Đến nội dung

hoangtrunghieu22101997

hoangtrunghieu22101997

Đăng ký: 28-07-2012
Offline Đăng nhập: 11-07-2016 - 15:04
***--

#399679 Các bài toán có giả thiết giống nhau (THTT_428)

Gửi bởi hoangtrunghieu22101997 trong 24-02-2013 - 16:02

Hình đã gửi


Hình đã gửi


#399661 [TH&TT]Đề ra kì này số 428

Gửi bởi hoangtrunghieu22101997 trong 24-02-2013 - 15:22

Bài T1/428. (lớp 6). Tìm tất cả các bộ ba số nguyên tố $a, b, c$ (có thê bằng nhau) sao cho
$$abc < ab+bc+ca$$
Bài T2 (lớp 7). Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ với đường cao $AH$, $\widehat{ACB}=30$. Dựng ta, giác đều $ACD$ (D và B khác phía đối với AC). Gọi $K$ là hình chiếu vuông góc của $H$ trên $AC$. Đường thẳng đi qua $H$ và song song với $AD$ cắt $AB$ tại $M$. Chứng minh 3 điểm $D, K, M$ thằng hàng.

Bài 3. Xét bàn cờ có dạng hình vuông $6x6$ bị khoét đi 4 ô ở 4 góc. Hãy tính số ông vuông nhỏ nhất có thể bôi đen sao cho 5 ô tùy ý tạo thành một hình dấu + luôn có ít nhất một ô được tô đen.

Bài 4. Cho $a, b, c$ là các số thực nằm nằm trong đoạn $[1;2]$. Chứng minh rằng:
$$a^2+b^2+c^2 +3\sqrt[3]{(abc)^2} \ge 2(ab+bc+ca)$$

Bài 5: Cho tam giác ko vuông ABC (AB <AC) với đường cao AH. Gọi E, F là hình chiếu của H lên AB, AC. Đường thẳng EF cắt đường thẳng BC tại D. Trên nửa mặt phẳng bờ CD chưa điểm A vẽ nửa đường trong đường kính CD. Qua B vẽ đường thẳng vuông góc với CD cắt nửa đường tròn trên tại K. Chứng minh DK là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giá KEF.
______________________________________

Bài 6: Cho phương trình $ax^3-x^2+ax-b=0$ ($a \neq 0, a \neq b$) có 3 nghiệm thực dương. Hãy tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
$$P=\dfrac{11a^2-3\sqrt{3}ab-\dfrac{1}{3}}{9b-10(\sqrt{3}a-1)}$$

Bài 7: Giải hệ phương trình:
\{\begin{matrix}
\sqrt{x-\dfrac{1}{4}} + \sqrt{y-\dfrac{1}{4}} = \sqrt{3} \\
\sqrt{y-\dfrac{1}{16}} + \sqrt{z-\dfrac{1}{16}}=\sqrt{3}\\
\sqrt{z-\dfrac{9}{16}} + \sqrt{x- \dfrac{9}{16}} = \sqrt{3}
\end{matrix}.

Bài 8: Cho hai hằng số thực dương $a,b$ thỏa mãn $ab>0$. Xét dãy số $(u_n)$ được xác định bởi $u_1=a, u_{n+1} = u_n +bu_n^2$
Tính $\lim \limits_{n \to +\infty} \left( \dfrac{u_1}{u_2} + \dfrac{u_2}{u_3}+...+ \dfrac{u_n}{u_{n+1}}\right)$

Bài 9: Tìm tất cả các số nguyên dương $k$ thỏa mãn điều kiện: tồn tại đa thức $f(x)$ với các hệ số đều nguyên và có bậc lớn hơn 1 sao cho với mọi số nguyên tố $p$ và mọi số tự nhiên $a,b$ ta có $p$ là ước của $(ab-k)$ thì $p$ là ước của $f(a)f(b)-k$.

Bài 10: Cho $a_i \in [0; \alpha]$ ($i=1,n$), $\alpha >0$
Chứng minh rằng
$\prod \limits_{i=1}^{n}(\alpha - a_i) \le \alpha ^n \left(1-\sum \limits_{i=1}^{n} \dfrac{a_i}{S_i+\alpha} \right)$
Trong đó $S_i = \sum \limits_{k=1}^{n} a_k-a_i$ với mọi $i=1,n$

Bài 11: Cho tam giác ABC và điểm O nằm trong tam giác. Tia Ox song song với AB, cắt BC tại D, tia Oy song song với BC cắt CA tại E, tia Oz song song với CA cắt AB tại F. Chứng minh:
a, $S_{DEF} \le \dfrac{1}{3}S_{ABC}$
b, $OD.OE.PF \le 27AB.BC.CA$

Bài 12: Cho 2 đường tròn (O) và (O') cắt nhau tại A, B. Điểm C cố định thuộc (O) và D cố định thuộc (O'). P di chuyển trên tia đối của tia BA. Đường tròn ngoại tiếp tam giác PBC, PBD theo thứ tự cắt BD, BC tại E, F. Chứng minh rằng trung điểm của đoạn EF luôn thuộc đường thẳng cố định.

Nguồn : MS


#399424 Toán học trong đời sống

Gửi bởi hoangtrunghieu22101997 trong 23-02-2013 - 20:41

Toán học nói chung và xác suất thống kê nói riêng rất gần gũi với những vấn đề trong đời sống thực tế. Hai mẩu chuyện nhỏ mà chúng tôi xin kể có thể góp phần chứng minh cho điều đó

Đã có thể yên tâm?
Tôi có một anh bạn làm ở một hãng mỹ phẩm. Thỉnh thoảng gặp nhau, chúng tôi lại đem chuyện công việc của nhau ra chia sẻ. Tôi thì nói về chuyện học trò, chuyện dạy dỗ, còn anh ấy thì nói chuyện hàng hoá, chuyện cạnh tranh.
Một lần, khi tôi hỏi “Công việc của công ty cậu dạo này ra sao?”, anh trả lời “Rất ổn, mặt hàng kem đánh răng của công ty tớ chiếm đến 70% thị trường, so với 30% của đối thủ cạnh tranh chính”. “Và công ty hoàn toàn yên tâm về điều đó?”, “Thực ra thì tháng vừa rồi có giảm sút tí chút, nhưng vẫn hơn xa đối thủ, cũng chẳng có gì đáng lo”.
Sẵn có máu toán học, tôi nói với anh bạn “Cậu đừng lạc quan quá như vậy, trong mô hình kinh tế, không chỉ phân khúc thị trường hiện tại là quan trọng, mà phải tính đến xu thế, tính đến độ trung thành của khách hàng”. “Cậu lại bệnh nghề nghiệp rồi. Kinh doanh là nghề của tớ, toán của cậu chỉ dùng để gõ đầu trẻ thôi”.
Tức mình vì bị bạn coi nhẹ, tôi bèn tự đi làm một cuộc nghiên cứu thị trường. Được cái sinh viên học sinh nhiều nên việc này không mấy khó khăn. Tính ra thì độ trung thành của nhóm khách hàng công ty bạn tôi thấp hơn công ty đối thủ một chút 80% vẫn tiếp tục mua hàng, còn 20% chuyển sang mua hàng của đối thủ, trong khi chỉ số trung thành/thay đổi của công ty đối thủ là 90%/10%. Tôi làm thử một phép toán thì thấy sau 1 tháng, công ty bạn tôi chỉ còn 0.8*70% + 0.1*30% = 59%, còn công ty đối thủ được 0.9*30% + 0.2*70% = 41%.
Tôi giật mình. Vậy mà bạn tôi thấy vẫn có thể yên tâm. Đúng là 59 thì lớn hơn 41 thật, nhưng đó thật sự là một xu thế đáng lo ngại. Tôi đến gặp người bạn của tôi và trình bày vấn đề. Để tạo ấn tượng, tôi tính cho anh tình hình của tháng tiếp theo nữa (với giả định kết quả điều tra phản ánh đúng xu thế của khách hàng): sau 1 tháng nữa, công ty bạn tôi chỉ còn 0.8*59% + 0.1*41% = 51.3%, còn công ty đối thủ thì đạt được 0.9*41% + 0.2*.59 = 48.7% thị phần.
“Ôi, thế thì chết thật, anh bạn tôi rên rỉ. Mình cứ nghĩ nó giảm rồi nó lại tăng chứ. Ai ngờ có thể có tình huống xấu đến thế à. Kiểu này nó chiếm hết thị trường của mình chứ chẳng chơi”.
Nhìn bạn mình lo lắng, vo đầu bứt tai, tôi bèn bảo “Cậu thật thiếu bản lĩnh của một nhà kinh doanh. Nếu tình hình đã thế thì cậu phải tìm cách giải quyết, dùng các chính sách, các chương trình chăm sóc khách hàng để lôi kéo, thu phục lòng trung thành của khách hàng.” “Nhưng chính sách ra đâu có hiệu quả ngay, với tốc độ này, vài tháng nữa có còn khách hàng nữa đâu mà thu phục!”
Lại phải đem toán học ra để trấn an bạn. Tôi đã tính cho bạn tôi là giả sử chỉ số trung thành của khách hàng vẫn giữ nguyên thì tình hình sẽ không đến nỗi là công ty bạn tôi sẽ mất hết thị phần.
Các bạn thân mến, các bạn có thể giúp bạn tôi đỡ lo bằng các tính toán của các bạn không? Nói cho bạn tôi biết, sau 12 tháng, với xu thế này, công ty của bạn tôi sẽ còn bao nhiêu phần trăm thị phần. Và cũng chứng minh giùm cho bạn tôi rằng, sẽ chẳng bao giờ công ty đối thủ chiếm được hoàn toàn thị phần, cho dù sau 10 năm nữa (với giả định các chỉ số trung thành giữ nguyên). Các bạn có thể dùng đệ quy, có thể dùng ma trận, hay đơn giản hơn là một bảng Excel là trả lời được ngay.

Nghịch lý ngày sinh

Sau vụ nghiên cứu thị trường, anh bạn tôi đâm ra nghiện toán, bèn mời tôi đến công ty anh ấy để nói chuyện về toán. Tôi hãi lắm vì từ trước đến giờ chỉ dạy cho học sinh, sinh viên chứ có bao giờ dám nói chuyện trước một đám đông, mà lại toàn là những người giỏi giang, thành đạt. Nhưng mà lỡ bị tín nhiệm rồi nên cũng đành nhắm mắt đưa chân.
Trong nghệ thuật thuyết trình có nêu rõ, cho dù bạn có nói về một vấn đề hay đến đâu, nếu không thu phục được thính giả thì mọi sự chuẩn bị của bạn cũng sẽ đổ sông, đổ biển. Họ không nghe bạn thì làm sao biết hay, biết dở. Vì thế, cho dù tôi rất muốn nói về xích Markov, về mô hình thống kê, nhưng điều đầu tiên tôi cần phải làm cho những đồng nghiệp của bạn tôi nghe tôi nói đã.
Đầu tiên, tôi định dùng trò ảo thuật bài hôm trước, nhưng nghĩ lại, họ lại cho rằng mình có chuẩn bị trước, hay có gì ma giáo ở đây. Suy nghĩ mãi, tôi bèn nảy ra một ý táo bạo.
Bước vào hội trường, thấy có khoảng 50 người đến nghe tôi nói chuyện. Sau khi nghe bạn tôi giới thiệu, họ cũng vỗ tay tán thưởng, nhưng thái độ có vẻ khá e dè, trong ánh mắt lộ vẻ nghi ngờ “Chẳng hiểu ông này lại đến truyền bá toán học cho anh em mình làm gì?”.
Tôi thực hiện ngay ý tưởng của mình “Xin chào tất cả các anh chị. Như anh Xuân đã giới thiệu, tôi là dân toán và khả năng chính của tôi là tính toán. Và vừa rồi, trong lúc bước vào hội trường, tôi vừa tính ra một thông tin thú vị về các anh chị”. “Đó là thông tin gì vậy? Tuổi trung bình của chúng tôi chăng?” “Không, không phải là tuổi, nhưng là một vấn đề liên quan. Trong các anh chị, có ít nhất hai người có trùng sinh nhật!” “Tầm thường, công ty chúng tôi có hơn 400 nhân viên, chuyện có 2 người trùng ngày sinh là chuyện bình thường!” – một người nói; “Theo nguyên lý chuồng và thỏ gì gì đó” – một người khác đế thêm.
“Không”, tôi chờ 1 lúc rồi chậm rãi tiếp lời “tôi không nói về cả công ty của các anh chị, tôi chỉ nói về những người đang có mặt ở đây!”, “Ah, điều này thì khó tin nha! Một năm có 365 ngày, thậm chí có năm có 366 ngày. Ở đây cùng lắm là được 55 người, làm sao anh dám quả quyết như vậy. Hoạ chăng là anh biết trước ngày sinh của mọi người!” – anh lúc nãy vừa nói về nguyên lý chuồng và thỏ phản hồi ngay.
Thấy tình hình tiến triển thuận lợi, vì có chân gỗ quá tốt, và nhắm chừng mọi người có vẻ tin anh chàng “chuồng và thỏ” và không tin tôi, tôi ra đòn cuối cùng “Nếu các anh chị không tin, cứ viết thử ngày sinh của mỗi người ra giấy và chúng ta sẽ thử kiểm tra xem. Tôi không dám khẳng định 100%, nhưng tôi rất tin vào các tính toán của mình”.
Mỗi người lấy một tờ giấy nhỏ và viết ngày sinh của mình vào đó, sau đó tôi thu lại và giao cho hai người kiểm tra. Thật may mắn cho tôi, khi kiểm đến tờ giấy thứ 30 đã tìm được ngay 2 người trùng ngày sinh. Mọi người rất bất ngờ và ngạc nhiên thú vị với kết quả này. Từ đó, tôi tạo được một sự tin tưởng và bài nói chuyện của tôi sau đó về thống kê mô tả và xích Markov đã diễn ra vô cùng suôn sẻ, hứng thú cho cả tôi lẫn cho các thính giả mà ban đầu còn được coi là bất đắc dĩ.
Sau buổi nói chuyện, trên đường về, anh bạn tôi nói “Cậu liều thật, dám đưa ra một dự đoán rất chông chênh. Đúng là tớ biết có cậu Thông và cậu Phong có cùng ngày sinh, nhưng cậu Thông đã cố tình ghi sai ngày sinh, vậy mà vẫn có hai phiếu trùng. Lạ và may mắn cho cậu thật!”. Tôi trả lời “Tớ luôn may mắn như vậy đấy!”. Thực ra, tôi biết độ liều của mình không lớn.
Các bạn thân mến, các bạn nghĩ gì về cú liều của tôi? Có phải tôi vừa chơi 5 ăn 5 thua hay không? Hay khả năng đúng của tôi thấp hơn? Cao hơn? Và bạn có dám đặt cược với tôi 5 ăn 5 thua rằng trong số 30 sinh viên của lớp bạn, có ít nhất hai người có cùng sinh nhật? Nếu cho bạn chọn, bạn sẽ lấy bên nào? (để thật sự fair play, đừng hỏi ngày sinh các bạn trong lớp của bạn trước nhé!).
Theo Trần Nam Dũng


#399057 [TH&TT] Thử sức trước kỳ thi - Đề số 05

Gửi bởi hoangtrunghieu22101997 trong 22-02-2013 - 14:39

PHẦN CHUNG

Câu I. Cho hàm số $ y= \frac{2x+m}{x-1}$ ( $m$ là tham số thực ).
1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số trên khi $m=1$.
2. Xác định các tham số $m$ để đồ thị có tiếp tuyến song song và cách đường thẳng $d : 3x+y-1=0$ một khoảng bằng $\sqrt{10}$.

Câu II.
1. Giải phương trình : $8\sqrt{2}.sinx.cos2x +1 = tanx+tan4x+tanx.tan4x$.
2. Giải hệ phương trình : $\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{{\left( {x + 1} \right)}^2} + \left( {x + 1} \right)\sqrt {y + 1} + y = 6}\\
{x + \left( {2 + x} \right)\sqrt {y + 1} = 4}
\end{array}} \right.$

Câu III. Tính tích phân : $I = {\int\limits_1^e {\ln \left( {\sqrt {1 + {{\ln }^2}x} + \ln x} \right)} ^{\frac{1}{x}}}dx$

Câu IV. Cho hình chóp tứ giác $S.ABCD$ có các cạnh bên $ SA=SB=SD=a$ ; đáy $ABCD$ là hình thoi có góc $\widehat {BAD} = {60^0}$ và mặt phẳng $(SDC)$ tạo với mặt phẳng $(ABCD)$ một góc $30^0$. Tính thể tích hình chóp $S.ABCD$.

Câu V. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức : $P = \frac{1}{{2 + 4a}} + \frac{1}{{3 + 9b}} + \frac{1}{{6 + 36c}}$ ,
trong đó $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn điều kiện : $a+b+c=1$

PHẦN RIÊNG
A. Theo chương trình chuẩn.
Câu VI.a
1. Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Đề-các Oxy cho hai điểm $A(3;5), B(5;3)$ . Xác định điểm $M$ trên đường tròn $\left( C \right):{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 2$ sao cho diện tích tam giác $MAB$ có giá trị lớn nhất.

2. Trong không gian với hệ tọa độ Đề-các Oxyz cho tam giác $ABC$ có $A(1;1;1), B(0;-1;-1), C(3;5;-3)$ . Lập phương trình phân giác trong góc $A$ của tam giác $ABC$.

Câu VII.a
Cho các số phức $z$ thỏa mãn $\left| {z - 1 + 2i} \right| = \sqrt 5 $ . Tìm số phức $w$ có mô-đun lớn nhất, biết rằng : $w=z+1+i$

Theo chương trình nâng cao.
Câu VI.b
1. Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Đề-các Oxy cho hai điểm $A(3;4), B(5;3)$ . Xác định điểm $M$ trên đường Elip $\left( E \right):\frac{{{x^2}}}{8} + \frac{{{y^2}}}{2} = 1$ sao cho diện tích tam giác $MAB$ có giá trị nhỏ nhất.

2. Trong không gian với hệ tọa độ Đề-các Oxyz cho hai đường thẳng :
$d_1 : \frac{x-1}{1}=\frac{y-1}{2} =\frac{z-1}{2}$ và $d_2 : \frac{x}{1}=\frac{y+1}{2}=\frac{z-3}{-2}$ cắt nhau nằm trong mặt phẳng $(P)$. Lập phương trình đường phân giác của góc nhọn tạo bởi $d_1$ và $d_2$ nằm trong mặt phẳng $(P)$.

Câu VI.b Giải hệ phương trình : $\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\frac{{1 + x}}{{1 + y}} = {{2013}^{x - y}}}\\
{2 + {4^y}.{{\log }_2}x = 0}
\end{array}} \right.\left( {x,y > 0} \right)$

_____________________________________Hết_________________________
Nguồn : k2pi.net


#398556 $2013!$ tận cùng bằng bao nhiêu chữ số $0$

Gửi bởi hoangtrunghieu22101997 trong 20-02-2013 - 16:19

1/ $2013!$ tận cùng bằng bao nhiêu chữ số $0$
2/ Tim số $n$ sao cho $n!$ tận cùng bằng $500$ chữ số 0
3/Tồn tại hay không số $n$ sao cho $n!$ tận cùng bằng $3111996$ chữ số 0


Hình như sử dụng bổ đề:
Luỹ thừa của số nguyên p trong phân tích ra thừa số nguyên tố là :
$$\left [ \dfrac{n}{p} \right ]+\left [ \dfrac{n}{p^2} \right ]+\left [ \dfrac{n}{p^3} \right ]+...$$


#395853 $\sum \frac{a}{4b^{2}+1} \g...

Gửi bởi hoangtrunghieu22101997 trong 12-02-2013 - 15:31

Cho các số thực dương a , b , c có tổng bằng 1. Chứng minh BĐT :

$\frac{a}{4b^{2}+1} + \frac{b}{4c^{2}+ 1 } + \frac{c}{4a^{2}+1} \geq ( a\sqrt{a} + b\sqrt{b } + c\sqrt{c} )^{2}$


#395672 Philippine Mathematical Olympiad 2013

Gửi bởi hoangtrunghieu22101997 trong 11-02-2013 - 16:08

Philippine Mathematical Olympiad 2013


Bài 1: Xác định số nguyên dương $n$ nhỏ nhất thỏa mãn điều kiện tồn tại $n$ số nguyên dương phân biệt $x_1,x_2,…,x_n$ để
$$\left(1-\frac{1}{x_1}\right)\left(1-\frac{1}{x_2}\right)\cdots\left(1-\frac{1}{x_n}\right)=\frac{15}{2013}.$$

Bài 2: Gọi $P$ là một điểm bất kỳ thuộc miền trong của tam giác $ABC$. Gọi $D,E,F$ lần lượt là giao điểm của $AP$ với $BC$, $BP$ với $AC$, $CP$ với $AB$. Giả sử rằng các tam giác $APF, BPD, CPE$ có cùng diện tích. Chứng minh rằng $P$ là trọng tâm tam giác $ABC$.

Bài 3: Cho $n$ là số nguyên dương. Các số từ $1,2,…,2n$ được sắp xếp bất kỳ trên một đường tròn. Mỗi dây cung được nối bởi hai điểm bất kì trong $2n$ điểm và được gán bằng độ chênh lệch dương của hai điểm đầu mút. Chứng minh rằng ta có thể chọn được $n$ dây cung đôi một không cẳt nhau sao cho tổng các số được gán trên các dây cung bằng $n^2$.

Bài 4: Cho $p\leq q$ là hai số nguyên dương. Chứng minh rằng nếu một trong hai số $a^p$ hoặc $a^q$ chia hết cho $p$ thì số còn lại cũng chia hết cho $p$.

Bài 5: Cho $r,s$ là các số thực dương sao cho $(r+s-rs)(r+s+rs)=rs$. Tìm giá trị nhỏ nhất của $r+s-rs$ và $r+s+rs$.


#395472 $ab+bc+ac-abc\leq 2$

Gửi bởi hoangtrunghieu22101997 trong 10-02-2013 - 10:59

Cho a,b,c là các số thực không âm thỏa mãn $a^{2}+b^{2}+c^{2}+abc=4$. Chứng minh:
$ab+bc+ac-abc\leq 2$

Xem ở đây


#395155 Toán học trong đời sống

Gửi bởi hoangtrunghieu22101997 trong 09-02-2013 - 10:50

Từ một trò ảo thuật
Câu chuyện này diễn ra trên một chuyến tàu. Khoang gồm 5 thanh niên nam nữ và một ông khách khó tính nằm ở giường trên. Đám thanh niên, sau khi ổn định chỗ ngồi bèn đem bài ra chơi, có cả một số bạn bè của họ từ các khoang khác đến tham gia rất sôi nổi. Ông khách khó tính thì leo lên tầng thượng lấy sách ra đọc. Đám thanh niên gần như không còn chú ý đến vị khách này nữa.
Rồi đám đánh bài cũng tan. Vừa lúc đó ông khách bước xuống. Các cô gái có ý trêu, hỏi. “Anh ơi, anh làm nghề gì mà ít nói vậy”? “Tôi là GV Toán”, “Ôi, anh là GV Toán vậy anh đánh bài giỏi lắm nhỉ?” “Có, tôi biết đánh bài, nhưng cũng thường thôi” “Em tưởng học Toán giỏi là đánh bài giỏi?” “Không hẳn như vậy, đánh bài cần nhiều kỹ năng tổng hợp hơn là Toán. Toán không giúp nhiều cho đánh bài, nhưng tôi có thể dùng Toán để làm một trò ảo thuật cho các bạn xem” “Vâng, vâng, anh thử làm xem” – Đám thanh niên nhao nhao.
Ông khách khó tính – từ nay chúng ta sẽ gọi là ông giáo – cầm bộ bài và vẫy một thanh niên trong nhóm ra bên ngoài thảo luận, sau đó họ quay lại. Ông giáo nói:
“Bây giờ chúng ta thực hiện trò ảo thuật như thế này. Đầu tiên, tôi sẽ sang khoang bên cạnh. Bạn này, người trợ lý của tôi, sẽ cùng ở đây với các bạn. Trò ảo thuật sẽ được tiến hành như sau: Các bạn sẽ chọn ra 5 quân bài tuỳ ý, đưa cho người trợ lý của tôi. Người trợ lý của tôi sẽ giữ lại một quân bài. 4 quân bài còn lại, bạn ấy sẽ lần lượt đưa cho các bạn đem sang cho tôi. Sau khi nhận đủ 4 quân bài từ các bạn, tôi sẽ đoán ra quân bài còn lại”.
“Không tin, không tin, anh làm thử xem!”
Và thật ngạc nhiên, trò ảo thuật diễn ra thành công. Đám thanh niên rất lấy làm thán phục. Ông khách khó tính trở nên thân thiện hơn với đám thanh niên, ông giảng giải cho họ “bí mật” của trò ảo thuật thật dễ hiểu, vì thế, mặc dù toàn là dân nhân văn và kỹ thuật, họ cũng học được “món nghề” chỉ qua 5 phút giảng giải. Ông khách còn bày cho họ nhiều trò ảo thuật khác, đố họ nhiều bài toán khác thật vui. Và họ nghĩ “Hoá ra toán học cũng thú vị và hấp dẫn thật!”. Họ xin địa chỉ email của ông khách để có dịp sẽ tiếp tục thọ giáo.
Còn bạn, bạn có thấy Toán học thú vị và hấp dẫn không? Và bạn có đoán biết được “bí mật” của trò ảo thuật nói trên không?
Đến giải bóng đá FDC Close
Một trong các thanh niên ở câu chuyện nói trên được giao làm trưởng Ban tổ chức giải FDC Close (Giải bóng đá của công ty Phân phối FDC). Mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi, sân bãi, trọng tài, danh sách các đội, điều lệ giải, kinh phí, giải thưởng, tuyên truyền các loại đều đã OK. Chỉ còn sắp lịch thi đấu nữa là OK.
“Việc này dễ như bỡn, để em làm cho” “Chú đừng đùa, sắp lịch là khó lắm đó, đâu dưng hồi anh học ở trường, có hẳn môn gọi là bài toán lập lịch” “Ôi dào, anh cứ vẽ, để em đem cái lịch năm ngoái ra modify lại 1 cách là xong chứ gì” “Năm ngoái 8 đội khác, năm nay mười đội khác” “Ôi dào, 8 với 10 thì cũng như nhau thôi” “OK, chú thấy dễ thì chú làm đi”.
Nửa tiếng sau, cậu trai “dễ như bỡn” bắt đầu vò đầu bứt tai “Em xếp đến vòng thứ bảy ngon lành rồi, nhưng còn hai vòng cuối xếp mãi không được!” “Thì anh đã bảo chú rồi, thôi, vào đây, chúng ta cùng trí tuệ tập thể xem sao”.
“Trí tuệ tập thể” hoá ra cũng không giúp được gì. Hơn một giờ đồng hồ nữa lại trôi qua mà cái lịch cho 10 đội thi đấu vòng tròn một lượt vẫn chưa có. Bây giờ không chỉ là cậu “dễ như bỡn” mà cả bọn đều vò đầu bứt tai … Bỗng anh cả vỗ đùi “Tao nghĩ ra rồi!” “Đâu đâu, đại ca quả là thông minh thật, show cho anh em xem nào” “Không phải, tao đã làm ra đâu, nhưng tao biết người có thể giúp chúng ta” “Ai vậy anh, anh định nhờ mấy thằng ở công ty khác? Bọn nó cũng như mình thôi, anh à” “Chúng mày có nhớ đến ông giáo trên chuyến tàu dạo nọ không? Để tao email cho ông ấy” “Ừ, đúng rồi, cũng chưa chắc là ông ấy đã làm được, nhưng ta cứ thử xem”.
20 phút sau, ông giáo đã email lại. Cả bọn vui mừng mở mail ra và thấy một lịch thi đấu vuông vắn trong file Excel đã được gửi về, kiểm tra lại thấy hoàn hảo, chính xác hoàn toàn. “Chà, đúng là Toán học. Sao hồi đó mình cũng học Toán mà không biết cái này nhỉ” “Thì mày học toán tích phân, vi phân với đại số tuyến tính đâu có liên quan gì đến cái món này!” “Thế cái này là trong môn nào?” “Tao cũng chẳng biết nữa, hình như là Toán rời rạc” “Làm gì có, toán rời rạc thì học logic, tập hợp, hàm Bool, lý thuyết đồ thị chứ làm gì có món này” “Ừ, có lẽ hôm nào phải đến gặp ông giáo hỏi xem sao” “Có lý!”.
Các bạn có muốn cùng chúng tôi đến hỏi bí mật của ông giáo? Hay các bạn có thể tự mình lập lịch thi đấu cho giải đấu gồm 10 đội bóng thi đấu vòng tròn một lượt?
Câu chuyện ở nhà ông giáo
“Các em ạ, thực ra thì ngành Toán nào mà các em học ở Đại học cũng đều có ứng dụng trong thực tế cả. Giải tích và phương trình vi phân rất cần cho các kỹ sư điện, cầu đường, thuỷ lợi, chế tạo máy. Không có mấy môn này làm gì có những thành tựu vĩ đại của con người trong chinh phục không gian vũ trụ, trong nghiên cứu trái đất và khí quyển. Môn xác suất thống kê rất cần trong lĩnh vực kinh tế, cho hải quan, cho ngành khí tượng thuỷ văn, cho thương mại điện tử, cho thị trường chứng khoán. Đặc biệt, các ngành xã hội như tâm lý, nghiên cứu xã hội học, xã hội học môi trường cũng rất cần đến công cụ toán học này. Đại số đại cương và đại số tuyến tính lại áp dụng nhiều trong lĩnh vực thiết kế công nghiệp, toán kinh tế, quy hoạch tuyến tính, lý thuyết mã hoá bảo mật thông tin. Số học, môn học cổ xưa và “già cỗi” nhất, tưởng chừng đã kết thúc sự phát triển của mình trong thế kỷ 20, lại được hồi sinh nhờ có những ứng dụng tuyệt vời trong hệ mã công khai RSA và các hệ mã khác …”
“Vâng, thế nhưng bọn em rất thắc mắc, bài toán lập lịch vừa rồi thì thuộc môn nào ạ?”
“Thực ra, cũng khó có thể nói bài toán đó thuộc lĩnh vực nghiên cứu của ngành nào. Để giải một bài toán ứng dụng, các bạn cần có một kiến thức nền tảng tốt, và một tư duy đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. Khi học các môn học, các bạn phải tìm hiểu rõ về xuất xứ của nó, về ý nghĩa của nó, về ứng dụng của nó. Ví dụ học đạo hàm là phải hiểu ý nghĩa vật lý và ý nghĩa hình học của nó, học thống kê thì phải hiểu ý nghĩa của trung bình, trung vị, phương sai, học phương trình vi phân thì phải hiểu các phương trình đó xuất phát từ đâu … Thiếu những điều đó, các kiến thức của các bạn sẽ vô hồn, vô cảm và bạn sẽ nhớ chúng một cách rất máy móc …”
“Bài toán các bạn vừa gửi hôm trước tôi cũng chưa từng giải. Chúng tôi thường đưa nó vào dạng toán Tổ hợp hay Toán rời rạc. Tôi đã đi đến lời giải bằng trình tự sau: Từ lịch thi đấu cho 4 đội (cái này dễ), lập lịch thi đấu cho 3 đội (cái này còn dễ hơn), từ lịch thi đấu cho 3 đội, lập lịch thi đấu cho 6 đội (cái này là mấu chốt!). Từ lịch thi đấu cho 6 đội, lập lịch thi đấu cho 5 đội (lại quá dễ), từ lịch thi đấu cho 5 đội, lập lịch thi đấu cho 10 đội (cái này quen rồi). Lối tư duy như vậy gọi là đệ quy hay quy nạp. Các bạn cứ thử làm xem sao nhé!”.
Bài toán của ông giáo
Đám thanh niên hỉ hả ra về. Có vẻ họ cũng chưa hiểu hết những lời ông giáo nói vì dù đã học qua ở bậc đại học, nhiều thuật ngữ cứ có vẻ lùng bùng trong tai. Nhưng bài toán mà ông giáo tặng họ lúc ra về thì họ vẫn nhớ và đang tranh cãi nhau để tìm lời giải. Sau đây là nguyên văn bài toán:
Tại một nhà tù ở Hành tinh xanh, người cai ngục thấy rằng nhà tù thì quá chật mà tù nhân thì ngày càng đông, bèn tập hợp các tù nhân lại và nói rằng “Các bạn, tôi thực sự muốn phóng thích các bạn, để các bạn ra ngoài đóng góp cho xã hội và tự nuôi sống bản thân. Tôi thấy các bạn rất dễ thương và nhiều người trong các bạn rất tài giỏi. Nhưng điều đó là chưa đủ để các bạn thành công trong xã hội. Các bạn còn phải biết chia sẻ, biết suy nghĩ và làm việc vì cộng đồng. Và các bạn còn phải có đôi chút may mắn nữa. Vì thế tôi có một trò chơi, vừa mang tính may rủi, vừa mang tính đồng đội. Đội nào thắng cuộc sẽ được phóng thích!”
“Ura, sếp nói ngay đi, chúng tôi rất phấn khích”
“OK. Điều kiện thế này, các bạn lập thành các nhóm, mỗi nhóm 20 người. Sau đó tôi sẽ đi và đội cho mỗi bạn 1 chiếc mũ màu đen hoặc màu trắng lên đầu. Các bạn sẽ không nhìn thấy màu mũ của mình, nhưng có thể nhìn thấy mũ của những người còn lại. Sau đó, các bạn sẽ đoán màu mũ của mình bằng đúng một câu nói “Mũ của tôi có màu …”. Nếu tất cả 20 người trong nhóm đều nói đúng thì tôi sẽ phóng thích …”
“Trời ơi, sếp làm vậy thì sếp giỡn chơi mình rồi” – một tù nhân, có vẻ giỏi toán nói “Mỗi thằng có 50% đúng, bắt 20 thằng đều nói đúng thì bằng giết người ta chứ nhân đạo nỗi gì!”
“Vậy tôi mới nói, các bạn không thể hành động riêng lẻ, cá nhân, các bạn phải biết kết hợp thông tin của cộng đồng, hành động vì cộng đồng. Tôi cho các bạn 10 phút thảo luận trước khi bắt đầu cuộc chơi. Hãy tìm cách để tăng khả năng được phóng thích của nhóm mình”.
Các bạn độc giả, các bạn có tìm được lời giải tước đám thanh niên FDC? Và các bạn có thể giúp được các tù nhân? Kỳ tới, tôi sẽ nhờ ông giáo giải đáp các thắc mắc đặt ra từ bài báo này.
Theo : TS.Trần Nam Dũng


#394910 Chuyên đề: Phương pháp tọa độ trong hình học phẳng.

Gửi bởi hoangtrunghieu22101997 trong 08-02-2013 - 17:34

Bài 6: Cho $\Delta ABC$. $AD \perp BC$ tại $D$. EF là đường thẳng qua d bất kì qua D $AE \perp BE ; AF \perp CF (E;F \in d)$
Gọi $M;N $ lần lượt là trung điểm $BC;EF$
Chứng minh: $AN \perp MN$


#394269 Nghịch lý bạn bè: vì sao bạn của ta có nhiều bạn hơn ta?

Gửi bởi hoangtrunghieu22101997 trong 07-02-2013 - 11:50

Phần lớn chúng ta sẽ nhận thấy rằng những người bạn của mình có nhiều bạn hơn mình. Hiện tượng đó được gọi là “nghịch lý bạn bè” (friendship paradox). Hiện tượng này được Scott L. Feld đưa ra trong một bài báo cách đây 20 năm: Why Your Friends Have More Friends Than You Do [1]?
Sau đây là ví dụ gốc của Feld trong bài báo nói trên:
Xét 1 nhóm gồm 8 nữ sinh (ngôn ngữ xã hội học gọi là một social network) trong 1 trường trung học, gồm: Betty, Sue, Alice, Jane, Pam, Dale, Carol và Tina. Một số trong họ là bạn của nhau. Ta biểu diễn họ và mối quan hệ của họ dưới dạng một đồ thị (graph) trong đó mỗi người là một đỉnh (vertex), khi hai người là bạn của nhau thì ta nối hai đỉnh tương ứng bằng một cạnh (edge).
Hình đã gửi
Như vậy số cạnh đi từ một đỉnh chính là số bạn của người đó.
Chẳng hạn (con số phía trước ngoài dấu ngoặc trong hình trên):
Betty: có 1 bạn (là Sue)
Sue: có 4 bạn (là Betty, Alice, Pam và Dale).
Dale: có 3 bạn (là Alice, Sue và Jane).
Ngôn ngữ graph gọi là các con số đó là bậc (degree) của các đỉnh.
Bây giờ ta xem con số rắc rối hơn, được đặt trong dấu ngoặc ở hình trên.
Ví dụ với Dale:
Bạn của Dale: Jane, Alice và Sue.
Số bạn của Jane là 2
Số bạn của Alice là 4
Số bạn của Sue là 4.
Tổng số bạn của Jane, Alice và Sue là 2+4+4 = 10.
Vậy số bạn trung bình của các bạn Dale (có 3 người) là 10/3 = 3.3
Sau đây là bảng tổng kết của Feld trong ví dụ trên:
Hình đã gửi
So sánh hai cột đầu và cột cuối thì chỉ có 2 trường hợp mà số bạn trung bình của bạn nhỏ hơn số bạn của một cá nhân (Sue và Alice).
Phần lớn các trường hợp (phần lớn các cá nhân) đều có số bạn nhỏ hơn số bạn trung bình của bạn bè họ. Đó là cách diễn đạt khác của nghịch lý này.
Nói theo tiếng Anh (dễ hiểu hơn tiếng Việt :-)) là: “Your friends have more friends than you” hoặc chính xác hơn là “Most people have fewer friends than their own friends have”.
Để dễ diễn đạt ta ký hiệu: trong mạng có n người, số bạn bè của một người i là Fi, tổng số bạn trong mạng là $\sum F_{i}$ . Mỗi người có số bạn trung bình là $\sum F_{i}/n$
Số bạn của các bạn của người i là FFi (friends of friends), tổng số bạn của bạn trong mạng là $\sum FF_{i}$. Trung bình số bạn của bạn là $\sum FF_{i}/\sum F_{i}$.
Theo ví dụ của Feld ở trên thì
n=8
$\sum F_{i}$ = 20
$mean(F) =\sum F_{i}/n$= 20/8 = 2.5
$\sum FF_{i}$ = 60
$mean(FF) =\sum FF_{i}/\sum F_{i}$= 60/20 = 3 (không phải là 60/8 !!!)
Ta sẽ chứng tỏ là mean(F) < mean(FF). Từ đó suy ra trong phần lớn trường hợp, nhiều người trong mạng có ít bạn hơn bạn của mình.
Ta dùng một sơ đồ đơn giản hơn để minh họa lập luận: Hình đã gửi
Xét người 1. 1 có ba bạn (2,3,5), do đó khi tính FF2 thì 1 xuất hiện và đóng góp 3 mối quan hệ bạn bè vào $\sum FF_{i}$, khi tính FF3 và FF5 cũng vậy. Vậy khi tính $\sum FF_{i}$ thì 1 xuất hiện 3 lần, mỗi lần đóng góp 3 mối quan hệ, tức là 3 x 3 vào $\sum FF_{i}$.
Một cách tổng quát một người thứ i sẽ đóng góp Fi lần, mỗi lần Fi mối quan hệ, toàn bộ là Fi x Fi mối quan hệ, vào tổng FF. Do đó
$\sum FF_{i}=\sum F_{i}^{2}$

$mean(FF)=\sum F_{i}^{2}/\sum F_{i}$
Bằng một vài biến đổi đại số ta có thể chứng minh rằng (chi tiết xem dưới):
$mean(FF)=mean(F)+\frac{variance(F)}{mean(F)}$
(chính là: $mean(FF)=mean(F)+CV(F)$)
Rõ ràng là $mean(FF)>mean(F)$mean(F)" alt="mean(FF)>mean(F)" />
Từ công thức này ta cũng thấy nghịch lý này rõ hơn ở các mạng xã hội trong đó số bạn có phương sai lớn, tức là một số người có quá ít bạn, ngược lại có người có quá nhiều bạn, vì lúc đó $mean(FF)$ sẽ lớn hơn $mean(F)$ nhiều.
Trần Quý Phi
Ghi thêm:
Chứng minh: $mean(FF)=mean(F)+\frac{variance(F)}{mean(F)}$
$\frac{\sum x^2}{\sum x}=\frac{\sum x}{n}+\frac{\sum x^2}{\sum x}-\frac{\sum x}{n}$
$\frac{\sum x^2}{\sum x}-\frac{\sum x}{n}=\frac{\left n\sum x^2-(\sum x \right)^2 }{n\sum x}$
Nhân cả tử và mẫu của vế phải cho $\frac{1}{n^2}$ thì nó trở thành
$\frac{\left 1/n\sum x^2-(1/n\sum x \right)^2 }{1/n\sum x}$
Mẫu số là mean(F) rồi. Còn ở tử, có một công thức rất quen thuộc là :
$var(X)=mean(X^2)-mean(X)^2$
(phương sai bằng trung bình bình phương trừ bình phương trung bình )
Từ đó suy ra kết quả cần có.
Tham khảo:
[1] Scott L. Feld, (1991) Why Your Friends Have More Friends Than You Do,The American Journal of Sociology, Vol. 96, No. 6 (May, 1991), pp. 1464-1477. Có thể tải tại đây

Nguồn: statistics.vn


#394043 China Western Mathematical Olympiad 2012

Gửi bởi hoangtrunghieu22101997 trong 06-02-2013 - 21:01

NGÀY THỨ NHẤT
$\fbox{1} $Tìm sô nguyên dương nhỏ nhất $m$ thoả mãn:
$$9^{p^2}-29^{p}+m \vdots \ 105$$
Với $p \in \mathbb{P}; p>3$
$\fbox{2}$
Chứng minh rằng trong bất kỳ n đỉnh của (2n-1) -đa giác đều chúng ta có thể tìm thấy 3 trong số các đỉnh tạo thành một tam giác cân.
$\fbox{3}$
Cho A là một tập hợp các các phần tử $n$ và $A_1, A_2, ... , A_k$
Tập hợp con $A_k$ sao cho đối với bất kỳ 2 tập con riêng biệt $A_i, A_j$ Hoặc là giao nhau bằng rỗng hoặc một tập là tập con của tập còn lại. Tìm giá trị lớn nhất của k
$\fbox{4}$
P là một điểm bên trong $\Delta ABC$. $\omega$ là đường tròn ngoại tiếp tam giác. $BP \bigcap \omega=\{B;B_1\};CP \bigcap \omega=\{C;C_1\}$
$PE \perp AC; PF \perp AB$. Kí hiệu bán kính đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp $\Delta ABC$ lần lượt là $r;R$.
Chứng minh: $\dfrac{EF}{B_1C_1} \ge \dfrac{r}{R}$
NGÀY THỨ HAI
$\fbox{1}$
O là tâm đường tròn nội tiếp $\Delta ABC$. H là trực tâm. $AD \perp BC$. EF là đường trung trực của $OA$; $D;E \in BC$. Chứng minh rằng đường tròn ngoai tiếp $\Delta ADE$ đi qua trung điểm $OH$
$\fbox{2}$
Cho dãy $\{a_n\}$ thoả mãn:
$a_0=\dfrac{1}{2}; a_{n+1}=a_n+\dfrac{a_n^2}{2012}$
Tìm $k \in \mathbb{Z}: a_k <1 < a_{k+1}$
$\fbox{3}$
Cho hình vuông $n \X\ n;(n \ge 2)$ với tất cả các dấu (+)
Tìm $n $ sao cho sau n lần biến đổi thì ô vuông còn toàn dấu (-)
Biết mỗi phép biến đổi cho ta đổi mọi dấu của ô vuông bên cạnh

$\fbox{4}$
Tìm số nguyên tố $p$ sao cho tồn tại vô hạn số nguyên dương $n$ thoả mãn:
$p|n^{ n+1}+(n+1)^n.$

File gửi kèm




#393813 [Giải trí]Cặp đôi hoàn hảo VMF 2013

Gửi bởi hoangtrunghieu22101997 trong 06-02-2013 - 16:09

Em xin tham gia ạ :"> WhjteShadow - nhockhongbiet0304 . Mong mọi người ủng hộ :">



Ai đây Đạt :lol:
Có phải người yêu mới không >:)


#392463 Vòng 2 BMO 2012

Gửi bởi hoangtrunghieu22101997 trong 02-02-2013 - 11:53

Mời bạn thảo luận tại đây

Bài 1 : Tìm $(m;n)$ biết $m;n \in Z$
$(m^2+1) \vdots n$ và $(n^2+1) \vdots m$

Bài 2: Điểm $P$ nằm bên trong tam giác $ABC$ thỏa mãn: $\widehat{ABP}=\widehat{PCA}$. Dựng hình bình hành $PBQC$. Chứng minh $\widehat{QAB}=\widehat{CAP}$

Bài 3: Xét tập hợp các số nguyên dương viết trong hệ nhị phân, có đúng $2013$ chữ số và chữ số $0$ nhiều hơn chữ số $1$. Gọi $n$ là số các số nguyên như vậy và $s$ là tổng các chữ số của $n$. Chứng minh rằng, khi viết trong hệ nhị phân, $n + s$ có số chữ số $0$ hơn số chữ số $1$.

Bài 4: Giả sử $ABCD$ là một hình vuông và $P$ đó là một điểm nằm trên đường tròn nội tiếp hình vuông. Có tồn tại hay không điểm $P$ sao cho độ dài các đoạn thẳng $PA, PB, PC, PD$ và $AB$ đều là các số nguyên?

File gửi kèm




#392001 $(6x-5)\sqrt{x+1}-(6x+2)\sqrt{x-1}+4\...

Gửi bởi hoangtrunghieu22101997 trong 31-01-2013 - 14:14

giúp mình giải phương trình

$(6x-5)\sqrt{x+1}-(6x+2)\sqrt{x-1}+4\sqrt{x^2-1}=4x-3$

Ý tưởng: Đặt ẩn phụ đưa về hệ phương trình
Cách giải
Đặt $a = \sqrt{x+1}; b = \sqrt{x-1}\Rightarrow a^2-b^2 = 2$ ($a, b \ge 0$)
phương trình viết lại thành:
$$\dfrac{a(a^2+11b^2)}{2}-(4a^2+2b^2)b+4ab = \dfrac{a^2+7b^2}{2} $$
$$ \Leftrightarrow (a-b)(a^2-7ab+4b^2-a+7b) = 0 $$
$$ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} a-b = 0 (\textbf{vô nghiệm})\\ a^2-7ab+4b^2-a+7b = 0 \end{array} \right.$$
Đến đây ta xét hệ phương trình:
$$\left\{ \begin{array}{l} a^2 - b^2 = 2 \\ a^2-7ab+4b^2-a+7b = 0 \end{array} \right.$$
Gợi ý: Cộng hai vế hai phương trình sẽ ra phương trình tích