Đến nội dung

tieulyly1995

tieulyly1995

Đăng ký: 29-01-2012
Offline Đăng nhập: 23-11-2013 - 13:14
*****

#348888 Tìm trên $(C)$ điểm $M$ sao cho $MA$ đạt giá tr...

Gửi bởi tieulyly1995 trong 21-08-2012 - 22:20

Bài toán. Cho đường tròn $\left( C \right):{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 8$ và điểm $A = \left( { - 3; - 2} \right)$. Tìm trên $\left( C \right)$ điểm $M$ sao cho $MA$ đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất.


:nav: Ta thấy : đường tròn $\left( C \right)$ có tâm$I(1;2)$ và bán kính $R = 2\sqrt{2}$.
$A(-3;-2)$ nên $IA = 4\sqrt{2}$, do đó : $A$ nằm ngoài đường tròn $\left( C \right)$.
:nav: Ta có : $MA^{2}= AI^{2}+MI^{2}-2AI.MI.cos\widehat{AIM}$
do đó :
$MA_{min}\Leftrightarrow cos\widehat{AIM}=1$, khi đó $M$ thuộc $AI$
$MA_{max}\Leftrightarrow cos\widehat{AIM}=-1$, khi đó $I$ thuộc $MA$


#346712 Cho $n$ là số tự nhiên khác $0$. Tìm ƯCLN của các số...

Gửi bởi tieulyly1995 trong 14-08-2012 - 18:00

Bài 1 :
Cho $n$ là số tự nhiên khác $0$. Tìm ƯCLN của các số $C_{2n}^{1}, C_{2n}^{3},...,C_{2n}^{2n-1}$


#345499 Giải PT : $sin7x= -16sin^{5}x$

Gửi bởi tieulyly1995 trong 10-08-2012 - 14:52

Giải PT : $sin7x= -16sin^{5}x$

p/s : nhiều cách nhá Hình đã gửi


#345476 ĐỀ THI OLYMPIC 30/4 LẦN THỨ XVII NĂM 2011

Gửi bởi tieulyly1995 trong 10-08-2012 - 13:49

Câu 1: (3đ)
Giải phương trình sau trên tập số thực.
$x^3-15x^2+78x-141=5\sqrt[3]{2x-9}$


$PT \Leftrightarrow (x-5)^{3}= -3x + 5(5+\sqrt[3]{2x-9})-9$
Đặt $y=5+ \sqrt[3]{2x-9}$
Ta có :
$\left\{ \begin{matrix}(x-5)^{3}= -3x +5y-9 \\ (y-5)^{3}= 2x-9 \end{matrix}\right.$
Trừ vế với vế, ta được :
$(x-5)^{3} +5x= (y-5)^{3} +5y$
Xét hàm $f(t)=( t-5)^{5}+5t$ có $f'(t)= 5(t-5)^{4}+5 > 0 \forall t$ nên hàm $f(t)$ đồng biến trên R
mà $f(x)=f(y)$ nên $x=y$
Khi đó :
$(x-5) ^{3} = 2x -9$
$\Leftrightarrow x^{3}- 15x^{2}+73x-116=0$
$\Leftrightarrow (x-4)(x^{2}-11x+29)=0$
$\Leftrightarrow x=4 \vee x=\frac{11\pm \sqrt{5}}{2}$
Vậy PT có tập nghiệm là $S=\left \{ 4; \frac{11+ \sqrt{5}}{2} ; \frac{11- \sqrt{5}}{2} \right \}$


#343523 Giải các pt: 1. $2x^{2}-11x+21-3\sqrt[3]{4x-4}...

Gửi bởi tieulyly1995 trong 05-08-2012 - 09:10

1. $2x^{2}-11x+21-3\sqrt[3]{4x-4}=0$



Ta thấy :
$2x^{2}-11x+21 = 2( x- \frac{11}{4})^{2}+ \frac{47}{8} > 0$ nên $3\sqrt[3]{4x-4}> 0\Leftrightarrow x-1 > 0$
Áp dụng bất đẳng thức A-G, ta có :
$2(x-1)^{2}+ 8 \geq 8(x-1)$
$(x-1) +2+ 2 \geq 3\sqrt[3]{4(x-1)}$
Cộng vế với vế, ta được :
$2 (x-1)^{2} - 7(x-1)+12\geq 3\sqrt[3]{4(x-1)}$
$\Leftrightarrow 2x^{2}-11x +21\geq 3\sqrt[3]{4(x-1)}$
Đẳng thức xảy ra khi $x-1= 2 \Leftrightarrow x=3$


2. $x^{3}-3x^2-8x+40-8\sqrt[4]{4x+4}=0$


ĐKXĐ : $x \geq -1$
Áp dụng bất đẳng thức A-G cho 4 số không âm, ta có :
$8\sqrt[4]{4x+4}= \sqrt[4]{2^{4}.2^{4}.2^{4}.(4x+4)}\leq x+13$
Do đó : $x^{3}-3x^2-8x+40 \leq x+13$
$\Leftrightarrow (x-3)^{2}. (x+3)\leq 0$
Mà $x\geq -1 \Rightarrow x+3> 0$
Vậy PT có nghiệm duy nhất $x=3$


#342017 Bạn ôn thi ở đâu?

Gửi bởi tieulyly1995 trong 30-07-2012 - 21:03

Mình nghĩ thế là ổn rồi mà :) Vì đa phần PT, và HPT thường giải theo pp xét hàm thôi, áp dụng bất đẳng thức cũng không nhiều lắm :P Cứ theo như kế hoạch của a WWW là được mà . Đấy là ý kiến của mình :P , các bạn vào cho ý kiến nhé :namtay


#340956 $x^n+x^{n-1}+...+x-1=0$. Chứng tỏ rằng, với mỗi số nguyên...

Gửi bởi tieulyly1995 trong 28-07-2012 - 00:33

Cho phương trình $x^n+x^{n-1}+...+x-1=0$.
Chứng tỏ rằng, với mỗi số nguyên dương $n$ thì phương trình có duy nhất 1 nghiệm dương $x_n$ và tìm $\lim_{x \to +\infty}$


:nav:
_ Xét : $f(x)=x^n+x^{n-1}+...+x-1$
có $f'(x)=nx^n+(n-1)x^{n-2}+...+1 > 0 , \forall x\geq 0$ và $n>0$
nên $f(x)$ đồng biến trên $\left [ 0; +\infty \right )$ (1)
_ Mặt khác : $f(x)$ liên tục trên $\left [ 0; +\infty \right )$
và $f(0).f(1)< 0$ nên PT $f(x)=0$ có nghiệm $x$ thuộc $(0;1)$ (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra PT $f(x)=0$ có nghiệm dương duy nhất.
:nav:
Ta thấy : $x_{n}> 0$ và $x_{n}+x_{n}^{2}+ ...+ x_{n}^{n}=1$ (do $x_{n}$ là nghiệm dương duy nhất của PT $f(x)=0$ )
nên $(x_{n})$ là dãy giảm, lại bị chặn dưới bởi $0$
do đó $(x_{n})$ có giới hạn hữu hạn, đặt $limx_{n} = a$
Ta có :
$1=x_{n}+x_{n}^{2}+ ...+ x_{n}^{n}= x_{n}.\frac{1-x_{n}^{n}}{1-x_{n}}$
hay $1= a. \frac{1}{1-a}$ (vì $lim {x}^{n}_{n} = 0$ )
Vậy $lim x_{n} = a = \frac{1}{2}$


#340944 Giải phương trình: $x^4-4x-1=0$

Gửi bởi tieulyly1995 trong 27-07-2012 - 23:15

Giải các phương trình sau:
a) $x^4-4x-1=0$


$PT \Leftrightarrow x^4+2x^{2}+1-2x^{2}-4x-2=0$
$\Leftrightarrow (x^{2}+1)^{2}- 2(x+1)^{2}=0$


Giải các phương trình sau:
b) $x^4-9x^2+18x-9=0$


$PT \Leftrightarrow x^{4}- 9( x-1)^{2}=0$


Giải các phương trình sau:
c) $x^4-4x^2-16x-16=0$


$PT \Leftrightarrow x^{4}- 4( x+2)^{2}=0$

---------------------------------
Mấy bài này của THCS chứ nhỉ :)


#340494 Bạn ôn thi ở đâu?

Gửi bởi tieulyly1995 trong 26-07-2012 - 15:59

Em nổ súng trước nhé : :icon6:
1. Em đang muốn ôn Toán với Lý.
2. Ban điều hành nên có các thầy (cô ) giáo hoặc những người có nhiều kinh nghiệm trong việc ôn thi., có tâm huyết và trách nhiệm.
3. Em nghĩ nên lập riêng cho các mem 95 thôi, vì còn có Nhóm ôn thi Đại học 2014, 2015... nữa mà.
4. Đương nhiên cần phải thành lập rồi anh ^^
5. Em xin cảm ơn người đã nghĩ ra ý tưởng này :P


#339765 Cách học dễ ợt của học sinh Mỹ !

Gửi bởi tieulyly1995 trong 24-07-2012 - 21:39

Động lực đằng sau một cường quốc kinh tế là gì? Rốt cục họ đã có một nền giáo dục như thế nào? Những người làm cha làm mẹ, làm cô làm thầy sẽ cảm nhận bài học thấm thía từ câu chuyện vẻn vẹn trong một trang báo mà không hề nhỏ này.

Những tiêu chuẩn “dễ ợt”

Tốt nghiệp mẫu giáo: Có thể nhận biết và phân biệt con số, có thể biểu đạt khái niệm toán học trừu tượng bằng những vật thể cụ thể như hòn sỏi, mẩu giấy, cái que…;

Nhận biết bảng chữ cái, phân biệt nguyên âm và phụ âm; phân biệt được các ngành nghề khác nhau đại ý làm những gì, ví dụ như bác sĩ, giáo viên, người đưa thư, cảnh sát, cảnh sát phòng cháy chữa cháy… hiểu được quá trình diễn biến của cuộc đời sinh vật, bao gồm sinh, lão, bệnh, tử của con người, sâu biến thành bướm,…;

Hình đã gửi

Điều kiện để được vào lớp 1: Có thể đếm từ 1 đến 100, có thể đếm số có hai chữ số hoặc thế nào là bội số của 5, biết số lẻ và số chẵn, biết phép cộng trừ đơn giản...

Học địa lý từ địa cầu, bản đồ; hiểu được rằng trên trái đất có rất nhiều cư dân, rất nhiều quốc gia và những màu da khác nhau, hiểu được rằng người cần ở trong nhà, trẻ em cần đến trường, người trưởng thành cần đi làm…



Lớp 1: Có thể đếm từ 1 đến 100, có thể đếm số có hai chữ số hoặc thế nào là bội số của 5, biết số lẻ và số chẵn, biết phép cộng trừ đơn giản; học cách quan sát, chia ngành phân loại đối với những sự vật và vật phẩm khác nhau;

Có thể lấy dẫn chứng về quá trình diễn biến của sự sống, hiểu được quan hệ sống tương trợ giữa động thực vật trong thiên nhiên; học sử dụng tranh ảnh để biểu đạt ý; hiểu tính tất yếu của việc mặc, ăn, ở và mái ấm gia đình; hiểu rõ quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa những người làng xóm. 

Lớp 2: Biết đọc, viết số có ba chữ số, từ năm số tùy ý chọn, có thể đếm xuôi hoặc đếm ngược; vận dụng thành thạo phép cộng trừ đối với số có hai chữ số, biết dùng những đơn vị đo lường như inch (tấc Anh) hoặc centimet để đo độ dài, biết xem đồng hồ;

Đọc sách, duy trì đều đặn việc viết (nhận xét, bình luận) sau khi đọc sách, học cách viết tổng kết, hiểu và phân biệt được những hình thức văn học khác nhau như: thơ, tản văn, tiểu thuyết, truyện ký…,

Biết được sự khác nhau giữa tác phẩm hư cấu và tác phẩm phi hư cấu; bắt đầu học nghiên cứu độc lập về động vật, ví dụ như vấn đề sinh thái của côn trùng…

Lớp 3: Học được cách biến tư liệu thành biểu đồ; biết so sánh sự lớn nhỏ và cộng trừ trong phạm vi 100.000, thành thạo phép cộng, trừ, nhân, chia đối với số có ba chữ số; có thể lấy những tài liệu tại chỗ trong môi trường xung quanh, sưu tập, tổ chức tài liệu, hiểu được cách giữ gìn sức khỏe của con người, hiểu rõ quá trình diễn biến cuộc đời của những động vật nhỏ như:

Ếch, bướm, gà con, chuột bạch…; hiểu cách sử dụng từ điển; có thể hiểu tư tưởng của những tác phẩm và các nhà văn, họa sĩ mình yêu thích biểu đạt, hiểu được các tác phẩm văn học trong các bối cảnh văn hóa khác nhau.

Lớp 4: Dùng máy tính để tính toán những con số rất lớn, so sánh lớn nhỏ trong phạm vi 1.000.000, học số thập phân và phân số, vẽ biểu đồ; có thể giải thích sự khác nhau của khí hậu giữa các vùng đất trên thế giới nhờ bản đồ, hình ảnh, biểu đồ; thông qua việc đọc, hiểu thêm một bước về những thể loại văn học khác nhau, ví dụ như tác phẩm khoa học viễn tưởng, truyện ký,…

Lớp 5: Biết điền, đọc các loại bảng biểu, thành thạo các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số; có thể vận dụng hệ thống thư viện và các tư liệu để tiến hành nghiên cứu; tiến hành so sánh và tổng hợp các loại tin tức thông qua việc viết bút ký; bắt đầu tự viết những bài văn dạng tả thật (phi hư cấu) và những đoản văn theo thể thức năm đoạn;

Hình đã gửi

Để đủ điều kiện vào lớp 3, học sinh chỉ cần nhận biết được: Ếch, bướm, gà con, chuột bạch…; hiểu cách sử dụng từ điển; có thể hiểu tư tưởng của những tác phẩm và các nhà văn, họa sĩ mình yêu thích...

Học được cách viết chính thức, không chính thức và cách viết thư cho bạn bè; hiểu việc chia ngành phân loại những sách báo khác nhau, có thể nắm được nội dung chủ yếu của một cuốn sách, đồng thời tiến hành bình luận về cấu tứ, bối cảnh, cách xây dựng nhân vật, phương thức biểu đạt, nghệ thuật ngôn ngữ.

“Hỏng bét”?

Nhìn vào những tiêu chuẩn trên, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ có cảm giác rằng, một học sinh học lớp 5, chuẩn bị tốt nghiệp tiểu học mà yêu cầu về năng lực toán học chỉ là biết cộng, trừ, nhân, chia, thì trình độ… thấp quá.

Có thể thấy, người Mỹ coi trọng nền tảng làm người, quan niệm này đã được bồi đắp từ nhỏ. Cơ sở mà học sinh ở Mỹ cần tạo dựng là ý thức tự tin, thành thực, lương thiện, công bằng, bao dung và độc lập tự chủ để làm người, cũng có nghĩa là, ngay từ nhỏ, họ đã học được giá trị cơ bản của văn hóa Mỹ, chứ không phải là tri thức để phục vụ giá trị cơ bản này.  

Trước đây và ngay cả hiện nay, vẫn còn không ít cha mẹ người châu Á, đặc biệt là người gốc Hoa ở Mỹ cho rằng giáo dục trung tiểu học ở Mỹ là “hỏng bét”, mà nhiều nhất trong số đó không ai khác chính là những giáo viên trung tiểu học ở Trung Quốc.

Cái mà họ đắc ý là những học sinh đứng đầu trong danh sách đoạt giải thưởng toán quốc tế hàng năm luôn là những học sinh Trung Quốc, giáo dục trung tiểu học ở Mỹ không thể so sánh được với Trung Quốc.

Có lần, trên một tờ báo tiếng Hoa ở Mỹ còn có một bài viết mang tên: “So về toán học, Mỹ chỉ có thể được coi là nước đang phát triển”.  

“Độ khó” trong bài tập của học sinh tiểu học Mỹ

Một người cha gốc Hoa đưa cậu con trai chín tuổi tới Mỹ, cho con vào học một ngôi trường ở Mỹ thì trong lòng lo lắng vô cùng, không hiểu đó là trường học kiểu gì!

Trong lớp học sinh tự do tùy ý thảo luận, có thể cười ầm ĩ; giáo viên và học sinh thường xuyên cùng ngồi bệt trên mặt đất không phân biệt lớn bé; vào giờ học mà cứ như đang chơi trò chơi; Ba giờ chiều đã là tan học; lại không có sách giáo khoa thống nhất.

Ông đem cho giáo viên xem bài học tiểu học lớp 4 mà con ông đã học ở Trung Quốc, giáo viên nói với ông, cho tới lớp 6, con trai ông không phải học thêm môn toán nữa. Lúc đó, ông bắt đầu hối hận vì đem con đến Mỹ mà làm lỡ việc học của con.

Ở Trung Quốc, cặp sách của học sinh nặng trịch những tri thức, còn nhìn con mình bây giờ, mỗi ngày mang cái cặp nhẹ tênh đến trường, đi học như đi chơi. Một học kỳ nháy mắt đã hết, ông không khỏi nghĩ ngợi, hỏi con, ấn tượng sâu sắc nhất khi đến Mỹ học là gì? Cậu bé đáp: “Tự do”. 

Lại một bận, cứ tan học, đứa trẻ lại chạy tới thư viện rồi mang một lô sách về nhà, thế mà chưa tới hai ngày đã trả. Ông lại hỏi, mượn sách nhiều như thế để làm gì? Con trai đáp: “Làm bài tập”.

Sau đó, ông nhìn thấy tên bài tập mà cậu bé đang làm trên máy vi tính “Trung Quốc hôm qua và hôm nay”, ông kinh ngạc suýt ngất, đây là chủ đề môn học gì vậy? Thử hỏi vị nào đang làm tiến sĩ dám “ôm” đề tài lớn như thế?

Ông chất vấn con trai, đây là chủ ý của ai, cậu bé hồn nhiên đáp: “Thầy giáo nói, Mỹ là một nước di dân, mỗi học sinh đều cần viết một bài về đất nước mà tổ tiên mình đã sinh sống, còn phải phân tích sự khác biệt so với nước Mỹ dựa trên địa lý, lịch sử, nhân văn, đồng thời phải đưa ra quan điểm và cách nhìn của mình”. Người cha im lặng.

Mấy ngày sau, ông thấy bài tập của con trai đã xong, một tập gồm hơn 20 trang giấy, từ Hoàng Hà chín khúc đến văn tự tượng hình; từ con đường tơ lụa tới lá cờ ngũ tinh…

Cả bài văn được viết với một khí thế hào hùng, có lý lẽ, có căn cứ, phân chương phân tiết, đặc biệt là một danh sách thư mục tham khảo ở phần cuối khiến người cha không khỏi bàng hoàng, cái cách thức của một luận văn tiến sĩ này, ngoài ba mươi tuổi ông mới học được.

Đến khi sắp kết thúc học kỳ lớp 6 của con, ông lại được một phen cứng lưỡi, giáo viên đưa ra một loạt câu hỏi liên quan đến “Chiến tranh thế giới thứ hai”, nghe như một kỳ huấn luyện trước khi ứng cử của một thượng nghị sĩ tương lai:

“Bạn cho rằng ai nên chịu trách nhiệm đối với cuộc chiến tranh này?”

“Theo bạn, nguyên nhân thất bại của đảng Nazi (Đức) là gì?”

“Nếu bạn là cố vấn cao cấp của tổng thống Truman, bạn sẽ tỏ thái độ gì đối với việc Mỹ ném bom nguyên tử?”

“Bạn có cho rằng, biện pháp tốt nhất để kết thúc chiến tranh khi đó chỉ là ném bom nguyên tử?”

“Theo bạn, cách tốt nhất để tránh chiến tranh ngày nay là gì?”

Lịch sử nước Mỹ mới chỉ có vẻn vẹn 200 năm, nhưng đã đủ sức mở cánh cửa trí tuệ của các em học sinh.

Sự khác biệt

Người cha này vẫn nhớ rằng khi con trai ông tốt nghiệp tiểu học, cậu bé đã có thể sử dụng thành thạo hệ thống máy vi tính và vi phim của thư viện để tra cứu tư liệu và hình ảnh.

Có lần, hai bố con tranh luận về tập tính săn mồi của sư tử và báo, ngày hôm sau, cậu con trai mượn từ thư viện tập phim về động vật của Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ, hai cha con vừa xem vừa thảo luận.

Học sinh tiểu học của Mỹ lúc này đã học được phương pháp tìm đáp án ở đâu mỗi khi có nghi vấn. Ngoài thư viện, học sinh trung tiểu học ở Mỹ cũng tìm tài liệu trên các trang web liên quan khi làm bài tập và một số báo cáo nghiên cứu.

Lưu học sinh Trung Quốc tới Mỹ làm tiến sĩ, từ lúc vào học tới lúc tốt nghiệp, giành được học vị tiến sĩ cần năm năm.

Trong viện nghiên cứu sinh, rất nhiều người có cảm giác rằng người Mỹ thường không phải là đối thủ của lưu học sinh Trung Quốc trong chuyện thi lấy học bổng, nhưng cứ đụng tới lĩnh vực thực tiễn, làm một vài vấn đề có tính nghiên cứu, thì người Trung Quốc không thể linh hoạt được bằng người Mỹ, không có tính sáng tạo dồi dào như họ.

Tới khi cầm được bằng tiến sĩ để đi tìm việc, viết sơ yếu lý lịch, họ lại lạc hậu một bước lớn, không biết tự quảng bá cho bản thân mình. Không thể “viết về bản thân mình” không phải vì họ không biết, mà là vì không có đủ bản lĩnh để thể hiện cái “tôi” của mình.

Đương nhiên, điều này có liên quan tới sự bất đồng giữa giáo dục và toàn bộ hệ thống giáo dục cơ sở. Người Trung Quốc chỉ quen phát huy bản lĩnh trong một khung quy định nào đó.

Một khi không còn quy định, mất đi sự chỉ đạo, không nhìn thấy hệ thống quy chiếu vốn có nữa, thì với người Mỹ là giành được tự do, còn với người Trung Quốc, có lẽ chỉ còn lại cảm giác mất phương hướng, khủng hoảng, trống rỗng, không biết dựa vào đâu.

Khi đã công tác được năm năm, mười năm, thực tế ấy lại càng rõ ràng hơn. Người Trung Quốc thường chỉ có thể làm kỹ thuật, cùng lắm là lên quản lý một bộ phận kỹ thuật nào đó, dường như không mấy ai làm được giám đốc công ty lớn.

Người Trung Quốc không phục những ông chủ không giỏi về kỹ thuật và thường băn khoăn: bản lĩnh của họ rốt cục nằm ở đâu?

Bản lĩnh đó là: hiểu được sở trường của từng thành viên trong công ty, giúp họ phát huy tận lực sở trường của mình, nhân viên và công ty cùng hợp tác, nâng cao giá trị của công ty mình trong mắt nhà đầu tư và khách hàng, không ngừng thu hút thêm vốn đầu tư và tăng thêm đầu ra cho sản phẩm…

Hiển nhiên, đây là tác phẩm của một ông chủ, chứ không phải của một công nhân!

(Nguồn : diễn đàn vật lý Việt Nam )


#338919 Tuyển tập một số bài phương trình, hệ phương trình thi HSG tỉnh

Gửi bởi tieulyly1995 trong 22-07-2012 - 14:50

TH1: $a=-b$, thì $4x+2=x-4\Leftrightarrow x=2$, không thoả mãn pt đầu
TH2: $b=-c$, thì $4-x=7-2x\Leftrightarrow x=3$,không thoả mãn pt đầu


Bạn nhầm một chút
TH1 : $x=-2 $ : thỏa mãn
TH2 : $x=3$ : thỏa mãn mà :)
Vậy PT có $3$ nghiệm.
  • T M yêu thích


#338906 Tuyển tập một số bài phương trình, hệ phương trình thi HSG tỉnh

Gửi bởi tieulyly1995 trong 22-07-2012 - 13:59

Bài 75 :
$\sqrt[3]{4x+2}+ \sqrt[3]{4-x}+ \sqrt[3]{2x-7}- \sqrt[3]{5x-1}=0$
  • T M yêu thích


#338891 CMR : với mọi $x$ ta có : $sin^{1005}x. cos ^{...

Gửi bởi tieulyly1995 trong 22-07-2012 - 13:16

CMR : với mọi $x$ ta có :
$sin^{1005}x. cos ^{1006}x\leq \sqrt{\frac{1005^{1005}.1006^{1006}}{2011^{2011}}}$


#338876 Tuyển tập một số bài phương trình, hệ phương trình thi HSG tỉnh

Gửi bởi tieulyly1995 trong 22-07-2012 - 12:17

Tiếp nha

Bài 71.

$\left\{\begin{matrix} 2y=x(1-y^{2}) & \\ 3x-x^{3}=y(1-3x^{2}) & \end{matrix}\right.$
(Đề thi học sinh giỏi trường Đặng Thúc Hứa)


:nav: Xét $1-y^{2}= 0$ và $1-3x^{2}=0$ : ....
:nav: Xét $1-y^{2} \neq 0$ và $1-3x^{2} \neq 0$ :
Khi đó :
$HPT \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x= \frac{2y}{1-y^{2}}\\ y= \frac{3x-x^{3}}{ 1-3x^{2}} \end{matrix}\right.$
Đặt $x= tan\alpha$, từ hệ ta có :
$y= tan 3\alpha \Rightarrow x= tan6\alpha$
Do đó : $tan \alpha = tan 6\alpha$


#338867 Tuyển tập một số bài phương trình, hệ phương trình thi HSG tỉnh

Gửi bởi tieulyly1995 trong 22-07-2012 - 12:01

Bài 72:

$15x^{5}+11x^{3}+28=\sqrt{1-3x}$
(Đề thi học sinh giỏi Hà Nội 06-07)


ĐKXĐ : $x\leq \frac{1}{3}$
Xét $f(x)= 15x^{5}+11x^{3}+28-\sqrt{1-3x}$
có $f'(x)= 75x^{4}+33x^{2}+\frac{3}{2\sqrt{1-3x}} > 0$ với mọi $x\leq \frac{1}{3}$
do đó : $f(x)$ đồng biến trên $(-\infty ; \frac{1}{3}]$
Mà $f(-1)= 0$ nên $x=-1$ là nghiệm duy nhất của PT