Đến nội dung

Kool LL

Kool LL

Đăng ký: 28-10-2012
Offline Đăng nhập: 16-06-2015 - 10:16
*****

Trong chủ đề: $f(f(x)+y)=f(x+y)+xf(y)-xy-x+1$

03-04-2015 - 17:25

Tìm hàm $f:\mathbb{R}\rightarrow R$

$f(f(x)+y)=f(x+y)+xf(y)-xy-x+1$

 

Theo CM của @Daicagiangho1998, mình trình bày gọn lại cho mọi người dễ hiểu hơn, và sửa lại sai sót của phần cuối cùng như sau :

 

$f(f(x)+y)=f(x+y)+xf(y)-xy-x+1,\ \forall x,y$ (1)

Đặt $f(0)=a\in\mathbb{R}$

(1) $\overset{x=y=0}{\Rightarrow} f(a)=a+1$

(1) $\overset{x=0,y=-a}{\Rightarrow}a=f(-a)+1\ \Rightarrow f(-a)=a-1$

(1) $\overset{x=a,y=0}{\Rightarrow}f[f(a)]=a+1+a^2-a+1\ \Rightarrow f(a+1)=a^2+2$

(1) $\overset{x=0,y=1}{\Rightarrow}f(a+1)=f(1)+1\ \Rightarrow f(1)=a^2+1$ (*)

(1) $\overset{x=a,y=-a}{\Rightarrow}f(1)=a+a(a-1)+a^2-a+1\ \Rightarrow f(1)=2a^2-a+1$ (**)

Từ (*)(**) $\Rightarrow a^2-a=0\ \Rightarrow a=0$ hoặc $a=1$.

$\boxed{}\ \underline{TH\ :\ a=0} :$  $1=a+1=f(a)=f(-a)=a-1=-1$ ! (Vô lý)

$\boxed{}\ \underline{TH\ :\ a=1} :$  $f(0)=1;\ f(1)=2$

(1) $\overset{x=0}{\Rightarrow} f(y+1)=f(y)+1,\ \forall y$ $\Rightarrow f(y+1)-f(y)=1,\ \forall y$ (2)

(1) $\overset{x=1}{\Rightarrow} f(y+2)=f(y+1)+f(y)-y,\ \forall y$ $\Rightarrow f(y)-y=f(y+2)-f(y+1)\overset{(2)}{=}1,\ \forall y$

Vậy : $f(x)=x+1,\ \forall x$.


Trong chủ đề: $f(f(x)+y)=f(x+y)+xf(y)-xy-x+1$

03-04-2015 - 15:32

+Nếu $a=1= > f(0)=1$

 

-Chọn $y=0= > f(f(x))=f(x)+xf(0)-x+1= > f(f(x))=f(x)+x-x+1=f(x)+1$

 

  $= > f(f(x))=f(x)+1$ (3)

 

   Do hàm $f$ thuộc $R$ nên tồn tại số thực  $u$ sao cho $f(x)=u$ 

 

  Từ (3) $= > f(u)=u+1$ (4)

 

       Vậy hàm $f(x)=x+1$ thỏa mãn điều kiện bài toán

 

Chỗ màu đỏ không ổn, để có thể từ (3) suy ra (4) thì cẩn phải cm hàm $f$ là toàn ánh, tức là cần cm $\forall u, \exists x$ sao cho $f(x)=u$

Còn bạn thì ngược lại, $\forall x, \exists u$ sao cho f(x)=u$. Điều này không thể kết hợp với (3) để suy ra (4) được đâu.


Trong chủ đề: cho $M =1!.2!.3!.4!.5!.6!.7!.8!.9...

23-11-2014 - 20:49

M=2^30*3^13*5^5*7^3

 số ước chính phương của M là (30+1)*(12+1)*(4+1)*(2+1)=672

 

cô giáo mình chữa bài như vậy đó

đúng mà :icon6:  :icon6:  :icon6:

 

mình đảm bảo là đúng

 

Thế thì mình phải nói : một là cô giáo bạn giảng sai, hai là bạn nghe sai, chép sai bài giải.

Đáp số $672$ thì đúng, nhưng cách tính $(30+1)*(12+1)*(4+1)*(2+1)$ thì sai, tính ra đâu phải $672$ đâu, bạm bấm máy lại đi.

Cách tính đúng phải làm như sau :

 

$M=1^{9}.2^{8}.3^{7}.4^{6}.5^{5}.6^{4}.7^{3}.8^{2}.9^{1}$ $=2^{8}.3^{7}.(2^2)^{6}.5^{5}.(2.3)^{4}.7^{3}.(2^3)^{2}.(3^2)^{1}$ $=2^{30}.3^{13}.5^{5}.7^{3}$

Một ước chính phương của $M$ luôn có dạng $2^{2a}.3^{2b}.5^{2c}.7^{2d}$

* $0\le 2a\le 30$ $\Rightarrow 0\le a\le 15$. Chọn $a$ có $16$ cách

* $0\le 2b\le 13$ $\Rightarrow 0\le b\le 6$. Chọn $b$ có $7$ cách

* $0\le 2c\le 5$ $\Rightarrow 0\le c\le 2$. Chọn $c$ có $3$ cách

* $0\le 2d\le 3$ $\Rightarrow 0\le d\le 1$. Chọn $d$ có $2$ cách

Vậy số các ước chính phương của $M$ là $16.7.3.2=672$ số.


Trong chủ đề: Tìm điều kiện của a,b, c để hệ phương trình có nghiệm không tầm thường

23-11-2014 - 20:38

Trong sách giáo trình của Nguyễn Hữu Việt Hưng có viết đây ạ . Thế thì đk phải là det A=0 chứ ạ ???

 

Bạn hiểu sai rồi. Một hpt tuyến tính $A.X=B$ bất kỳ luôn luôn có nghiệm tầm thường là ma trận $X=0$.

Người ta nói hpt có nghiệm duy nhất (trong đó ko tính đến nghiệm $0$ tầm thường). Có nghĩa nghiệm duy nhất muốn nói đến ở đây là nghiệm khác $0$.


Trong chủ đề: Tìm điều kiện của a,b, c để hệ phương trình có nghiệm không tầm thường

23-11-2014 - 16:09

Không biết bài của e sai chỗ nào nhỉ ????? :angry:

 

 

Một hệ phương trình tuyến tính thuần nhất gồm n ẩn, n phương trình có nghiệm khác không khi và chỉ khi định thức của ma trận các hệ số bằng không mà a!!! (SAI RỒI. Phải là khi và chỉ khi định thức $\ne0$).

 Nếu  $detA\neq 0$ thì theo định lý Cramer thì hpt có nghiệm duy nhất (SAI RỒI. Phải là có nghiệm duy nhất không tầm thường, tức là nghiệm khác $0$). Do vậy $detA= 0$

Còn về tính định thức thì đầu tiên em :

- Lấy dòng n trừ đi dòng n-1 thay vào dòng cuối 

- Khai triển Laplace theo dòng cuối đấy 

$D_{n}=\begin{vmatrix} a & b &... &b &b \\ c& a & ... & b & b\\ c & c & ...&b & b\\ ... & ... &... &... & ...\\ c& c & ... &a &b \\ c & c &... & c & a \end{vmatrix}=\begin{vmatrix} a & b &...&b &b \\ c& a & ... & b& b\\ c & c &... &b & b\\ ... & ... &... &... & ...\\ c& c &... &a &b \\ 0 & 0 & ... & c-a & a-b \end{vmatrix}=(c-a)(-1)^{n+n+1}\begin{vmatrix} a &b &... &b & b\\ c& a &... & b &b \\ ...&... &... &... &... \\ c &c &... & a & b\\ c & c & ... & c & b \end{vmatrix}$

           

    $+ (a-b)(-1)^{n+n}D_{n-1}$

$=(a-b)D_{n-1}+(a-c)\begin{vmatrix} a &b &... & b&b \\ c & a&... &b & b\\ ... & ... &... &... &... \\ c &c &.. . & a & b\\ 0 &0 &... &a-c & 0 \end{vmatrix}=(a-b)D_{n-1}+(a-c)^{2}(-1)^{n-2+n-1}\begin{vmatrix} a& b & ... & b & b\\ c & a & ... & b & b\\ ... & ... & ... & ... & ...\\ c &c & ... & a &b \\ c & c& ...& c & b \end{vmatrix}=...=(a-b)D_{n-1}+(a-b)^{n-2}(-1)^{n-3}\begin{vmatrix} a & b\\ c& b \end{vmatrix}=(a-b)D_{n-1}+b(c-a)^{n-1}$

 

Rồi dùng sai phân ra $D_{n}=\frac{c-2a}{b+c-2a}(a-b)^{n}+\frac{b}{b+c-2a}(c-a)^{n}$

 

Không biết có sai chỗ nào không  ạ !!!

 

 

Sửa lại cho đúng nè :

 

$D_{n}=\begin{vmatrix} a & b &... &b &b \\ c& a & ... & b & b\\ c & c & ...&b & b\\ ... & ... &... &... & ...\\ c& c & ... &a &b \\ c & c &... & c & a \end{vmatrix}_n$ $=\begin{vmatrix} a & b &...&b &b \\ c& a & ... & b& b\\ c & c &... &b & b\\ ... & ... &... &... & ...\\ c& c &... &a &b \\ 0 & 0 & ... & c-a & a-b \end{vmatrix}_n$ $=(a-c)\begin{vmatrix} a &b &... &b & b\\ c& a &... & b &b \\ ...&... &... &... &... \\ c &c &... & a & b\\ c & c & ... & c & b \end{vmatrix}_{n-1}$ $+ (a-b)D_{n-1}$

 

$=(a-b)D_{n-1}+(a-c)\begin{vmatrix} a &b &... & b&b \\ c & a&... &b & b\\ ... & ... &... &... &... \\ c &c &.. . & a & b\\ 0 &0 &... &c-a & 0 \end{vmatrix}_{n-1}$$=(a-b)D_{n-1}+(a-c)^{2}\begin{vmatrix} a& b & ... & b & b\\ c & a & ... & b & b\\ ... & ... & ... & ... & ...\\ c &c & ... & a &b \\ c & c& ...& c & b \end{vmatrix}_{n-2}$

 

$= \overset{\text{CMtt}}{...} =(a-b)D_{n-1}+(a-c)^{n-2}\begin{vmatrix} a & b\\ c& b \end{vmatrix}_2=(a-b)D_{n-1}+b(a-c)^{n-1}$

 

Ta có : $D_n=(a-b)D_{n-1}+b(a-c)^{n-1}$

 

Rồi dùng sai phân ra $D_{n}=\frac{c(a-b)^{n}}{c-b}+\frac{b(a-c)^{n}}{b-c}$