Đến nội dung

Sagittarius912

Sagittarius912

Đăng ký: 07-08-2012
Offline Đăng nhập: 26-03-2018 - 20:49
***--

#415677 BĐT -Tuyển tập các bài toán sưu tầm từ Mathlinks.ro

Gửi bởi Sagittarius912 trong 30-04-2013 - 21:41



Bài 16: Cho $a,b,c>0$ thỏa mãn $a+b+c \ge \dfrac{a}{b}+\dfrac{b}{c}+\dfrac{c}{a}$.Chứng minh rằng:

$\dfrac{a^3c}{b(a+c)} +\dfrac{b^3a}{c(a+b)}+\dfrac{c^3b}{a(b+c)} \ge \dfrac{3}{2}$

--

Bài 14 chưa ai giải,em đăng cho song song hai bài :P

Cách khác :)

 

BĐT cần chứng minh tương đương với:

$$\frac{{{a^2}}}{{\frac{b}{a}\left( {1 + \frac{a}{c}} \right)}} + \frac{{{b^2}}}{{\frac{c}{b}\left( {1 + \frac{b}{a}} \right)}} + \frac{{{c^2}}}{{\frac{a}{c}\left( {1 + \frac{c}{b}} \right)}} \ge \frac{3}{2}$$

 

 

Sử dụng BĐT Cauchy-Schwarz ta có:

$$\frac{{{a^2}}}{{\frac{b}{a}\left( {1 + \frac{a}{c}} \right)}} + \frac{{{b^2}}}{{\frac{c}{b}\left( {1 + \frac{b}{a}} \right)}} + \frac{{{c^2}}}{{\frac{a}{c}\left( {1 + \frac{c}{b}} \right)}} \ge \frac{{{{\left( {a + b + c} \right)}^2}}}{{\frac{b}{a} + \frac{c}{b} + \frac{a}{c} + \frac{a}{b} + \frac{b}{c} + \frac{c}{a}}}$$

 

 

Ta cần chứng minh:

$$2{\left( {a + b + c} \right)^2} \ge 3\left( {\frac{b}{a} + \frac{c}{b} + \frac{a}{c} + \frac{a}{b} + \frac{b}{c} + \frac{c}{a}} \right)$$

 

 

Mặt khác ta có:

$${\left( {\frac{a}{b} + \frac{b}{c} + \frac{c}{a}} \right)^2} \ge 3\left( {\frac{a}{b}.\frac{b}{c} + \frac{b}{c}.\frac{c}{a} + \frac{c}{a}.\frac{a}{b}} \right) = 3\left( {\frac{b}{a} + \frac{c}{b} + \frac{a}{c}} \right)$$

 

 

Và theo giả thuyết $a + b + c \ge \frac{a}{b} + \frac{b}{c} + \frac{c}{a}$ nên :

$$3\left( {\frac{b}{a} + \frac{c}{b} + \frac{a}{c} + \frac{a}{b} + \frac{b}{c} + \frac{c}{a}} \right) \le {(a + b + c)^2} + 3(a + b + c)$$

 

 

Do đó bài toán sẽ được chứng minh nếu:

 

$$\begin{array}{l}2{\left( {a + b + c} \right)^2} \ge {\left( {a + b + c} \right)^2} + 3\left( {a + b + c} \right)\\\Leftrightarrow \left( {a + b + c} \right)\left( {a + b + c - 3} \right) \ge 0\end{array}$$

 

Bất đẳng thức này hiển nhiên đúng vì theo AM-GM và điều kiện bài toán ta có:

$$a + b + c \ge \frac{a}{b} + \frac{b}{c} + \frac{c}{a} \ge 3\sqrt[3]{{\frac{a}{b}.\frac{b}{c}.\frac{c}{a}}} = 3$$

 

 

Kết thúc chứng minh.Đẳng thức xảy ra khi $a=b=c=1$.

 

[spoiler] Sao em không gõ ra thành bài giải mà gửi file Word vậy,để anh chuyển bài giải từ file Word vào...

[\spoiler] @912: Cái đó  em có đánh trong file word rồi, với lại khi tối không đủ thời gian nên gửi tạm :P




#415340 BĐT -Tuyển tập các bài toán sưu tầm từ Mathlinks.ro

Gửi bởi Sagittarius912 trong 29-04-2013 - 13:06



 

 




**********

Đề mới:

 

Bài 15: Cho $a,b,c>0$ thỏa tích số bằng 1.Chứng minh: (25)

\[\frac{{ab}}{{{a^2} + {b^2} + \sqrt c }} + \frac{{bc}}{{{b^2} + {c^2} + \sqrt a }} + \frac{{ca}}{{{c^2} + {a^2} + \sqrt b }} \le 1\]

 

Sử dụng bất đẳng thức AM-GM và điều kiện $abc=1$ ta có

 

$\frac{ab}{a^2+b^2+\sqrt{c}} \le \frac{ab}{2ab+c\sqrt{ab}}=\frac{\sqrt{ab}}{2\sqrt{ab}+\sqrt{c}}$

 

Đặt $\sqrt{a}=x ; \sqrt{b}=y ; \sqrt{c}=z$

 

Khi đó ta cần chứng minh:

 

$\frac{xy}{2xy+z}+\frac{yz}{2yz+x}+\frac{zx}{2zx+y}\le 1$  (*)

 

Với $xyz=1$

 

(*) tương đương với

 

$\frac{z}{2xy+z}+\frac{x}{2yz+x}+\frac{y}{2zx+y}\ge 1$

 

Sử dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz ta có

 

$\sum \frac{z}{2xy+z}\ge \frac{(x+y+z)^2}{6xyz+x^2+y^2+z^2}$

 

Mặt khác do $xyz=1$ nên $xy+yz+zx\ge 3\sqrt[3]{xyz}=3xyz$

 

Suy ra 

$\frac{(x+y+z)^2}{6xyz+x^2+y^2+z^2}\ge \frac{(x+y+z)^2}{2(xy+yz+zx)+x^2+y^2+z^2}=1$

 

hay ta có đpcm

 

Dấu đẳng thức xảy ra khi $a=b=c=1$




#414927 Chứng minh $\frac{1}{2-a}+\frac{1...

Gửi bởi Sagittarius912 trong 26-04-2013 - 18:50

 

Bài 2  :Cho $a,b,c$ là các số dương thoả mãn $a+b+c=3$.Chứng minh

$\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\geq a^2+b^2+c^2$.

 

2)

Sử dụng AM-GM. ta có:

$\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\ge \frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca}$

 

Do đó ta cần chứng minh

$\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca}\ge a^2+b^2+c^2$

 

hay 

$3\ge abc(a^2+b^2+c^2) $

 

$\Leftrightarrow 27\ge 3abc(a+b+c)(a^2+b^2+c^2)$

 

Ta có bđt quen thuộc:

$3abc(a+b+c)\le (ab+bc+ca)^2$

 

và theo AM-GM

$(ab+bc+ca)^2(a^2+b^2+c^2)\le \frac{(ab+bc+ca+ab+bc+ca+a^2+b^2+c^2)^3}{27}=27$

 

$\Rightarrow$ dpcm

 

Dấu đẳng thức khi $a=b=c=1$




#414663 Lại là 0>1 ?

Gửi bởi Sagittarius912 trong 24-04-2013 - 20:41

 

Ta có BĐT sau:
$$\frac{1}{n-1}+\frac{1}{n}+\frac{1}{n+1}>\frac{3}{n}$$
Khi đó:
$$S=1+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+\frac{1}{4}+\frac{1}{5}+\frac{1}{6}+\frac{1}{7}+\frac{1}{8}+\frac{1}{9}+\frac{1}{10}+\frac{1}{11}+...\\=1+\left(\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+\frac{1}{4}\right)+\left(\frac{1}{5}+\frac{1}{6}+\frac{1}{7}\right)+\left(\frac{1}{8}+\frac{1}{9}+\frac{1}{10}\right)+\left(\frac{1}{11}+\frac{1}{12}+\frac{1}{13}\right)+...\\>1+\frac{3}{3}+\frac{3}{6}+\frac{3}{9}+\frac{3}{12}+\frac{3}{15}+...=1+1+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+\frac{1}{4}+\frac{1}{5}+...\\=1+S$$
Suy ra $S>1+S$ hay $0>1$ ???

 

Theo t nghĩ thì cái tổng được xét   $S=1+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+\frac{1}{4}+\frac{1}{5}+\frac{1}{6}+\frac{1}{7}+\frac{1}{8}+\frac{1}{9}+\frac{1}{10}+\frac{1}{11}+...$  ở đây là tổng vô hạn.  Do đó $S+1$ hay $S+n$ thì bản chất nó vẫn là S thôi

Nếu cho S là tổng hữu hạn thì điều $0>1$ không thể xảy ra :) 




#414479 $\sum \frac{1}{2-a}\geq 3$

Gửi bởi Sagittarius912 trong 23-04-2013 - 20:13

Cho a,b,c dương thõa mãn $\sum a^{2}=3$,CmR $\sum \frac{1}{2-a}\geq 3$

Cách 1:

Cauchy-Schwarz:

$\sum \frac{1}{2-a}=\sum \frac{a^4}{2a^4-a^6}\ge \frac{(a^2+b^2+c^2)^2}{2\sum a^4-\sum a^6}=\frac{3(\sum a^2)}{2\sum a^4 -\sum a^6}$

AM-GM

$\sum a^6+\sum a^2 \ge 2\sum a^4$

Dấu đẳng thức khi $a=b=c=1$

Cách 2:

BĐT tương đương

$\sum \frac{a}{2-a}\ge 3$

Cauchy-Schwarz:

$\sum \frac{a}{2-a}=\sum \frac{a^4}{2a^3-a^4}\ge \frac{3\sum a^2}{2\sum a^3 -\sum a^4}$

AM-GM:

$\sum a^4+\sum a^2 \ge 2\sum a^3$

Dấu đẳng thức khi $a=b=c=1$




#414366 $\sqrt{(a-1)^2+(2a-1)^2}+\sqrt{(a-2)^2+4(a-1)^2...

Gửi bởi Sagittarius912 trong 22-04-2013 - 22:24

Với a là số thực. Tìm GTNN của

$P=\sqrt{(a-1)^2+(2a-1)^2}+\sqrt{(a-2)^2+4(a-1)^2}$

Dấu đẳng thức xảy ra khi nào?




#414308 max của $\sum \frac{1}{(a+1)^{2}+b^...

Gửi bởi Sagittarius912 trong 22-04-2013 - 19:57

Cho các số dương $a$,$b$,$c$ thoả mãn $abc=1$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $P=\sum \frac{1}{(a+1)^{2}+b^{2}+1}$

 

AM-GM:

 

$\frac{1}{(a+1)^2+b^2+1}=\frac{1}{a^2+b^2+2a+2}\le \frac{1}{2(a+ab+1)}$

 

$\Rightarrow \sum \frac{1}{(a+1)^2+b^2+1}\le \sum \frac{1}{2(a+ab+1)}=\frac{1}{2}$

 

Vậy GTLN của P là $\frac{1}{2}$ khi $a=b=c=1$




#414298 $a^2+b^2+c^2\ge r^2+p^2+4Rr$

Gửi bởi Sagittarius912 trong 22-04-2013 - 19:17

Cho $\Delta ABC$ có đường cao, trung tuyến, phân giác kẻ từ A lần lượt là $h_a; l_a$

$r;R$ là bán kính đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp

$p$ là nửa chu vi

Chứng minh rằng:

 

 

  1. $\frac{h_a}{l_a}\ge \sqrt{\frac{2r}{R}}$
  2.  $3(\sin A .\sin 2A+\sin B .\sin 2B+\sin C .\sin 2C)\ge (\sin A +\sin B +\sin C)(\sin 2A +\sin 2B +\sin 2C)$
  3.  $\sin \frac{A}{2}\sin \frac{B}{2}+ \frac{B}{2}\sin \frac{C}{2}+ \frac{C}{2}\sin \frac{A}{2}\le \frac{5}{8}+\frac{r}{4R}$
  4.  $a^2+b^2+c^2\ge r^2+p^2+4Rr$



#414135 Tìm max của $\frac{1}{a+2b+3}+\frac{...

Gửi bởi Sagittarius912 trong 21-04-2013 - 17:28

Cho $a,b,c$ là các số dương thỏa mãn $abc=\frac{9}{2}$. Tìm max của

$\frac{1}{a+2b+3}+\frac{1}{2b+3c+3}+\frac{1}{3c+a+3}$.
 

Đặt

$\frac{a}{3}=x^3$

$\frac{2b}{3}=y^3$

$c=z^3$

Khi đó bài toán trở thành:

Cho $xyz=1$. Chứng minh rằng:

$\sum \frac{1}{x^3+y^3+1} \le 1$

Ta có bđt phụ sau:

 

$x^3+y^3\ge xy(x+y)$

Áp dụng:

 

$\sum \frac{1}{x^3+y^3+1}\le \sum \frac{1}{xy(x+y)+1}=\sum \frac{z}{x+y+z}=1$

 

Kết thúc chứng minh. Dấu đẳng thức xảy ra khi $a=3$ $b=\frac{3}{2}$ $c=1$




#414015 BĐT -Tuyển tập các bài toán sưu tầm từ Mathlinks.ro

Gửi bởi Sagittarius912 trong 20-04-2013 - 22:40

 

 

Đề mới:

 

Bài toán 12: Cho $a,b,c>0$.Chứng minh : 

\[\frac{a}{b} + \frac{b}{c} + \frac{c}{a} \ge \frac{{c + a}}{{c + b}} + \frac{{a + b}}{{a + c}} + \frac{{b + c}}{{b + a}}\]

 

 

BĐT cần chứng minh tương đương:

 

$\sum(\frac{a}{b}-\frac{a}{b+c})\ge \sum \frac{c}{b+c}$

 

$\Leftrightarrow \sum \frac{ca}{b(b+c)}+\sum\frac{b}{b+c}\ge 3$

 

$ \Leftrightarrow \frac{b^2+ca}{b(b+c)}+\frac{c^2+ab}{c(c+a)}+\frac{a^2+bc}{a(a+b)}\ge 3$

 

Sử dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz, ta có:

 

$[\sum \frac{b^2+ca}{b(b+c)}][\sum \frac{1}{a+b}]\ge [\sum\sqrt{\frac{b^2+ca}{b(b+c)(b+a)}}]^2$

và 

 

$[\sum\sqrt{\frac{b^2+ca}{b(b+c)(b+a)}}]^2 \geq 3\sum \sqrt{\frac{(a^2+bc)(b^2+ca)}{ab(a+b)^2(b+c)(c+a)}}$

 

Do đó ta cần chứng minh

 

$\sum \sqrt{\frac{(a^2+bc)(b^2+ca)}{ab(a+b)^2(b+c)(c+a)}}\ge \sum \frac{1}{a+b}$

 

Ta sẽ chứng minh

 

$\frac{(a^2+bc)(b^2+ca)}{ab(a+b)^2(b+c)(c+a)}\ge \frac{1}{(a+b)^2} $

 

$\Leftrightarrow \frac{c(a-b)^2}{ab(a+b)(b+c)(c+a)}\ge 0$ ( đúng)

 

$\Rightarrow \sqrt{\frac{(a^2+bc)(b^2+ca)}{ab(a+b)^2(b+c)(c+a)}}\ge \frac{1}{a+b}$

 

Cộng các bất đẳng thức tương tự lại, ta có đpcm

 

Dấu đẳng thức xảy ra khi $a=b=c$




#413734 $A(a_1+2a_2+...+2013a_{2013})>\frac{1}...

Gửi bởi Sagittarius912 trong 19-04-2013 - 19:59

Cho các số thực dương $a_1,a_2,...,a_{2013}$. Gọi A là số lớn nhất trong các số trên, hãy chứng minh bất đẳng thức sau : $A(a_1+2a_2+...+2013a_{2013})>\frac{1}{2}(a_1+a_2+...+a_{2013})^{2}$

Sử dụng bđt Cauchy-Schwarz ta có

$(a_1+...+a_{2013})^2\le2013(a_1^2+...+a_{2013}^2)$

Ta cần chứng minh

$4016(A.a_1+...+2013A.a_{2013}) \ge a_1^2+...+a_{2013}^2$

Cái này hiển nhiên đúng do A là số lớn nhất:

$iA.a_i\ge ia_i^2> a_i^2$

$\Rightarrow$ dpcm




#413709 Cho một bảng vuông $4\times 4$

Gửi bởi Sagittarius912 trong 19-04-2013 - 18:38

Cho một bảng vuông $4\times 4$, Treen các ô của bảng vuông này, ban đầu người ta ghi $9$ số $1$ và $7$ số $0$ tuỳ ý (mỗi ô một số). Với mỗi phép biến đổi bảng, cho phép bất kỳ một hàng hoặc một côt trên bảng được chọn đổi đồng thời các số $0$ thành số $1$ và các số $1$ thành số $0$. Chứng minh rằng sau một số hữu hạn các phép biến đổi như trên, ta không thể đưa bảng ban đầu về toàn các số $0$. Cũng hỏi tương tự như trên, có thể biến đổi bảng ban đầu về toàn các số $1$ được không.

 File gửi kèm  veuntitled.bmp   814.02K   112 Số lần tải

Đối với mỗi ô có số 0, ta thay số 0 bằng -1

 

Sau mỗi bước thực hiện đổi thì tích của 4 ô trên cùng một hàng ( hoặc 1 cột) được đổi không đổi. Do đó, sau mỗi bước thực hiện thì tích các số trên bảng giữ nguyên.

Nếu đưa được về  bảng toàn số 0 ( hoặc số 1) thì khi đó tích các số trên bảng là 1

Trong khi đó, vì có 9 số 1 và 7 số 0 nên tích các số trên bảng ban đầu là -1

$\Rightarrow$ vô lí

Vậy không thể biến đổi để đưa được về bảng toàn các số 0 ( hoặc số 1)




#413691 $x+y+z\geq xy+yz+zx$

Gửi bởi Sagittarius912 trong 19-04-2013 - 17:32

Cho x,y,z là các số thực không âm thỏa mãn $x+y+z+xyz=4$.CMR:

$x+y+z\geq xy+yz+zx$

Dồn biến:

Không mất tính tổng quát, giả sử $z=min\left \{ x;y;z \right \}$

Khi đó ta có

 

$x+y+z+xyz\ge 3z+z^3\Rightarrow z\le 1$

 

$\exists t \ge 0$ thỏa mãn $t^2z+2t+z=x+y+z+xyz=4$

Đặt $f(x,y,z)=x+y+z-xy-yz-zx$

Ta sẽ chứng minh

 

$f(x,y,z)\ge f(t,t,z)$

 

$\Leftrightarrow x+y-xy-z(x+y)\ge2t-t^2-2tz$

 

$\Rightarrow (x+y-2t)(1-z)+t^2-xy\ge0$

Mặt khác từ cách đặt t thì ta có

 

$(x+y-2t)=z(t^2-xy)$

Giả sử $x+y-2t <0$ , khi đó $t^2-xy <0$

 

$\Rightarrow xy >t^2>\frac{(x+y)^2}{4}$  ( vô lí)

 

Do đó $(x+y-2t)\ge 0$ và $t^2-xy \ge0$

 

$\Rightarrow f(x,y,z)\ge f(t,t,z)$

 

Ta cần chứng minh

$ f(t,t,z) \ge 0$ 

 

$\Leftrightarrow 2t+z-t^2-2tz \ge 0$ (*)

Từ cách đặt t, ta có

 

$z=\frac{4-2t}{t^2+1} \ge 0$ nên $2-t \ge 0$

Do đó

 

$(*)\Leftrightarrow \frac{(2-t)(t+2)(t-1)^2}{t^2+1}\ge0$  (đúng)

 

$\Rightarrow$ dpcm

 

Dấu đẳng thức xảy ra khi $x=y=z=1$ hoặc $x=y=2$ ;$z=0$ và các hoán vị




#413530 Chứng minh $\widehat{KHB}=\widehat{MHB}$

Gửi bởi Sagittarius912 trong 18-04-2013 - 23:30

qua điểm O nằm trên đường cao BH của tam giác ABC kẻ các đường thẳng AO và CO cắt các cạnh BC và BA lần lượt tại M và K.Chứng minh rằng $\widehat{KHB}=\widehat{MHB}$

 

File gửi kèm  untitled.img.bmp   576.05K   93 Số lần tải

Qua O kẻ đường thẳng song song với AC cắt BA, KH, MH, BC lần lượt tại P,D,E,Q

Áp dụng định lí Thales ta có:

 

$\frac{PO}{QO}=\frac{AH}{HC}$

 

$\frac{QO}{OE}=\frac{AC}{AH}$

 

$\frac{OD}{OP}=\frac{HC}{AC}$

 

Nhân vế theo vế , ta có

 

$\frac{PO}{QO}.\frac{QO}{OE}.\frac{OD}{OP}=\frac{AH}{HC}.\frac{AC}{AH}.\frac{HC}{AC}$

 

$\Leftrightarrow \frac{OD}{OE}=1$

 

$\Rightarrow$ O là trung điểm của DE

 

Mà BH là đường cao của $\Delta ABC$ và $BC \parallel DE$

 

$\Rightarrow$ $\Delta HDE$ cân tại H

 

 

 

$\Rightarrow$ $\widehat{DHO}=\widehat{EHO}$

 

 

hay $\widehat{KHB}=\widehat{MHB}$

____________________________

bất lực với cái pm vẽ hình, ai hảo tâm up giùm _ _!




#413201 $\sqrt{\frac{a}{2a+3b+4c}}+\sqrt{\frac{b}{2b+3c+4a}}...

Gửi bởi Sagittarius912 trong 17-04-2013 - 16:02

Anh Sagittarius912 có cách THCS không em đọc không hiểu!

Cách này phù hợp với cấp THCS mà em :)

Có gì không hiểu thì nhắn tin hỏi nhé, tránh loãng topic :)