Đến nội dung

Hình ảnh

3 hoặc 3.5 tiết toán 1 tuần.

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 49 trả lời

#1
612

612

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết
Bắt đầu từ năm sau, các em học theo chương trình Toán mới (đại trà, sau chương trình phân ban thí điểm) với thời lượng là 3 tiết Toán 1 tuần (áp dụng cho chương trình chuẩn), 3,5 tiết /tuần đối với chương trình nâng cao.
Mọi người phát biểu ý kiến xem.
Ai mà sợ môn Toán thì chắc là khoái chí lắm.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi 612: 05-01-2006 - 07:54

<span style='color:green'>Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi</span>

#2
QUANVU

QUANVU

    B&S-D

  • Hiệp sỹ
  • 4378 Bài viết
thế này thì các cháu phải học thêm nhiều hơn rồi :P
1728

#3
Ronaldo

Ronaldo

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 422 Bài viết
Hờ hờ, học toán ít đi thì sau này mất cơ bản là toi đó :P .

#4
phudu

phudu

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết
Theo tớ thì, cải cách chương trình phải kèm theo cải cách cả việc thi cử , kiểm tra nữa, nếu không thì đường lối thì tốt, nhưng chẳng ai dám thực hiện cả.Tớ cũng thích dạy 3t/1 tuần lắm nhưng nếu thế thật thì LO!!!!!!!!!!
Cứ so sánh mức độ các bài tập SGK và các bài thi thì đúng là có sự chênh lệch khá lớn. Nếu chỉ đảm bảo cho học sinh tự làm được hết các bài SGK rõ ràng là không khó. Nhưng để chuẩn bị cho các em vượt qua được các bài thi học kỳ, các kỳ thi thử đại học ở trường đúng là toát mồ hôi. Các thầy cô chịu trách nhiệm ra đề thường cho ở mức độ cao khá cao, vì mục đich cuối cùng là kỳ thi đại học.Mục đích thì tốt, nhưng vô hình chung làm học sinh rất căng thẳng, lo lắng quá mức. Áp lực học tập của học sinh rất lớn, nhiều em có biểu hiện rất đáng lo ngại về tâm lý.Hiện tại, học 5t/1 tuần ngoài ra còn học thêm giờ, mà học sinh đã tối ngày đi học thêm vì sợ học trên lớp chưa đủ.Nói là giảm tải, nhưng giảm ở đâu chứ với học sinh chẳng có gì thay đổi cả. Nếu rút thời gian học lại thì không hiểu GV sẽ xoay sở như thế nào.Nghe nói chương trình mới còn cho thêm một số phần toán như thống kê và xác suất nữa.
Vậy thì, ngoài cải cách nội dung học, nên có hướng dẫn cụ thể về việc kiểm tra phân loại học sinh hàng kỳ, hàng năm, thi tốt nghiệp.Những hướng dẫn chung chung không giải quyết được vấn đề gì. Nên có những bộ đề cho GV tham khảo để ước lượng tương đối độ dễ khó. Nên cho một số môn học là môn học tự chọn, giảm áp lực tâm lý cho học sinh vì môn nào cũng phải coi là môn chính . Ví dụ, môn KTNN, thiết nghĩ những học sinh ở thành phố sau này phần lớn không sử dụng đến những kiến thức về môn này, vậy thì có thể miễn cho các em được không?
Tóm lại, nhất định phải thay đổi kiểu học gạo, mọt sách cho học sinh ngày nay. Nhưng muốn vậy, phải có sự đồng bộ giữa việc dạy, học, kiểm tra, đánh giá chất lượng, vì tất cả những khâu này là mắt xích quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngao ngán lắm! Cứ mỗi lần đi ra đường, ngắm phố phường là lại nghĩ đến cải cách giáo dục nhà mình. Đường xấu thì cải tạo đường.Một thời gian sau lại đào đường mới lên để cải tạo cống thoát nước. Đúng là nhiều khi đường lối rất tốt, nhưng người thực hiện chưa tốt. Nhưng thiêt nghĩ, những người đứng đầu cần có tầm nhìn xa hơn, có những biện pháp dứt khoát, mạnh mẽ hơn để không có cảnh hướng dẫn một đằng thực thi một nẻo.

...Tại vầng trăng, tại em hay tại anh?
Tại sang đông không còn hoa sữa,
Tại nhiều lắm, tại gì không biết nũa,
Tại con bướm vàng có cánh nó bay...

#5
612

612

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết
Tớ thì hiển nhiên là phản đối chuyện giảm số tiết. Các sếp thấy dư luận kêu ca chương trình học nặng thì phang ngay vào thời lượng môn Toán, còn môn Hóa thì tăng tiết lên. Đau khổ thật. Vừa muốn giảm tải, vừa muốn ngang bằng với thế giới. Các tác giả, chủ biên cũng kêu trời, nhưng trời nghe không lọt. Thế là đành nghiên cứu để cắt bớt chương trình, cuối cùng cắt "Hệ thức lượng trong đường tròn" và "Định lý đảo về dấu của tam thức bậc hai". Chương thống kê, xác suất thêm vào để tăng tính thực tế của bộ môn Toán. Ba đường conic cũng giảm tải, chỉ giới thiệu là chính.
Như vậy, môn Toán hiện giờ khá nhẹ, nhưng với thời lượng 3t/tuần thì nguy cơ học thêm vẫn còn đe dọa, nhất là khi các thầy cô giáo cứ đào sâu những kiến thức không cần thiết. Và hãy thử tưởng tượng 1 tiết Hình/tuần thì sang tuần sau học sinh sẽ quên mất kiến thức tuần trước :D. Những bài toán cần tư duy sâu sắc thì thường chỉ có trong sách bài tập.
Tuy nhiên, cái cần thay đổi nhất theo tớ không phải là chương trình, mà là đục ngay vào cái ổ bệnh hình thức và cái lối học của học sinh, lối dạy của thầy cô giáo. Với sách Toán như hiện giờ, tớ thấy một học sinh loại Trung bình khá (thực sự chứ không phải loại TBK hiện giờ) là có thể tự học được dưới sự tổ chức của thầy cô.
Sách mới có thêm nhiều câu hỏi trắc nghiệm, giúp học sinh làm quen với cách kiểm tra trắc nghiệm sắp tới của Bộ Giáo dục.
Và tớ cũng nghĩ như Phudu, chắc sẽ có những bài kiểm tra ví dụ để giáo viên quen với mức độ và cách thức kiểm tra ở trong sách giáo viên
Hy vọng đợt sách này sẽ được sử dụng lâu dài, và còn lâu mới thay sách nữa. (Mặc dù việc thay sách làm cho túi tiền của mình bớt rỗng đi, hì hì)
<span style='color:green'>Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi</span>

#6
hungkhtn

hungkhtn

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Hiệp sỹ
  • 1019 Bài viết
Còn theo tớ thì mấy tiết cũng vậy . Quan trọng là tự học được thôi.
Hiện tại mình không lên diễn đàn toán thường xuyên, thế nên nếu không trả lời đc Private Message trên diễn đàn được, mong các bạn thông cảm.

Visit www.hungpham.net/blog, where I am more available to talk with you.

#7
QUANVU

QUANVU

    B&S-D

  • Hiệp sỹ
  • 4378 Bài viết

Còn theo tớ thì mấy tiết cũng vậy . Quan trọng là tự học được thôi.

Nhưng cũng phải có cái gì đó từ đầu thì mới tự đọc được chứ?Mới lại h/s nó lười lắm,đa số là vậy.
1728

#8
LacLac

LacLac

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 51 Bài viết
Tình hình có vẻ bi quan quá nhỉ! Chương trình thì cứ cắt mà đề thi, đề kiểm tra thì chẳng tha cho. Cứ như vậy thì càng loạn lên thêm. Một tuần mấy tiết tớ dạy cũng được tất. Khổ là khổ cho học sinh và cả phụ huynh nữa.
Các môn học thì chẳng thấy liên kết gì, anh nào cũng độc lập tác chiến. Làm như học sinh chỉ học có mỗi môn đó thôi.
Tớ thì thích tập cho học sinh phương pháp suy luận hơn là trình bày ngay cách giải quyết. Ít tiết thế chắc không thể làm được.
Yêu cầu học sinh tự học cũng gặp khó. Không phải học sinh nào cũng có đủ quĩ thời gian cho học tập. Tự học đến hơn 10 môn, còn thời gian đâu để thư giãn. Mình cũng thấy có nhiều giáo viên siết học sinh rất chặc, đến nỗi các em bỏ các môn khác để dồn vào môn đó. Không biết như vậy là hay hay dỡ.

Làm giáo dục mà cứ dựa trên mệnh lệnh thì thật là nguy.

#9
hoangminhdong

hoangminhdong

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết
Tôi thấy 3 tiết/ tuần là quá ít đối với chương trình học bây giờ.
Tôi nghĩ rằng nếu sắp tới thay đổi chương trình THPT thì 3 tiết/ tuần nên áp dụng đối với học sinh ban KHXH,còn ban KHTN thì cần ít nhất là 5 tiết/ tuần, có thể lớp chọn toán thì phải 6,7 tiết/ tuần ,còn lớp đại trà thì 4 tiết/ tuần.
Như vậy ở những lớp chọn những môn không chuyên phải giảm đi,thậm chí có môn không cần học để tránh tình trạng học cung như không học không còn thời gian để học những môn không chuyên nữa,khi đó sẽ dẫn đến hình thức xin điểm

TÔI RẤT MUỐN ĐỂ HỌC SINH HỌC THEO KIỂU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN,NHƯ THẾ MỚI PHÁT HUY ĐƯỢC SỰ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH.NHƯNG CŨNG CẦN PHẢI CÓ NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
HỌC SINH CÀNG TỰ HỌC BAO NHIÊU CÀNG TỐT(TẤT NHIÊN GIÁO VIÊN CÓ THỂ ĐỊNH HƯỚNG) .NẾU CÀNG ÍT PHỤ THUỘC VÀO GIÁO VIÊN THÌ CÀNG TỐT

#10
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Thứ nhất là: học sinh đại trà không có khả năng tự học. Chỉ có những học sinh có năng khiếu mới có thể tự học được.
Thứ hai: học toán nhiều, cái thứ toán sơ cấp của chúng ta để mà làm gì. Toàn những bài dẫn học sinh vào đường cụt. Cả thế giới chả ai đào tạo như chúng ta cả. Hệ thống giáo dục cấp 3 và đại học của Anh tốt nhất thế giới, sau đại học thì US tốt nhất thế giới, nhưng có mấy học sinh giỏi mấy kiểu toán cấp 3 của chúng ta đâu?
Thứ ba: học sinh chúng ta học bị thiếu hụt quá nhiều thứ. Mình nghĩ rằng HS VN chúng ta bị hổng kiến thức về văn học, lịch sử, triết học, âm nhạc, thể thao, hội họa.... trong khi tập trung vào những thứ nói thật là cả đời chả để làm gì. Ví dụ như mấy chất như là Naptalen, hay hiệu ứng liên hợp, siêu liên hợp, Mĩ vào đại học nó mới học.
Thứ 4: hệ thống sách giáo khoa của chúng ta so với các nước như US thì nói thẳng thắn là gần như vất đi. Suốt ngày cải tiến với cải lùi. Hồi tôi mới bắt đầu sang US, lần đầu tiên nhìn thấy sách giáo khoa đại trà của chúng nó, quả thật tôi cảm thấy học sinh việt nam mình gặp bất lợi nhiều quá. Mặc dù không thể phủ nhận rằng VN có một số người rất rất xuất xắc, có khả năng tự học, nhưng sức một người không thể chống lại được cả một trào lưu.
Cho nên có cải tiến bằng giời cũng đến thế mà thôi. Thà là dịch béng sgk của nó ra tiếng việt thì còn hay hơn.
PhDvn.org

#11
blackcode

blackcode

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 28 Bài viết
Em đồng ý với anh kaka. Em cũng mới qua, nhìn sách của họ khác xa sách của mình . Giải tích thì học đạo hàm, ứng dụng tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất, nhưng thực tế. Còn BDt thì học chơi chơi. Không có đào sâu lắm. Khi cần tìm max, min thì chỉ dùng đạo hàm.

#12
612

612

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết

Cho nên có cải tiến bằng giời cũng đến thế mà thôi. Thà là dịch béng sgk của nó ra tiếng việt thì còn hay hơn.

Em nghĩ thế này thật à? Bọn Mỹ cũng mỗi bang một sách đấy.
Tại sao lại cứ nhìn thấy những mặt xấu thế nhỉ? Ông NMHiển kể: trong hội nghị giáo dục các nước asean, chương trình học của nước ta rất được các nước khen ngợi đấy.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi 612: 13-01-2006 - 14:14

<span style='color:green'>Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi</span>

#13
612

612

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết

Em đồng ý với anh kaka. Em cũng mới qua, nhìn sách của họ khác xa sách của mình . Giải tích thì học đạo hàm, ứng dụng tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất, nhưng thực tế. Còn BDt thì học chơi chơi. Không có đào sâu lắm. Khi cần tìm max, min thì chỉ dùng đạo hàm.

Bất đẳng thức trong sách giáo khoa cũng đâu có đào sâu, nhỉ? Chắc bác nhớ nhầm qua luyện thi học sinh giỏi rồi
<span style='color:green'>Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi</span>

#14
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết

Cho nên có cải tiến bằng giời cũng đến thế mà thôi. Thà là dịch béng sgk của nó ra tiếng việt thì còn hay hơn.

Em nghĩ thế này thật à? Bọn Mỹ cũng mỗi bang một sách đấy.
Tại sao lại cứ nhìn thấy những mặt xấu thế nhỉ? Ông NMHiển kể: trong hội nghị giáo dục các nước asean, chương trình học của nước ta rất được các nước khen ngợi đấy.

Nó khen nó cũng có mất mát gì đâu!
Bác Kaka nói đúng đó chứ, học sinh của mình hổng những kiến thức thường thức về âm nhạc, hội họa, vân vân, nói chung là về nghệ thuật. Mà những thứ đó thì sau này ra đời cần hơn là những thứ như bất đẳng thức, đạo hàm cấp cao. Bây giờ mà bảo phân ban thì hỡi ôi, những học sinh học bên toán sẽ chẳ thèm học cái gì về địa lí với lịch sử nữa, còn các học sinh học đại trà thì càng lúng tứng, bởi cái chương trình học vừa nặng vừa nhẹ kia. Học để mà lên lớp thì nhẹ, mà học để vào Đh thì khó.
Rồi còn thêm vấn nạn học thêm nữa nhỉ, liệu rằng tăng tiết và giảm tiết như thế thì các em có tránh khỏi việc đi học thêm không ? Hay là sách giáo khoa đổi nhưng giáo án vẫn không đổi được, bởi cắt xém như thế thì cón dạy sao được nữa.
Hậu quả cuối cũng, học sinh là người bị đem ra thí nghiệm.

#15
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết
Quên cái này nữa. Thực sự thì với chương trình hiện nay, học sinh nào không mất căn bản vẫn tự học được, thấy nó nhiều vậy chứ nếu nhìn lại tổng quá, nó không có bao nhiêu cả, vấn đè là làm sao cho học trò biết cách mà tư duy, thì chúng sẽ tự học được thôi, chứ cái gì cũng mớm vào miệng nó thì nó còn tư duy sao được.

#16
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Bà chị 612 hình như hơi thiếu thực tế nhỉ. Ông Nguyễn Minh Hiển là bộ trưởng bộ giáo dục thì phải nói thế rồi, kiểu như mèo khen mèo dài đuôi đấy. Chắc là chỉ có lào và campuchia nó khen thôi. Và có khen thì cũng khen lấy lệ. Ngoại giao mà, mất gì đâu? Chẳng nhẽ đến nhà người ta chơi lại đi chê: con gái ông xấu như con cú?
US mỗi bang một sách, nhưng bang nào sách nó cũng tốt cả. Chương trình đào tạo của nó là bậc nhất thế giới, con người US nói chung tầm trí thức cao, tất cả là do hệ thống GD của nó rất tốt.
PhDvn.org

#17
N.V.Minh

N.V.Minh

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 117 Bài viết
SGK của Mĩ tớ đọc đúng 1 cuốn , sau đó thì đem cho . Cuốn đó do 3 ông ở MIT viết năm 1992 , nội dung bao gồm chương trình giải tích 11+12 , hình học 10 ( hoàn toàn ko có hhkg ) , một ít về PTVP và phụ lục ( tổng cộng trên 800 trang ) . Thú thật nội dung không có gì đặc biệt , cũng bỏ qua hầu hết cm . Không giống như mọi người hay nói , cuốn đó hầu như không có các vd thực tế ( ở ptvp thì có một ít về cơ học ) . Sự khác biệt có thể nói là duy nhất so với SGK VN là nó là sách màu , khổ to hơn , giải thích kĩ càng hơn các khái niệm khó và đặc biệt là minh họa hình học cực đẹp .Chỉ vậy thôi !

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi N.V.Minh: 14-01-2006 - 19:06

Iêu nhau trọn vẹn một tuần .
Em khen : Anh quá cù lần . Bỏ anh !

#18
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
thế là thế nào nhỉ. Cách đấy đúng 1 tháng, tơ đọc bộ sach giáo khoa lớp 7 của con của một ông giáo sư bên này. Đúng là về toán, lý hóa, xét theo các tiêu chuẩn việt nam thì nó kém hơn nhiều. Tuy nhiên đừng có bao giờ nghĩ hệ thống giáo dục của nó là tồi. Bao nhà khoa học của thế giới lại xuất hiẹn trong một nền giáo dục như thế. Đánh giá nền giáo dục thì phải đánh giá một cách tổng thể.
Tôi kể luôn một chuyện thế này cho mọi người nghe thử. Cách đây một thời gian, khi tôi lang thang ở thư viên khoa toán, thế là có mấy cậu sinh viên ngoắc tôi lại hỏi bài, nói là chỉ một phút thôi. Thế là tôi xem thử đề bài:
cho y=(2x+3)/(x-1). Hãy tìm x theo y.
Tôi không thể tưởng tuợng được đây là bài mà một sinh viên đại học hỏi. giải xong bài này, nó lập tức vẫy mấy thằng bạn nó ra xem lời giải, có vẻ trầm trồ thán phục lắm. Mà đây là Berkeley, nơi mà HS muốn vào được thì phải là HS giỏi.
Vậy thì mọi người thử xem, do VN GD sai đường hay là berkeley giáo dục sai?
Cho nên tôi đồng ý với chính sách giảm tải môn toán cho học sinh. Bắt chúng nó học ít thôi thì chúng nó còn thông minh sáng tạo được.
PhDvn.org

#19
612

612

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết
Nói thật ra, khi mà đánh giá chương trình học, tớ cũng nghĩ là tớ chưa đủ tầm hiểu biết rộng để mà nói. Vậy nên những nhận xét chỉ là ý kiến chủ quan của cá nhân, dựa trên những năm đi học, đi dạy và một time rất ngắn làm sách.
Chuyện của ông NMHien, tớ không thêm một lời nào nữa, bởi cứ cãi nhau vì một cái mà mình không thực sự biết thì phỏng có ích gì. Chỉ muốn nói với mọi người là: có đáng chê bai một cách triệt để đến thế không?
Chuyện dịch sách Mỹ ra cho Việt Nam học, với tớ chẳng khác gì lấy áo của người này mặc cho người khác. Các bác cứ ngẫm mà xem. Ngày xưa đi học, tớ cũng thèm hội họa và âm nhạc lắm chứ, nhưng thời đó đào đâu ra thầy cô dạy, đào đâu ra đàn và họa phẩm? Ăn còn chưa đủ no nữa là. Tớ chỉ xem như là sự thiệt thòi của một thế hệ thôi. Có nhiều cái muốn lắm, nhưng điều kiện kinh tế xã hội không cho phép. Ví dụ như môn học tự chọn, hay biết mấy nhưng lấy đâu ra đủ trường đủ lớp? Muốn vứt cái bảng sô với 4 chữ số thập phân lắm rồi nhưng các em học sinh miền núi thì lấy đâu ra tiền để mua máy tính? Đồng ý là US thì ăn đứt VN rồi, những nhà khoa học của Mỹ cũng ăn đứt của VN, cái này tớ không bàn cãi nữa. Tuy nhiên, lí do của nó đâu phải chỉ là chương trình học!!!
Còn chương trình học hiện nay, tớ chỉ nhìn được riêng bộ môn Toán chứ những môn khác thì thực sự là không biết, việc này của mấy ông có tầm nhìn rộng. Từ hồi tớ học so với bây giờ, chương trình đã giảm tải cực kì nhiều. Các bác đã đọc sách giáo khoa phân ban thí điểm chưa? Cứ nặng lời chê bai nhưng tớ nghĩ có lẽ các bác chưa có time để đọc!
<span style='color:green'>Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi</span>

#20
612

612

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết

Bây giờ mà bảo phân ban thì hỡi ôi, những học sinh học bên toán sẽ chẳ thèm học cái gì về địa lí với lịch sử nữa, còn các học sinh học đại trà thì càng lúng tứng, bởi cái chương trình học vừa nặng vừa nhẹ kia. Học để mà lên lớp thì nhẹ, mà học để vào Đh thì khó.
Rồi còn thêm vấn nạn học thêm nữa nhỉ, liệu rằng tăng tiết và giảm tiết như thế thì các em có tránh khỏi việc đi học thêm không ? Hay là sách giáo khoa đổi nhưng giáo án vẫn không đổi được, bởi cắt xém như thế thì cón dạy sao được nữa.

Chuyện học sinh học ban KHTN không thèm học các môn KHXH không phải là do chương trình, nó do cái nên gduc nói chung của nước mình, do cái việc đánh giá học sinh không đúng thực chất.
Còn việc cắt xén là cắt xén có suy nghĩ chọn lọc, giáo án của gvien phải thay đổi theo chương trình là chuyện hiển nhiên, tại sao lại không dạy được nữa.
Không phải tất cả học sinh đều vào đại học, nên học lên lớp thì nhẹ còn học thi đại học thì nặng.
<span style='color:green'>Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi</span>




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh