Đến nội dung

camthach189

camthach189

Đăng ký: 29-09-2012
Offline Đăng nhập: 22-05-2014 - 21:29
-----

#467879 Ngày

Gửi bởi camthach189 trong 30-11-2013 - 16:35

 

TUỔI TRẺ  ( CẢM TÁC ĐI THĂM NGHĨA TRANG VIỆT- LÀO Ở ANH SƠN – NGHỆ AN ( KÍNH TẶNG CÁC ANH))

Ngàn ngọn nến em thắp đêm nay
Chẳng đủ cho vạn ngôi mộ các anh cùng sáng
Chúng em khấn bao nén hương thấm lặng
Đêm khuya rồi, gió khe khẽ xác xao

Em nghe lòng mình chợt xôn xao
Em nghĩ về cái thời mà các anh đã sống
Có niềm lạc quan vượt lên đầu ngọn súng
Có nhiệt huyết khi mái tóc xanh đầu

Tuổi trẻ các anh và chúng em chẳng khác mấy đâu
Chỉ cách nhau nửa đường thế kỷ
Đêm nay tại nơi anh yên nghỉ
Em nghĩ về thế hệ của các anh

Màu áo xanh xanh
Trái tim nóng đỏ
Bao ước vọng bỏ ngỏ
Ra đi và sống hết mình

Chúng em cũng thế, bước đi trong hành trình
Hạnh phúc vì được hết mình cho tuổi trẻ
Có bao giờ như thế
Khi người ta chỉ có một lần mười chín đôi mươi

Bao nhiêu điều em muốn kể, các anh ơi
Lòng em dạt dào xúc động
Dưới trời cao lồng lộng
Em nghĩ về tuổi trẻ của chúng ta

Là cái thời chẳng lặng lẽ trôi qua
Là những ngày không đến và đi vội vã
Là những tháng năm chẳng lướt đi ồn ã
Day dứt lòng người biết mấy vấn vương

Tuổi xuân anh nằm lại với con đường
Ngàn giấc ngủ cứ vô thường như mây gió
Dưới trời cao, giữa bạt ngàn hoa cỏ
Tuổi xuân anh vẫn mãi tươi xanh

Và đêm nay, gió mát trăng thanh
Vẫn bình yên các anh nằm ở đó
Chúng em gửi lời cảm ơn vào hương với gió…

Xin được ngàn lần dâng tặng các anh




#373548 Thơ 8 chữ mình tự sáng tác (hài hước)

Gửi bởi camthach189 trong 28-11-2012 - 22:13

hihi, thơ tự do tớ đọc trong buổi lễ tổng kết lúc xa trường cấp 2 nì
Con biết mình rồi sẽ phải xa cô
Xa ánh mắt thân thương mỗi giờ lên lớp
Tiếng trống trường tan học...
Sẽ chỉ còn tiếng đồng vọng tháng năm
Bâng khuâng ....con đi tìm mùa xuân
Trong những bài thơ cô giảng
Tìm cánh cò chở nắng
Giọt mồ hôi chát đắng...

Cô dạy con biết ghét, biết yêu
Biết khao khát những điều cô mơ ước
Một nửa câu thơ ngập ngừng chưa viết được
Nỗi đau không tên nước mắt chảy vào lòng

:icon12: :icon12:

:icon12:


#373545 Thơ 8 chữ mình tự sáng tác (hài hước)

Gửi bởi camthach189 trong 28-11-2012 - 22:11

Mình là Việt, mới học lớp 9. Dạo này mê học toán quá nên quên đi những kỉ niệm của mình khi ngồi ghế nhà trường THCS. Vài tháng nữa là mình sẽ được lên cấp 3 (chắc là trường bổ túc, dân lập, ...). Trước khi sắp chuyển cấp, mình tặng các bạn bài thơ này (mình tự sáng tác, tuy vậy còn chưa hay):
_____________________________________________________________________
- Mình thích làm "thơ", không, phải gọi là "văn vần" vì thơ mình "củ chuối" lắm, thử nghe này:
(đây là bài thơ mình tự sáng tác trong bài học Ngữ văn: Tập làm thơ 8 chữ)

Đã bốn năm học dưới mái trường này,
Bồi hồi sao nghĩ tới phút chia tay.
Quá khứ ơi sao bỗng ùa trở lại,
Để lòng tôi xao xuyến tận ngày nay.

Tôi nhớ mãi những buổi học lý thú,
Cùng bạn bè hăng hài lúc giơ tay.
Tôi nhớ mãi lúc làm bài chăm chú,
Thầy cô nghiêm nhưng học trò cứ "quay".

Tôi nhớ cả "tiếng khóc vài bạn nữ"
Bị bạn trêu nên "mít ướt" ấy mà
Và tôi nhớ lúc các bạn giận dữ,
Toàn đứng lên, chửi bới và kêu la

Tôi nhớ cả thầy Ý dạy môn Toán,
Đầu ít tóc nhưng trí óc tuyệt vời
Chuyên làm thơ trêu trọc mọi người
Làm chúng tôi sảng khoái trong tiết học

Và tôi nhớ: cô Hạnh "đầy khó nhọc"
Dạy cho tôi Văn học của đời người
Bảo chúng tôi nên học đừng có lười
Mong chúng tôi đỗ trường Chuyên danh giá

Bao kỉ niệm như ùa về trong tôi,
Quá khứ này lòng tôi luôn tưởng nhớ,
Nhớ thầy cô, bạn bè, những buổi học
Nhớ ngôi trường, Lương Thế Vinh mến yêu

(Bài thơ này, cô Hạnh dạy môn văn của tớ cho hai câu đầu để mình tự làm những câu sau)
Tuy vậy bài thơ vẫn được coi là "văn vần" vì nó không có ý nghĩa sâu sa, thế mới chán.

Thầy Ý dạy toán lớp tớ mới gọi là VIP làm thơ, thử đọc bài này nhé:


LÊ NGỌC TUẤN KHANG HỎI CƯỚI ĐOÀN THÙY DƯƠNG
Viết lúc 1:14 chiều 01/3/2012

_______________________________________________
Chú thích trước khi đọc:
+ Khang (Lê Ngọc Tuấn Khang) là thằng lớp trưởng,

+ Đoàn Dương là lớp phó (Vợ Khang)
+ Ông Kì là bố Đoàn Dương
+ Trường, Sứt: Bạn trong lớp tớ
_______________________________________________

Gần nhà có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
Hỏi tên : "Lê Ngọc Tuấn Khang"
Hỏi quê "đề thám" tuần Khang nói thầm
Thanh niên mười sáu tầm tầm
Râu ria trơ trụi áo quần bảnh bao
Trước Trường, sau Sứt lao xao
Trước nhà mối đã giục "vào đi Khang"
Sa long ngồi kín một hàng
Buồng trong bố đã giục nàng Dương ra
Làm con đâu dám cãi cha
Đoàn Dương bẽn lẽn sạu cha bước vào
Ngại ngùng không dám ngẩng cao
Nhìn Khang e thẹn nao nao trong lòng
Chàng tặng dương một chiếc vòng
Nàng dương cảm thấy trong lòng xốn xang
Ngại ngùng len lén nhìn Khang
Lòng dương thầm nghĩ " mình đang yêu rồi"
Cầm kì thi họa một hồi
Lòng Khang đầy ắp nhứng lời yêu thương
Rồi Khang mạnh dạn khó lường
"Bác ơi cho cháu đưa dương về nhà"
Nhà cháu mấy cái vila
Tặng dương một cái gọi là sính nghi
Camry một cái để đi"
Anh Dương mặt mũi lầm lì bước ra
"Tặng mỗi một cái vila
Đây là thành phố đâu là nhà quê
Muốn sao cho được dễ bề
Thì mày đừng có lề mề thế kia
Nhẫn vòng phải đính saphia
Hàng hiệu cac nc phương tây nhập vào
Nếu muốn cưới được em tao
Thì mày cứ chất đầy bao toàn tiền
Thế là xong việc đầu tiên
Còn nhiều việc nữa dĩ nhiên vậy mà!"
"Nói thì nghe dễ quá ta"
Khang vẻ tức tối thốt ra mấy lời
"Giàu sang cũng chỉ nhất thời
Tặng thêm mấy món thôi rồi nhà tan!"
Dương ngồi một chỗ thở than
"Trông ngu mà lại khôn ngoan hơn mình"
Hồi lâu xem xét tình hình
Ông Kì lên tiếng "con mình chứ ai
Cò kè bớt một thêm hai
Làm như vậy sẽ phôi phai tình người
Đã ưa ánh mắt nụ cười
Đã ưa tính nết dáng người nam nhi
Hôm nay thị cứ vậy đi
Để sau bàn tiếp, việc gì phải lo"
Một hồi suy tính đắn đo
Đoàn Dương đã được gả cho Khang rồi

_________________________________________________________________________
Hay chưa, thầy tớ sáng tác đó
_________________________________________________________________________
Các bạn xem bài thơ của mình thế nào

hihi, thơ tự do tớ đọc trong buổi lễ tổng kết lúc xa trường cấp 2 nì
Con biết mình rồi sẽ phải xa cô
Xa ánh mắt thân thương mỗi giờ lên lớp
Tiếng trống trường tan học...
Sẽ chỉ còn tiếng đồng vọng tháng năm
Bâng khuâng ....con đi tìm mùa xuân
Trong những bài thơ cô giảng
Tìm cánh cò chở nắng
Giọt mồ hôi chát đắng...

Cô dạy con biết ghét, biết yêu
Biết khao khát những điều cô mơ ước
Một nửa câu thơ ngập ngừng chưa viết được
Nỗi đau không tên nước mắt chảy vào lòng

:icon12: :icon12:


#373534 [VĂN 10] - PHÂN TÍCH CÂU "ÔI, SỐNG ĐẸP LÀ THẾ NÀO HỞ BẠN ?"

Gửi bởi camthach189 trong 28-11-2012 - 22:00

Con người ta sinh ra và lớn lên, ai lại không một lần ước mơ, dù là ước mơ thật bình thường, thật đơn giản và ai cũng có những khát vọng, có niềm tin và có lý tưởng để sống nhất là đối với tuổi trẻ của chúng ta, lứa tuổi người ta cho là đẹp nhất thì ước mơ và lý tưởng lại bộc lộ rõ nét, có lúc lại đan xen với nhau, có lúc lại là một cuộc đấu tranh dằn vặt. Ai cũng biết, tuổi trẻ bao giờ cũng vươn tới cái hay nhất, cái đẹp nhất. Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời biết bao điều
mới lạ đặt ra đòi hỏi phải nhận thức và xử lý. Đâu sẽ là sống đẹp, sống có ích? Tiền đề tươi sáng? Thế nào là hạnh phúc, là ước mơ cao đẹp?“Sống đẹp” không phải là một cái gì to lớn lắm, nó rất gần gũi với chúng ta, đó không phải là những lý lẽ, những lời nói suông, nhưng phương châm trên giấy, sách vở … mà đó là những việc làm, những hành động cụ thể diễn ra hàng ngày trong đời sống của chúng ta. Định nghĩa về “Sống đẹp” sẽ có rất nhiều cách khác nhau; Đó là sống có đạo đức trong sáng và bản lĩnh vững vàng, có lý tưởng và sống hết mình vì lý tưởng, chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Có thể hiểu “Sống đẹp” là sống có ích, là sống có lý tưởng, có bản lĩnh vững vàng, có mục tiêu phấn đấu rõ ràng, trong sang. Chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Bản thân tôi nghĩ rằng bản thân mỗi người nên cố gắng hoàn thành tốt công việc mình đang làm cũng là sống đẹp. Trong thực tế, rất có thể có một số bạn trẻ nghĩ “Sống đẹp” là một khái niệm xa vời, khó thực hiện; tuy nhiên, nếu nhìn thẳng và sâu vào vấn đề này trong thời kỳ đất nước đổi mới tiến vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa ta thấy điều đó thật sự không có gì xa lạ, khó thực hiện; mà trái lại nó tồn tại ngay trong cách nghĩ, cách làm hay nói gần hơn là trong cách ăn nói, ứng xử trong lao động, công tác, học tập và đời sống thường nhật của mỗi con người. Nếu như trong chiến tranh, lớp lớp cha anh ta đã sống và cống hiến quên mình cho nền độc lập dân tộc, tính
mạng con người và cuộc sống hạnh phúc cá nhân là rất quý giá, nhưng tất cả đều được tình
nguyện gác lại, tình nguyện hy sinh, họ sẵn sàng đánh đổi những gì là riêng tư nhất để đổi lấy nền
độc lập dân tộc. Họ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” khi tuổi đời còn rất trẻ và cống hiến xứng
đáng vào sự nghiệp chung của Tổ quốc. Khi Tổ quốc cần, họ đã tự nguyện ra đi, chiến đấu và hy
sinh anh dũng. Đó là sự dấn thân, cống hiến hoàn toàn tự nguyện khi bản thân đã hiểu thế nào là
lẽ sống của một con người và lý tưởng của Người Cộng sản. Họ đã có niềm tin tuyệt đối vào độc
lập tự do, có lý tưởng cao cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vô tư dâng hiến tuổi trẻ và cuộc đời
cho đất nước. Niềm tin và lý tưởng ấy được bồi đắp và khích lệ mạnh mẽ bởi sự hy sinh lớn lao và
nhân cách cao cả của bộ máy lãnh đạo mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Biết bao
nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã nghĩ và hành động như vậy. Ngày hôm nay, sống giữa đất trời hoà bình, khi chiến tranh đã lùi xa, phần lớn mọi sự so sánh giữa thời chiến tranh với thời hiện tại đều có rất
nhiều sự khác biệt, nhưng có một điểm chung rất thống nhất trong tình cảm và lí trí của thế hệ trẻ
chúng tôi hôm nay chính là: lý tưởng cách mạng và khát vọng sống, cống hiến cho quê hương, đất
nước. Bởi tôi nghĩ, ở mỗi con người nhu cầu khẳng định mình là rất lớn; nhất là ở tuổi trẻ, bởi dù
trong bất cứ hoàn cảnh nào các bạn trẻ cũng luôn luôn khát khao được thực hiện những ước mơ và
khát vọng của bản thân. Nếu như những ước mơ, khát vọng, niềm tin và lý tưởng ấy được quan
tâm, chăm sóc, giáo dục và khơi dậy sẽ biến nó thành sức mạnh to lớn để phát triển đất nước và sẽ
là những đoá hoa thơm có ích giữa cuộc đời như lời Bác đã khẳng định khi tham dự Đại hội Đoàn
lần thứ III năm 1961 “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng
thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”.
“Sống đẹp” là chúng ta phải biết dung hoà mọi mặt: môi trường sống và làm việc, quan hệ
xã hội, gia đình … Một hành động giúp đỡ người già cả, tàn tật, người gặp khó khăn hoạn nạn;
một phong trào cứu trợ đồng bào bị thiên tai; một phong trào đền ơn đáp nghĩa rộng khắp; những
lớp học tình thương đem ánh sáng văn hoá đến với trẻ em nghèo … tất cả những việc làm ấy là
kết quả của một cách sống coi trọng nhân nghĩa. Chúng ta thật sự cảm động khi bắt gặp rất nhiều
những hình ảnh thanh niên tình nguyện đang lao động quên mình trên mọi miền đất nước. Đấy là
những thanh niên có lý tưởng cao đẹp, có trái tim nồng nhiệt, xung kích vào những công việc mà
tổ quốc và nhân dân gọi đến.
Tôi đã nhìn thấy trong ánh mắt và qua chuyện kể của các bạn tình nguyện, ngọn lửa truyền
thống yêu nước nồng nàn và lòng nhân ái cao đẹp của thanh niên ta. Riêng hai chữ “tình nguyện”
đã nói lên những đức tính quên mình vì nước, vì dân của các bạn và một phong cách mới “mình vì
mọi người”, không đòi “mọi người vì mình”
“ Sống đẹp” phải chăng nó cũng giống như lý tưởng và ước mơ, bao giờ nó cũng đi đôi với nhau. Bởi chỉ sống đẹp, có ước mơ không thôi thì sẽ dễ sản sinh ra một lớp người chỉ thích hưởng thụ,
dễ lầm lạc và dễ sa ngã. Còn sống chỉ có lý tưởng thì con người dễ bi quan, dễ chao đảo khi có cái
gì đó không như họ muốn, họ nghĩ vậy thì chẳng khác nào sống có ích, có lý tưởng là cái gì đó
thật cao qúi, tốt đẹp mà mình mơ ước và hướng tới, coi đó là mục đích phải thực hiện được, dẫu
phải trải qua những khó khăn gian khổ. Có những lúc, chính cái “Sống đẹp” mà mình đang kiên
trì hướng tới lại là cái tạo cho mình sức mạnh để vượt qua khó khăn. “Sống đẹp” cũng là lý tưởng
cao đẹp của một thời, lý tưởng càng đẹp càng cao thì sức mạnh càng nhân lên gấp bội. Thời kháng
chiến gian khổ ác liệt, sống chết trong gang tấc thì cái lý tưởng giải phóng đất nước đánh đuổi kẻ
thù luôn là động lực thúc đẩy để người chiến sỹ cách mạng vượt lên và chiến thắng. Trong hoà
bình xây dựng đất nước, không phải là không có kẻ thù, không có những cản trở đê hèn luôn rình
rập để lôi kéo con người tha hoá, biến chất. Chính cái lý tưởng sống nhân ái, mong muốn dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh lại là niềm cổ vũ, là sức mạnh để những con
người tự khẳng định và trưởng thành.
Chúng ta có thể kể ra rất nhiều những nét tiêu biểu của lối sống đẹp – sống có ích. Nếu như
trong chiến tranh, như đã nói ở trên, cha anh ta đã sống và cống hiến quên mình cho nền độc lập
dân tộc; tính mạng con người và cuộc sống hạnh phúc cá nhân đều được tình nguyện gác lại, tình
nguyện hy sinh, họ sẵn sàng đánh đổi những gì là riêng tư nhất để đổi lấy nền độc lập dân tộc. Họ
“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” khi tuổi đời còn rất trẻ và cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp
chung của Tổ quốc. Khi Tổ quốc cần, họ đã tự nguyện ra đi, chiến đấu và hy sinh anh dũng. Đó là
sự dấn thân, cống hiến hoàn toàn tự nguyện khi bản thân đã hiểu thế nào là lẽ sống của một con
người và lý tưởng của Người Cộng sản. Biết bao nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã nghĩ và hành động như vậy, thì ngày hôm nay, sống giữa đất trời hoà bình, khi chiến tranh đã lùi xa, mọi sự so sánh giữa
thời chiến tranh với thời hiện tại phần lớn đều có rất nhiều sự khác biệt, nhưng có một điểm chung
rất thống nhất trong tình cảm và lí trí của thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay chính là: lý tưởng sống, khát vọng sống và cống hiến cho Tổ quốc. Bởi tôi nghĩ, ở mỗi con người nhu cầu khẳng định
mình là rất lớn; nhất là ở tuổi trẻ, chúng tơi luôn luôn khát khao được thực hiện những ước mơ và
khát vọng của bản thân.
Thực tế, trong cuộc sống có rất nhiều những tấm gương để chúng ta suy nghĩ và học tập
noi theo. Với tôi, đó là tấm gương của bạn học sinh vượt nghèo khó để học và học rất giỏi Nguyễn
Vũ Hoàng – Trường THPT Bố Trạch – Quảng Bình. Bạn có thể quá xa tôi về khoảng cách địa lý,
tuy nhiên tôi luôn cảm thấy bạn rất gần và có nhiều điều để cho tôi học tập.
Sinh ra trong một gia đình nghèo trên mảnh đất nghèo, khô cằn bởi khí hậu và bom đạn,
tưởng rằng như thế cũng đã là thử thách giành cho Hoàng, nhưng không, mẹ Hoàng lại còn bị
bệnh hiểm nghèo, bố là thương binh, sức khoẻ yếu. Trong hoàn cảnh đó bạn đã biết vượt lên số
phận để vừa lao động mưu sinh vừa học tập. Niềm khát khao được học tập của bạn đã làm cho bà
ngoại của bạn đã có một hành động rất đáng nhớ, đó là hàng ngày đi cắt lúa mót, vừa là để ăn, vừa
là để bán, bởi mùa nào thì thức đó, bà đều đặn để vào hũ tiết kiệm tiền cho Hoàng đi học: 1.000
đồng. Điều tôi học được từ Hoàng đó chính là ý chí phấn đấu không mệt mỏi của bạn. Không cam
chịu, không đầu hàng số phận, không buông xuôi bản thân mình bạn đã cố gắng và đã là học sinh
giỏi trong 12 năm liền và hơn thế bạn đã là người vinh dự đội vòng nguyệt quế của chương trình
“Đường lên đỉnh Olympia” với một phần thưởng vô cùng lớn lao đó là được đi du học nước
ngoài. Thành tích của bạn đã đem lại nghị lực để chiến thắng bệnh tật cho người mẹ, niềm vui cho
người bà rất mực thương yêu bạn và là tấm gương cho người em nhỏ trong gia đình và hơn thế, nó
đã nâng cánh cho ước mơ cống hiến cho quê hương, đất nước của em dần trở thành hiện thực.
Và tôi tin, em lớn lên từ nghèo khó và trưởng thành bằng nghị lực, em sẽ tiếp tục gặt hái được
nhiều thành công, sẽ là người thanh niên sống có ích cho xã hội em sẽ luôn là tấm gương sáng về
“Sống đẹp” cho rất nhiều người dù cho hoàn cảnh sống của họ có giống em hay không.
Vâng! Có lẽ vì thế mỗi con người chúng ta, ai cũng đều có riêng cho mình những mục đích
sống, những lý tưởng, ước mơ và hoài bão. Nhưng để “Sống đẹp” thì ai cũng phải tự nhìn lại
chính mình để suy ngẫm về mục đích sống, những lý tưởng, những ước mơ và hoài bão đó. Và có
lẽ còn khó khăn hơn để chúng ta hiểu cặn kẽ thế nào là “Sống đẹp - sống có ích” ?
Riêng bản thân tôi: “Sống đẹp” đó chính là mình phải biết sống vì cái chung của xã hội và
của mọi người, phải biết xa rời cái chủ nghĩa cá nhân, thực dụng. Để từ đó xây dựng cho chính
mình một lối sống “Sống đẹp” cho mọi người và cho xã hội. Một nhà thơ đã từng viết: “Sống là
cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Sống đẹp là nếp sống của một con người có phẩm chất đạo đức
tốt, biết hy sinh và cống hiến, không đơn điệu, cá nhân, mà phải biết hoà mình với cộng đồng, với
tập thể, biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn hoạn nạn. Sống có ích là lối sông
biết hy sinh, biết gạt bỏ những lợi ích riêng tư để tìm cái chung và chia sẻ những đau thương mất
mát của người khác, biết đóng góp và cống hiến hết sức mình vì lợi ích, tương lai của Tổ quốc,
của dân tộc.
Gần đây, qua hai cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc, chúng ta như
được sống lại không khí thời chống Mỹ. Tôi rất tâm đắc với lời nhận xét của nhà phê bình văn học
Vương Trí Nhàn: “Sự tận tụy làm người của Đặng Thùy Trâm là nhân tố khiến cho những người
lính Mỹ khác hắn về lý tưởng cũng phải kính trọng.” Trước mắt tôi hiện lên hình ảnh một cô gái Hà Nội nhỏ bé, một nữ bác sĩ trẻ phụ trách một
bệnh viện dã chiến trong rừng sâu Đức Phổ, Quảng Ngãi. Đêm đêm, sau những lúc mệt mỏi vì
chăm sóc thương binh, chị lại ngồi cặm cụi ghi những dòng nhật ký, ghi lại những khát vọng
sống, khát vọng yêu thương, khát vọng làm người. Chị và đồng đội của chị đã chiến đấu và hy
sinh với mong muốn ngày mai đất nước ta tươi đẹp, hoà bình thống nhất hai miền, để những đứa
em Miền Nam kết nghĩa của chị được ra thăm Miền Bắc, để mọi người dân được sống trong hạnh
phúc, ấm no.
Tôi lại nghĩ đến một số không ít những thanh niên thế hệ chúng tôi ngày nay, sinh ra trong
những gia đình giàu có đang lao vào những cuộc ăn chơi thác loạn, quay cuồng trong những hộp
đêm với thuốc lắc hoặc đua xe gầm rú trên đường phố như những hung thần. Tôi lại nghĩ đến
những cán bộ thoái hoá biến chất đang sống trong nhung lụa, trong những căn hộ cao cấp, thừa
mứa những tiện nghi đắt tiền. Họ còn tìm đủ mọi mánh lới thủ đoạn để tham nhũng tiền bạc của
nhà nước của nhân dân đem cung phụng cho bồ nhí, thư ký riêng… trong khi đó nhiều gia đình
còn đang sống trong những căn nhà dột nát, bữa no, bữa đói, thiếu nước, thiếu điện.
Tóm lại, “Sống đẹp” không là một khái niệm xa vời, khó thực hiện; trái lại nó tồn tại ngay
trong cách nghĩ, cách làm hay nói gần hơn là trong cách ăn nói, ứng xử trong lao động, công tác,
học tập và đời sống thường nhật của mỗi con người. Nói rõ ra. thanh niên ngày nay sống đẹp,
sống có ích trước hết phải là sống có lý tưởng, mục đích rõ ràng, trung thành với mục tiêu của
chính mình. Mỗi người có thể có mục tiêu khác nhau, nhưng nhất thiết không phải là một lối sống
vị kỷ mà luôn hướng tới cộng đồng, như nhà thơ Tố Hữu trong buổi đầu băn khoăn đi kiếm lẽ yêu
đời đã viết:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời


Đề bài : Anh ( chị ) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu :

Ôi ! Sống đẹp là thế nào , hỡi bạn ?
( Một khúc ca )

I . Tìm hiểu đề

- Câu thơ của Tố hữu viết dưới dạng câu hỏi , nêu lên vấn đề sống đẹp của con người , vấn đề mà mỗi cá nhân cần nhận thức đúng đắn và rèn luyện một cách tích cực .

-Với thanh niên , học sinh ngày nay , sống đẹp là sống không ngừng học tập mở mang kiến thức , rèn luyện hoàn thiện nhân cách , trở thành người có ích .

- Để sống đẹp , con người cần :
+ xác định lí tưởng , mục đích sống đúng đắn , cao đẹp .
+ bồi dưỡng tâm hồn , tình cảm lành mạnh , nhân hậu .
+ làm cho trí tuệ , kiến thức mỗi ngày thêm mở rộng , sáng suốt .
+ cần hành động tích cực , lương thiện , có tính xây dựng …

- Với đề bài này , có thể vận dụng các thao tác lập luận như : giải thích thế nào là sống đẹp ; phân tích các khía cạnh biểu hiện của lối sống đẹp ; chứng minh , bình luận bằng việc nêu gương những cá nhân , tập thể sống đẹp ; bàn cách thức rèn luyện cách sống sao cho đẹp ; bác bỏ lối sống ích kỷ , vô trách nhiệm , thiếu ý chí nghị lực …

- Bài viết có thể dùng tư liệu thực tế , có thể lấy dẫn chứng trong văn học

II . Lập dàn ý

1. Mở bài .

- Giới thiệu , dẫn dắt để nêu vấn đề .

+ trực tiếp : nêu ngay câu thơ của Tố Hữu và nội dung , mục đích của câu thơ .

+ gián tiếp : lựa chọn lối sống là vấn đề vô cùng khó khăn , đặc biệt đối với bạn trẻ .

+ phản đề : nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kỷ , trục lợi .

- Nêu vấn đề : vấn đề sống đẹp mà câu thơ của Tố Hữu đưa ra là vấn đề mỗi con người cần nhận thức và rèn luyện một cách đúng đắn , tích cực .

2. Thân bài

a. Giải thích nội dung , ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu.

- Câu thơ của Tố Hữu viết dưới dạng một câu hỏi , nêu lên vấn đề sống đẹp trong cuộc sống mỗi con người .

- Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người từ khi xã hội xuất hiện nền văn minh , văn hóa .


- sống đẹp là : sống có ý nghĩa , sống có ích cho cộng đồng , quốc gia dân tộc , sống khẳng định năng lực bản thân , giá trị của mỗi cá nhân ; sống khiến người khác cảm phục , yêu mến , kính trọng , noi theo ; sống với tâm hồn , tình cảm nhân cách , suy nghĩ khát vọng chính đáng , cao đẹp .

- Câu thơ của Tố Hữu là lời chất vấn , thực chất là lời nhắc nhở định hướng con người cần rèn luyện cách sống đẹp .

b. Biểu hiện của lối sống đẹp

- Sống có lý tưởng , mục đích đúng đắn , cao đẹp :

+ Sống tự lập , có ích cho xã hội .
+ sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng .
+ sống có ước mơ , khát vọng , hoài bão vươn lên , khẳng định giá trị , năng lực bản thân .

- Sống có tâm hồn , tình cảm lành mạnh , nhân hậu :

+ hiếu nghĩa với người thân
+ quan tâm , yêu thương , chia sẻ với những người xung quanh .
+ dũng cảm , lạc quan , giàu ý chí , nghị lực .
+ không chạy theo lối sống lập dị , không phù hợp với truyền thống , thẩm mĩ , văn hóa dân tộc .

- Sống không ngừng học hỏi , mở mang trí tuệ , bồi bổ kiến thức :

+ học để biết , để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội , để khám phá chính mình .
+ học để sống có văn hóa , tiến bộ .
+ học để làm , để chung sống , để khẳng định chính mình .

- Sống phải hành động lương thiện , tích cực :

+ không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp

+ hành động cần có tính xây dựng , tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể .

c. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp .

- Thói ích kỷ , vụ lợi không những làm cho con người nhỏ nhen , ti tiện , vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội : như nạn tham ô , phạm pháp , …

- Thói sống buông thả , tùy tiện , thiếu lý tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách , sống vô nghĩa , không có mục đích , vô giá trị , sống thừa .


- Thói lười nhác trong lao động , học tập dẫn đến ngu dốt , thiếu kỹ năng sống , kỹ năng làm việc và quan hệ xã hội .

- Sống vô cảm , thiếu tình yêu thương , lòng trắc ẩn … dẫn đến cô độc , thiếu tính nhân văn .

d. Phương hướng rèn luyện lối sống đẹp.

- Tích cực học tập trong cuộc sống , lịch sử , sách vở .
- Xác định mục đích sống rõ ràng .
- Rèn luyện đạo đức , tinh thần lao động , mở mang tri thức .

3 . Kết bài .

- Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp .

+ Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người , là tiêu chí đánh giá giá trị con người .

+ Câu thơ của Tố Hữu có ý nghĩa nhắc nhở , gợi mở về lối sống đẹp , nhất là cho thế hệ trẻ ngày nay


#373532 [Văn 10] Nỗi buồn san sẻ sẽ chia vơi. Hạnh phúc san sẻ sẽ nhân đôi

Gửi bởi camthach189 trong 28-11-2012 - 21:55

Bạn có thể giải thích tình thương là gì theo sự hiểu biết của bạn, còn mình giải thích đó là sự yêu thương, chia sẻ, đồng cảm giữa con người với con người... và tình thương thể hiên qua những hành động chân thành xuất phát từ trái tim con người.
Tiếp theo bạn đưa ra một số luận điểm, ví dụ như việc phân tích một số tác phẩm mà trong đó từ tình thương đã đem lại hạnh phúc cho con người như : "Chí Phèo" của Nam Cao, trong đó từ tình thương giữa Chí Phèo và Thị Nở mà Chí Phèo đã tìm lại được chính con người của mình, tìm lại được ước mơ của mình, đó chính là hạnh phúc nhỏ nhoi, mong manh của Chí Phèo. Hay như tác phẩm "Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng" thì lại đề cập tới tình thương của người con dành cho mẹ và niềm hạnh phúc khi người con gặp lại mẹ của mình....Bạn có thể ví dụ các tác phẩm mà bạn biết
Đó là trong văn học, còn ngoài đời sống thì bạn đưa một số dẫn chứng làm sáng tỏ thêm cho câu "Tình thương là hạnh phúc của con người", tùy vào khả năng cũng như sự hiểu biết về xã hội của bạn mà bạn có thể thêm thắt ý. Ví dụ như khi bạn mua cho em bạn một cây kẹo, bạn có thể thấy niềm sung sướng trong ánh mắt của nó và điều đó làm bạn cảm thấy hạnh phúc, hay như khi bạn dắt một bà cụ qua đường thì khi bạn nhận một lời cảm ơn, một ánh mắt biết ơn thì điều đó dù nhỏ nhoi cũng làm bạn thấy hạnh phúc đúng không nào ?? .
Sau khi trình bày và làm sáng tỏ rồi, bạn có thể mở rộng ý qua việc mở rộng câu nói trên, ví dụ có người nói "Cho đi tình yêu thương thật là mất công sức mà không được lợi ích gì" bạn có đồng tình không và tại sao không ???
Kết bài
Nhấn mạnh lại câu nói ở trên, và nói rằng mọi người nên yêu thương nhau ...

Tiếp tục:

“Tình thương”,“Hạnh phúc”, hai khái niệm đã có từ ngàn xưa. Từ thưở xa xưa, con nguời đã có tình thương và hạnh phúc. Thời nay, có quan niệm cho rằng: “Tình thương là hạnh phúc”, liệu nó lúc nào cũng đúng chăng? Và còn quan niệm ngược lại: “Hạnh phúc là tình thương” có cùng ý nghĩa như quang niệm trên không?
Tình thương là sự cho đi , cũng là sự nhận lại, là khởi nguồn của hạnh phúc. Hanh phúc là sự ấm áp, niềm tin, lẽ sống… khi chúng ta nhận được tình thương. Nhưng ngoài tình thương ra, còn rất nhiều tình cảm khác mà biểu hiện của nó làm ta thấy hạnh phúc. Vì vậy “tình thương là hạnh phúc” chứ “hạnh phúc không phải lúc nào cũng là tình thương” và khi lắng lòng lại, ta có thể dễ dàng cảm nhận được.
Cuộc sống hiện đại làm mọi người trở nên hối hả, gấp gáp mà không để ý nhiều đến xung quanh. Cho đến khi ta được một ngày nghĩ, một ngày bình yên, chỉ cần thức dậy sớm, ta sẽ thấy được hình ảnh người mẹ hiền đang lo bữa sang cho cả nhà, dọn dẹp nhà cửa. Đứa em nhỏ nhắn vừa tỉnh giấc đã ôm lấy mẹ rồi chạy đến phòng ông bà, goi ông bà dậy. Không chỉ ở trong nhà, khi lang thang trên con đường mà hằng ngày qua lại, chỉ cần để ý một chút là ta sẽ thấy một cậu nhóc dẫn cụ già qua đường, anh thanh niên giúp giúp người phụ nữ đang mang bầu lên xe buýt. Và trong xã hội còn rất nhiều biểu hiện của tình thương khác nhất là lúc khó khăn như lũ lụt, tai nạn, ta sẽ thấy mọi người khác đều chung tay cứu giúp.
Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, liệu lúc nào “tình thương cũng mang đến hạnh phúc”? Mọi người nghĩ sao khi một người mẹ vì quá thương con, chiều chuộng con hết mực? Điều đáng tiếc nhất có thể xảy ra là cái chết của người con ấy. Còn những hành động tiếp tay cho kẻ xấu, dù đó cũng là tình thương đấy nhưng có mang lại hạnh phúc hay không hay là nỗi đau dai dẳng. Câu trả lời chắc ai cũng biết. Tình thương là một điều thiêng liêng nhưng nó phải được đặt đúng chỗ, đúng lúc và điều quan trọng nhất là nó phải xuất phát từ lòng chân thành. Vì bên dưới đáy của xã hội có những con người bề ngoài giúp bạn nhưng hành động “giúp” đó sẽ đẩy bạn xuống vực thẳm. Vì vậy không chỉ khi cho mà nhận một tình thương, chúng ta phải suy nghĩ that kĩ.
Chính vì tất cả những điều đó mà em cảm thấy rất hạnh phúc vì em có một gia đình tràn đầy tình thương, những người láng giềng vui vẻ, sẵn sang giúp đỡ, những người bạn luôn ửng hộ và góp ý. Và cuối cùng là thầy cô, những người đã nâng đỡ em thành một con người biết suy nghĩ, biết cho và nhận tình thương đúng lúc, đúng chỗ góp phần xây dựng đất nước tràn đầy hạnh phúc.

Tiếp nhé
Khi còn ở tuổi thiếu niên, dường như mọi người trong chúng ta thường nhìn nhận khái niệm hạnh phúc rất đơn giản là những điều mình mong muốn. Bước vào cuộc sống, bạn thật sự đặt chân lên cuộc hành trình tự khẳng định mình, tìm kiếm giá trị cuộc sống và ý nghĩa bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng '' Tình Thương Là Hạnh Phúc của Con Người ''. Đó cũng chính là 1 chân lí vĩnh hằng của cuộc sống. Dù mơ hồ hay rõ ràng, ai cũng có thể nhận ra rằng tình thương là những tình cảm đẹp đẽ và nồng nhiệt của con người,gắn kết những trái tim đồng cảm. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính giai cấp, cộng đồng. Tình thương - đó là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng - là tình cảm chỉ trao đi mà ko cần nhận lại, không vụ lợi, không toan tính. Có thể nói, tình thương là 1 thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người. Và kết quả của sự yêu thương đó là sự thỏa mãn của con tim - cái được goi là niềm hạnh phúc. Hạnh phúc là gì ?

Tự bao đời nay, con người luôn khao khát yêu thương, luôn kiếm tìm hạnh phúc. Người ta có thể cảm nhận được hạnh phúc nhưng để mô tả nó 1 cách rõ ràng thì ko phải là 1 điều đơn giản. Chỉ có thể nói về hạnh phúc như là 1 trạng thái sung sướng vì cảm thấy thỏa mãn ý nguyện.Nhưng đó không chỉ đơn thuần là ước muốn vật chất hay sự thành công, mà là cả 1 tổng thể bao gồm những khái niềm hết sức trừu tượng, nhưng cũng thật đơn giản biết bao. Có đôi lúc, hạnh phúc chỉ đơn giản là giọt nước mắt nóng hổi của mẹ và tiếng cười ấm áp của cha khi nhìn con ra đời khỏe mạnh. Hạnh phúc có khi chỉ đơn giản là niềm xúc động khi nhận được 1 sự giúp đỡ hay 1 lời chia sẻ chân thành.Đối với nhiều người, hạnh phúc bắt đầu từ điều đơn giản nhất, khi mỗi sớm mai thức dậy, thấy mình sống có ích trên cõi đời.

'' Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương ''
( Trịnh công Sơn )

Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản và bình dị thế thôi. Sự thật là có 1 mối liên hệ không thể tách rời giữa hạnh phúc và tình thương. Con người ko thể sống hạnh phúc mà không có tình thương. Tình thương mang lại hạnh phúc cho người nhận nó, giúp họ có thêm nghị lực để vượt qua mọi thử thách, khó khăn; là động lực giúp họ ngày càng hoàn thiện hơn. Trong '' Những người khốn khổ'' ( V.Huy-gô ), triết lí tình thương của nhân vật Giăng-Van-Giăng đã có ý nghĩa lớn lao,thay đổi số phận và giáo hóa con người. Giăng-Van-Giăng đã thay lời Huy-gô để nói lên 1 triết lí:'' Trong đời chỉ có 1 điều, ấy là yêu thương nhau'' . Không chỉ với người nhận, sự trao đi tình thương cũng là điều mang lại hạnh phúc. Khi bạn giúp đỡ 1 bà cụ đi qua đường thì bạn cảm thấy thế nào? Câu trả lời nằm trong tim bạn, có phải bạn đang vui...??. Thế có nghĩa là bạn đang hạnh phúc đấy. Trao đi yêu thương 1 cách tự nhiên, chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc xứng đáng. Bởi: khổ đau được san sẻ sẽ với nữa, còn hạnh phúc dc san sẻ sẽ nhân đôi. Thomas Merton đã từng nhận xét:'' Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác - 1 tình yêu không vị kỉ, không đòi hỏi phải được đền đáp''. Đúng vậy, được yêu thương là 1 hạnh phúc, nhưng yêu thương người khác còn là 1 hạnh phúc lớn hơn. Tình thương mang lại hạnh phúc cho con người.Đó chính là lí do tại sao mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta phải biết rèn luyện bản thân, để tạo nên hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và xã hội.''Cái đẹp cứu vớt thế giới''(Đốtx-tôi-ép-xki). Tình thương là nét đẹp tiềm ẩn sức mạnh vĩ đại, là niềm hạnh phúc quý giá của con người.Cần biết trân trọng những gì ta đang có, yêu thương và san sẻ để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.

Ngày nào ta còn sống, tức là ta còn có cơ hội để cảm nhận hạnh phúc của cuộc đời. Vì vậy, chúng ta hãy chia sẻ lòng tốt và lòng nhiệt tình đối với người khác. Một câu ngạn ngữ của Scotland nói rằng:'' Hãy sống thật hạnh phúc khi bạn còn đang sống - Bởi vì bạn chỉ có 1 lần sống
duy nhất mà thôi!'' Thế còn bạn thì sao? Tôi thì sao? Liệu chúng ta có biết nhận ra những điều tương tự? mỗi ngày chúng ta có 24h để sống, để yêu thương, để phát hiện những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống. Hãy cho đi tình thương để có thể cảm nhận cuộc sống một cách đầy đủ nhất,
tuyệt vời nhất, tròn vẹn nhất, bạn nhé...



#371278 Tuyển tập một số bài phương trình, hệ phương trình thi HSG tỉnh

Gửi bởi camthach189 trong 21-11-2012 - 19:47

Tiếp theo:
Bài 2:( trong đề luôn)
Giải hệ phương trình:
$\left\{\begin{matrix} y^{3}+y=x^{3}+3x^{2}+4x+2 & \\ \sqrt{1-y^{2}}-\sqrt{y}=\sqrt{2-y}-1& \end{matrix}\right.$

Đề thi chọn HSG Quốc Gia NĂm 2008-2009;
Giải Hệ PHương Trình:
$\ \left\{\begin{matrix} \frac{1}{\sqrt{1+2x^{2}}}+\frac{1}{\sqrt{1+2y^{2}}}=\frac{2}{\sqrt{1+2xy}} & \\ \sqrt{x(1-2x)}+\sqrt{y(1-2y)}=\frac{2}{9} & \end{matrix}\right.$
P/s: Chúc các bạn thành công


#357963 Văn tế nghĩ sĩ cần giuộc

Gửi bởi camthach189 trong 30-09-2012 - 22:28


Trong câu chuyện của những người bạn tôi, mỗi khi đối diện trước một vấn đề gì khó khăn, anh em thường buột miệng nói rằng: “phải xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có” chứ. Nhớ hồi còn đi học, có anh cán bộ Đoàn khởi xướng một thái độ trong tình yêu là “phải… liều mình như chẳng có”, làm bạn bè nhớ mãi.

Thế hệ chúng tôi cảm được kiểu nói chuyện giữa bạn bè với nhau như vậy. Và không ai không biết cụm từ “liều mình như chẳng có” kia là của cụ Đồ Chiểu, trong bài Văn Tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc học thuở cấp ba.

Nhắc chuyện vận dụng câu cú của cụ Đồ Chiểu trong ngôn ngữ bè bạn đời thường, là thấy được sự đồng cảm của cuộc sống hôm nay với ngôn ngữ văn cổ ngày xưa, thấy dường như quanh mình, chuyện “vận dụng lời của Đồ Chiểu” là hết sức bình thường.

Ấy là sự sống tự nhiên của văn chương trong đời sống người dân, được thực chứng qua nhiều thế hệ vẫn còn tồn tại. Nhưng để có được điều đó, tức có được một sự đồng cảm, một mảnh đất sống của Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc trong ngôn ngữ đời thường thuộc lớp thế hệ sau cụ Đồ ngót một thế kỷ, nhìn theo góc độ hàn lâm, ắt có nhiều điều đặc biệt.

Ngay cả những nhà phê bình già dặn, sự thận trọng vẫn đòi hỏi họ lấy môi trường cuộc sống và thời gian trên mỗi tác phẩm để nhìn nhận một phần giá trị không chối cãi được của tác phẩm đó. Nói thế để thấy cuộc sống làm nên văn chương. Cuộc sống ở đây được hiểu là môi trường sống cùng thời và đời sống nội tâm, tư duy của nhà văn trong hoạt động sáng tạo của mình.

Vì thế, chất sống trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chính là sự thật cuộc sống xảy ra vào thời của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Trang văn của cụ đã nói lên những gì cụ muốn gửi gắm lại thế hệ mai sau. Do đó, đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trước hết, là để cảm nhận văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, và sau đó thì nội dung cuộc sống trong văn chương của cụ có được cảm nhận hay không, cảm nhận như thế nào, tùy vào khả năng của những người thời nay đọc văn cụ.


"Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng" và "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Hịch của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộclà khúc ca của người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang...
PHẠM VĂN ĐỒNG
Văn tế dùng cho những người đáng kính trọng. Người viết văn tế luôn tự coi mình thấp hơn nhân vật trong bài văn. Cách hiểu này đã xem sự ra đời bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là phá cách: Cụ đồ viết văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - một loại nhân vật bấy lâu vẫn được xếp sau tầng lớp trí thức, sĩ phu trong thứ hạng tứ dân (sĩ – nông – công - thương).
Quy định của bài văn tế là phải thể hiện được lý do đáng kính trọng của cái chết (có như thế mới được tế). Và nhân vật chính trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có một lý rất đặc biệt: sự bột phát của người nông dân nổi dậy chống Pháp, hy sinh bởi một trận đánh được cụ Đồ gọi là “trận nghĩa”:

Mười năm công vỡ ruộng, chưa chắc còn danh nổi tợ phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.

Cụ Đồ Chiểu so sánh mười năm vỡ ruộng với một trận đánh Tây hẳn là còn khập khiễng. Nhưng đó là điều mà tác giả muốn đặt ra để thấy sự khác biệt giữa cái nhóm nghĩa sĩ Cần Giuộc này với những nhà nông lúc ấy: Trong khi tất cả nông dân khác đang vỡ ruộng, thì đây là cái chết của một nhóm người dám đứng dậy đánh Tây. Đặt sự so sánh giữa vỡ ruộng và đánh Tây hợp với phép đối trong văn biền ngẫu cũng là nhằm đánh dấu sự chuyển biến về tư tưởng của người nông dân.

Thực ra, hành động của người nghĩa quân Cần Giuộc bột phát bởi lý do bị dồn nén trong tâm trạng người dân mất nước. Sống cùng thời, cụ Đồ Chiểu cảm được cái tâm lý: Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ. Cái nhìn của người bản xứ đối với ngoại xâm hết sức bình thường như thế đó, mà lại rất có quan điểm của con dân yêu nước: Tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta; Bát cơm manh áo nợ đời, mắc mớ chi ông cha nó.

Nhưng nếu vì tức giận ngoại xâm mà bột phát đứng lên chống giặc, hẳn những nghĩa quân Cần Giuộc chưa đánh động mãnh liệt đến niềm cảm kích của Nguyễn Đình Chiểu. Điều quan trọng hơn là hành động của những nghĩa quân. Họ vốn là nông dân, là những người bình dị, nhưng nghĩa khí trong từng con người đã khiến cho cụ Đồ Chiểu phải đặt bút viết rằng:

Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ, hay Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố…

Trong khi có những người vì hèn nhát mà trốn lính, thì nghĩa quân Cần Giuộc đáng kính trọng chứ. Trong khi binh mã triều đình khiếp nhược trước ngoại xâm, những người “tay ngang” ở miệt Cần Giuộc dám đứng lên dùng dao phay, con cúi, hỏa mai để đánh Tây. Hành động ấy, nhân cách ấy đáng trọng lắm chứ.

Bởi thế, cụ Đồ Chiểu mới làm văn tế. Bởi thế, bài văn tế mới được cụ dồn tâm lực trau chuốt công phu, để cho người đời sau đọc lên còn thấy hay, còn thuộc.

Nhưng không ai khen kẻ bột phát làm càn, lịch sử và lòng người trân trọng những hành động quyết liệt mà hiệu quả:

Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ.

Ba cặp câu văn biền ngẫu trên, cụ Đồ Chiểu rất kiệm lời mà tái hiện được quang cảnh chiến trận của nghĩa quân, kết quả, sự hy sinh, tác động nhất định của trận khởi nghĩa bột phát này đối với lực lượng ngoại xâm hùng mạnh lúc đó. Đâu phải dễ dàng làm cho “mã tà, ma ní hồn kinh”. Cũng đâu phải chỉ với vũ khí thô sơ kia (vốn là công cụ nhà nông) mà chém quan hai, xem thường tàu thiếc tàu đồng.

Khí phách của nghĩa quân, tinh thần chiến đấu của nghĩa quân phải quyết liệt lắm, dũng cảm lắm mới lập nên kỳ tích như vậy. Trong khi triều đình lánh mặt, trông tin quan như trời hạn trông mưa, thì nhân dân vùng lên bột phát, không có chỉ huy, không quen trận mạc nên chắc chắn sẽ thất bại, nhưng hành động ấy lẫm liệt, chiến công ấy đáng kể, và những người nông dân “không chịu vỡ ruộng” ấy đáng được viết văn tế, ghi lại công trạng và niềm tiếc thương kính phục cho muôn đời sau.

Tôi cứ nghĩ chắc bởi tại thể loại văn tế buộc phải có một đoạn tả về những người đang sống tiếc thương người đã khuất, nên cụ Đồ Chiểu mới phải nói ra cái đoạn sầu bi sau trận chiến: Đau đớn bấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.

Tại sao người nông dân lại không cam tâm làm nghề “vỡ ruộng”, mà bột phát làm gì cho đau khổ người thân như vậy, có thể hỏi thế được chăng? Có thể đem chuyện Tôn Thọ Tường lúc bấy giờ ra cộng sự với Pháp để vinh thân phì gia làm tấm gương được chăng?

Tôi vẫn nghĩ rằng: dòng máu bao thế hệ người Việt vẫn là dòng máu trung kiên, không chấp nhận thói phản trắc, ăn ở hai lòng. Cho nên, dẫu triều đình lúc ấy cam tâm “đổi đất lấy yên thân” bằng cách cắt cho Pháp cả vùng Nam kỳ lục tỉnh, thì người dân vẫn còn đó dòng máu trung kiên, chính trực.

Dòng máu đó biết sôi lên đúng lúc, nó khiến cho những người nông dân không còn là những thân phận “mười năm vỡ ruộng” nữa, họ đã thoát xác, hóa thân thành những anh hùng dân tộc, bằng những hành động không thể dùng kiến thức, kinh nghiệm trận mạc, hay một thứ lập ngôn chủ nghĩa nào đo được.

Bởi thế, nên cụ Nguyễn Đình Chiểu đã dùng thiên kiến chủ quan của mình để nhận định:

Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương; vì ai xui đồn lũy tan tành, xiêu mưa ngã gió.

Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.

Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.

Có những cái chết vinh, cũng có những sự chọn lựa sống nhục. Thái độ sống ấy bao giờ cũng thời sự, và cũng không phải lúc nào, với ai, cũng chọn lựa được một thái độ sống vinh nhục rõ ràng. Bởi thế mà nghĩa quân Cần Giuộc được mọi người nhớ mãi. Cụ Đồ Chiểu nói lên tiếng nói thương kính người nghĩa sĩ, nhưng cũng là thể hiện thái độ của mình. Có khi, vào những thời điểm, một tiếng nói đúng đắn của mình cũng lưu danh muôn thuở.

Văn chương yêu nước mỗi thời kỳ có những tầng ý nghĩa riêng và sự sâu sắc tùy thuộc vào tác giả. Nguyễn Đình Chiểu viết Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nhưng tâm sự đâu chỉ gói gọn trong một bài văn. Thái độ sống và lòng nghĩa khí, nung đúc dòng máu trung kiên hay chấp nhận thói sống đớn hèn là những lựa chọn vượt thời gian, luôn cần thiết cho mọi con người có ý thức rằng mình sẽ sống tốt.



#357962 Văn tế nghĩ sĩ cần giuộc

Gửi bởi camthach189 trong 30-09-2012 - 22:27

gửi bạn tham khảo bài làm này, để bạn làm bài được tốt hơn!!!

Bài làm

Năm 1859, giặc Pháp tấn công thành Gia Định, Nguyến Đình Chiểu viết bài thơ “Chạy giặc”, hai câu kết nói lên mong ước thiết tha:
“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng / Nỡ để dân đen mắc nạn này?”
Và mấy năm sau, Nhà thơ viết bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” - đình cao nghệ thuật và tư tưởng trong sự nghiệp thơ văn của ông. Có thể coi bài văn tế là tấm lòng trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đối với những nghĩa sĩ anh hùng của nhân dân ta trong buổi đầu chống Pháp xâm lược. Nhà thơ mù đất Đồng Nai đã dựng lên một “tượng đài nghệ thuật” mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm.
Sau khi chiếm đóng 3 tỉnh miền Đông, giặc Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền tây Nam Bộ. Năm 1861, vào đêm 14/12, nghĩa quân đã tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc, thuộc tỉnh Long An ngày nay.Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt “làm cho mã tà, ma ní hồn kinh”, Gần 30 chiến sĩ nghĩa quân đã anh dũng hi sinh. Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế này - bài ca về người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một “tượng đài nghệ thuật” hiếm có. “Bi tráng” là tầm vóc và tính chất của tượng đài nghệ thuật ấy: vừa hoành tráng, hùng tráng vừa thống thiết, bi ai. Hùng tráng ở nội dung chiến đấu vì nghĩa lớn. Hùng tráng ở phẩm chất anh hùng, ở đức hi sinh quyết tử. Hùng tráng ở chỗ nó dựng lên 1 thời đại sóng gió dữ dội, quyết liệt của đất nước và dân tộc. Hoành tráng về quy mô, nó không chỉ khắc hoạ về 1 nghĩa quân, 1 anh hùng mà đông đảo những người “dân ấp dân lân mến nghĩa quân làm quân chiêu mộ” dưới ngọn cờ “bình tây” của Trương Công Định. Tính chất, quy mô hùng tráng, hoành tráng ấy lại gắn liền với bi ai đau thương thống thiết. “Cái tượng đài nghệ thuật” về người nông dân đánh Pháp giữa thế kỉ XIX đã được dựng lên trong nước mắt, trong tiếng khóc của nhà thơ, của nhân dân và cả của đất nước. Trong toàn bài văn tế đặc biệt trong phân thích thực và ai vãn , ta cảm nhận sâu sắc tính chất bi tráng này.
Mở đầu bài văn tế là 1 lời than qua 2 câu tứ tự song hành. Hai tiếng “Hỡi ôi!” vang lên thống thiết, đó là tiếng khóc của nhà thơ đối với nghĩa sĩ, là tiếng nấc đau thương cho thế nước hiểm nghèo:
“Súng giặc, đất rền; lòng dân trời tỏ”
Tổ quốc lâm nguy. Súng giặc nổ vang rền trời đất và quê hương sứ sở.
“Tan chợ vưà nghe tiếng súng Tây…” (“Chạy giặc”). Trong cảnh nước mất nhà tan, chỉ có nhân dân đứng lên gánh vác sứ mệnh lịch sử, đánh giặc cứu nước cứu nhà. Tấm lòng yêu nước, căm thù giặc của nhân dân, của những người áo vải mới tỏ cùng trời đất và ság ngời chính nghĩa. Có thể nói cặp câu tứ tự này là tư tưởng chủ đạo của bài văn tế, nó được khắc trên đá hoa cương đặt ở phía trước, chính diện của “tượng đài nghệ thuật” ấy.
Hình ảnh trung tâm của “tượng đài nghệ thuật” “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là những chiến sĩ nghĩa quân. Nguồn gốc của họ là nông dân nghèo sống cuộc đời “côi cút” sau luỹ tre làng. Chất phác và hiền lành, cần cù là chịu khó trong làm ăn, quanh quẩn trong xóm làng, làm bạn với con trâu, đường cày, sá bừa, rất xa lạ với “cung ngựa trường nhung”:
“Nhớ linh xưa:
Côi cút làm ăn; toan lo nghèo khó
Chưa quen cung ngựa đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.
Họ là lớp người đông đảo, sống gần fũi quanh ta. Quanh năm chân lấm tay bùn với nghề nông, “chưa hề ngó tới” việc binh và vũ khí đánh giặc:
“Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó”.
Thế nhưng khi đất nước quê hương bị giặc Pháp xâm lược, những “dân ấp, dân lân” ấy đã đứng lên “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”. Đánh giặc cứu nước cứu nhà, bảo vệ “bát cơm manh áo ở đời” là cái nghĩa lớn mà họ “mến” là đeo đuổi. Nguyễn Đình Chiểu đã viết nên những câu cách cú hay nhất (giản dị mà chắc nịch) ca ngợi long yêu nước, căm thù giặc của người nghĩa sĩ:
“Bữa thấy bong bong che trắng lốp, muốn tới an gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”.
Đối với giặc Pháp và lũ tay sai bán nước, họ chỉ có 1 thái độ: “ăn gan” và “cắn cổ”, chỉ có 1 chí hướng: “phen này xin ra sức đoạn kình…, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”.
Hình ảnh người chiến sĩ nghĩa quân ra trận là những nét vẽ, nét khắc hùng tráng nhất, hoành tráng nhất trong “tượng đài nghệ thuật” bài văn tế. Bức tượng đài có 2 nét vẽ tương phản đối lập: đoàn dũng sĩ của quê hương và giặc Pháp xâm lược. Giặc cướp được trang bị tối tân, có “tàu thiếc, tàu đồng”, “bắn đạn nhỏ, đạn to”, có bọn lính đánh thuê “mã tà, ma ní” thiện chiến. Trái lại, trang bị của nghĩa quân lại hết sức thô sơ. Quân trang chỉ là “1 manh áo vải” . Vũ khí chỉ có “một ngọn tầm vông”, hoặc “một lưỡi dao phay”, một súng hoả mai khai hoả “bằng rơm con cúi”. Thế mà họ vẫn lập được chiến công: “đốt xong nhà dạy đạo kia” và “chém rớt đầu quan hai nọ”.
“Tượng đài nghệ thuật” đã tái hiện lại những giờ phút giao tranh ác liệt của các chiến sĩ nghĩa quân với giặc Pháp:
“Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho ma ní, mã tà hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ”.
Đây là những câu gối hạc tuyệt bút. Không khí chiến trận có tiếng trống thúc quân giục giã, “có bọn hè trước, lũ ó sau” vang dậy đất trời cùng tiếng súng nổ. Các nghĩa sĩ của ta coi cái chết như không, tấn công như vũ bão, tung hoành giữa đồn giặc: “đạp rào lướt tới”, “xô cửa xông vào”, “đâm ngang chém ngược”, “hè trước, ó sau”… Giọng văn hùng tráng, phép đối tài tình, các động từ mạnh được chọn lọc và đặt đúng chỗ… đã tô đậm tinh thần quả cảm, vô song của các nghĩa sĩ Cần Giuộc. Nguyễn Đình Chiểu đã dành cho các chiến sĩ nghĩa quân những tình cảm đẹp nhất: ngợi ca, khâm phục, tự hào. Qua đó, ta thấy, trước Nguyễn Đình Chiểu chưa có nhà thơ nào văn nào viết về người nông dân đánh giặc hay và sâu sắc như thế.
Trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” còn có những giọt lệ, lời than khóc, một âm điệu thông thiết, bi ai được thể hiện ở phần ai vãn. Nhiều nghĩa sĩ đã ngã xuống trên chiến trường trong tư thế người anh hùng: “Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ” Đất nước, quê hương vô cùng thương tiếc. Một không gian rông lớn bùi ngùi, đau đớn:
“Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ 2 hàng kuỵ nhỏ”.
Tiếng khóc của người mẹ già, nỗi đau đớn của người vợ trẻ được nói đến vô cùng xúc động. “Hàng trăm năm sau, chúng ta đọc Nguyễn Đình Chiểu có lúc như vẫn còn thấy ngòi bút của nhà thơ nức nở trên từng trang giấy” (Hoài Thanh):
“Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bòn xế dật dờ trước ngõ”.
Các nghĩa sĩ đã sống anh dũng, chết vẻ vang. Tấm gương chiến đấu và hi sinh của họ là “tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm”, đời đời bất diệt, sáng rực mãi, trường tồn cùng sông núi. Rất đáng tự hào:
“Ôi! Một trận khói tan; nghìn năm tiết rỡ”
Bài học lớn nhất của người nghĩa sĩ để lại cho đất nước và nhân dân là bài học về sống và chết. Sống hiên ngang. Chết bất khuất. Tâm thế ấy đã tô đậm chất bi tráng cho “tượng đài nghệ thuật” về người nông dân đánh giặc:
“Sống đánh giặc, thác cũng đánh giăc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia;…”.
Dám xả thân vì nghĩa lớn, “cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm”, các chiến sĩ nghĩa quân trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là niềm tự hào và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta.

Tóm lại, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” khẳng định văn chương lỗi lạc, tấm lòng yêu thương dân mãnh liệt, thiết tha của Nguyễn Đình Chiểu. Đúng là “người thư sinh dùng bút đánh giặc” (Miên Thẩm). Một giọng văn vừa hùng tráng, vừa thống thiết, bi ai. Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên một “tượng đài nghệ thuật” mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước chống giặc ngoại xâm. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một kiệt tác trong văn tế cổ kim của dân tộc. Nhà văn Hoài Thanh có viết: “Nhà nho nghèo ấy đã sống cuộc sống của quần chúng, và đã đi cùng quần chúng phấn đấu gian nan. Chính quần chúng cũng cần cù, dũng cảm đã tiếp sức cho Nguyễn Đình Chiểu, cho trí tuệ , cho tình cảm, cho lòng tin và cả cho nghệ thuật của Nguyên Đình ChiểuMình xi


#357937 đề thi chuyên nguyễn huệ lần 3

Gửi bởi camthach189 trong 30-09-2012 - 22:02

giới thiêu đè thi chuyên nguyễn huệ lần 3

File gửi kèm