Đến nội dung

DarkBlood

DarkBlood

Đăng ký: 18-09-2012
Offline Đăng nhập: Riêng tư
***--

#496702 Chứng minh rằng:$\frac{a^{2}}{a+bc}+...

Gửi bởi DarkBlood trong 02-05-2014 - 22:19

 

Từ giả thiết $ab+bc+ca=abc$

Ta có

$$P=\sum \dfrac{a^3}{a^2+abc}=\sum \dfrac{a^3}{a^2+ab+bc+ca}=\sum \dfrac{a^3}{(a+b)(a+c)}$$

Áp dụng bất đẳng thức AM-GM, ta có:

$$\sum \dfrac{a^3}{(a+b)(a+c)}+\dfrac{1}{8} \sum \left ( a+b \right )+ \dfrac{1}{8} \sum \left ( a+c \right ) \geq \dfrac{3}{4} \sum a$$

$$\Leftrightarrow P\geq \dfrac{a+b+c}{4}$$

 



#496499 Chứng minh tứ giác $EIDB$ nội tiếp

Gửi bởi DarkBlood trong 01-05-2014 - 22:10

Cho đường tròn tâm $O$ đường kính $AB.$ Gọi $M$ là điểm đối xứng của $O$ qua $A.$ Qua $M$ kẻ đường thẳng cắt $(O)$ tại $C$ và $D.$ $AD$ cắt $BC$ tại $I.$ Gọi $E$ là trung điểm $AO.$ Chứng minh tứ giác $EIDB$ nội tiếp.




#495806 Chứng minh $A$ không phải là một số chính phương.

Gửi bởi DarkBlood trong 28-04-2014 - 23:12

Bài toán: Chứng minh rằng với $m>3$ thì biểu thức $A=(m-1)^{4}-4m$ không thể viết dưới dạng một số chính phương.

-----------------------------------------------------------

$m>3$ nên $m\geq 4,$ do đó $2m(m-4)+1>0 \Rightarrow (m^2-2m)^2<A$

Lại có $A<(m-1)^4=(m^2-2m+1)^2$

Nên $(m^2-2m)^2<A<(m^2-2m+1)^2$

Từ đó có điều phải chứng minh.




#495599 Cho $\left | f(x) \right |\leq 1$ với mọi $x...

Gửi bởi DarkBlood trong 27-04-2014 - 23:32

Cho $f(x)=ax^2+bx+c$ với $a\neq 0$ sao cho $\left | f(x) \right |\leq 1$ với mọi $x$ thỏa $-1\leq x \leq 1.$ Chứng minh $4a^2+3b^2\leq 16.$




#494824 Phương trình $x^2-(m-1)^2x+m=0$ có các nghiệm đều nguyên.

Gửi bởi DarkBlood trong 23-04-2014 - 23:17

Tìm tất cả các số nguyên $m\geq 0$ sao cho phương trình
$$x^2-(m-1)^2x+m=0$$ có các nghiệm đều nguyên.




#493211 $$P=\dfrac{a^2}{a+bc}+\dfrac{b^2...

Gửi bởi DarkBlood trong 15-04-2014 - 22:29

Cho a,b,c là các số thực dương thỏa mãn:$\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}=1$.Chứng minh rằng:

$$P=\dfrac{a^2}{a+bc}+\dfrac{b^2}{b+ac}+\dfrac{c^2}{c+ab} \geq \dfrac{a+b+c}{4}$$

Từ giả thiết $ab+bc+ca=abc$

Ta có

$$P=\sum \dfrac{a^3}{a^2+abc}=\sum \dfrac{a^3}{a^2+ab+bc+ca}=\sum \dfrac{a^3}{(a+b)(b+c)}$$

Áp dụng bất đẳng thức AM-GM, ta có:

$$\sum \dfrac{a^3}{(a+b)(b+c)}+\dfrac{1}{8} \sum \left ( a+b \right )+ \dfrac{1}{8} \sum \left ( a+c \right ) \geq \dfrac{3}{4} \sum a$$

$$\Leftrightarrow P\geq \dfrac{a+b+c}{4}$$




#492295 Trận 7 - PT, HPT đại số

Gửi bởi DarkBlood trong 11-04-2014 - 22:06

Giải phương trình: $2x^{2}+5x-1=7\sqrt{x^{3}-1}}\ (\star)$

Đề thi của l4lzTeoz

Bài làm của MSS10: Em xin gửi lại bài làm

Cách 1:

ĐKXĐ: $x\geq 1$

 

Đặt $\sqrt{x-1}=a,\ \sqrt{x^2+x+1}=b.$ $(a\geq 0, b>0)$

 

Khi đó $\left\{\begin{matrix} 3a^2+2b^2=3x-3+2x^2+2x+2=2x^2+5x-1\\ ab=\sqrt{(x-1)(x^2+x+1)}=\sqrt{x^3-1} \end{matrix}\right.$

 

Phương trình đã cho trở thành

 

$3a^2+2b^2=7ab$

 

$\Leftrightarrow (3a-b)(a-2b)=0$

 

$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} 3a=b\\ a=2b \end{bmatrix}$

 

 

Nếu $3a=b,$ ta có phương trình

 

$3\sqrt{x-1}=\sqrt{x^2+x+1}$

 

$\Leftrightarrow 9x-9=x^2+x+1$

 

$\Leftrightarrow x=4\pm\sqrt{6}\ (\textrm{TM})$

 

 

Nếu $a=2b,$ ta có phương trình

 

$\sqrt{x-1}=2\sqrt{x^2+x+1}$

 

$\Leftrightarrow x-1=4x^2+4x+4$ $($phương trình vô nghiệm vì $\Delta =-71<0)$

 

 

Vậy tập nghiệm của phương trình $(\star)$ là

 

$\boxed{S=\left \{ 4+\sqrt{6}\ ;\ 4+\sqrt{6} \right \}}$

 

 

Cách 2:

ĐKXĐ: $x\geq 1$

Ta có

$2x^{2}+5x-1=7\sqrt{x^{3}-1}$

$\Rightarrow (2x^2+5x-1)^2-49(x^3-1)=0$

$\Leftrightarrow (x^2-8x+10)(4x^2+3x+5)=0$

$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x^2-8x+10=0\\ 4x^2+3x+5=0 \end{bmatrix}$

 

Trường hợp 1: 

$x^2-8x+10=0$

$\Leftrightarrow x=4\pm\sqrt{6}\ (\textrm{TM})$

 

 

 

Trường hợp 2:

$4x^2+3x+5=0$ $($phương trình vô nghiệm vì $\Delta =-71<0)$

 

Vậy tập nghiệm của phương trình $(\star)$ là

$\boxed{S=\left \{ 4+\sqrt{6}\ ;\ 4+\sqrt{6} \right \}}$

 

  Hoan nghênh giải nhiều cách nhưng điểm vẫn vậy




#492276 Trận 7 - PT, HPT đại số

Gửi bởi DarkBlood trong 11-04-2014 - 21:35

Giải phương trình: $2x^{2}+5x-1=7\sqrt{x^{3}-1}\ (\star)$

Đề thi của l4lzTeoz

Bài làm của MSS10:

ĐKXĐ: $x\geq 1$

Đặt $\sqrt{x-1}=a,\ \sqrt{x^2+x+1}=b.$ $(a\geq 0, b>0)$

Khi đó $\left\{\begin{matrix} 3a^2+2b^2=3x-3+2x^2+2x+2=2x^2+5x-1\\ ab=\sqrt{(x-1)(x^2+x+1)}=\sqrt{x^3-1} \end{matrix}\right.$

Phương trình đã cho trở thành

$3a^2+2b^2=7ab$

$\Leftrightarrow (3a-b)(a-2b)=0$

$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} 3a=b\\ a=2b \end{bmatrix}$

 

Nếu $3a=b,$ ta có phương trình

$3\sqrt{x-1}=\sqrt{x^2+x+1}$

$\Leftrightarrow 9x-9=x^2+x+1$

$\Leftrightarrow 4\pm\sqrt{6}\ (\textrm{TM})$

 

Nếu $a=2b,$ ta có phương trình

$\sqrt{x-1}=2\sqrt{x^2+x+1}$

$\Leftrightarrow x-1=4x^2+4x+4$ $($phương trình vô nghiệm vì $\Delta =-71<0)$

 

Vậy tập nghiệm của phương trình $(\star)$ là

$\boxed{S=\left \{ 4+\sqrt{6}\ ;\ 4+\sqrt{6} \right \}}$

 

 

      d =10

      S =17+10.3=47




#491960 Tìm $\textrm{Max}$ và $\textrm{Min...

Gửi bởi DarkBlood trong 10-04-2014 - 19:09

Cho $x, y, m$ là các số thực thỏa mãn

$$\left\{\begin{matrix} 2x-my=m\\ mx+y=\dfrac{3m^2+4}{m^2+4} \end{matrix}\right.$$

Tìm $\textrm{Max}$ và $\textrm{Min}$ của biểu thức $P=x^3+y^3.$




#491349 Tìm max của: $A=\frac{x}{4+2y+zx}+\frac...

Gửi bởi DarkBlood trong 07-04-2014 - 23:38

Cho $0<x \leq 2$ , $0<y \leq 2$, $0<z \leq 2$

Tìm max của:

$A=\frac{x}{4+2y+zx}+\frac{y}{4+2z+xy}+\frac{z}{4+2x+yz}$

Ta có:

Vì $x\leq 2\ ;\ z\leq 2$ nên $(x-2)(z-2)\geq 0 \Leftrightarrow xz\geq 2(x+z)-4$

Do đó $\dfrac{x}{4+2y+zx}\leq \dfrac{x}{2(x+y+z)}$

Chứng minh tương tự, suy ra $A\leq \dfrac{x+y+z}{2(x+y+z)}=\dfrac{1}{2}$

Vậy $\textrm{max}\ A=\dfrac{1}{2}$ khi $x=y=z=2$




#489501 Trận 6 - Phương trình nghiệm nguyên, đồng dư, chia hết

Gửi bởi DarkBlood trong 29-03-2014 - 21:19

Tồn tại hay không các cặp số nguyên (x,y) thỏa mãn phương trình sau đây ?

$$\sqrt{2025x^2+2012x+3188}=2013x-2011y+2094\ \ \ \ \ \ \ (1)$$

Đề của 

lenin1999

Bài làm của MSS 10:

Vì $x, y$ nguyên nên $2013x-2011y+2094 \in \mathbb{Z}$ 

Do đó $\sqrt{2025x^2+2012x+3188} \in \mathbb{N}$ $($vì $\sqrt{2025x^2+2012x+3188}\geq 0)$ 

 

Đặt $\sqrt{2025x^2+2012x+3188}=k$ $(k\in \mathbb{N})$

Khi đó $2025x^2+2012x+3188=k^2$

$\Leftrightarrow (2025x+1006)^2-(45k)^2=-5443664$

$\Leftrightarrow (2025x-45k+1006)(2025+45k+1006)=-5443664=-2^4.397.857\ \ \ \ \ \ (2)$

 

Vì $x \in \mathbb{Z}$ và $k \in \mathbb{N}$ nên $2025x-45k+1006\ ; 2025x+45k+1006 \in \mathbb{Z}$

Và $2025x-45k+1006\leq 2025x+45k+1006$

Mặt khác $(2025x-45k+1006)+(2025x+45k+1006)$ chia hết cho $2$ nên $2025x-45k+1006$ và $2025x+45k+1006$ cùng tính chẵn lẻ.

Lại có $2025x-45k+1006$ và $2025x-45k+1006$ đều chia $15$ dư $1$

 

Do đó phương trình $(1)$ tương đương với

$\left\{\begin{matrix} 2025x-45k+1006=-794\\ 2025x+45k+1006=6856 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=1\\ k=85 \end{matrix}\right.$
 
Thay $x=1$ vào phương trình $(1)$ ta có phương trình
$\sqrt{2025+2012+3188}=2013-2011y+2094\Leftrightarrow y=2$
 
Vậy phương trình có nghiệm nguyên
$$(x;y)=(1;2)$$
 
 
   d =10
  S =17+10x3=47



#489020 Trận 3 - Hình học

Gửi bởi DarkBlood trong 27-03-2014 - 11:26

Bài này cũng bị lỗi hình vẽ mà anh 

BlackSelena

Diễn đàn hình như bị lỗi, em nộp lại hình cho bài của mình và anh tính điểm nha.
(Trừ nửa số điểm thì to quá @@)
Hình 1:

Hình 2:

 

Bài mình hiện giờ không có hình là do trang upanh mới ngừng hoạt động, còn lúc anh BlackSelena chấm bài thì vẫn có hình nha bạn :)




#488017 ĐỀ THI HSG LỚP 9 TỈNH PHÚ THỌ

Gửi bởi DarkBlood trong 20-03-2014 - 22:34

 

Câu 1:

b) Cho $p(x)=x^3-3x^2+14x-2$. Tìm các số tự nhiên $x< 100$ sao cho $p(x)\vdots 11$

 

Câu 4.

Cho đường tròn $(O;R)$ và dây cung $BC$ không đi qua tâm. Gọi $A$ là điểm chính giữa cung nhỏ $BC$. Gọi nội tiếp $\angle EAF$ quay quanh $A$ và cố định, sao cho $E,F$ nằm khác phía với $A$ so với $BC$, $AF,AE$ cắt $BC$ tại $M,N$. Lấy điểm $D$ sao cho tứ giác $MNED$ là hình bình hành.

a) Chứng minh : $MNEF$ là tứ giác nội tiếp

b) Gọi $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta MDF$. Chứng minh : $I$ luôn thuộc 1 đường thẳng cố định khi góc nội tiếp $\angle EAF$ quay quanh $A$.

c) Tìm min của $OI$ khi $\angle EAF=60^{\circ},BC=R$

Câu 1b: $P(x)\vdots 11 \Rightarrow (x-1)^3\equiv\ 1\ (\bmod\ 11)$

Từ đây chứng minh được $x-1\equiv\ 1\ (\bmod\ 11)$ hay $x\equiv\ 2\ (\bmod\ 11)$

Thử lại thỏa mãn.

 

Câu 4:

1058702750_639123992_574_574.jpg

 

Không mất tổng quát giả sử $E$ nằm trên cung $BF.$

$a)$ $\widehat{ANC}=\textrm{sđ}\widehat{AC}+\textrm{sđ}\widehat{BE}=\textrm{sđ}\widehat{AB}+\textrm{sđ}\widehat{BE}=\textrm{sđ}\widehat{AE}=\widehat{EFE}$

Từ đó có điều phải chứng minh.

$b)$ Đường tròn tâm $I$ cắt đường tròn tâm $O$ tại $P.$

$AO$ cắt $EP$ tại $H,$ $OI$ cắt $PF$ tại $K.$

Ta có: 

$\widehat{FPD}=\widehat{FMD}=\widehat{FAE}=\widehat{FPE}$

Do đó $E, D, P$ thẳng hàng. Mà $ED\parallel BC$ nên $EP\parallel BC.$

Mặt khác $AO\perp BC$ nên $AO\perp EP \Rightarrow \widehat{OHP}=90^{\circ}$

Ta có: $OF=OP, IF=IP$ nên $OI$ là trung trực $PF.$

Nên $OI\perp PF \Rightarrow \widehat{OKP}=90^{\circ}$

Do đó tứ giác $OHKP$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{HOK}=\widehat{HPK}=\widehat{EAF}=\textrm{const}$

Từ đó suy ra tia $OI$ cố định. Vậy ta có điều phải chứng minh.

 

Spoiler




#487879 Cho $\Delta ABC$, $BD$ và $CE$ lần lượt là...

Gửi bởi DarkBlood trong 19-03-2014 - 22:33

Cho $\Delta ABC$, $BD$ và $CE$ lần lượt là 2 đường phân giác trong của tam giác tại đỉnh $B$ và $C$. Trên đoạn thẳng $DE$ lấy một điểm M bất kì.Từ $M$ kẻ các đường vuông góc với $BC,CA,BA$ lần lượt tại $I,J,K$. Chứng minh rằng trong ba đoạn thẳng $MI,MJ,MK$ có một đoạn thẳng bằng tổng hai đoạn còn lại.

Kẻ $DN \perp AB,\ EF \perp AC,\ EH \perp BC,\ DL\perp BC.$ 

Từ định lý Thales, suy ra

$MK+MJ=\dfrac{EM.DN+DM.EF}{DE}$

Mà $EF=EH,\ DN=DL$ 

Nên $MK+MJ=\dfrac{EM.DL+DM.EH}{DE}$

Gọi $O$ là giao điểm $EL$ với $MI.$

Theo định lý Thales, ta có

$OI=\dfrac{IL.EH}{LH}=\dfrac{DM.EH}{DE}$ và $MO=\dfrac{EM.DL}{DE}$

Suy ra $MI=OI+MO=\dfrac{EM.DL+DM.EH}{DE}$

Vậy $MI=MK+MJ$




#485738 $\dfrac{ka}{a^2+1}+\dfrac{5(a^2+1)...

Gửi bởi DarkBlood trong 03-03-2014 - 23:42

Tìm hằng số $k$ lớn nhất để bất đẳng thức $$\dfrac{ka}{a^2+1}+\dfrac{5(a^2+1)}{2a}\geq \dfrac{10+k}{2}$$ đúng với mọi số dương $a.$