Đến nội dung

binvippro

binvippro

Đăng ký: 13-06-2012
Offline Đăng nhập: 13-12-2018 - 11:41
**---

#591851 TOPIC ôn luyện VMO 2016

Gửi bởi binvippro trong 03-10-2015 - 18:12

mình thấy topic ôn luyện VMO 2015 sao mạnh mẽ mà topic này ít người hưởng ứng vậy  :icon6:




#589312 ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN TOÁN KHTN VÒNG 1, NGÀY 2

Gửi bởi binvippro trong 16-09-2015 - 17:44

Nếu $23^{2k} \parallel VT$ mà $23^{2k} \equiv 1 \pmod{4}, VT \equiv 3 \pmod{4}$ ta suy ra tồn tại một ước nguyên tố $p \; (p \ne 23)$ của $VT$ sao cho $p \equiv 3 \pmod{4}$ Từ đây ta suy ra tiếp $p|46,p |y$ dẫn đến $p=23$, mâu thuẫn. Vậy $23^{2k+1} \parallel VT$.

còn cái này sao bạn ?  :D




#587732 Tuần 1 tháng 9/2015

Gửi bởi binvippro trong 06-09-2015 - 22:54

$JD$ cắt $(I)$ tại K,tiếp tuyến tại $K$ cắt $BC$ ở $T$, $TI$ cắt $JK$ tại $N$

ta có $TI.TN=TB.TC=TD^{2}=TK^{2}$

$T$ thuộc trục đẳng phương của $(I)$ và $(BPC)$

$(I)$ cắt lại $(PBC)$ tại $H$

ta có $H,P,T$ thẳng hàng

ta sẽ cm $M,D,H$ thẳng hàng

thật vậy ta có $D(QJPM)=-1$ (1)

lại có $PKHD$ điều hòa nên $D(DKPH)=-1$(2)

Từ (1) và (2) ta có $M,D,H$ thẳng hàng

Kẻ $MX$ vuông góc $BC$, $IY$ vuông góc $DH$

ta có $\triangle MDX$ đồng dạng với $\triangle IDY$

$\Rightarrow DM.DY=ID.MX\Rightarrow DM.DH=r.R_{a}$

ta chỉ cần cm $r.R_{a}= DB.DC$

Thật vậy qua $J$ kẻ $JE$ vuông góc $BC$ ta có

$\triangle IBD\sim \triangle BEJ$

$\Rightarrow ID.JE=BD.BE=BD.DC$ (DPCM)

bạn giải thích chỗ này chút được không ? 




#585756 Chứng minh PI=2QI

Gửi bởi binvippro trong 29-08-2015 - 18:16

Cho tam giác ABC có đường tròn nội tiếp (I) và đường tròn ngoại tiếp (O). đường thẳng qua I vuông góc với OI cắt phân giác ngoài góc BAC và BC tại P,Q. Chứng minh PI=2QI




#572427 Chứng minh IT song song với đường thẳng euler của tam giác ABC

Gửi bởi binvippro trong 14-07-2015 - 15:25

Cho tam giác ABC nội tiếp (O), có phân giác trong AD,BE,CF cắt nhau tại I. Gọi T là trực tâm tam giác DEF.Chứng minh IT song song với đường thẳng euler của tam giác ABC 




#568643 CMR $TI$ đi qua trung điểm $EF$

Gửi bởi binvippro trong 28-06-2015 - 10:46

$\boxed{\text{Problem}}$Cho $\Delta ABC$ với phân giác trong $BE,CF$ cắt nhau tại $I$ và lần lượt cắt $(ABC)$ ở $M,N$.Đoạn $MN$ lần lượt cắt $AC,AB$ tại $P,Q$ Đường thẳng qua $P$ song song với $CF$ cắt đường thẳng qua $Q$ song song với $BM$ ở $T$.Chứng minh rằng $TI$ đi qua trung điểm $EF$

 

attachicon.gifCapture.PNG

ai có lời giải bài toán thêm rồi nhỉ  :icon6:




#568558 Chứng minh A,K,X,Y cùng thuộc một đường tròn

Gửi bởi binvippro trong 27-06-2015 - 22:25

Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Trung trực BC cắt (O) tại K nằm cùng phía với A đối với BC. E thuộc trung trực của BC. Gọi X,Y là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABE và tam giác ACE. Chứng minh A,K,X,Y cùng thuộc một đường tròn 




#561556 Từ $S$ nằm ngoài $(O)$ kẻ hai tiếp tuyến và cát tuyến. Ch...

Gửi bởi binvippro trong 25-05-2015 - 19:28

Từ điểm $S$ nằm ngoài đường tròn $(O)$ kẻ hai tiếp tuyến $SH,SK$ và cát tuyến $SPQ$ ($P$ nằm giữa $S,Q$) đến $(O)$. Từ $P$ kẻ tiếp tuyến với $(O)$ cắt $SK$ tại $T$ và $QK$ tại $V$. Gọi $I$ là giao điểm của $QT$ và $(O)$.

 

Chứng minh $H,I,V$ thẳng hàng.

Gọi VH giao (O) tại I' và ta chứng minh $I\equiv I'$ bằng cách chứng minh PI'KQ là tứ giác điều hòa

Vì $\Delta VPI'\sim \Delta VHP$ nên PI'= $\frac{VP.PH}{VH}$ 

Vì HI'KQ là tứ giác nội tiếp nên I'K= $\frac{VK.HQ}{VH}$ . 

Do đó việc chứng minh PI'KQ là tứ giác điều hòa tương đương với việc chứng minh đẳng thức :

VK.HQ.PQ=VP.PH.KQ (*)

Mà HPKQ là tứ giác điều hòa nên PH.KQ = PK.HQ 

Nên (*) tương đương VK.PQ=VP.PK ( đúng ) do $\Delta VKP\sim \Delta VPQ$ 




#561293 Từ $A$ ở bên ngoài đường tròn $(O)$, vẽ các tiếp tuyến...

Gửi bởi binvippro trong 24-05-2015 - 11:16

Từ $A$ ở bên ngoài đường tròn $(O)$, vẽ các tiếp tuyến $AB,AC$ ($B,C$ là các tiếp điểm) và cát tuyến $ADE$. Đường thẳng qua $D$ vuông góc $OB$ cắt $BC,BE$ theo thứ tự ở $H,K$. Chứng minh $DH=HK$

BC giao DE tại T thì (ATDE)=-1 

=> B(ATDE)=-1 

Do DH // AB ( cùng vuông góc với OB)

suy ra DH=HK 




#558638 ĐỀ THI OLYMPIC CHUYÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN NĂM 2015

Gửi bởi binvippro trong 10-05-2015 - 18:10

Nếu được bạn có thể làm luôn câu Bất được không ? 




#535882 Topic ôn luyện VMO 2015

Gửi bởi binvippro trong 02-12-2014 - 18:07

Mình tiếp tục một bài nữa cũng khá hay 

Bài 60: Cho ngũ giác ABCDE . Điểm F thuộc AB sao cho $\Delta ADE\sim \Delta ECF\sim \Delta DBC$. Chứng minh rằng $\frac{AF}{BF}= \frac{EF^2}{CF^2}$




#535713 Topic ôn luyện VMO 2015

Gửi bởi binvippro trong 01-12-2014 - 14:20

Mình nghĩ đây là bài toán hình khá hay sẽ trở thành một bổ đề khi làm toán 

Bài 57: Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Đường tròn $(\omega )$ tiếp xúc với AB,AC và tiếp xúc trong với (O) tại S. Đường tròn bàng tiếp góc A là (J) tiếp xúc với BC tại D. Chứng minh $\widehat{SAB}= \widehat{DAC}$




#534845 Topic ôn luyện VMO 2015

Gửi bởi binvippro trong 26-11-2014 - 12:29

Bài 47: Cho tứ giác $ABCD$ hai đường chéo $AC$ và $BD$ giao nhau tại $E.M,N$ thuộc $AB$ sao cho $AM=MN=NB$; $P,Q$ thuộc $CD$ sao cho $DP=PQ=QC$. $MQ$ giao $AC$ tại $K$. $NP$ giao $BD$ tại $L$. $MQ$ giao $NP$ tại $I$. Chứng minh rằng $EI$ luôn đi qua trung điểm của $KL$




#534794 Chứng minh rằng EI luôn đi qua trung điểm của KL

Gửi bởi binvippro trong 25-11-2014 - 22:33

Cho tứ giác ABCD hai đường chéo AC và BD giao nhau tại E.M,N thuộc AB sao cho AM=MN=NB; P,Q thuộc CD sao cho DP=PQ=QC. MQ giao AC tại K.NP giao BD tại L.MQ giao NP tại I. Chứng minh rằng EI luôn đi qua trung điểm của KL

Tự hào là thành viên VMF




#533600 $(x^2+y^2)(y^2+z^2)(z^2+x^2)(xy+yz+zx)^2\geq 8x^2y^2z^2(x^2+y^2+z^2...

Gửi bởi binvippro trong 17-11-2014 - 18:20

Chứng minh bất đẳng thức sau 

$(x^2+y^2)(y^2+z^2)(z^2+x^2)(xy+yz+zx)^2\geq 8x^2y^2z^2(x^2+y^2+z^2)^2$ với mọi x,y,z>0

Tự hào là thành viên VMF