Đến nội dung

peacemaker

peacemaker

Đăng ký: 09-12-2011
Offline Đăng nhập: Riêng tư
-----

Trong chủ đề: Đề thi Olympic sinh viên năm 2013 trường ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội

10-03-2013 - 20:09

Lời giải môn Đại số:

Bài 2:
Ta có $det\left [ \begin{pmatrix} I_{n} & A \\ 0 & I_{n} \end{pmatrix} - \lambda I_{2n}\right ]=(1-\lambda)^{2n}$
Suy ra 1 là giá trị riêng của ma trận $\bigl(\begin{smallmatrix} I_{n} & A \\ 0 & I_{n} \end{smallmatrix}\bigr)$
Để ma trận trên chéo hóa được thì $0=rank( \bigl(\begin{smallmatrix} I_{n} & A \\ 0 & I_{n} \end{smallmatrix}\bigr) - 1.I_{2n})=rank\bigl(\begin{smallmatrix} 0 & A \\ 0 & 0 \end{smallmatrix}\bigr)=rank(A)$
Đến đây kết luận rằng A=0 là ma trận duy nhất thỏa mãn đề bài.

Bài 5:
a/ Từ điều kiện đề bài suy ra A là nghiệm của phương trình $x^5-1=0\Leftrightarrow (x-1)(x^4+x^3+x^2+x+1)=0$
Vì bậc cao nhất của đa thức tối tiểu của ma trận $A\in M_{3}(\mathbb{Q})$ là 3, và phương trình $x^4+x^3+x^2+x+1=0$ không có nghiệm thực trên $\mathbb{Q}$ nên A không là nghiệm của đa thức $x^4+x^3+x^2+x+1=0$. Từ đó suy ra A là nghiệm của phương trình $x-1=0\Leftrightarrow A=I$
b/ Kết luận sẽ không còn đúng nữa vì bậc cao nhất của đa thức tối tiểu của ma trận $A\in M_{4}(\mathbb{Q})$ là 4 nên tồn tại ma trận A sao cho đa thức đặc trưng (hay tối tiểu) của nó là $x^4+x^3+x^2+x+1$

Bài 3: (bài này chứng minh đầy đủ rất dài, mình xin tóm tắt các ý chính)
Sử dụng phương pháp quy nạp chứng minh $D_{n}=\frac{\prod_{1\leq i< j\leq n}(x_{i}-x_{j})(y_{i}-y_{j})}{\prod_{1\leq i,j\leq n}(1-x_{i}y_{j})}$

_ Tính $D_{2}=\begin{vmatrix} \frac{1}{1-x_{1}y_{1}} & \frac{1}{1-x_{1}y_{2}} \\ \frac{1}{1-x_{2}y_{1}} & \frac{1}{1-x_{2}y_{2}} \end{vmatrix}=\frac{(x_{1}-x_{2})(y_{1}-y_{2})}{(1-x_{1}y_{1})(1-x_{1}y_{2})(1-x_{2}y_{1})(1-x_{2}y_{2})}$

_ Giả sử $D_{k-1}=\frac{\prod_{1\leq i< j\leq (k-1)}(x_{i}-x_{j})(y_{i}-y_{j})}{\prod_{1\leq i,j\leq (k-1)}(1-x_{i}y_{j})}$, ta chứng minh:
$D_{k}=\frac{\prod_{1\leq i\leq (k-1)}(x_{i}-x_{n})(y_{i}-y_{n})}{(1-x_{n}y_{n})\prod_{1\leq i\leq (k-1)}(1-x_{n}y_{i})(1-x_{i}y_{n})}D_{k-1}$ (đoạn này mình dùng biến đổi sơ cấp + Laplace nên khá dài)

Bài 6: hình như diễn đàn có post vài lần rồi nhưng không nhớ cách CM :(

Trong chủ đề: Đăng kí tham gia Trường hè “Toán học cho sinh viên” Hà Nội, 8-28/7/2012

10-05-2012 - 16:02

Sắp xong năm nhất rồi mà mình mới học ĐSTT 1 và Giải tích 1 thôi, còn non kinh nghiệm lắm :(.
Không biết có nên tham gia không nhỉ :mellow:

Trong chủ đề: $\begin{vmatrix}1&1 &1 &... &1 \\ -1...

21-04-2012 - 21:58

Vừa học định thức xong, giải thử phát :lol:
Đặt ma trận vừa rồi là $D_{n}$ cỡ $n\times n$, ta có:
$D_{n}=\begin{vmatrix} 1 & 1 &1 & ...& 1 & 1\\ -1 & 2 & 0 & ... & 0 &0 \\ 0 & -1 & 2 & ... & 0 & 0\\ ... & ... & ... & ... & ... & ...\\ 0 & 0 & 0 & ... & 2 & 0\\ 0 & 0 & 0 & ... & -1 & 2 \end{vmatrix}$
Khai triển Laplace cho hàng cuối cùng ta có:
$D_{n}=2D_{n-1}+K_{n-1}$
Với $K_{n-1}=(-1)^{n+n-1}.(-1)\begin{vmatrix} 1 & 1 &1 & ...& 1 & 1\\ -1 & 2 & 0 & ... & 0 &0 \\ 0 & -1 & 2 & ... & 0 & 0\\ ... & ... & ... & ... & ... & ...\\ 0 & 0 & 0 & ... & 2 & 0\\ 0 & 0 & 0 & ... & -1 & 0 \end{vmatrix}$
_ Để ý rằng $K_{n-1}$ theo khai triển Laplace cho hàng cuối cùng ta suy ra $K_{n-1}=K_{n-2}=...=K_{3}=\begin{vmatrix} 1 & 1 & 1\\ -1 & 2 & 0\\ 0 & -1 & 0 \end{vmatrix}=(-1)^{2+3}.(-1)\begin{vmatrix} 1 & 1\\ -1 & 0 \end{vmatrix}=1$
_ $D_{1}=1$; $D_{2}=3$

Đến đây suy ra $D_{n}$ là dãy số thoả mãn:
$\left\{\begin{matrix} D_{1}=1\\D_{n}=2D_{n-1}+1 \end{matrix}\right.$
Nói chung là $D_n=2^n-1\forall n\geq 1$

P/s: _ Đây giống dàn ý hơn là bài giải :lol: bạn tự trình bày và kiểm tra nhé (mình mới kiểm tới $D_{3}=7$ thôi)
_ xusinst nói phải, chỉ ma trận vuông mới có định thức thôi...

Trong chủ đề: $$\left\{\begin{array}{1}x^3 + y^3 + x^2(y + z)...

08-04-2012 - 22:45

Cộng cả 3 pt ta có:
$2(x^3+y^3+z^3)+x^2(y+z)+y^2(z+x)+z^2(x+y)=3xyz$
$\Leftrightarrow (x^3+y^3+z^3-3xyz)+[x^3+x^2(y+z)]+[y^3+y^2(z+x)]+[z^3+z^2(x+y)]=0$
$\Leftrightarrow (x+y+z)(x^2+y^2+z^2-xy-yz-zx)+x^2(x+y+z)+y^2(x+y+z)+z^2(x+y+z)=0$
$\Leftrightarrow (x+y+z)(2x^2+2y^2+2z^2-xy-yz-zx)=0$
$\Rightarrow x+y+z=0$ (do $\Rightarrow 2x^2+2y^2+2z^2-xy-yz-zx> 0 \forall x,y,z$)

Tới đây rút gọn hệ được về dạng sau:
$\left\{\begin{matrix} y^3=xyz+14\\ z^3=xyz-21\\ x^3=xyz+7 \end{matrix}\right.$ (2)

Nhân cả 3 pt của (2) ta có:
$(xyz)^3=(xyz+14)(xyz-21)(xyz+7)$
$\Leftrightarrow (xyz)^3=(xyz)^3+(14-21+7)(xyz)^2+(14.7-14.21-7.21)xyz-7.14.21$$\Leftrightarrow 7^3xyz=-7^3.6$$\Leftrightarrow xyz=-6$

Thay vào (2) ta nhận được hệ pt:
$\left\{\begin{matrix} y^3=-6+14\\ z^3=-6-21\\ x^3=-6+7 \end{matrix}\right.$$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} y^3=8\\ z^3=-27\\ x^3=1 \end{matrix}\right.$$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} y=2\\ z=-3\\ x=1 \end{matrix}\right.$
Đây là nghiệm duy nhất của pt...

Trong chủ đề: Topic các bài toán chưa có lời giải đáp trên VMF

27-03-2012 - 19:37

Bài 17:
Đề bài $\Leftrightarrow x^4-x+1+\frac{1}{x^4-x+1}+(x^2-2x+1)-2=0$
$\Leftrightarrow x^4-x+1+\frac{1}{x^4-x+1}=2-(x-1)^2$
Vế phải hiển nhiên $\leq 2$, dấu bằng xảy ra khi $x=1$
Xét $f(x)=x^4-x+1$ dễ dàng suy ra $f(x)> 0$ với mọi x
Áp dụng bđt Cauchy cho vế trái suy ra vế trái $\geq 2$, dấu bằng xảy ra khi $x=1$
Tới đây suy ra $x=1$ là nghiệm duy nhất của pt

Bài 5:
Đề bài $\Leftrightarrow(\frac{5}{3})^x=\frac{2}{5}$$\Leftrightarrow x=log_{\frac{5}{3}}\frac{2}{5}$

Bài 19:
TXĐ: $2x+1\leq 0\Leftrightarrow x\leq \frac{-1}{2}$
Đề bài $\Leftrightarrow (x+2)(\sqrt{2x^2+4x+6}+\sqrt{-2x-1})=(\sqrt{2x^2+4x+6}-\sqrt{-2x-1})(\sqrt{2x^2+4x+6}+\sqrt{-2x-1})$
$\Leftrightarrow(\sqrt{2x^2+4x+6}-\sqrt{-2x-1}-x-2)(\sqrt{2x^2+4x+6}+\sqrt{-2x-1})=0$
Do $\sqrt{2x^2+4x+6}+\sqrt{-2x-1}=\sqrt{2(x+1)^2+4}+\sqrt{-2x-1}>0$ với mọi x nên $\sqrt{2x^2+4x+6}-\sqrt{-2x-1}-x-2=0$
$\Leftrightarrow 2x^2+4x+6=(x+2+\sqrt{-2x-1})^2$
$\Leftrightarrow x^2+2x+3=2(x+2)\sqrt{-2x-1}=\frac{1}{2}(x+2+\sqrt{-2x-1})^2$ (thay vào pt trên)
$\Leftrightarrow 4(x+2)\sqrt{-2x-1}=(x+2+\sqrt{-2x-1})^2$
$\Leftrightarrow ((x+2)-\sqrt{-2x-1})^2=0$$\Leftrightarrow x+2=\sqrt{-2x-1}$$\Leftrightarrow (x+2)^2=-2x-1$
$\Leftrightarrow x^2+6x+5=0$ suy ra $x=-1$ và $x=-5$


Các câu còn lại bao giờ nghĩ tiếp...
P/s: câu 7 vs 11 bị trùng nhé