỳ, đều đẳng cấp 7x, 8x, 9x trở lên cả. Dường như học sinh, người ta chỉ than việc học quá tải, chứ ít học sinh nào lại than việc chơi game quá tải cả!!!
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#29
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết

...Người ta bảo ngọc bất trác bất thành khí, người không khổ luyện sẽ khó thành tài. Nếu cứ cảm thấy nặng nề, khó khăn thì lại tìm cách né tránh, bỏ đi thì sẽ mất đi một số cái quan trọng nhưng vô hình. Mục tiêu chính của toán là giúp nâng cao khả năng tư duy (ví như nội nội công) để giải quyết vấn đề thực tế, còn những kiến thức cung cấp cho các em có thể ví như ngoại công (giúp các em nhanh chóng tiếp cận những tri thức mà tiền nhân phải mất nhiều thời gian mới tìm ra). Nội công thâm hậu nhưng thiếu ngoại công hay ngược lại, lắm ngoại công nhưng thiếu nội công thì đều chẳng làm được trò trống gì.

Anh Thuantd khẳng định sai rồi, sự phát triển lệch lạc mới làm thui chột con người . Mọi môn học đều quan trọng nếu thiếu đi đều như người đi trên hai chân không bằng nhau. Giảm tải môn toán là cần thiết. Một học sinh phổ thông chỉ cần nắm được những kiến thức cơ bản .Còn ai yêu thích bộ môn toán thì có thể tự học và nghiên cứu thêm ( tài liệu toán trên thực tế nhiều tới mức kinh khủng. người người viết sách nhà nhà xuất bản sách...).Chủ chương phân ban là hết sức hợp lí . Nhưng phải làm như thế nào lại là cả một vấn đề.Việc đưa ra môn học tự chọn nhằm phát triển năng khiếu của mỗi cá nhân học sinh . Theo em việc giảm tải nói chung và giảm tải môn toán là hết sức cần thiết phần còn lại là ở cách làm mà thôi.
Một cây làm chẳng nên non

#30
ngôctử

ngôctử

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 Bài viết

Ví dụ so sánh của bác Ngốc Tử có khập khiễng không ạ. Ông giám đốc (cũng như người làm công tác giáo dục) chỉ cần nêu công việc phải làm và yêu cầu kĩ thuật còn lựa chọn dụng cụ hãy để cho công nhân họ lựa chọn nhất định họ sẽ chọn đúng và sẽ có những cải tiến ...

Chuyện là thế này thanhbinh ạ.
Chúng ta đã nhiều lần cải cách, thay đổi chtr, SGK. Do yêu cầu giảm tải, mỗi lần như thế lại có một số định lí không còn trong bài học mà được chuyển qua phần bài tập hoặc thậm chí bỏ hẵn. Thú thật thì tôi cũng chẵng tiếc nuối gì mấy cái đl bị bỏ này. Nhưng vấn đề là chúng có được khai thác trong các kì thi ?. Nếu chúng vẫn còn là công cụ để giải toán thi thì chẵng phụ huynh, gv nào lại yên tâm để con em mình, học trò mình tay không móc đất . Không được học ở lớp chính thì đi học ở lớp phụ, không dạy được trên lớp (thiếu thời gian) thì dạy ở nhà. Bởi nói gì thì nói, thực tế hiện nay là học để thi, tất cả cho TSĐH , GD hiện nay là một nền giáo dục ứng thí như GS VNC đã từng nhận xét.
Nếu ai đã từng theo dõi các đề thi TS trước đây, kể cả năm 2001 - năm sau khi ban hanh sách GK hợp nhất, sẽ thấy có một sự cách biệt rất lớn giữa chtr học chính thức ở trường, bài tập trong SGK và các bài toán thi. Điều đó khiến hs mất tự tin vào bản thân, mất tin tưởng vào việc học trên lớp, bươn ba đi học thêm. Trong những điều kiện như thế nói đến giảm tải chỉ là chuyện mơ giữa ban ngày. Cái gì không cần cho thi cử dẫu Bộ không giảm tải, thì Trường, GV, hs cũng tự động giảm tải; Phép biến đổi điểm (lớp 10) ư ? Phần nầy dễ (? - thực ra là không ra thi), ta sẽ vắn tắt giới thiệu một số điểm chính, phân còn lại các em tự học … sau đây ta sẽ dành thời gian để cũng cố lại một vấn đề khó hơn .. (thực ra là hay ra thi hơn!). Và ngược lại, những gì cần cho thi cử thì dù có giảm tải, hs vẫn phải tìm học … chuyện dạy thêm học thêm là điều tất yếu. Thậm chí trước đây ai muốn thi vào trường nào thì chịu khó khăn gói đến trung tâm luyện thi của trường ấy học vì các trường đều tự mình ra đề và không ít trường ra đề rất lắt léo, đánh đố, cố tạo nét độc đáo cho thương hiệu của mình.
*
Các đl là công cụ để hs giải toán, như cuốc xẻng để CN đào hố. Bỏ đi không học, nhưng vẫn bị khai thác trong các đề thi thì có khác nào ông GĐ cho CN miễn mang cuốc xẻng … tôi ví von ý là như thế.
Nhân tiện cũng nói thêm để thanhbinh biết: Trước đây CN làm ở lâm trường, sáng nghe kẻng đánh là tập họp trước cửa kho nhận dụng cụ đi làm, chiều về lại đem đến kho trả. Phát gì dùng nấy, không kén, không chọn gì sất - nếu em chọn cây rựa sắc thì ai lấy cây rựa cùn rựa gãy cho?. Và tất nhiên chẵng ai lại đem của riêng ở nhà đi làm việc tập thể. (Phần đảo thì đúng ^_^).
Ngành lâm nghiệp hình như đã tìm được lối ra cho mình từ khi khoán hẳn cho từng CN mỗi người một diện tích nhất định nào đó để chăm sóc, khai thác. Ngành GD thì sao?
*
Tình hình có vẽ đỡ hơn kể từ 2002, khi bộ dành lấy quyền ra đề.
Đến nay lại có tin Bộ sẽ tiếp tục giảm tải bằng cách giảm tiết. Chưa đủ thông tin để có thể nói gì nhiều, tôi chỉ mong rằng việc giảm tiết thực sự là kết quả của một công trình nghiên cứu khoa học, không phải là giải pháp tình thế mang tính đối phó vì nếu thế thì e rằng thương nhau thế ấy chẵng thà phụ nhau …
Nhạn độ hàn đàm

#31
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết
Vấn đề ở đây là thời kì này

Thậm chí trước đây ai muốn thi vào trường nào thì chịu khó khăn gói đến trung tâm luyện thi của trường ấy học vì các trường đều tự mình ra đề và không ít trường ra đề rất lắt léo, đánh đố, cố tạo nét độc đáo cho thương hiệu của mình.

đã qua từ lâu rồi . Hai năm gần đây đề của bộ ra hoàn toàn bám sát sgk. Rõ ràng để giảm tải đã có sự đi trước dọn đường tạo tâm lý cho phụ huynh ,học sinh, giáo viên yên tâm . Thực tế thống kê cho thấy số học sinh đậu vào các trường cao đẳng , đại học ở những thành phố lớn Hà nội , Thành phố HCM... tỉ lệ thấp hơn một số tỉnh thành khác .
Hãy nhìn những mầm non tương lai của chúng ta : Chân tay gầy bé, đầu to , mắt mang cặp kính cận to tướng . Có những "mầm non" không biết chơi bất kì môn thể thao nào ,cơm không biết nấu , nhà không biết quét không phân biệt nổi cả con trâu với con bò....==> thương.
Giảm tải thôi , học đều các môn còn chần chừ gì nữa không làm là có tội với thế hệ trẻ với tương lai đất nước.

Một cây làm chẳng nên non

#32
ngôctử

ngôctử

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 Bài viết

Hãy nhìn những mầm non tương lai của chúng ta : Chân tay gầy bé, đầu to , mắt mang cặp kính cận to tướng . Có những "mầm non" không biết chơi bất kì môn thể thao nào ,cơm không biết nấu , nhà không biết quét không phân biệt nổi cả con trâu với con bò....==> thương.


thanhbinh noi nghe that xuc đong qua. Nhưng hiện nay cả xã hội có lẽ chẵng ai bênh vực cho chuyện học hành nặng nề đâu, nên em cứ bình tỉnh :neq.
Các bác trên Bộ chắc cũng đang nhức đầu nhức tai. Và trước áp lực rất lớn của dư luận liệu Bộ có vội vàng đẻ ra những biện pháp để đối phó mà chưa kịp kiểm tra hay không? (Bộ ta từng vội vàng trong nhiều rồi, nên lo e không thừa?)
3.5 tiết một tuần là nhẹ hay là năng, có thực sự giảm tải hay không? Việc đó còn tùy thuộc chtr co được giảm tỉ lệ với số giờ được giảm hay không, và đặc biệt thi cử có thực sự giảm nhẹ tương ứng?
Nếu chương trình chỉ giảm đôi chút, hay thi cử vẫn cứ thế mà ra, bao nhiêu định lí bỏ đi vẫn cứ khai thác thì đấy không phải giảm tải mà thực sự là tăng tải đấy.
Dù sao thì thông tin chưa đủ (chưa đọc được chtr mới, ..) nên không thể bàn sâu được. Nên tôi nhắc lại chuyện cũ để chứng tỏ rằng việc giảm tải không hợp lí sẽ gây phản tác dụng, trở thành tăng tải, làm khổ hs thêm mà thôi. Tóm lại:
- giảm tải? OK. Nhưng xin cẩn thận cho, đừng biến giảm tải thành tăng tải.
Nhạn độ hàn đàm

#33
sweet_water

sweet_water

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Vâng tất cả chỉ khổ học sinh, những CON VẸT BIẾT ĐỌC
Hình đã gửiHình đã gửi
ôi kaka :X http://kakafans.net

#34
Prince_Vegeta

Prince_Vegeta

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
Học trò bây giờ chỉ có biết học , nhưng không biết nghĩ. Chán lắm.
Thà là giảm tải, để chúng nó còn thông minh được một tý. Học nhiều quá còn đâu thời gian để trí tưởng tượng phát triển.

#35
sweet_water

sweet_water

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
thế theo bạn hs bây giờ fai biết nghĩ cái gì thì mới đc coi là nghĩ.Giảm tải mà k hợp lý thì cũng hòa
Hình đã gửiHình đã gửi
ôi kaka :X http://kakafans.net

#36
Prince_Vegeta

Prince_Vegeta

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
Vấn đề không chỉ là học mà còn cần phải có suy nghĩ riêng của bản thân mình. Albert Einstein ngày xưa học rất kém, nhưng vẫn cứ là nhà khoa học nổi tiếng. Bao nhiêu người Vn học giỏi cuối cùng thì vẫn chả làm nên trò trống gì.
Người ta vẫn nói, trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức, và suốt ngày học thì có được chút kiến thức, nhưng mà trí tưởng tượng thì = 0.
Trẻ con thì phải có giai đoạn phát triển cân bằng thì sau này mới thông minh đuợc. Tất cả những hiểu biết khác ngoài toán sau này se góp phần cho toán, mà trong thời gian đầu người ta không thể nào nhận thấy được.

#37
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết
Báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 10 tháng 2 năm 2006

Một tháng soạn xong sách giáo khoa - NXB Giáo dục có vội vã!?



Chỉ một tháng, sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý với Bộ GD-ĐT về việc phân ban THPT thành 3 ban: Ban Khoa học tự nhiên, Ban Khoa học xã hội - Nhân văn và Ban Cơ sở, NXB Giáo dục đã ìở giai đoạn hoàn tất” các sách giáo khoa!

Khi thí điểm thì có 2 bộ SGK, nhưng khi hoàn thiện thì trở thành ì2 trong 1”, tức là ìkế thừa” cả hai...

Những nội dung trả lời trên của Tổng Giám đốc NXB Giáo dục - ông NGÔ TRẦN ÁI - với chúng tôi, tiếp tục gợi cho chúng tôi nhiều băn khoăn, suy nghĩ về một cung cách làm sách giáo khoa quá dễ dãi.

Phải chăng, vì vậy mà suốt bao nhiêu năm qua SGK luôn là đề tài được dư luận quan tâm...

2 ban hay 3 ban đều dùng chung nội dung SGK!

* Thưa ông, từ việc thí điểm SGK cho chương trình THPT chỉ có 2 ban, nay Chính phủ quyết định tăng lên 3 ban, như vậy SGK thí điểm có phải làm lại?

- Ông NGÔ TRẦN ÁI: SGK thí điểm ở bậc THPT là tài liệu được sử dụng để hoàn thiện thành SGK chương trình chuẩn và SGK chương trình nâng cao, như vậy công việc được tiếp tục và hoàn thiện tốt hơn chứ không phải bỏ hết việc thí điểm hai năm qua. Nên hiểu đây là công việc kế tục và hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu của Thủ tướng.

Các tác giả SGK đã kế thừa cả 2 bộ SGK thí điểm để hoàn thiện SGK theo chương trình phân ban theo chủ trương mới. Hơn nữa những ý kiến góp ý về SGK thí điểm của cơ sở trong 2 năm qua cũng được các tác giả nghiên cứu để hoàn thiện bộ SGK phân ban.

* Riêng ban cơ sở là ban mới hoàn toàn, việc biên soạn SGK cho ban cơ sở đã tiến hành đến đâu, thưa ông ?

- ìBan cơ sở” học theo SGK chương trình chuẩn và học một số môn nâng cao theo SGK nâng cao (nếu có nguyện vọng). Hiện SGK ban cơ sở đang được thẩm định vòng 2.

* Tháng 1-2006 bộ mới có tờ trình về ban cơ sở. Chỉ trong một tháng mà đã xong sách thì chất lượng sách sẽ như thế nào?

- Việc tổ chức hoàn thiện SGK (theo chương trình chuẩn và chương trình nâng cao) đã được tiến hành đồng thời với quá trình thi hành Luật Giáo dục 2005, nghĩa là đã được chuẩn bị từ trước.

Như đã nói, SGK của ban cơ sở được thiết kế theo SGK chương trình chuẩn và SGK chương trình nâng cao nên việc biên soạn sách không có tình trạng cập rập ìnước đến chân mới nhảy”. Sau khi chương trình phân ban được Thủ tướng Chính phủ quyết định, việc hoàn thiện SGK đang ở giai đoạn hoàn tất cuối cùng.

Lúc nào SGK cũng được giảm tải và kiểm định tốt!?

* Ông có thể cho biết bao giờ sẽ có SGK phân ban?

- SGK phân ban sẽ được NXB Giáo dục in đồng bộ, đầy đủ để phục vụ việc bồi dưỡng giáo viên vào tháng 6. Như vậy vào khoảng cuối tháng 6, SGK phân ban sẽ được phát hành.

* Nhiều ý kiến cho rằng việc biên soạn SGK phân ban của chúng ta tiến hành theo quy trình ngược. Mặt khác, giữa Viện Chiến lược và chương trình (nơi thiết kế chương trình), nhóm tác giả viết sách và Vụ Giáo dục phổ thông (phân phối tiết học) không có tiếng nói chung. Sách viết xong phải ìgọt chân cho vừa giày”. Nguyên nhân quá tải cũng xuất phát từ đây?

- Thật sự không có tình trạng này. Trong quá trình biên soạn SGK phân ban, luôn luôn có sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng của Bộ GD-ĐT liên quan đến công tác này với các nhóm tác giả. Khi có ý kiến chính thức của cơ quan có thẩm quyền, dù thời gian có eo hẹp, các đơn vị này và các nhóm tác giả đã tích cực làm việc với tinh thần trách nhiệm cao để điều chỉnh, hoàn thiện SGK phân ban, tránh mắc phải những sai sót đáng tiếc.

* Liệu khi triển khai đại trà, SGK phân ban có giảm tải một cách đúng nghĩa chứ không phải bằng cách cắt xén chương trình ?

- Yêu cầu giảm tải được lãnh đạo Bộ GD-ĐT quán triệt từ khâu xây dựng chương trình đến việc biên soạn SGK ở tất cả các bậc học, từ tiểu học đến trung học. Hơn nữa giảm tải SGK phân ban phải tương thích với SGK ở cấp dưới. Các cán bộ liên quan đến những công việc này đều có ý thức thực hiện yêu cầu giảm tải nói trên.

* Thay vì chỉnh sửa thì sao chúng ta không biên soạn lại chương trình cho phù hợp với mục tiêu phân ban đã đề ra ? Khó khăn ở đây là vấn đề thời gian hay là vì NXB sợ lãng phí 100 tỉ đồng tiền viết sách.

- Chương trình được chuẩn bị để thực hiện mục tiêu phân ban, gắn với yêu cầu phân ban ; do đó chương trình trung học phân ban phù hợp, thống nhất với mục tiêu phân ban. Số tiền chi cho việc biên soạn SGK phân ban mà nhà báo nêu ra thì tôi không được rõ.

Theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Dự án biên soạn SGK phân ban giao cho Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức biên soạn, lựa chọn nhóm tác giả viết SGK. NXB Giáo dục có trách nhiệm biên tập, in ấn, phát hành bộ SGK phân ban cũng như các bộ SGK và sách tham khảo khác.

* Ông có thể cho biết quy trình thẩm định sách? Nhiều ý kiến cho rằng Hội đồng thẩm định là ìngười nhà” với NXB nên việc nhận định, góp ý chưa ìđến nơi đến chốn”.

- Hội đồng thẩm định SGK do Bộ GD-ĐT quyết định. Các tác giả viết SGK phân ban chắc chắn không ở Hội đồng thẩm định. Quy trình thẩm định SGK ở trung học phân ban về cơ bản giống như quy trình thẩm định SGK ở tiểu học và THCS như đã tiến hành ở các năm trước.

Về trách nhiệm của NXB Giáo dục, sau khi thẩm định vòng 2, chúng tôi sẽ cho in thử và gửi đến các Vụ chức năng của Bộ GD-ĐT, một số hội khoa học như Viện Toán, Viện Vật lý, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học…, giáo viên ở một số tỉnh thành để xin ý kiến. Cách làm này sẽ giúp cho việc hoàn thiện SGK phân ban tốt hơn.

http://www.tuoitre.c...07&ChannelID=13

Thôi, các em cấp 3 ráng mà học nhé, lên ĐH sẽ chơi bù.

#38
612

612

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết
Ông nhà báo này cũng vớ vẩn, người ta đã trả lời thế rồi mà còn cho một dòng tiêu đề: Một tháng soạn xong sách giáo khoa - NXB Giáo dục có vội vã!?
Tớ làm sgk Hình 10 nâng cao đến giờ là gần 2 tháng rưỡi rồi mà chỉ mới chuẩn bị nộp thẩm định vòng 2.
<span style='color:green'>Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi</span>

#39
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết
Viết rồi, nhưng nghĩ lại thấy nên xóa thì hơn.
Bác 621 cho em hỏi, SGK mới có thay đổi gì về hình thức không ? Thí dụ như in mầu, hay các định lí được đóng khung lại ? Dùng nhiều kiểu chữ để làm nổi tiêu đề hay các ý chính. Mấy cái này thấy thường thường vậy chứ mà cũng hay đó bác. (không có ý nói để làm cho cuốn sách hoa lá thêm nha)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyen_hung: 15-02-2006 - 20:35


#40
612

612

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết
Bác nói rất đúng đó, hình thức rất quan trọng. Nếu mà in được dù chỉ 2 màu thôi cũng rất tốt rồi, nó sẽ nổi lên những phần chính phần phụ và hấp dẫn học sinh hơn. Nhưng do điều kiện kinh tế :D nên chỉ một số sgk được in màu thôi, hình như là Sinh, Lý,Hóa thì phải, còn Toán thì chắc phải đợi đến khi nước mình giàu hơn. Tuy nhiên, sgk cũng cố gắng trình bày để phân biệt được mảng chính, mảng phụ (lồi ra hoặc thụt vào), các định nghĩa, câu hỏi, hoạt động, tính chất cũng được trình bày theo cách để cho học sinh dễ nhìn hơn. Tớ thấy có một điều mà sách giáo khoa mới hơn hẳn sách cũ là cách viết giúp cho học sinh rất dễ tự học.
<span style='color:green'>Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi</span>




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh