Đến nội dung

BlackBot

BlackBot

Đăng ký: 28-10-2012
Offline Đăng nhập: 30-11-2012 - 20:56
-----

Trong chủ đề: [MSS2013] Trận 14 - Hình học

30-11-2012 - 20:56

Cho $\triangle ABC$ vuông tại A. Đường cao AH. Gọi I, K, Q lần lượt là giao điểm của các đường phân giác của $\triangle ABH, \triangle ACH, \triangle ABC$
1) Chứng minh $\triangle ABC$ ~ $\triangle HIK$
2) Chứng minh $AQ \perp IK$

Toán thủ ra đề
LuongDucTuanDat

Bài làm :
a .
--- Bô đề phụ :
Cho $\Delta ABC$ ~ $\Delta A'B'C $
$I$ và $I'$ Lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp $\Delta ABC , \Delta A'B'C'$
Thì $\frac{AI}{A'I'} =\frac{AB}{A'B'} =\frac{BC}{B'C'} =\frac{CA}{C'A'}$
C/m :
Dễ dàng c/m $\Delta AIB$ ~ $\Delta A'IB'$
$\Rightarrow \frac{AI}{A'I'} =\frac{AB}{A'B'} =\frac{BC}{B'C'} =\frac{CA}{C'A'}$
Bổ đề hoàn toàn dc giải quyết ~!
----Quay Trở lại bài toán :
a,
Dễ dàng c/m $\Delta BHA$ ~ $\Delta AHC $
Áp dụng bổ đề $\Rightarrow \frac{HI}{HG} =\frac{BA}{AC} (1) $
Mặt khác :
$HI$ là phân giác $\angle BHA $
$HK$ là phân giác $\angle AHC$
$\Rightarrow \angle HIK =90^o =\angle ABC (2)$
Xét \Delta ABC và \Delta HIK có :
(1) và (2) $\Rightarrow \Delta ABC$ ~ $\Delta HIK$
b,
Gọi giao điểm của CK và BI với AI và AK lần lượt là X , Y
Ta có : $\angle AIX =\angle IBA +\angle IAB = \frac{\angle ABH}{2} +\frac{\angle BAH}{2} =45^0$
$\angle AKX =\angle KAC +\angle KCA = \frac{\angle ACH}{2} +\frac{\angle CAH}{2} =45^0$
Mà $\angle IAK =\frac{\angle BAH +\angle HAC}{2} =45^o$
$\Rightarrow \Delta IYA$ và $\Delta KXA$ là 2 tam giác vuông cân
$\Rightarrow IY \perp AK$ và $KX \perp IA$
$\Rightarrow Q$ là trực tâm $\Delta IAK$
$\Rightarrow AQ \perp IK$ (DPCM)

Trong chủ đề: [MSS2013] Trận 13 - Phương trình nghiệm nguyên - đồng dư

18-11-2012 - 21:14

Đề bài của BTC:

Giải phương trình nghiệm nguyên:
$$x^4+6x^3+14x^2+20x-4xy-16y+4y^2+20=0$$

Bài làm :
$x^4+6x^3+14x^2+20x-4xy-16y+4y^2+20=0$
$\Leftrightarrow 4y^2 -4y(4+x) +x^4 +6x^3 +14x^2 +20x+ 20=0$
Xét $\Delta_{y} =[4(4+x)]^2 -16(x^4 +6x^3 +14x^2 +20x +20)=16[x^2 +8x+16 -(x^4 +6x^3 +14x^2 +20x +20)] =16[-x^4 -6x^3 -13x^2 -12x -4] =-16(x^4 +6x^3 +13x^2 +12x +4] =-16[(x^2+3x)^2 +4(x^2+3x) +4] =-16(x^2+3x+2)^2$
Do $\Delta = -16(x^2+3x+2)^2 \leq 0 \forall x $
Vậy Với $\Delta < 0 \Rightarrow PT$ vô nghiệm .
Với $\Delta = 0 \Leftrightarrow x^2 +3x +2 =(x+1)(x+2) =0 \Leftrightarrow x= -1$ hoặc $x =-2$
$\Rightarrow PT$ có nghiệm là :
Với $x= -1 $
$\Rightarrow y =\frac{4(4+x) \pm 0}{8} = \frac{4(4-1)}{8} =\frac{12}{8} :\text{Không thuộc Z $\Rightarrow$ Loại}$
Với $x =-2 $
$\Rightarrow y =\frac{4(4-2) \pm 0}{8} = 1 :\text{Thỏa mãn}$
Tóm lại $(x,y) =(-2; 1)$
_____________________
Điểm làm bài: $d=10$

$S=\left\lfloor\dfrac{52-49}{2}\right\rfloor+3\times 10+0+0=31$

Trong chủ đề: [MSS2013] Trận 12 - Bất đẳng thức, bài toán tổng hợp

09-11-2012 - 21:52

Đề của BTC:
Cho $a,b,c$ là các số tùy ý thuộc $[0;1]$. Chứng minh rằng:
$$\frac{a}{b+c+1}+\frac{b}{a+c+1}+\frac{c}{a+b+1}+(1-a)(1-b)(1-c)\leq 1$$

Bài làm :
-----Không làm tính tổng quát, giả sử $a \geq b \geq c$
Vì $a, b, c \leq 1$ $\Rightarrow 1-a \leq 1-b \leq 1-c$ và $(1-a) ,(1-b) ,(1-c) \geq 0$

$\Rightarrow \frac{b}{a+c+1} \leq \frac{b}{b+c+1}$ và $\frac{c}{a+b+1} \leq \frac{c}{b+c+1}$.
-----Vậy $BDT \Leftrightarrow \frac{a+b+c}{b+c+1} +(1-a)(1-b)(1-c) \leq 1$
$\Leftrightarrow \frac{a+b+c-b-c-1}{b+c+1} +(1-a)(1-b)(1-c) \leq 0$
$\Leftrightarrow \frac{a-1}{b+c+1} +(1-a)(1-b)(1-c) \leq 0$
-----Ta có
$(1-b)(1-c)(b+c+1) \leq \frac{\left[(1-b)+(1-c)+(b+c+1) \right]^3}{27}=1$
$\Rightarrow (1-a)(1-b)(1-c)(b+c+1) \leq 1-a$
$\Rightarrow (1-a)(1-b)(1-c) \leq \frac{1-a}{b+c+1}$
$\Rightarrow (1-a)(1-b)(1-c) +\frac{a-1}{b+c+1} \leq 0$
-----Đây chính là BDT cần chứng minh .
Dấu "$=$" xảy ra $\Leftrightarrow a=b=c=1$
====
Vẫn như các toán thủ khác, thiếu điều kiện xảy ra dấu đẳng thức!!!
Điểm bài làm: 8
Tổng điểm: $S = \left [\frac{52 - \left (6 - 5 \right )}{2} \right ]+3*8+0+0=49$

Trong chủ đề: [MSS2013] Trận 11 - PT, HPT đại số

03-11-2012 - 13:42

Bài làm .
Đặt $\sqrt[3]{1+x}=a$, $\sqrt[3]{1-x}=b$.
$PT \Leftrightarrow 2a^2+3ab+b^2=0$
$\Leftrightarrow 2a^2+2ab+ab+b^2=0$
$\Leftrightarrow 2a(a+b)+b(a+b)=0$
$\Leftrightarrow (a+b)(2a+b)=0$
$\Leftrightarrow a+b=0$ hoặc $2a+b=0$.
Xét: $a+b=0$.
$\Rightarrow \sqrt[3]{1+x}=-\sqrt[3]{1-x} \Leftrightarrow 1+x=-1+x$ (Vô nghiệm)
Xét: $2a+b=0$
$\Rightarrow 2\sqrt[3]{1+x}=-\sqrt[3]{1-x} \Leftrightarrow 8(1+x)=-1+x \Leftrightarrow x=-\frac{9}{7}$.
Vậy phương trình có tập nghiệm $S=\{-\frac{9}{7}\}$
----
Điểm bài làm: 10
Tổng điểm: $\left [ \dfrac{52-\left ( 37-20 \right )}{2} \right ]+3.10+0+0=47$

Trong chủ đề: [MSS2013] Trận 10 - Hình học

29-10-2012 - 11:24

Với tư cách người ra đề, mình xin nhận xét bài làm của các bạn ^^. Mọi người hầu hết đều làm đúng, chỉ có bạn BlackBot là thấy nộp 2 mở rộng mà ko nộp bài làm là sao?
Riêng về phần toán thủ ConanTM, là người ra đề mình chỉ chấp nhận $\frac{1}{3}$ tới $\frac{1}{2}$ mở rộng của bạn. Bởi nó quá giống nhau.

Bài làm của em sao không dc hiện nhỉ ??
Mình mới tham gia MSs , chỉ vì vừa mới biết phải đăng ký (-__-).
Ban giám khảo có thể tính tạm điểm cho em dc không ?