Đến nội dung

nth1235

nth1235

Đăng ký: 24-02-2012
Offline Đăng nhập: 25-11-2015 - 19:42
*----

#341462 Topic bất đẳng thức THCS (2)

Gửi bởi nth1235 trong 29-07-2012 - 14:36

Vì $a,b,c\in (0,1)$ nên :
$VT< \sqrt[3]{abc}+\sqrt[3]{(1-a)(1-b)(1-c)}\leq \frac{a+b+c}{3}+\frac{1-a+1-b+1-c}{3}= 1$

Thêm một cách khác :
Vì $a,b,c$ thuộc $(0;1)$ nên :
$VT < \sqrt{bc} + \sqrt{(1 - b)(1 - c)} \leq 1$ (BĐT Cauchy - Schwarz) (Q.E.D)


#338816 Chứng minh rằng M là trung điểm của EF.

Gửi bởi nth1235 trong 22-07-2012 - 09:53

Đã xong!!!Chém luôn bài này:
Theo giả thiết,ta có: $\angle IAM=\angle EBM$.
Mà $\angle EBM=\angle MAC$(2 góc nội tiếp chắn cung DC)
$=>\angle MAC+\angle IAM=\angle EBM+\angle BME=> \angle IAC=\angle MED$
Mặt khác $\angle EDM=\angle ACI$ $=> \Delta EMD$ đồng dạng $\Delta AIC$(gg)
$=> ME.IC=MD.AI$
Mặt khác,ta có:
$\angle FMD=\angle AME=\angle AMB+\angle BME=\angle AMB+\angle IAM=\angle AIB$
$\angle MDF=\angle ABI$(2 góc nội tiếp chắn cung AC)
$=> \Delta FMD$ đồng dạng $\Delta AIB$(gg)
$=>MF.IB=MD.AI$$=> MF.IB=AI.MD=ME.IC=>MF=ME$$(IB=IC)$=> M là trung điểm EF(Q.E.D)

Giả thiết cho IAM = BME mà bạn. Bạn làm đúng rồi nhưng sửa lại chỗ đó đi.


#327860 Đề thi chuyên toán vào trung học thực hành ĐHSP tp. HCM 2012-2013

Gửi bởi nth1235 trong 22-06-2012 - 09:45

1.2$a^{3}-3a^{2}+3a-1+5a-8=0\Leftrightarrow (a-1)^{3}+5a-8=0$
$b^{3}-6b^{2}+12b-8+5b-7=0\Leftrightarrow (b-2)^{3}+5b-7=0$
Cộng 2 vế :$(a-1)^{3}+(b-2)^{3}+5(a+b-3)=0$
$\Leftrightarrow (a+b-3)[(a-1)^{2}-(a-1)(b-2)+(b-2)^{2}]+5(a+b-3)=0$
$\Leftrightarrow (a+b-3)(...)=0$ $\Leftrightarrow a+b=3$

Chém luôn câu dễ nhất:
1.1 $(x-1)^{2}=2-x\sqrt{x-\frac{1}{x}}\Leftrightarrow x^{2}-2x+1=2-x\sqrt{x-\frac{1}{x}}$ ($x\neq 0$;$x\geq 1$)
Chia 2 vế cho $x$,chuyển vế,ta được:
$(x-\frac{1}{x})+\sqrt{x-\frac{1}{x}}-2=0$
$\Leftrightarrow x-\frac{1}{x}=1$
$\Leftrightarrow x^{2}-x-1$
$\Leftrightarrow x_{1}=\frac{1+\sqrt{5}}{2}$
$\Leftrightarrow x_{2}=\frac{1-\sqrt{5}}{2}$

Sửa lại chỗ dk di. Theo mình nghĩ bạn nên để nguyên như vậy rồi thử lại nghiệm thì đỡ vất vả hơn là tìm dk.


#327531 Đề thi chuyên toán vào trung học thực hành ĐHSP tp. HCM 2012-2013

Gửi bởi nth1235 trong 21-06-2012 - 10:43

Bạn nói rõ nghiện nào được k?
Pt mình giải còn 1 nghiệm nữa nhưng âm nên loại

Thì đó là nghiệm đó $\frac{1-\sqrt{5}}{2}$ đó. Mình nghĩ cái chỗ điều kiện của $x$ bạn làm sai đó. Vì khi mình thay $\frac{1-\sqrt{5}}{2}$ vào thi phương trình vẫn thỏa mãn mà.


#327392 Đề thi chuyên toán vào trung học thực hành ĐHSP tp. HCM 2012-2013

Gửi bởi nth1235 trong 20-06-2012 - 20:28

1.2$a^{3}-3a^{2}+3a-1+5a-8=0\Leftrightarrow (a-1)^{3}+5a-8=0$
$b^{3}-6b^{2}+12b-8+5b-7=0\Leftrightarrow (b-2)^{3}+5b-7=0$
Cộng 2 vế :$(a-1)^{3}+(b-2)^{3}+5(a+b-3)=0$
$\Leftrightarrow (a+b-3)[(a-1)^{2}-(a-1)(b-2)+(b-2)^{2}]+5(a+b-3)=0$
$\Leftrightarrow (a+b-3)(...)=0$ $\Leftrightarrow a+b=3$

Chém luôn câu dễ nhất:
1.1 $(x-1)^{2}=2-x\sqrt{x-\frac{1}{x}}\Leftrightarrow x^{2}-2x+1=2-x\sqrt{x-\frac{1}{x}}$ ($x\neq 0$;$x\geq 1$)
Chia 2 vế cho $x$,chuyển vế,ta được:
$(x-\frac{1}{x})+\sqrt{x-\frac{1}{x}}-2=0$
$\Leftrightarrow x-\frac{1}{x}=1$
$\Leftrightarrow x^{2}-x-1$
$\Leftrightarrow x=\frac{1+\sqrt{5}}{2}$

Thiếu nghiệm rồi Thịnh ơi. Còn một nghiệm nữa thử lại vẫn đúng mà.


#314882 Tìm số nguyên dương $A$ biết $A - 38 ; A + 51$ là các số...

Gửi bởi nth1235 trong 07-05-2012 - 14:54

Tìm số nguyên dương $A$ biết $A - 38 ; A + 51$ là các số chính phương.


#313172 Giải pt $$\sqrt{x-\frac{1}{x}}-\sqrt{1-\frac{1}...

Gửi bởi nth1235 trong 28-04-2012 - 18:50

Giải như sau :
ĐK : $x \geq 1$ hoặc $x \leq 1$ ; $ x \neq 0$
Phương trình cần giải tương đương với :
$\frac{x - 1}{x} + \sqrt{\frac{x - 1}{x}} - \sqrt{\frac{(x - 1)(x + 1)}{x}} = 0$
$\Leftrightarrow \sqrt{\frac{x - 1}{x}}( \sqrt{\frac{x - 1}{x}} + 1 - \sqrt{x + 1}) = 0$
Xét hai TH :
TH1 : $ \sqrt{\frac{x - 1}{x}}=0 \Leftrightarrow x = 1 (TĐK)$
TH2 : $ \sqrt{\frac{x - 1}{x}} + 1 - \sqrt{x + 1} = 0$ (Dành cho các bạn)
$\Leftrightarrow x = \frac{1 + \sqrt{5}}{2}$
Vậy phương trình có hai nghiệm $x =-1$ hoặc $x =\frac{1+\sqrt{5}}{2}$



#311669 Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:Q=$\frac{a}{2\sqrt{a}-3}+...

Gửi bởi nth1235 trong 20-04-2012 - 15:52

Giải như sau :
Với $a, b , c > \frac{9}{4}$, ta có :
Áp dụng BĐT AM - GM cho hai số dương $\frac{a}{2\sqrt{b} - 3} ; 2\sqrt{b} - 3$, ta có :
$\frac{a}{2\sqrt{b} - 3} + 2\sqrt{b} - 3 \geq 2\sqrt{a}$
Xây dựng các BĐT tương tự, cộng lại suy ra $Q \geq 12$
Vậy Min Q = 12 $\Leftrightarrow a = b = c = 4$


#311664 $(n + 1)^2 + (n + 2)^2 + ... + (n + 8)^2 + (n + 9)^2= S^2$

Gửi bởi nth1235 trong 20-04-2012 - 14:53

Bài này mình xét đồng dư theo mod 6 cũng được đấy.


#311548 $(n + 1)^2 + (n + 2)^2 + ... + (n + 8)^2 + (n + 9)^2= S^2$

Gửi bởi nth1235 trong 19-04-2012 - 20:22

Có hay không số nguyên dương $n$ sao cho $(n + 1)^2 + (n + 2)^2 + ... + (n + 8)^2 + (n + 9)^2= S^2$
với $S$ là số nguyên dương.


#311419 $\sqrt[4]{x^{2}+x+2}+\sqrt{x+1}=m$ tìm để pt có nghiệm

Gửi bởi nth1235 trong 19-04-2012 - 12:04

Mình thử cách này thôi nhé, không biết đúng hay ko.
ĐK : $x \geq -1$
Khi đó : $\sqrt[4]{x^2 + x + 2} + \sqrt{x + 1} \geq \sqrt[4]{2}$
Vậy để phương trình có nghiệm thì :
$m \geq \sqrt[4]{2}$
PS : Mình sửa lại rồi Việt ơi, nãy lộn một tí.


#311283 $abc=1$. Chứng minh rằng : $$5+\dfrac{a}{b}+\d...

Gửi bởi nth1235 trong 18-04-2012 - 19:33

Em chém bài 4 nhé anh.
Ta có :
$a^3b + b^3c + c^3a \geq a + b + c$ (1)
$\Leftrightarrow \frac{a^2}{c} + \frac{b^2}{a} + \frac{c^2}{b} \geq a + b + c$
Điều trên đúng vì theo AM - GM thì :
$\frac{a^2}{c} + \frac{b^2}{a} + \frac{c^2}{b} + a + b + c \geq 2(a + b + c)$
$\Leftrightarrow \frac{a^2}{c} + \frac{b^2}{a} + \frac{c^2}{b} \geq a + b + c$
Suy ra BĐT (1) đã được chứng minh.
Dấu "=" xảy ra khi $a = b = c = 1$


#310346 chứng minh rằng a+b+c+d là một hợp số

Gửi bởi nth1235 trong 14-04-2012 - 20:10

Giải như sau :
Xét hiệu :
$a^2 + b^2 + c^2 + d^2 - a - b - c - d$, ta có
$a^2 - a = a(a - 1)$ là tích của hai số nguyên liên tiếp nên chia hết cho 2
Tương tự, $b^2 - b ; c^2 - c; d^2 - d$ chia hết cho 2
$\Leftrightarrow a^2 + b^2 + c^2 + d^2 - a - b - c - d$ chia hết cho 2.
Mà $a^2 + b^2 + c^2 + d^2$ chia hết cho 2 ( Do $a^2 + b^2 = c^2 + d^2$)
Suy ra $ a + b + c + d$ chia hết cho 2.
Mà $a , b , c , d$ nguyên dương nên $a + b + c + d > 2$
Do đó, $a + b + c + d$ là hợp số.


#309714 Trận 8 - "MSS08 minhtuyb" VS ALL

Gửi bởi nth1235 trong 11-04-2012 - 20:17

Trong một bài giải cần phải hoàn chỉnh đến từng chi tiết. Người ta chấm là chấm cách giải chứ ko phải chấm ý tưởng của mình. Cho dù bạn có ý tưởng đúng nhưng nếu xét thiếu TH thì loạng quạng là bị gạch bài chứ chẳng chơi đâu.


#309664 Cho đa thức B. Tính 5B tại x=4

Gửi bởi nth1235 trong 11-04-2012 - 15:25

Giải như sau :
Với x khác -1, ta có :
$B = x - x^2 + x^3 - x^4 + ... +{x}^{2011} = \frac{(x + 1)({x}^{2011} - {x}^{2010} + ... - x^2 + x -1) + (x + 1)}{x + 1}$
$ = \frac{{x}^{2012} - 1 + x + 1}{x + 1} = \frac{{x}^{2012} + x}{x + 1}$
Thay $x = 4$, ta có :
$ B = \frac{{4}^{2012} + 4}{5}$
$\Leftrightarrow 5B = {4}^{2012} + 4$
Vậy tại $ x =4, 5B = {4}^{2012} + 4$