Đến nội dung

robin997

robin997

Đăng ký: 02-08-2012
Offline Đăng nhập: 16-06-2022 - 05:21
****-

#362544 Tìm hàm $f:N^*\rightarrow N^*$ thỏa :...

Gửi bởi robin997 trong 17-10-2012 - 19:11

Tìm hàm $f:N^*\rightarrow N^*$ thỏa các điều kiện sau:
$i)$ $f(1)=2$ ; $f(2)=4$
$ii)$ $f(2n+1)-f(2n)=f(2n)-f(2n-1)=f(n)$ ($\forall n\in N^*$)


#361404 f(xy)f(x+y)=1

Gửi bởi robin997 trong 13-10-2012 - 14:55

mình làm thế này đc k
thay x=y ta đc: f($x^{2}$)f(2x)=1
thay x=y=2 ta đc f(4)=4.
thay $y=\frac{4}{x}$ ta đc f(x+$\frac{4}{y}$)=1
chứng minh giốg bạn, ta đc f(x)=f(x+2)
xét x$\geq$2, thay x=$x+\sqrt{x^2-4}$
ta đc f(2x)=1 nên f($x^{2}$)=1 =>f(x)=1 với x>=2. kết hơp với f(x)=f(x+2) nên f(x)=1với mọi x thuộc R.
bạn kiểm tra giùm mình cách này nha




#361401 f(xy)f(x+y)=1

Gửi bởi robin997 trong 13-10-2012 - 13:59

tìm tất cà các hàm số: $R^{+} \to R^{+}$ thỏa:
$f(xy)f(x+y)=1(^*)$

-Trong $(*)$, lấy $y=\frac{1}{x}$ và cho $x$ chạy trên $R^+$, có:
$f(x+\frac{1}{x})=\frac{1}{f(1)}$
Do tập giá trị của $x+\frac{1}{x}$ khi $x$ chạy trên $R^+$ là $[2;+\infty)$
Nên: $f(n)=a\forall n\geq 2$ (Với a là hằng số) $(1)$
-Trong $(*)$, lấy $x=n\in R^+$ và $y=1$:
$f(n)f(n+1)=1$
-Trong $(*)$, lấy $x=n+1(n\in R^+)$ và $y=1$:
$f(n+1)f(n+2)=1$
Nên: $f(n)=f(n+2)\forall n\in R^+$ $(2)$
$(1)$ và $(2)$, có: $f(n)=a\forall n\in R^+$
Thế lại được $a=1$.
Tóm lại: $f(x)=1$


#361215 $\begin{cases} & \ a_1=1 ;a_2=2 \\...

Gửi bởi robin997 trong 12-10-2012 - 18:48

Tìm công thức tổng quát của dãy ${a_k}$ thỏa:
$\begin{cases}
& \ a_1=1 \\
& \ a_2=2 \\
& \ a_{2k+1}=a_{2k} \\
& \ a_{2k}=a_{2k-2}+a_k
\end{cases}$


#360881 $\sum_{k=1}^{n} (k^2+k+1)!$

Gửi bởi robin997 trong 11-10-2012 - 04:47

Tính tổng $A=(1^2+1+1)!+(2^2+2+1)!+...+(n^2+n+1)!$
_____~~__
Mấy mod sửa dùm mình cái tiêu đề nha... (mình không biết cách sửa)
------------
Đã sửa hộ béo :P


#360192 $\left | \frac{^{x^{2}+2x+1}}{1-x} \right |=K^{4}-2K^{3}-...

Gửi bởi robin997 trong 08-10-2012 - 21:51

$\left | \frac{^{x^{2}+2x+1}}{1-x} \right |=K^{4}-2K^{3}-3K^{2}+8K+4$.tim`K để có 4 nghiệm phân biệt

-Xét $f(x)=\left | \frac{^{x^{2}+2x+1}}{1-x} \right |$
Với $x_1>1$:
$f(x_1)=\frac{^{x_1^{2}+2x_1+1}}{x_1-1}\\\Rightarrow f'(x_1)=\frac{(x_1+1)(x_1-3)}{(x_1-1)^2}$
$f'(x_1)=0\Leftrightarrow x_1=3$
Với $x_2<1$
$f(x_2)=\frac{^{x_2^{2}+2x_2+1}}{1-x_2}\\\Rightarrow f'(x_2)=\frac{(x_2+1)(3-x_2)}{(x_2-1)^2}$
$f'(x_2)=0\Leftrightarrow x_2=-1$
Và cũng có được $\lim_{x\rightarrow 1^+}f(x)=\lim_{x\rightarrow 1^-}f(x)=+\infty$
Lập bảng biến thiên, ta có giá trị của f(x):
$x:-\infty \rightarrow -1 \rightarrow 1 \rightarrow 3 \rightarrow +\infty$
$f(x):+\infty$ xuống $0$ lên $+\infty$ và $+\infty$ xuống $8$ lên $+\infty$
Bài toán quy về:
Tìm $K$ để $K^{4}-2K^{3}-3K^{2}+8K+4>8$
$ĐPCM\Leftrightarrow (K-2)(K+2)(K-1)^2>0$
Nên: $K<-2$ hoặc $K>2$
PS:..hình như bạn đặt sai box rồi thì phải,sai tiêu đề nữa ...


#359639 Giải pt: $4x^2+51=40\left \lfloor x \right \rfloor...

Gửi bởi robin997 trong 07-10-2012 - 04:56

Giải pt: $4x^2+51=40\left \lfloor x \right \rfloor$

Ta có điều kiện có nghiệm:
$x-1<\frac{4x^2+51}{40}\leq x$
Giải điều kiện, ta có: $1,5\leq x<3,5$ hoặc $6,5< x\leq 8,5$
Nên:

$\left \lfloor x \right \rfloor \in ${1;2;3;6;7;8}
Thế vào từng giá trị, giải và thử lại, ta có tập nghiệm của phương trình:
$S=${$\frac{\sqrt{29}}{2};\frac{3\sqrt{21}}{2};\frac{\sqrt{229}}{2};\frac{\sqrt{269}}{2}$}


#359634 Giải pt: $2^{1+3\cos x}-10.2^{-1+2\cos x}...

Gửi bởi robin997 trong 07-10-2012 - 04:01

Giải pt:
$\left\{\begin{matrix} 0\leq x< 2\pi (*)\\ 2^{1+3\cos x}-10.2^{-1+2\cos x}+2^{2+\cos x}-1=0 \end{matrix}\right.$

Đặt $2^{cosx}=a\Leftrightarrow cosx=lg_2a$, phương trình trở thành:
$2a^3-5a^2+4a-1=0\\\Leftrightarrow (2a-1)(a-1)^2=0$
$\Rightarrow a=0,5$ Hoặc $a=1$
Suy ra: $cosx=0$ hoặc $cosx=-1$
Theo điều kiện $(*)$, ta có: $x=\pi $ hoặc $x=3\pi /2$ hoặc $x=\pi /2$
Và đây cũng là nghiệm của phương trình!


#359632 Cho 8 quân xe đặt ngẫu nhiên trên một bàn cờ vua, tính số cách đặt để không m...

Gửi bởi robin997 trong 07-10-2012 - 03:49

Cho 8 quân xe đặt ngẫu nhiên trên một bàn cờ vua, tính số cách đặt để không một quân xe nào bị tấn công bởi các con khác.

Chia bàn cờ làm 8 hàng, 8 cột.
Xét cách đặt lên các hàng:
-hàng đầu: có 8 cách
-Đặt lên hàng thứ 2, phải không cùng cột với quân trước: có 7 cách.
Tương tự các hàng còn lại.
Theo quy tắc nhân, ta có tổng cộng: $8!=40320$ cách xếp thỏa đề bài.


#359560 Tìm tất cả các tập con khác rỗng A, B, C của tập các số nguyên dương $Z^...

Gửi bởi robin997 trong 06-10-2012 - 21:21

Tìm tất cả các tập con khác rỗng A, B, C của tập các số nguyên dương $Z^{+}$ thỏa:
(1): $A\cap B=B\cap C=C\cap A= \varnothing$
(2): $A\cup B\cup C=Z^{+}$
(3): Với mọi $a\in A,b\in B,c\in C$, ta có $a+c\in A, b+c\in B, a+b\in C$

Bài này bạn để ý sẽ thấy thấy cái quy tắc về số dư chia cho 3 nằm ở đề bài:
i) Dư 2 +dư 1 thì chia hết
ii) Chia hết + dư 1 thì dư 1
iii) Chia hết + dư 2 thì dư 2
Dư đoán: C là tập chia hết và B, C là 2 tập chia có dư:
-Xét $1\in C$, xét $a\in A$ $b\in B$, WLOG, ta có thể giả sử $a>b$
Khi đó theo điều kiện $(3)$ , ta có $B\bigcap A=A$, mâu thuẫn với $(1)$
Do đó $1\notin C$,WOLG, giả sử $1\in A$
-Xét tiếp $2\in C$
Từ $(3)$:
+$1+2=3\in A$
+Với $b$ bất kì thuộc B $\rightarrow b+2\in B$ $\rightarrow b+4\in B$ $\rightarrow b+6\in B$
+Với $b$ bất kì thuộc B $\rightarrow b+3\in C$ $\rightarrow b+6\in C$
Mâu thuẫn với $(1)$!
-Nếu cũng có $2\in A$:
+Với $b$ bất kì thuộc B $\rightarrow b+1,b+2\in C$ $\rightarrow b+1+1=b+2\in A$
Mâu thuẫn với $(1)$!
-Nên khi này có $2\in B$
Suy ra $3\in C$
$\rightarrow 1+3k\in A$ và $\rightarrow 2+3k\in B$
Theo $(1)$ và $(2)$, ta có: $3k\in C$ ($k\in N*$)
Tóm lại, có 2 TH xảy ra:
C là tập số nguyên dương chia hết cho 3 , A là tập số nguyên dương chia 3 dư 1, B là tập số nguyên dương chia 3 dư 2
Hoặc C là tập số nguyên dương chia hết cho 3 , A là tập số nguyên dương chia 3 dư 2, B là tập số nguyên dương chia 3 dư 1


#359542 Những khoảng khắc đẹp :D

Gửi bởi robin997 trong 06-10-2012 - 20:48

..hay mà ^^~


#359523 Tính $\underset{n\rightarrow +\propto }{li...

Gửi bởi robin997 trong 06-10-2012 - 20:10

Đặt $f(n)=(n^2+n+1)^2+1$
$U_{n}=\dfrac{f(1)f(3)...f(2n-1)}{f(2)f(4)...f(2n)}, n\in N$
Tính $\underset{n\rightarrow +\propto }{lim} n\sqrt{U_{n}}$

[font='times new roman', ', times, serif} ']Đặt $f(n)=(n^2+n+1)^2+1$[/font]
[font='times new roman', ', times, serif} ']$U_{n}=\dfrac{f(1)f(3)...f(2n-1)}{f(2)f(4)...f(2n)}, n\in N$[/font]
[font='times new roman', ', times, serif} ']Tính $\underset{n\rightarrow +\propto }{lim} n\sqrt{U_{n}}$[/font]

Để ý $f(n)$ một tí, ta sẽ có kết quả ^^
Ta có:
$f(n)=(n^2+n+1+i)(n^2+n+1-i)=(n+i)(n+1-i)(n-i)(n+1+i)=h(n)h(n+1)$
Với $h(n)=(n+i)(n-i)=n^2+1$
Theo đó:
$U_n=\frac{h(1)}{h(2n+1)}=\frac{2}{4n^2+4n+2}=\frac{1}{2n^2+2n+1}$
Nên:
$I=limn\sqrt{U_n}=lim\sqrt{\frac{n^2}{2n^2+2n+1}}=\frac{1}{\sqrt{lim2+\frac{2}{n}+\frac{1}{n^2}}}=\frac{\sqrt2}{2}$


#359010 Những khoảng khắc đẹp :D

Gửi bởi robin997 trong 04-10-2012 - 23:51

Đăng cho chú dow chứ để mất ^^
Hình đã gửi


#358761 $\left\{\begin{matrix} x^2+y^2+z^2=25...

Gửi bởi robin997 trong 04-10-2012 - 13:17

Câu 1:
$\left\{\begin{matrix}
\sqrt{3+2x^2y-x^4y^2}+x^4-2x^6=y^4\\ 1+\sqrt{1+x^2+y^2-2xy}=x^3(x^3-x+2y^2)

\end{matrix}\right.$

Câu 1:
Trừ theo vế phương trình trên cho phương trình dưới, ta có:
$\sqrt{3+2x^2y-x^4y^2}-\sqrt{1+x^2+y^2-2xy}=y^4+x^6-2x^3y^2+1\\\Leftrightarrow (x^3-y^2)^2+1+\sqrt{1+(x-y)^2}-\sqrt{4-(x^2y-1)^2}=0$
Có $VT\geq 0+1+1-2=VP$
Đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow x=y=1$
Thế lại, thỏa hệ phương trình.
Vậy hệ có nghiệm: $(x;y)=(1;1)$


#358648 Giải pt: $\sqrt{1-sinx}+\sqrt{1-cosx}=1$

Gửi bởi robin997 trong 03-10-2012 - 20:43

Giải pt:
$\sqrt{1-sinx}+\sqrt{1-cosx}=1$

Bình phương 2 vế phương trình đầu, ta được phương trình tương đương:
$1-\sin x-\cos x+2\sqrt{1-\sin x-\cos x+\sin x\cos x}=0(1)$
Lấy $\sin x+\cos x=a$, được $\sin x\cos x=\frac{a^2-1}{2}$
$(1)\Rightarrow 1-a+\sqrt{2} la-1l=0\Rightarrow a=1$
Khi đó: $\sin x\cos x=0$
Suy ra: $x=k\pi$ (Với $k\in Z$)
Thế lại, thỏa. Ta có nghiệm phương trình.