Đến nội dung

nucnt772

nucnt772

Đăng ký: 04-03-2012
Offline Đăng nhập: 03-12-2014 - 20:00
***--

#345240 Xác định $k$ để hình có diện tích nhỏ nhất.

Gửi bởi nucnt772 trong 09-08-2012 - 20:55

Phương trình của d đi qua M(1;4) và hệ số góc k có dạng: $y=kx-k+4$
Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và d:
$x^{2}=kx-k+4$ $\Leftrightarrow x^{2}-kx+k-4=0$ (1)
ta có: $\Delta =k^{2}-4k+16> 0$ với mọi $k$
$\Rightarrow$ d luôn cắt (P) tại 2 điểm A và B mà hoành độ $x_{A}$ và $x_{B}$ là 2 nghiệm của (1).
Giả sử: $x_{A}$ < $x_{B}$.
Diện tích phải tìm là: $S=\frac{1}{6}.(x_{B}-x_{A})^{3}$ = $\frac{1}{6}.(\frac{\sqrt{\Delta }}{a})^{3}$ = $\frac{1}{6}.(\sqrt{k^{2}-4k+16})^{3}$

= $\frac{1}{6}.[(k-2)^{2}+12]^{\frac{3}{2}}\geq \frac{1}{6}.12^{\frac{3}{2}}=4\sqrt{3}$.

Vậy $minS=4\sqrt{3}$ khi $k=2$.


#345225 $a.cot2x=\frac{cos^{2}x-sin^{2}x}...

Gửi bởi nucnt772 trong 09-08-2012 - 20:32

Mình làm như thế này không biết thế nào. mọi người xem lại giúp mình với

Điều kiện đâu bạn?
_TH1: $a=0$ $\Rightarrow sin2x=0$ ( mâu thuẫn với điều kiện ).
_TH2: $a\neq 0$, đặt $t=sin2x$ với $t\in [-1;1]$, pt trở thành $3at^{2}+4t-4a=0$ (**)
đặt $f(t)=3at^{2}+4t-4a.$
pt (*) có nghiệm $\Leftrightarrow$ pt (**) có nghiệm $\left | t \right |\leq 1$ (1)
Để ý tích a.c của pt (**) = $3a^{2}< 0$ nên điều nói trong (1) xảy ra $\Leftrightarrow 3a.f(1)\geq 0$ hoặc $3a.f(-1)\geq 0$
$\Leftrightarrow 3a.(4-a)\geq 0$ hoặc $3a.(4+a)\leq 0$
$\Leftrightarrow 0< a\leq 4$ hoặc $-4\leq a< 0$
$\Rightarrow 0< \left | a \right |\leq 4$
Từ đó xét các trường hợp $a=4$, $a=-4$, $0< a< 4$, $-4< a< 0$
.......


#344506 Cho Parabol có phương trình: $y=x^{2}$.

Gửi bởi nucnt772 trong 07-08-2012 - 21:22

Trong hệ trục vuông góc $Oxy$, cho điểm $A(0;2)$ và parabol (P) có phương trình $y=x^{2}$. Xác định các điểm M trên (P) sao cho AM ngắn nhất. CMR: AM vuông góc với tiếp tuyến của parabol (P) tại M.

Gọi $M(a;a^{2})$ là điểm thuộc parabol (P), với $a\in \mathbb{R}$
Ta có: $\overrightarrow{AM}=(a;a^{2}-2)$
$\Rightarrow AM^{2}=a^{2}+(a^{2}-2)^{2}=a^{4}-3a^{2}+4$
Đặt $d=AM^{2}$ $\Rightarrow$ $d=a^{4}-3a^{2}+4$, với $a\in \mathbb{R}$
$\Rightarrow d'=4a^{3}-6a=2a.(2a^{2}-3)$
$d'=0$ $\Leftrightarrow a=0$ hoặc $a=\frac{\sqrt{6}}{2}$ hoặc $a=\frac{-\sqrt{6}}{2}$

Lập bảng biến thiên $\Rightarrow d\geq \frac{7}{4}$

$\Rightarrow AM^{2}\geq \frac{7}{4}$ $\Rightarrow AM\geq \frac{\sqrt{7}}{2}$

Do đó: $minAM=\frac{\sqrt{7}}{2}$ với $M_{1}(\frac{-\sqrt{6}}{2};\frac{3}{2})$; $M_{2}(\frac{\sqrt{6}}{2};\frac{3}{2})$

Xét đường thẳng $AM_{1}$ với hệ số góc là $k_{1}=\frac{\sqrt{6}}{6}$

Hệ số góc tiếp tuyến của (P) tại $M_{1}$ là: $y'(\frac{-\sqrt{6}}{2})=-\sqrt{6}=\frac{-6}{\sqrt{6}}=\frac{-1}{k_{1}}$

Do đó: $AM_{1}$ vuông góc tiếp tuyến cùa (P) tại $M_{1}$.
Tương tự, ta có $AM_{2}$ vuông góc tiếp tuyến cùa (P) tại $M_{2}$.

Vậy khi $AM$ ngắn nhất thì $AM$ vuông góc với tiếp tuyến của parabol (P) tại $M$.


#344185 $A=\lim_{x\rightarrow 0}\frac{e^{...

Gửi bởi nucnt772 trong 06-08-2012 - 22:30

Giúp mình bài này nữa :icon6: :icon6: :
$B=\lim_{x\rightarrow 0}\frac{ln\left | x \right |-ln(\sqrt[3]{3x+1}+1).\left | \sqrt{x+1} -1\right |}{x}$

Ta có: $(\sqrt[3]{3x+1}+1).(\sqrt{x+1}-1)=\frac{x.(\sqrt[3]{3x+1}+1)}{\sqrt{x+1}+1}$

$ln(\sqrt[3]{3x+1}+1).\left | \sqrt{x+1}-1 \right |=ln\left | x \right |+ln(\sqrt[3]{3x+1}+1)-ln(\sqrt{x+1}+1)$

$\Rightarrow B=\lim_{x\rightarrow 0}\frac{ln(\sqrt[3]{3x+1}+1)-ln(\sqrt{x+1}+1)}{x}$

$=\lim_{x\rightarrow 0}\frac{ln(1+\sqrt[3]{3x+1})-ln2}{x}-\lim_{x\rightarrow 0}\frac{ln(1+\sqrt{x+1})-ln2}{x}$

$=\lim_{x\rightarrow 0}\frac{ln(1+\frac{1}{2}.(\sqrt[3]{3x+1}-1))}{x}-\lim_{x\rightarrow 0}\frac{ln(1+\frac{1}{2}(\sqrt{x+1}-1))}{x}$ $=M-N$


Ta có: $M=\frac{1}{2}\lim_{x\rightarrow 0}\frac{ln(1+\frac{1}{2}.(\sqrt[3]{3x+1}-1))}{\frac{1}{2}.(\sqrt[3]{3x+1}-1)}.\frac{\sqrt[3]{3x+1}-1}{x}$ $=\frac{1}{2}.1.1=\frac{1}{2}$

$N=\frac{1}{2}\lim_{x\rightarrow 0}\frac{ln(1+\frac{1}{2}.(\sqrt{x+1}-1))}{\frac{1}{2}.(\sqrt{x+1}-1)}.\frac{\sqrt{x+1}-1}{x}$ $=\frac{1}{2}.1.\frac{1}{2}=\frac{1}{4}$

$\Rightarrow B=M-N=\frac{1}{2}-\frac{1}{4}=\frac{1}{4}$.



#343802 $A=\lim_{x\rightarrow 0}\frac{e^{...

Gửi bởi nucnt772 trong 05-08-2012 - 22:11

Tìm giới hạn sau:
$A=\lim_{x\rightarrow 0}\frac{e^{\sqrt{2x+1}-1}-e^{\sqrt[3]{1-3x}-1}}{x}$.


Ta có: $A=\lim_{x\rightarrow 0}\frac{e^{\sqrt{2x+1}-1}-1}{x}-\lim_{x\rightarrow 0}\frac{e^{\sqrt[3]{1-3x}-1}-1}{x}$

$=\lim_{x\rightarrow 0}\frac{e^{\sqrt{2x+1}-1}-1}{\sqrt{2x+1}-1}.\lim_{x\rightarrow 0}\frac{\sqrt{2x+1}-1}{x}-\lim_{x\rightarrow 0}\frac{e^{\sqrt[3]{1-3x}-1}-1}{\sqrt[3]{1-3x}-1}.\lim_{x\rightarrow 0}\frac{\sqrt[3]{1-3x}-1}{x}$

Mà: $\lim_{x\rightarrow 0}\frac{e^{\sqrt{2x+1}-1}-1}{\sqrt{2x+1}-1}=\lim_{x\rightarrow 0}\frac{e^{\sqrt[3]{1-3x}-1}-1}{\sqrt[3]{1-3x}-1}=1$

$\lim_{x\rightarrow 0}\frac{\sqrt{2x+1}-1}{x}=1$

$\lim_{x\rightarrow 0}\frac{\sqrt[3]{1-3x}-1}{x}=-1$

$\Rightarrow A=1+1=2$



#343438 Cho hình vuông ABCD. Cạnh 20cm.Gọi E là trung điểm của BC. F là trung điểm củ...

Gửi bởi nucnt772 trong 04-08-2012 - 21:27

BÀI TOÁN. Dùng các số từ $1$ đến $9$ (mỗi số xuất hiện đúng $1$ lần) và các phép toán cộng $(+)$, trừ $(-)$, nhân $(\times)$ để viết thành một biểu thức có giá trị bằng $100$?

Một biểu thức thỏa mãn yêu cầu trên là:

Hình đã gửi

Điều thú vị là nó còn có hàng loạt lời giải khác.


$1+2+3+4+5+6+7+8\times9 = 100$

$9\times8 + 7 + 6 + 5 + 4 + 3 + 2 + 1 = 100$

$9\times8+1+2+3+4+5+6+7=100$

$(9\times8) + 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7=100$

$8\times9+1+2+3+4+5+6+7=100$

$9\times8 + 7 + 6 + 5 + 4 + 3 + 2 + 1 = 100$

$1 + 2 + 3 + 4 + 5 +6 + 7 + (8\times9) = 100$

$9\times8+1+2+3+4+5+6+7=100$

$(9\times8)+7+6+5+4+3+2+1 = 100.$

$8 \times 9 + 7 + 1 + 6 + 5 + 4 + 2 + 3 = 100$

Những cách này giống nhau mà anh.


#343229 Cho hàm số: $y=x^{3}-3(2m+1)x^{2}+(12m+5)x+2$.

Gửi bởi nucnt772 trong 03-08-2012 - 23:18

Để tránh bị mất điểm thì tốt nhất là nên dùng phương pháp hàm số, xét sự biến thiến của nó.

Làm như vậy được không anh?
ta có: $y'=3x^{2}-6.(2m+1)x+12m+5$ $\geq 0$
$\Rightarrow 12.(x-1)m\leq 3x^{2}-6x+5$
Trong khoảng $[2;+\infty )$ ta có: $12m\leq \frac{3x^{2}-6x+5}{x-1}$

Trong khoảng $(-\infty ;-1]$ ta có: $12m\geq \frac{3x^{2}-6x+5}{x-1}$

Xét hàm số: $h(x)=\frac{3x^{2}-6x+5}{x-1}$ trên miền $D=(-\infty ;-1] \cup [2;+\infty )$

Ta có: $h'(x)=\frac{3x^{2}-6x+1}{(x-1)^{2}}$

$h'(x)=0\Leftrightarrow x=\frac{3+\sqrt{6}}{3}$ hoặc $x=\frac{3-\sqrt{6}}{3}$

Lập bảng biến thiên, do đó:
. $12m\leq \underset{x\geq 2}{minh(x)}=5$

. $12m\geq \underset{x\leq -1}{maxh(x)}=-7$

Vậy:
_ Hàm số đã cho đồng biến trong khoảng $[2;+\infty )$ $\Leftrightarrow m\leq \frac{5}{12}$

_ Hàm số đã cho đồng biến trong các khoảng $(-\infty ;-1]$ và $[2;+\infty )$ $\Leftrightarrow$ $\frac{-7}{12}\leq m\leq \frac{5}{12}$.


#342940 Cho biểu thức: $f=25(x^{2}+y^{2})+(12-3x-4y)^{2...

Gửi bởi nucnt772 trong 02-08-2012 - 20:59

Ta có thể viết:
$f=25(x^{2}+y^{2})+(12-3x-4y)^{2}$
$=(4x-3y)^{2}+2.(3x+4y-6)^{2}+72\geq 72$
Dấu "=" xảy ra $\Leftrightarrow 4x-3y=0$ và $3x+4y-6=0$
$\Leftrightarrow x=\frac{18}{25}$ và $y=\frac{24}{25}$

$\Rightarrow$ đpcm.


#342692 Cho hàm số: $y=\frac{x-2}{x+2}.$

Gửi bởi nucnt772 trong 02-08-2012 - 00:24

Mình xin trả lời thắc mắc của bạn như sau: (Đọc thắc mắc của bạn mà mình thấy vui vui sao ấy :lol: )

b) Bạn xem thử cách mình nhé:
Gọi $M_{0}(0;-1)$ $\in ©$, và tổng khoảng cách từ $M_{0}$ đến 2 trục tòa độ là: $d_{0}=1$
© có 2 tiệm cận:
TCĐ: $x=-2$
TCN: $y=1$
_ Nếu $x_{M}\geq 2$ thì $y_{M}\geq 0$, ta có: $d\geq 2> d_{0}$ (loại)
_ Nếu $x_{M}< -2$ thì $y_{M}>1$, ta có: $d> 3> d_{o}$ (loại)

_ Xét trường hợp: $-2< x_{M}< 0$, $y_{M}< 0$
Ta có: $d=-x-y=-x-\frac{x-2}{x+2}$ $=\frac{-x^{2}-3x+2}{x+2}$

$\Rightarrow d'=\frac{-x^{2}-4x-8}{(x+2)^{2}}$ < 0

$\Rightarrow d$ giảm trong (-2;0)
$\Rightarrow d> 1=d_{0}$

_ Xét trường hợp: $0\leq x_{M}< 2$, $y_{M}< 0$
Ta có: $d=x-y$ = $x-\frac{x-2}{x+2}$ = $\frac{x^{2}+x+2}{x+2}$
$\Rightarrow d'=\frac{x^{2}+4x}{(x+2)^{2}}$
$d'=0$ $\Leftrightarrow x=0$ hoặc $x=-4$
Lập bảng biến thiên $\Rightarrow d\geq 1=d_{0}$
Vậy $d_{0}$ là giá trị nhỏ nhất của $d$.
Điểm M phải tìm là điểm $M_{0}(0;-1)$, giao điểm của đồ thị © và trục tung.


#342663 Cho hàm số: $y=\frac{x-2}{x+2}.$

Gửi bởi nucnt772 trong 01-08-2012 - 22:23

* Để làm câu a) ta đi vào phương pháp chung như sau:
Chứng minh đường thẳng $y = ax + b$ là trục đối xứng của đồ thị ©
- Dựng đường thẳng (d') vuông góc với đường thẳng (d)
- Tìm điều kiện để phương trình hoành độ giao điểm của © và (d') luôn có 2 nghiệm phân biệt A và B
- Tìm tọa độ trung điểm M của đoạn thẳng AB
- Nếu tọa độ M thỏa mãn phương trình đường thẳng (d) thì đường thẳng (d) chính là trục đối xứng của đồ thị hàm số ©
Hình đã gửi
a) Gọi (d') $y = - x + m$ là đường thẳng vuông góc với đường thẳng (d) $y = x + 3$
Phương trình hoành độ giao điểm của © và (d'):
$\frac{{x - 2}}{{x + 2}} = - x + m \Leftrightarrow {x^2} + \left( {3 - m} \right)x - 2 - 2m = 0$
Ta có $\Delta = {\left( {m + 1} \right)^2} + 16 > 0$ do đó © và (d') cắt nhau tại hai điểm phân biệt A và B
Trung điểm I của đoạn thẳng AB có tọa độ:
$\left\{ \begin{array}{l}
{x_I} = \frac{{{x_A} + {x_B}}}{2} = \frac{{m - 3}}{2}\\
{y_I} = \frac{{3 + m}}{2}
\end{array} \right.$
Ta nhận ra rẳng điểm I thuộc vào đường thẳng (d) $y = x + 3$ nên đường thẳng (d) $y = x + 3$ là trục đối xứng của đồ thị ©
b) Xác định M thuộc © để tổng khoảng cách từ M đến hai trục tọa độ là nhỏ nhất
Tọa độ $M\left( {{x_M};\frac{{{x_M} - 2}}{{{x_M} + 2}}} \right)$
$\begin{array}{l}
d\left( {M,Ox} \right) = \left| {\frac{{{x_M} - 2}}{{{x_M} + 2}}} \right|\\
d\left( {M,Oy} \right) = \left| {{x_M}} \right|
\end{array}$
$d\left( {M,Ox} \right) + d\left( {M,Oy} \right) = \left| {\frac{{{x_M} - 2}}{{{x_M} + 2}}} \right| + \left| {{x_M}} \right| \ge 2\sqrt {\left| {\frac{{{x_M} - 2}}{{{x_M} + 2}}} \right|\left| {{x_M}} \right|} $
$d\left( {M,Ox} \right) + d\left( {M,Oy} \right)$ nhỏ nhất khi và chỉ khi dấu "=" xảy ra $\left| {\frac{{{x_M} - 2}}{{{x_M} + 2}}} \right| = \left| {{x_M}} \right|$
$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\frac{{{x_M} - 2}}{{{x_M} + 2}} = {x_M}\\
\frac{{{x_M} - 2}}{{{x_M} + 2}} = - {x_M}
\end{array} \right. \Leftrightarrow x_M^2 + 3{x_M} - 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{x_M} = \frac{{ - 3 - \sqrt {17} }}{2}\\
{x_M} = \frac{{ - 3 + \sqrt {17} }}{2}
\end{array} \right.$

Câu a) Trên hình vẽ ta thấy M là trung điểm AB, vậy sao bài làm bạn kết luận $I$ là trung điểm AB.
Câu b) Bạn làm sai rồi.
Ta gọi điểm M$(x;y)$ là điểm tùy ý thuộc ©. Ta xác định M sao cho $d=\left | x \right |+\left | y \right |$ đạt GTNN
Để ý điểm $M_{0}(0;-1).$ và tổng khoảng cách từ điểm $M_{0}$ đến 2 trục tòa độ là: $d_{0}=1$


#342479 Cho phương trình: $4x(x+sin\alpha )-1=4x+cos2\alpha .$

Gửi bởi nucnt772 trong 01-08-2012 - 10:31

Phương trình đã cho tương đương với phương trình:
$4x^{2}-4.(1-sin\alpha )x-(1+cos2\alpha )=0$ (1)
Phương trình (1) luôn có 2 nghiệm phân biệt $x_{1}$ và$x_{2}$ ( Vì sao? Bạn tự chứng minh. )
Đặt $y=x_{1}^{2}+x_{2}^{2}=(x_{1}+x_{2})^{2}-2x_{1}x_{2}$
$=(1-sin\alpha )^{2}+\frac{1+cos2\alpha }{2}$

$=1-2sin\alpha +sin^{2}\alpha +cos^{2}\alpha$ $=2.(1-sin\alpha )$
a) $y$ đạt GTLN $\Leftrightarrow sin\alpha$ đạt GTNN
$\Leftrightarrow sin\alpha =-1$ $\Leftrightarrow \alpha =\frac{-\pi }{2}+k2\pi$ với $k\in \mathbb{Z}$

b) $y$ đạt GTNN $\Leftrightarrow sin\alpha$ đạt GTLN
$\Leftrightarrow sin\alpha =1$ $\Leftrightarrow \alpha =\frac{\pi }{2}+k2\pi$ với $k\in \mathbb{Z}$

Vậy: với $\alpha =\frac{-\pi }{2}+k2\pi$, ta có $maxy=4$

với $\alpha =\frac{\pi }{2}+k2\pi$, ta có $miny=0$.


#342336 Cho hàm số: $y=\frac{x-2}{x+2}.$

Gửi bởi nucnt772 trong 31-07-2012 - 20:33

Cho hàm số: $y=\frac{x-2}{x+2}$ $(C)$.

a) Chứng minh rằng đồ thị hàm số nhận đường thằng $y=x+3$ làm trục đối xứng.
b) Xác định điểm M thuộc đồ thị sao cho tổng các khoảng cách từ M đến 2 trục đồ thị là nhỏ nhất.


#341878 Tìm GTLN và GTNN: $T=x_{1}^{2}+x_{2}^...

Gửi bởi nucnt772 trong 30-07-2012 - 14:15

Từ đồ thị, thấy rằng giá trị nhỏ nhất của $T$ phải là $-7$ chứ không thể là $0$, hoặc bạn cũng có thể thế $\sin \alpha=1$ vào $T$ bạn sẽ ra $T=-7$, nhỏ hơn cả GTNN mà bạn tìm được

Và đây là cách của mình:
Xét pt: $x^{2}-(2sin\alpha -1)x+6sin^{2}\alpha -sin\alpha -1=0$ (1).
Ta có: $\Delta =(2sin\alpha -1)^{2}-4.(6sin^{2}\alpha -sin\alpha -1)$ $=-20sin^{2}\alpha+5=5(-4sin^{2}\alpha +1)$
PT (1) có 2 nghiệm $x_{1}$, $x_{2}$ $\Leftrightarrow \Delta \geq 0$
$\Leftrightarrow -4sin^{2}\alpha +1\geq 0$ $\Leftrightarrow \frac{-1}{2}\leq sin\alpha \leq \frac{1}{2}$
Với điều kiện trên ta có:
$T=x_{1}^{2}+x_{2}^{2}$$=(x_{1}+x_{2})^{2}-2x_{1}x_{2}$=$(2sin\alpha -1)^{2}-2.(6sin^{2}\alpha -sin\alpha -1)$
=$-8sin^{2}\alpha -2sin\alpha +3$
Đặt $t=sin\alpha$, với $\frac{-1}{2}\leq t\leq \frac{1}{2}$
$\Rightarrow T=-8t^{2}-2t+3$
Xét hàm số $f(t)=-8t^{2}-2t+3$ trên đoạn $[\frac{-1}{2};\frac{1}{2}]$
Ta có: $f'(t)=-16t-2$
$f'(t)=0\Leftrightarrow t=\frac{-1}{8}$
Lập bảng biến thiên $\Rightarrow 0\leq f(t)\leq \frac{25}{8}$
Do đó ta có:
$maxT=\frac{25}{8}\Leftrightarrow t=\frac{-1}{8}$
$\Leftrightarrow sin\alpha =\frac{-1}{8}\Leftrightarrow \alpha =(-1)^{k+1}arcsin\frac{1}{8}+k\pi$, với $k\in \mathbb{Z}$

$minT=0\Leftrightarrow t=\frac{1}{2}$
$\Leftrightarrow sin\alpha =\frac{1}{2}\Leftrightarrow \alpha =(-1)^{k}\frac{\pi }{6}+k\pi$, với $k\in \mathbb{Z}$


#341669 Tìm GTLN và GTNN: $T=x_{1}^{2}+x_{2}^...

Gửi bởi nucnt772 trong 29-07-2012 - 21:56

$T=-8\sin^{2}\alpha -2\sin\alpha +3$
$T=-(8\sin^{2}\alpha -2.2\sqrt{2}\sin\alpha.\frac{\sqrt{2}}{4} +\frac{1}{8})+\frac{25}{8}$

Chỗ này bạn rút dấu $"-"$ ra sai rồi.
Vậy $maxT=\frac{25}{8} \Leftrightarrow$ $sin\alpha =\frac{-1}{8}$

$\Leftrightarrow \alpha =(-1)^{k+1}arcsin\frac{1}{8}+k\pi$ với $k\in \mathbb{Z}$

Bạn xem lại GTNN đi, cách của mình ra $minT=0$ $\Leftrightarrow sin\alpha =\frac{1}{2}$.


#341604 Tìm m: $\left | 2cosx-1 \right |+\left | 2sinx-1 \ri...

Gửi bởi nucnt772 trong 29-07-2012 - 20:11

Xét hàm số: $y=\left | 2cosx-1 \right |+\left | 2sinx-1 \right |,$ $x\in \mathbb{R}$
Ta có:
$y^{2}=(\left | 2cosx-1 \right |+\left | 2sinx-1 \right |)^{2}$$\leq 2[(2cosx-1)^{2}+(2sinx-1)^{2}]$$=2[6-4(sinx+cosx)].$


Ta lại có: $sinx+cosx\geq -\sqrt{2}$
$\Rightarrow -4(sinx+cosx)\leq 4\sqrt{2}$
$\Rightarrow y^{2}\leq 2[6+4\sqrt{2}]=4(\sqrt{2}+1)^{2}$
$\Rightarrow y\leq 2(\sqrt{2}+1)$


Do đó ta có: max$y=2(\sqrt{2}+1)$
ta có; y $\leq m$ với mọi $x\in \mathbb{R}$
$\Leftrightarrow m\geq maxy$
$\Leftrightarrow m\geq 2(\sqrt{2}+1)$