Đến nội dung

nth1235

nth1235

Đăng ký: 24-02-2012
Offline Đăng nhập: 25-11-2015 - 19:42
*----

#309465 Tìm Min của A = $\sqrt{\frac{x}{y +z}} + \sqrt{\frac...

Gửi bởi nth1235 trong 10-04-2012 - 17:57

Cho $x , y, z$ là các số thực dương.
Tìm Min của :
$ A = \sqrt{\frac{x}{y + z}} + \sqrt{\frac{y}{x + z}} + \sqrt{\frac{z}{x + y}}$


#308980 Tìm nghiệm nguyên of pt: $x^{2} -3y^{2} +2xy -2x -10y +4 =0$

Gửi bởi nth1235 trong 08-04-2012 - 13:37

Không hẳn đề bài cho lúc nào biệt thức delta cũng là số chính phương mà ta phải lý luận rằng vì x, y nguyên nên biệt thức delta sẽ phải là một bình phương đúng. Trong những bài tập tương tự như bài trên, delta ko phải lúc nào cũng có dạng một bình phương đúng thấy rõ như trên. Do đó chúng ta phải tìm x hoặc y thỏa mãn delta là một bình phương đúng, sau đó thử lại nghiệm.


#307344 Trận 7 - "MSS07 bong hoa cuc trang" VS ALL

Gửi bởi nth1235 trong 31-03-2012 - 20:31

Đặt $ t = x - 7$. Ta có phương trình :
$ t - {t}^{11} = 0$
$\Leftrightarrow t({t}^{10} - 1) = 0$
$\Leftrightarrow t(t^5 - 1)(t^5 + 1) = 0$
$\Leftrightarrow t(t - 1)(t^4 + t^3 + t^2 + t +1)(t^5 + 1) = 0$
Ta có 4 trường hợp xảy ra :
TH1 : $t = 0$
$\Leftrightarrow x - 7 = 0$
$\Leftrightarrow x = 7$
TH2 : $ t - 1 = 0$
$\Leftrightarrow t = 1$
$\Leftrightarrow x - 7 = 1$
$\Leftrightarrow x = 8$
TH3 : $ t^4 + t^3 + t^2 + t +1 = 0$
Ta có :
$ t^4 + t^3 + t^2 + t +1$
= $(t^4 + t^3 + \frac{1}{4}t^2) + (\frac{3}{4}t^2 + t + 1)$
= $t^2(t^2 + 2.t.\frac{1}{2} + \frac{1}{4}) + (\frac{3}{4}t^2 + 2. \frac{\sqrt{3}}{2}.t.\frac{1}{\sqrt{3}} + \frac{1}{3}) + \frac{2}{3}$
= $t^2(t + \frac{1}{2})^2 + (\frac{\sqrt{3}}{2}.t + \frac{1}{\sqrt{3}})^2 + \frac{2}{3} > 0$
Suy ra phương trình $ t^4 + t^3 + t^2 + t +1 = 0$ vô nghiệm.
TH4 : $t^5 + 1 = 0$
$\Leftrightarrow t^5 = -1$
$\Leftrightarrow t = -1$
$\Leftrightarrow x - 7 = -1$
$\Leftrightarrow x = 6$
Vậy phương trình có nghiệm $ x = 6 ; 7 ; 8$
Và đây là phần mở rộng :
Xét phương trình tổng quát có dạng :
$t^k - t= 0$ với $t$ là số thực, $k$ là số nguyên dương lớn hơn 1, ta có :
$t^k - t = 0$
$\Leftrightarrow t({t}^{k - 1} - 1) = 0$
Nếu $ t = 0 $, phương trình có nghiệm duy nhất $t = 0$.
Nếu $ t \neq 0$, ta có :
$ t({t}^{k - 1} - 1) = 0$
$\Leftrightarrow {t}^{k - 1} - 1 = 0$
$\Leftrightarrow {t}^{k - 1} = 1$
Nếu $k$ lẻ, thì $k - 1$ chẵn.
Suy ra phương trình ${t}^{k - 1} = 1$ có hai nghiệm phân biệt :
$t = 1$ hoặc $t = -1$.
Nếu $k$ chẵn, thì $k - 1$ lẻ.
Suy ra phương trình ${t}^{k - 1} = 1$ có nghiệm duy nhất :
$t = 1$
Vậy :
Nếu $t = 0$ thì phương trình có nghiệm duy nhất $t = 0$.
Nếu $t \neq 0$, với $k$ lẻ thì phương trình có hai nghiệm phân biệt $t = 1$ hoặc $t = -1$.
Nếu $t \neq 0$, với $k$ chẵn thì phương trình có nghiệm duy nhất $t = 1$
Ps : Sao đề lần này hiền vậy bác ????

D-B=9.7h
E=10
F=1 * 10=10
S=78.3


#306269 Đề thi HSG lớp 9 tỉnh Đồng Nai năm hoc 2011 - 2012

Gửi bởi nth1235 trong 25-03-2012 - 10:31

Bài 3 theo mình có thể tham khảo ở đây :
http://diendantoanho...showtopic=69658


#306153 Topic ôn tập vào lớp 10

Gửi bởi nth1235 trong 24-03-2012 - 18:29

Câu 1 dễ mà bác. Bạn sẽ mũ 3 lên và sử dụng hằng đẳng thức ${(a + b)}^{3} = {a}^{3} + {b}^{3} + 3ab(a + b)$
Với a bằng căn đầu tiên, b bằng cái căn ở đằng sau thôi. Chú ý rằng chỗ nào có a + b thì thay bằng $x$.
Giải phương trình bậc 3 thôi. Mấy bài này thường thì phân tích ra sẽ được một cái nhân tử bằng 0, là số nguyên. Nhân tử còn lại sẽ là một tam thức bậc 2 vô nghiệm.
Sau đó thay x, y vào thôi.


#305655 Đề: $ x^{2} + y^{2} = 2012 $

Gửi bởi nth1235 trong 21-03-2012 - 14:05

Mình chém cách 2 nhé :
Ta có :
Vì ${x}^{2} ; {y}^{2}$ đều là những số chính phương nên chia 4 dư 0;1
$\Rightarrow {x}^{2} + {y}^{2}$ chia 4 dư 0 ; 1 ; 2.
Mà 2012 chia hết cho 4.
Suy ra $ {x}^{2} ; {y}^{2}$ chia hết cho 4.
Hay $x , y$ chẵn.
Khi đó, $x ; y$ có dạng $x = 2m ; y = 2n$
Thay vào phương trình, ta có :
$4{m}^{2} + 4{n}^{2} = 2012 $
$\Leftrightarrow {m}^{2} + {n}^{2} = 503$

Vì ${m}^{2} ; {n}^{2}$ đều là những số chính phương nên chia 4 dư 0;1
$\Rightarrow {m}^{2} + {n}^{2}$ = VT chia 4 dư 0 ; 1 ; 2.
Mà $ VP = 503$ chia 4 dư 3.
Suy ra phương trình vô nghiệm.


#304631 Đề thi học sinh giỏi lớp 9 tỉnh Thái Bình năm học 2011-2012

Gửi bởi nth1235 trong 16-03-2012 - 20:06

Mình gợi ý đáp án và hướng làm bài 2 và 3 nhé.
Bài 2 kết quả là $\frac{2013\sqrt{2}}{2012}$ .
Gợi ý : Bình phương P lên rồi đặt đk cho dấu giá trị tuyệt đối, ko nên thay số vào ngay mà nên biến đổi trước.
Bài 3 kết quả là $x = 1 ; y = 2$ .
Gợi ý : Chuyển vế để thành một tổng bình phương cộng một căn thức. Suy ra được cả hai cái sẽ bằng 0. Lập được hệ phương trình và giải khá dễ dàng.


#304441 CMR ${a}^{n} + {b}^{n} + {c}^{n} + {d}^{n}$ là hợp số.

Gửi bởi nth1235 trong 15-03-2012 - 19:33

Một cách giải khác nhé :
Ta có :
$ad = bc \Rightarrow {a}^{n}{d}^{n} = {c}^{n}{b}^{n} $
$ \Rightarrow \frac{{a}^{n}}{{c}^{n}} = \frac{{b}^{n}}{{d}^{n}} = \frac{{a}^{n} + {b}^{n}}{{c}^{n} + {d}^{n}}$
Do phân số $\frac{{a}^{n} + {b}^{n}}{{c}^{n} + {d}^{n}}$ chưa tối giản ( nó bằng một phân số nhỏ hơn nó)
$\Rightarrow gcd({a}^{n} + {b}^{n} ; {c}^{n} + {d}^{n}) > 1$
Do đó, ${a}^{n} + {b}^{n} + {c}^{n} + {d}^{n}$ là hợp số.
Ps : Bài này do thầy Lê Hải Châu nghĩ ra đó.


#303836 Trận 4 - "MSS04 nguyenta98ka" VS ALL

Gửi bởi nth1235 trong 12-03-2012 - 19:48

Giải :
$M$ là trọng tâm của $\Delta ABC$ .
P/s : lại một lời giải nữa rất ngắn gọn nhưng đâu biết làm thế nào . Vì em đo hết rồi .

S=0

Không hiểu bạn đo kiểu gì nhưng cái này đã không khoa học lại còn sai. Đi thi hsg chắc 0 điểm.


#303831 Tính tổng $S=\frac{1}{1.2.3}+\frac{1}{2.3.4}+\frac{1}{3.4...

Gửi bởi nth1235 trong 12-03-2012 - 19:38

Làm như này:
Ta có:
$S=\frac{1}{1.2.3}+\frac{1}{2.3.4}+\frac{1}{3.4.5}+.....+\frac{1}{2010.2011.2012}$
Xét $\frac{1}{n(n+1)} - \frac{1}{(n+1)(n+2)}$ ($n \in Z^+$)
$=\frac{(n+2)-n}{n(n+1)(n+2)}$
$=\frac{2}{n(n+1)(n+2)}$
Áp dụng:
$2S=\frac{2}{1.2.3}+\frac{2}{2.3.4}+\frac{2}{3.4.5}+.....+\frac{2}{2010.2011.2012}$
$=\frac{1}{1.2}-\frac{1}{2.3}+\frac{1}{2.3}-\frac{1}{3.4}+\frac{1}{3.4}-\frac{1}{4.5}+. . .+\frac{1}{2020.2011}-\frac{1}{2011.2012}$
$=\frac{1}{2}-\frac{1}{4046132}$
$=\frac{2023065}{4046132}$
Do đó:
$S=\frac{2023065}{8092264}$

Bài này vừa mới thi máy tính cầm tay tỉnh Đồng Nai năm học 2011 - 2012 đó bạn


#301485 tìm nghiệm nguyên dương của phương trình 2x+y-7=0

Gửi bởi nth1235 trong 28-02-2012 - 21:00

Mình không hiểu ý bạn định nói thế là sao ???

Sorry bạn. Mình ko để ý chỗ x.y Mình cứ tưởng là x;y nên dẫn đến sai lầm trên. Thành thật xin lỗi bạn.


#301228 Tìm số nguyên tố u,v sao cho ${u}^{4}$ + ${v}^{4}$ chia h...

Gửi bởi nth1235 trong 26-02-2012 - 22:38

Tìm số nguyên tố u,v sao cho ${u}^{4}$ + ${v}^{4}$ chia hết cho ${(u + v)}^{2} $


#301227 $\frac{p}{q}$ = $\frac{1}{1}$ + $\fra...

Gửi bởi nth1235 trong 26-02-2012 - 22:32

Cho phân số tối giản $\frac{p}{q}$ = $\frac{1}{1}$ + $\frac{1}{2}$ + .... + $\frac{1}{2006}$ + $\frac{1}{2007}$ (vế phải là tổng của những phân số mà các tử số đều bằng 1 và các mẫu số lần lượt là 2007 số nguyên dương đầu tiên : 1,2,3,...,2006,2007); Chứng minh p là số lẻ và q là số chẵn.


#301225 CMR : phương trình $2x^{2}+y^{2}=1999$ không có nghiệm nguyên

Gửi bởi nth1235 trong 26-02-2012 - 22:26

Xin giải bài 2b.
Vì ${x}^{2}$, ${y}^{2}$ là các số chính phương nên chia 8 dư 0,1, 4.
Suy ra 2${x}^{2}$ + ${y}^{2}$ chia 8 dư 0,1, 3, 4, 6.
Mà 1999 chia 8 dư 7.
Suy ra phương trình vô nghiệm nguyên.


#301131 Trận 2 - "MSS02 Cao Xuân Huy" VS ALL

Gửi bởi nth1235 trong 26-02-2012 - 14:07

Phần thuận :
Vẽ đường tròn tâm O ngoại tiếp tam giác đều ABC. Đường tròn này có bán kính là OA. Kẻ đường kính AK. Đường kính AK cắt BC tại D. Lấy điểm M trong tam giác sao cho
$\hat{MAB}$ + $\hat{MBC}$ + $\hat{MCA}$ = ${90}^{0}$ . Ta có :
$\hat{MAB}$ = $\hat{BCK}$ (góc nội tiếp cùng chắn cung BK) X
Suy ra $\hat{BCK}$ + $\hat{MBC}$ + $\hat{MCA}$ = ${90}^{0}$ (1)
Lại có $\hat{ACK}$ = ${90}^{0}$ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
$\Rightarrow $ $\hat{BCK}$+$\hat{MCB}$+$\hat{MCA}$ = ${90}^{0}$ (2)
Từ (1), (2)$\Rightarrow $$\hat{MBC}$ =$\hat{MCB}$$\Rightarrow $ MBC cân tại M $\Rightarrow $ MB = MC $\Rightarrow $M nằm trên đường trung trực của BC

Phần đảo

Vẽ đường trung trực AD của tam giác đều ABC. Lấy điểm M bất kì trên AD (M khác A và D). Ta có :
Tam giác ABC đều nên đường trung trực đồng thời là tia phân giác $\Rightarrow$$\hat{MAB}=$${90}^{0}$
M nằm trên đường trung trực của BC nên MA = MB $\Rightarrow$ tam giác MBC cân tại M
$\Rightarrow $$\hat{MBC}$=$\hat{MCB}$
Mà $\hat{MCB}$+$\hat{MCA}$=${60}^{0}$
$\Rightarrow $ $\hat{MBC}$+$\hat{MCA}$=${60}^{0}$
Khi đó : $\hat{MAB}$+$\hat{MCA}$+$\hat{MCA}$ = ${30}^{0}$ + ${60}^{0}$ = ${90}^{0}$
*Kết luận : Quỹ tích của M là đường trung trực AD của tam giác đều ABC. Nếu M trùng A hoặc M trùng D thì bài toán vô nghiệm.

Do em mới giai nhập diễn đàn nên kĩ năng gõ Latex và cách đăng hình vẽ em còn nhiều thiếu sót. Do đó, em đã đính kèm lời giải chi tiết và hình vẽ trong file Word. Mong ban quản trị thông cảm cho em
File gửi kèm  Hình vẽ và lời giải chi tiết.doc   161.5K   301 Số lần tải

Chỗ đánh dấu X đỏ là chỗ em đã sai. Em vô tình thừa nhận A,M,K thẳng hàng rồi lại chứng minh chúng thẳng hàng!!!
S=0