Đến nội dung

Dick

Dick

Đăng ký: 01-05-2006
Offline Đăng nhập: 08-05-2006 - 18:36
-----

Trong chủ đề: Ai là tác giả thực sự của thuyết tương đối?

01-05-2006 - 21:23

TÔI CŨNG ĐỌC QUA CÁC SÁCH NÓI RẰNG : SAU KHI LÀ MỘT VIÊN CHỨC HẠNG 3, SAU NHIỀU CUỘC VUI CHƠI CÙNG CÁC BẠN: LEO NÚI (CÒN TỔ CHỨC NHÓM GỌI LÀ OLYMPIA NỮA ĐẤY ) THÌ KHI VỀ 5 CÔNG TRÌNH CỦA ÔNG RA ĐỜI.

Trước khi xuất bản thuyết tương đối thì Einstein đã là một tiến sỹ rồi bạn, và luận văn TS của ông chính là một công trình về chuyển động Brown mà mạn đã đề cập đấy, một tiến sỹ thì có thể coi là một "viên chức hạng 3" ko?

1)Bằng chứng để nói Einstein không là tác giả thực sự của thuyết tương đối:

- Trước đó Einstein chưa có công trình nào liên quan đề vấn đề này (ete, tốc độ ánh sáng...). Trong khoa học, ít thấy ai công bố một công trình bự mà trước đó không công bố những công trình liên quan. Luận điểm này có lẽ không thuyết phục mấy đối với những ý tưởng lớn.

- Vì sao Einstein không được giải Nobel nhờ thuyết tương đối mà nhờ một công trình khác? Nguyên nhân họ viết là do Maxwell, một người có ảnh hưởng rất lớn đối với ban giám khảo trao giải Nobel, biết rằng không phải Einstein mà chính Poincare mới là tác giả của thuyết tương đối. Luận điểm này khá thuyết phục bởi khi trao giải Nobel cho ai thì phải nhắc đến công trình tiêu biểu nhất của người đó(nhất là khi xét đến mức độ ảnh hưởng, ứng dụng của thuyết tương đối).


Lúc đó (1905) Einstein mới 26 tuổi thôi, và những chủ để về ete, tốc độ ánh sáng không phổ biến, đó vẫn là thời ngự trị của cơ học cổ điển. Vậy thử hỏi một người 26 tuổi, với tư duy không phù hợp với phong cách giáo dục và lối suy nghĩ cổ điển có thể viết nhiều công trình về những chủ đề ít được biết đến như thế không?
Còn tại sao Einstein không nhận được giải Noel cho thuyết tương đối thì "tờ báo xuân" của bạn có vẻ quá phiến diện rồi. Theo hầu hết các ghi chép về lịch sử vật lý, nguyên nhân của điều này là do cơ học lượng tử thời gian đó là một ngành cực thời thượng. Đa số các nhà vật lý lý thuyết lúc đó đều lao vào ngành này. Cho nên công trình của Einstein không thu hút sự chú ý đặc biệt lắm. Thêm vào đó, do bản chất truyền thống của giải Nobel, những công trình được trao giải phải là những công trình được kiểm tra tính đúng đắn bằng các kết quả thực nghiệm. Đến tận ngày hôm nay người ta vẫn còn đang cố gắng tìm kiếm những dữ liệu này bằng cách xây dựng những máy gia tốc vĩ dại, những kính thiên văn khổng lồ, thì thử hỏi bạn ngày đó họ lấy gì để tin rằng thuyết tương đối là đúng đắn?

Còn về những câu chuyện của Poincare. Trước hết tôi xin nói Poincare là một thiên tài vĩ đại. Và đúng là, trong một paper xuất bản năm 1900, ông có nhắc đến phương trình E=mc2, nhưng về chi tiết bài báo đó chỉ nghiên cứu một trường hợp đặc biệt trong một chất lỏng nào đó mà tôi ko nhớ, để phản bác lại một công trình của Lorentz. Nhưng điều đó không nói rằng Poincare là cha đẻ của thuyết tương đối hẹp.
Ý nghĩa của thuyết tương đối hẹp nằm ở chỗ nó khẳng định:
-Không có vật chất hay thông tin nào có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng.
-Vận tốt ánh sáng là không đổi so với mọi hệ quy chiếu, và hoàn toàn không phụ thuộc vào nguồn sáng.
-Các định luật vật lý là như nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính.
-Các sự kiện xảy ra khác nhau đối với người quan sát ở các hệ quy chiếu khác nhau.
-Thêm vào 3 chiều không gian cổ điển một chiều thời gian, và chiều thời gian này càng co lại trên hệ quy chiếu chuyển đông càng nhanh.
-Các chiều không gian càng giãn ra trong hệ quy chiếu chuyển động càng nhanh.
-Liên hệ giữa năng lượng và khối lượng.
Trong tất cả những khẳng định này trong công trình của Einstein, không có khẳng định nào (ngoại trừ phương trình E=mc2) được nhắc tới trong các công trình của Poincare. Và những khẳng định này mới làm nên thuyết tương đối chứ không phải mỗi phương trình E=mc2. phương trình này sau này được gắn liền với thuyết tương đối hẹp là bởi vì nó quá đẹp, và người ta nhắc tới nó với những ẩn ý về tương đối tính của vạn vật bên trong nó, chứ không phải đơn thuần là về năng lượng và khối lượng.
Nhưng khẳng định nên trên đã tạo ra một cuộc cách mạng mạnh mẽ về tư duy, và cũng đưa tên tuổi của Einstein ra với thế giới. Nhưng mà thuyết tương đối hẹp mới chỉ là bước khởi đầu trong sự tạo thành một hình tượng thiên tài của Einstein, sau đấy còn có thuyết tương đối tổng quát, cũng là một cuộc cách mạng khác về sự nhận thức của con người. Xin nói thêm là Einstein dường như đơn độc một mình trên con đường cách mạng tư duy của ông, vì hầu hết các nhà vật lý khác vẫn đang mải mê với vật lý lương tử. Ông đã tường nói qua thư vời một người bạn: "tôi đã trở thành một lão già đơn độc được biết tới chỉ vì không mang vớ và được trưng bày tại những dịp lễ hội như một thứ của lạ.
Tuy vậy trong cuộc đời mình Einstein cũng có khá nhiều sai lầm trong tư duy như là cho rằng vũ trụ là vô hạn, không giãn nở, không chấp nhân cơ học lương tử cũng như là nguyên lý bất định.
Vậy nên các bạn đừng nghi ngờ Einstein nữa ngheng.