Đến nội dung

mbrandm

mbrandm

Đăng ký: 10-07-2012
Offline Đăng nhập: 21-05-2021 - 09:52
-----

#338451 Tìm khoảng cách ngắn nhất?

Gửi bởi mbrandm trong 21-07-2012 - 15:43

các bạn thử sức với ba bài cực trị hình học sau nhé!
Bài 1:Cho hai điểm A,B nằm về một phía của đường thẳng d và không cách đều d với A,B và đường thẳng d cố định. tìm M di động trên d sao cho $\left | MA-MB \right |$ đạt giá trị lớn nhất.
Bài 2 Cho tam giác nhọn ABC. Từ một điểm I trong tam giác kẻ IM vuông góc với BC, IN vuông góc với AC và IK vuông góc với AB.
Đặt AK=x, BM=y, CN=z. Tìm vị trí của I sao cho $x^{2}+y^{2}+z^{2}$ đạt giá trị nhỏ nhất


#338413 Tìm khoảng cách ngắn nhất?

Gửi bởi mbrandm trong 21-07-2012 - 14:28

yêu cầu của bài toán là nhỏ nhất mà


#337517 $a^{2}+b^{2}+c^{2} \geq ab+bc+ac+\frac{\left (a-b \r...

Gửi bởi mbrandm trong 19-07-2012 - 09:53

ta có $\left ( a-b \right )^{2}+\left ( b-c \right )^{2}+\left ( c-a \right )^{2}\geq \frac{\left ( a-b \right )^{2}}{13}+\frac{\left ( b-c \right )^{2}}{3}+\frac{\left ( c-a \right )^{2}}{\frac{2009}{2}}$
tới đây chia hai vế cho hai ta được đpcm
dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi a=b=c.


#337497 Cho (O;R), 2 đường kính vuông góc. M là điểm trên cung AD nhỏ. C/m M chuyển đ...

Gửi bởi mbrandm trong 19-07-2012 - 09:19

các bạn nên cẩn thận khi ra đề chứ, đề sai mọi người mất nhiều thời gian


#337280 cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O

Gửi bởi mbrandm trong 18-07-2012 - 15:40

Đặ BC=a; AC=b và AB=c.
Theo Ptoleme ta có
a.AM+b.BM=c.CM
a.AN+c.CN=b.BN
Suy ra a(AM+AN)=b(BN-BM)+c(CM-CN) (*).
dễ thấy $\Delta$ AFM đồng dạng $\Delta$ NFB.
suy ra $\frac{AM}{BN}$= $\frac{MF}{BF}$.(1)
$\Delta$ AFN đồng dạng $\Delta$ MFB
Suy ra $\frac{AN}{BM}$= $\frac{AF}{MF}$.(2)
Từ (1) và (2) suy ra$\frac{AN.AM}{BM.BN}$= $\frac{AF}{BF}$.
Lại có AF:BF=CA:BC=b:a(**)
Tương tự ta có $\frac{AN.AM}{CM.CN}$= $\frac{c}{a}$.(***)
Thay (**) và (***) vào (*) ta được:
AM+AN=$\frac{AM.AN}{BM.BN}$.$\left ( BN-BM \right )$+$\frac{AM.AN}{CM.CN}$.$\left ( CM-CN \right )$
tương đương với : $\frac{1}{AM}+\frac{1}{AN}= \frac{1}{BM}-\frac{1}{BN}+\frac{1}{CN}-\frac{1}{CM}$.
suy ra: $\frac{1}{BM}+\frac{1}{CN}= \frac{1}{AM}+\frac{1}{AN}+\frac{1}{BN}+\frac{1}{CM}\geq \frac{4}{AM+AN}+\frac{4}{BN+CM}$
đpcm
xong rồi :icon6:


#335903 Chứng minh: $$a\left (b^{2}-\sqrt{b} \right )+b...

Gửi bởi mbrandm trong 15-07-2012 - 10:07

chứng minh:
$\frac{a}{ab+1}$+$\frac{b}{bc+1}$+$\frac{c}{ca+1}$$\geq $$\frac{3}{2}$ với a,b,c là các số thực dương và abc=1.
bài này chôm được trong một quyển sách, mà không có đáp án, ngồi một lát mới ra thấy giống Nesbit nên
đổi biến số thử:
đặt a= $\frac{x}{y}$; b= $\frac{y}{z}$; c= $\frac{z}{x}$.
từ đó ta được
$\frac{xy}{zy+zx}$+$\frac{xz}{yz+yx}$+$\frac{yz}{xz+xy}$$\geq$$\frac{3}{2}$
ta nhận ra đây là bất đẳng thức nesbit
đặt xy=m; yz=n; xz=p.(m,n,p>0)
ta được
$\frac{m}{n+p}$+$\frac{n}{m+p}$+$\frac{p}{m+n}$$\geq$ $\frac{3}{2}$
đây là bất đẳng thức nesbit đúng không nào.
mình còn chép được một số bài mà chắc cũng là đổi biến số hay cái thứ gì đó thôi các ban vào giải cho vui.
chứng minh các bất đẳng thức sau:
bài số 1: $\frac{1}{a\left ( b+1 \right )}$+$\frac{1}{b\left ( c+1 \right )}$+$\frac{1}{c\left ( d+1 \right )}$+$\frac{1}{d\left ( a+1 \right )}$$\geq$ 2. với a,b,c,d>0 và abcd=1.
bài số 2: x,y,z>0 và xyz=1.
chứng minh :
$\frac{1}{\left ( x+1 \right )^{2}+y^{2}+1}$+$\frac{1}{\left ( y+1 \right )^{2}+z^{2}+1}$+$\frac{1}{\left ( z+1 \right )^{2}+x^{2}+1}$$\leq$$ \frac{1}{2}$
bài số 3: a,b,c>0 và abc=1.
chứng minh:
a$\left ( b^{2}-\sqrt{b} \right )$+b$\left ( c^{2}-\sqrt{c} \right )$+c$\left ( a^{2}-\sqrt{a} \right )$$\geq$ 0


#334830 Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $$A=\left | 36^{m...

Gửi bởi mbrandm trong 12-07-2012 - 15:00

cho biểu thức A=$\left | 36^{m} -5^{n}\right |$
Hãy tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức đó.
lời giải:
ta có $36^m$ có tận cùng là $6, 5^{n}$ có tận cùng là 5 nên nếu $36^{m} > 5^{n}$ thì A có tận cùng là 1, nếu $5^{n} > 36^{m}-5^{n}=1 \Leftrightarrow 36^{m}-1=5^{n}36^{m}$ thì P có tận cùng là 9.
Nếu A=1 thì $36^{m}-5^{n}=1 \Leftrightarrow 36^{m}-1=5^{n}$ (1).
do $36^{m} -1$ chia hết cho 35 suy ra chia hết cho 7
$5^{n}$ không chia hết cho 7 nên (1) không xảy ra nên $A>1$
nếu A=9 thì $5^{n} -36^{m}=1\Leftrightarrow 5^{n}=36^{m}+9$.(2)
vì vế phải chia hết cho 9, mà vế trái không chia hết cho 9 nên (2) không xảy ra nên A>9.
Nếu A=11 thì : $36^{m}-5^{n}=11(3)$
nhận thấy m=1, n= 2 thỏa mãn (3)
Vậy giá trị nhỏ nhất của A là 11.
MOD: Đề nghị học gõ Latex.


#334553 Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức bằng phương pháp hình học

Gửi bởi mbrandm trong 11-07-2012 - 21:23

cho A=$\sqrt[2]{x^{2}-2x+2}+\sqrt[2]{x^{2}+6x+10}$
hãy tìm giá trị của biểu thức đó
lời giải:
$A= \sqrt[2]{x^{2}-2x+2}+\sqrt[2]{x^{2}+6x+10}$
$A=\sqrt[2]{\left ( x-1 \right )^{2}+1}+\sqrt[2]{\left ( x+3 \right )^{2}+1}$
xét các điểm M(1,1), N(-3,-1), P(x,0) ta có
$MP=\sqrt[2]{\left ( x-1 \right )^{2}+1} NP=\sqrt[2]{\left ( x+3 \right )^{2}+1} MN=\sqrt[2]{\left ( -3-1 \right )^{2}+\left ( -1-1 \right )^{2}}= 2\sqrt[2]{5}$
theo bất đẳng thức tam giác ta có: MP+NP$\geq$MN
suy ra A$\geq$$2\sqrt[2]{5}$
vì P thuộc trục hoành và M,N nằm khác phía so với trục hoành nên đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi ba điểm thẳng hàng( M,N,P)
suy ra:$\frac{x+3}{x-1}= \frac{1}{-1}< 0 khi x=-1$
vậy giá trị nhỏ nhất của A là $2\sqrt[2]{5}$ đạt được khi x=-1