Đến nội dung

minhhoangvd

minhhoangvd

Đăng ký: 10-02-2012
Offline Đăng nhập: 25-02-2012 - 16:26
-----

Trong chủ đề: Giải phương trình: $$\ln (\sin x + 1) = {e^{\sin...

12-02-2012 - 10:43

Phương trình có thể giải theo phương pháp đánh giá tính duy nhất nghiệm.Túc F(x) đồng biến hoặc nghịch biến trên tập K thì F(x)=0 có nghiệm duy nhất.Bạn thử cách đấy xem.

Mình nghĩ bài này không làm theo cách đó được bạn ạ, nếu có thì bạn cũng khó mà nhẩm ra là nghiệm bằng bao nhiêu. Theo mình thì nên đặt để đưa về hệ phương trình nửa đối xứng. Nhưng mình vẫn chưa làm ra được, các bạn thử làm xem. Để mình suy nghĩ thêm vài cách khác nữa.

Trong chủ đề: viết PT các cạnh tam giác ABC biết 1 đỉnh, đường cao, đường phân giác

11-02-2012 - 17:18

Bạn viết đề không được rõ cho lắm (ở đây mình làm theo đường cao đỉnh A và phân giác trong của đỉnh C)
Mình hướng dẫn qua cách làm cho bạn nhé:
Từ phương trình đường cao qua đỉnh A và điểm B ta viết được pt đường thẳng BC từ đó suy ra được tọa độ điểm C (từ BC và đường phân giác trong của C)
Sau đó bạn tìm tọa độ điểm H đối xứng với B qua đường phân giác trong đỉnh C thì điểm H đó sẽ thuộc AC. Có tọa độ của C và H ta viết được phương trình đường thẳng AC.
Có AC và đường cao từ đỉnh A tìm được tọa độ của A. Biết A và B tìm được pt đường thẳng AB.
P/s: Nếu bạn chưa hiểu mình có thể giải chi tiết cho bạn ^^.

Trong chủ đề: Viết PT đ.th d đi qua 2 điểm $A(0;\dfrac{-m}{2});B(2m+1;m^2)$

11-02-2012 - 17:12

$\overrightarrow{AB}=(2m+1;\frac{2m^{2}+m}{2})\Rightarrow$ Pháp tuyến của đường thẳng (d) là$\overrightarrow{n}=(\frac{2m^{2}+m}{2};-2m-1)$
Từ đó suy ra phương trình đường thẳng (d): $\frac{2m^{2}+m}{2}x-(2m+1)(y+\frac{m}{2})=0 \Leftrightarrow \frac{2m^{2}+m}{2}(x-1)-(2m+1)y=0$
Suy ra điểm cố định mà (d) luôn đi qua có tọa độ (1;0).
Trên đây mình chỉ giải vắn tắt thui chứ không phải là đầy đủ cho một bài thi nhé, đi thi cần trình bày rõ ràng hơn ^^

Trong chủ đề: $\left | \vec{MA}+\vec{BC} \right |=\left |...

11-02-2012 - 17:02

Gọi tọa độ $M(x;y)$ ta có:
$\overrightarrow{MA}= (-2-x;3-y)$
$\overrightarrow{BC}= (-4;-4)$
$\overrightarrow{BA}= (-6;2)$
$\left | \overrightarrow{MA}+\overrightarrow{BC} \right |=\left | \overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB} \right |\Leftrightarrow \left | \overrightarrow{MA}+\overrightarrow{BC} \right |=\left | \overrightarrow{BA} \right |$
$\Leftrightarrow (x+6)^{2}+(y+1)^{2}=(-6)^{2}+2^{2}\Leftrightarrow (x+6)^{2}+(y+1)^{2}=40$
Vậy tập hợp điểm M là đường tròn tâm $I(-6;-1)$ và bán kính $R=2\sqrt{10}$.

Trong chủ đề: Thể tích khối chóp S.ABC

11-02-2012 - 16:52

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều; tam giác SBC có đường cao SH = h và mặt phẳng (SBC) $\perp$ mặt phẳng ( ABC).Cho biết SB hợp với mặt (ABC) một góc $30^{0}$ .Tính thể tích hình chóp S.ABC .

Rõ ràng đề bài bạn cho thiếu dữ kiện để tính cạnh đáy. Với dữ kiện trên có thể dựng được vô số hình chóp S.ABC ( Bạn thử tưởng tượng và dựng xem nhé ^^)