Đến nội dung

tienvuviet

tienvuviet

Đăng ký: 06-11-2012
Offline Đăng nhập: 27-03-2017 - 21:15
-----

#451427 Giải phương trình $7\left(\dfrac{\sin3x-\cos3x...

Gửi bởi tienvuviet trong 18-09-2013 - 13:55

Giải phương trình: $$7\left(\dfrac{\sin3x-\cos3x}{2\sin2x-1}-\cos x\right)=4-\cos2x$$

Điều kiện $\sin 2x \ne \dfrac{1}{2}$

 
Ta xử lý cái này trước
 
$\dfrac{\sin 3x-\cos 3x}{2\sin 2x-1}-\cos x = \dfrac{\sin 3x -\cos 3x - (2\sin 2x -1)\cos x}{2\sin 2x -1}$
 
$=\dfrac{\sin 3x -\cos 3x - 2\sin 2x \cos x + \cos x}{2\sin 2x -1}= \dfrac{\sin 3x -\cos 3x -\sin 3x - \sin x +\cos x}{2\sin 2x -1}$
 
$=\dfrac{\cos x -\cos 3x - \sin x}{2\sin 2x -1} = \dfrac{2\sin 2x \sin x -\sin x}{2\sin 2x -1}=\sin x$
 
Vậy btoan trở thành $7\sin x=4-\cos 2x$
 
$\Leftrightarrow 2\sin^2 x -7\sin x+3 = 0$

Coi như xong nhé




#442277 $2\cos^2 \frac{6x}{5}+1=3\cos \f...

Gửi bởi tienvuviet trong 12-08-2013 - 20:09

Giải phương trình:   $2\cos^2 \frac{6x}{5}+1=3\cos \frac{x}{5}$

______________________________________________________________________________________

 

P/s:  $3\cos \frac{x}{5 }$ chứ không phải $3\cos \frac{8x}{5 }$

Nhưng nếu mà là $3\cos \dfrac{8x}{5 }$ thì mới giải được, chứ là $3\cos \dfrac{x}{5 }$ thì bó tay

 

 

Tôi giải với $3\cos \dfrac{8x}{5 }$ nhé

 

 

Đơn giản là chỉ hạ bậc ta có 
 
$2 + \cos \dfrac{12x}{5 } =  3\cos \dfrac{8x}{5 }$
 
$\Leftrightarrow 2 + \cos \dfrac 3{4x}{5 } =  3\cos 2\dfrac{4x}{5 }$ đặt $\dfrac{4x}{5} = t$ cho dễ nhìn
 
$\Leftrightarrow 2 + \cos 3t - 3 \cos 2t = 0$
 
$\Leftrightarrow 2 + 4\cos^3 t - 3\cos t - 3(2\cos^2 t - 1) = 0$
 
$\Leftrightarrow (\cos t - 1)(4\cos^2 t - 2\cos t - 5) = 0$
 
$\Leftrightarrow \cos t = 1 \Rightarrow t = k2\pi$
 
$\Rightarrow x = \dfrac{k5\pi}{2}, \ \ k \in \mathbb{Z}$



#442263 GBPT: $\sqrt{x^2-8x+15}\leq \sqrt{4x^2-18x...

Gửi bởi tienvuviet trong 12-08-2013 - 18:39

Spoiler

Đk $x\ge 1;x\le -5$
Sau đó bình phương 2 vế ta thu được $2\sqrt{(x+2)(x+3)(x-1)^2}\le -x(x-1)$
$\Rightarrow 0\le x\le 1$
Vậy bpt có nghiệm duy nhất $x=1$
Ngoài ra còn 1 cách là nhân lượng liên hợp làm hồi đầu năm mà giờ quên rồi :V

Trung tướng xem lại bài nhé




#438054 Tìm x để $\frac{\sqrt{x}}{x\sqrt{x}-3\sqrt{x}+3}...

Gửi bởi tienvuviet trong 25-07-2013 - 11:44

Đặt $\sqrt x = t \ge 0$

 
$f(x) = \dfrac{\sqrt x}{x\sqrt x - 3\sqrt x + 3} = f(t) = \dfrac{t}{t^3 - 3t + 3} \ge 0$
 
$f'(t) = \dfrac{3 - 2t^3}{(t^3 - 3t + 3)^2}, \ \ f'(t) = 0 \Leftrightarrow t = \sqrt[3]{\dfrac{3}{2}}$
 
Lập bảng biến thiên ta có ngay $0 \le f(t) \le \sqrt[3]{\dfrac{3}{2}} , \ f(t) \in \mathbb{Z} \Rightarrow f(t) = 0,\ f(t) = 1$
 
Tính ngược lại tìm $x = 0,\ x = 1,\ x = \dfrac{1}{2}(7 - \sqrt{13})$



#433891 Từ A viết được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số...

Gửi bởi tienvuviet trong 09-07-2013 - 08:23

Số cần tìm dạng $abcde$. Bài không yêu cầu $5$ chữ số khác nhau nên chọn $b = 1$ có 1 cách, có $4$ cách xếp số $7$, $3$ vị trí còn lại có $7$ cách xếp, Vậy có $1.4.7.7.7 = 1372$ số.




#433889 tim x biết $3^x+3^{x+1}+3^{x+2}=117$

Gửi bởi tienvuviet trong 09-07-2013 - 08:08

Gì mà cần xét trường hợp vậy

 

$3^x + 3.3^x + 9.3^x = 13.3^x = 117 \Rightarrow 3^x = 9 \Rightarrow x = 2$




#430973 Tìm tọa độ A, B thuộc 2 nhánh đồ thị sao cho ABmin.

Gửi bởi tienvuviet trong 27-06-2013 - 12:07

Còn câu b thì không khó chút nào, bạn dùng phương trình hoành độ giao điểm đi, để đường thẳng cắt đồ thị tại 2 điểm phân biệt thuộc 2 nhánh thì phương trình
 
$\dfrac{x-3}{2x - 2} = mx + \dfrac{1}{2} \Leftrightarrow g(x) = mx^2 - mx + 1 = 0$ phải có 2 nghiệm phân biệt $x_1,\ x_2 \ne 1$ và thỏa mãn $x_1 < 1 < x_2$
 
Nghĩa là $(x_1 - 1).(x_2 - 1) < 0 \Leftrightarrow x_1 x_2 - (x_1 + x_2) + 1 < 0$
 
Vậy hệ điều kiện là $\begin{cases} \Delta > 0 \\ g(1) \ne 0 \\ x_1 x_2 - (x_1 + x_2) + 1 < 0 \end{cases}$
 
Với $x_1 x_2 = \dfrac{1}{m}, \ x_1 + x_2 = 1$



#430949 Tìm tọa độ A, B thuộc 2 nhánh đồ thị sao cho ABmin.

Gửi bởi tienvuviet trong 27-06-2013 - 10:40

Sao tìm dc tọa độ 2 điểm là thế này vậy bạn? 

vì $x = 1 $ là TCĐ chia đôi 2 nhánh đồ thị, chọn $x= 1 - m < 1$ thì kiểu gì $x$ cũng thuộc vào nhánh dưới ( bên trái đồ thị - tất nhiên đó là khi $m > 0$ còn khi $m < 0$ tự khác sẽ ngước với điểm nhánh phải)...




#430895 Tìm tọa độ A, B thuộc 2 nhánh đồ thị sao cho ABmin.

Gửi bởi tienvuviet trong 26-06-2013 - 23:52

Cho hàm: $y = \dfrac{x-3}{2x - 2}$

a) Tìm tọa độ A, B thuộc 2 nhánh đồ thị sao cho ABmin.


 

$y = \dfrac{1}{2} - \dfrac{1}{x - 1}$. Ta có TCĐ là $x = 1$. Gọi $A(x_1,\ y_1),\ \ B(x_2,\ y_2)$ lần lượt là 2 điểm thuộc nhánh trái và phải của đồ thị $\Rightarrow x_1 < 1 < x_2$
 
Đặt $x_1  = 1- a, \ x_2 = 1 + b, \ a, \ b >0 \Rightarrow y_1 = \dfrac{1}{2} + \dfrac{1}{a}, \ y_2 = \dfrac{1}{2} - \dfrac{1}{b}$
 
$AB^2 = (x_2 - x_1)^2 + (y_2 - y_1)^2 = (a + b)^2 + \bigg (\dfrac{1}{a} + \dfrac{1}{b} \bigg )^2 = (a + b)^2 \bigg [ 1 + \bigg (\dfrac{1}{ab} \bigg )^2 \bigg ]$
 
$\ge 4ab. \dfrac{2}{ab} = 8 \Rightarrow AB \ min = 2\sqrt 2$
 
Dấu = xảy ra khi chỉ khi $\begin{cases} a = b \\ \dfrac{1}{ab} = 1 \end{cases} \Rightarrow a = b = 1$
 
Kết luận $A(0,\ \dfrac{3}{2}) ,\ \ B(2, \ -\dfrac{1}{2})$

 




#417405 Tích phân $\int_{0}^{\frac{\pi }...

Gửi bởi tienvuviet trong 09-05-2013 - 10:05

$\int_{0}^{\frac{\pi }{2}}\frac{cos3x}{sinx+1}$

Tách $\dfrac{\cos 3x}{\sin x + 1} = \dfrac{4\cos^3 x - 3\cos x}{\sin x + 1} = \dfrac{4\cos^3 x}{\sin x + 1} - \dfrac{3\cos x}{\sin x + 1}$

 

$= \dfrac{4\cos^2 x d(\sin x)}{\sin x + 1} - \dfrac{3d(\sin x)}{\sin x + 1}$

 

Xong rồi đó




#417403 GPT:$\sqrt[3]{x+24}+\sqrt{12-x}=6$ .....

Gửi bởi tienvuviet trong 09-05-2013 - 10:01

Bài 1:$\sqrt[3]{x+24}+\sqrt{12-x}=6$


Các bạn giải hộ mình phương trình thứ 2 sau khi đã nhân liên hợp nhé. :namtay

Đưa về hệ là hay nhứt luôn $\begin{cases} a + b = 6 \\ a^3 + b^2 = 36 \end{cases}$ Rút thế là ra nghiệm tuyệt đẹp




#416007 Tổng hợp các bài toán Tích phân

Gửi bởi tienvuviet trong 02-05-2013 - 16:54

Bài 23 có thể giải 1 cách khá cơ bản như sau
Ta có
$${I_n} = \int_0^1 {\frac{{n{{x}^2} + 1}}
{{{{\left( {1 + {x^2}} \right)}^n}}}d{x}}  = n\int_0^1 {\frac{{d{x}}}
{{{{\left( {{x^2} + 1} \right)}^{n - 1}}}}}  + \left( {1 - n} \right)\int_0^1 {\frac{{d{x}}}
{{{{\left( {{x^2} + 1} \right)}^n}}}}  = n{J_{n - 1}} + \left( {1 - n} \right){J_n}$$
Tới đây dùng công thức truy hồi là ra luôn




#414226 Tổng hợp các bài toán Tích phân

Gửi bởi tienvuviet trong 22-04-2013 - 08:38

Sau đây là lời giải của anh phudinhgioihan
$\begin{gathered}
  {I_n} = \int_0^{2\pi } {{e^{\cos \varphi }}\cos \left( {n\varphi  - \sin \varphi } \right)d\varphi }  = \int_0^{2\pi } {{e^{\cos \varphi }}\left\{ {\cos \varphi \cos \left[ {\left( {n + 1} \right)\varphi  - \sin \varphi } \right] - \sin \varphi \sin \left[ {\left( {n + 1} \right)\varphi  - \sin \varphi } \right]} \right\}d\varphi }   \\
   = \int_0^{2\pi } {{e^{\cos \varphi }}\cos \varphi \cos \left[ {\left( {n + 1} \right)\varphi  - \sin \varphi } \right]d\varphi }  + \int_0^{2\pi } {{e^{\cos \varphi }}\sin \varphi \sin \left[ {\left( {n + 1} \right)\varphi  - \sin \varphi } \right]d\varphi }   \\
\end{gathered} $
Xét tích phân sau ta có
$\begin{gathered}
  I = \int_0^{2\pi } {{e^{\cos \varphi }}\sin \varphi \sin \left[ {\left( {n + 1} \right)\varphi  - \sin \varphi } \right]d\varphi }  = \int_0^{2\pi } {\sin \left[ {\left( {n + 1} \right)\varphi  - \sin \varphi } \right]d\left( { - {e^{\cos \varphi }}} \right)}   \\
   = \left. { - {e^{\cos \varphi }}\sin \left[ {\left( {n + 1} \right)\varphi  - \sin \varphi } \right]} \right|_0^{2\pi } + \int_0^{2\pi } {{e^{\cos \varphi }}\cos \left[ {\left( {n + 1} \right)\varphi  - \sin \varphi } \right]\left( {n + 1 - \cos \varphi } \right)d} \varphi   \\
   = \left( {n + 1} \right)\int_0^{2\pi } {{e^{\cos \varphi }}\cos \varphi \cos \left[ {\left( {n + 1} \right)\varphi  - \sin \varphi } \right]d\varphi }  - \int_0^{2\pi } {{e^{\cos \varphi }}\cos \varphi \cos \left[ {\left( {n + 1} \right)\varphi  - \sin \varphi } \right]d\varphi }   \\
\end{gathered} $
Do đó ta có được hệ thức truy hồi
$${I_n} = \left( {n + 1} \right){I_{n + 1}} \Rightarrow {I_n} = \frac{{{I_0}}}{{n!}} = \frac{{\int_0^{2\pi } {{e^{\cos \varphi }}\cos \left( {\sin \varphi } \right)d\varphi } }}{{n!}} = \frac{{2\pi }}{{n!}}$$
Tuy nhiên vẫn chưa hiểu lắm tại sao lại có đc
$${I_0} = \int_0^{2\pi } {{e^{\cos \varphi }}\cos \left( {\sin \varphi } \right)d\varphi }  = 2\pi $$




#414179 Tổng hợp các bài toán Tích phân

Gửi bởi tienvuviet trong 21-04-2013 - 21:19

Một bài toán hay đây: với $n$ nguyên dương hãy chứng minh rằng

$$I = \int_0^{2\pi } {{e^{\cos \varphi }}\cos \left( {n\varphi  - \sin \varphi } \right)d\varphi }  = \frac{{2\pi }}{{n!}}$$
Bài này tớ cũng chưa tìm ra hướng đi




#414159 Tổng hợp các bài toán Tích phân

Gửi bởi tienvuviet trong 21-04-2013 - 20:37

Bài 22
Ta xét bài toán tổng quát sau
$$I = \int_0^\infty  {\frac{{dx}}{{{x^{2n}} + 1}}} $$
Phương trình ${z^{2n}} + 1 = 0$ có các nghiệm là $z = {e^{i\left( {2k + 1} \right)\frac{\pi }{{2n}}}},k = \overline {0..2n - 1} $
Do đó có thể thác triển  giải tích $f(z)$
$$f\left( z \right) = \frac{1}{{{z^{2n}} + 1}}$$
của hàm đã cho vào nửa mặt phẳng có $n$ cực điểm đơn và hiển nhiên rằng
$$f\left( {z{e^{\frac{{i\pi }}{n}}}} \right) \equiv f\left( z \right)$$
Ta chọn chu tuyến tích phân $\Gamma \left( R \right)$ gồm

a) đoạn thẳng $\left[ {0,R} \right] \subset \mathbb{R}$
b) cung tròn $\gamma \left( R \right) = \left\{ {z = {{\operatorname{Re} }^{i\varphi }};0 \leqslant \varphi  \leqslant \frac{\pi }{n}} \right\}$
c) đoạn thẳng $\delta  = \left\{ {z = r{e^{i\frac{\pi }{n}}},0 \leqslant r \leqslant R} \right\}$
Theo định lý thặng dư Cauchy ta có
$$I = \int\limits_{\Gamma \left( R \right)} {f\left( z \right)dz}  = \int_0^R {f\left( x \right)d{\text{x}}}  + \int\limits_{\gamma \left( R \right)} {f\left( z \right)dz}  + \int\limits_\delta  {f\left( z \right)dz}  =  - \frac{{\pi i}}{n}{e^{\frac{{i\pi }}{{2n}}}} + \int\limits_{\gamma \left( R \right)} {f\left( z \right)dz}  + \int\limits_\delta  {f\left( z \right)dz} $$
Ta xét tích phân theo $\delta$ ta có

$$\int\limits_\delta  {f\left( z \right)dz}  =  - \int_0^R {f\left( {r{e^{\frac{{i\pi }}{n}}}} \right){e^{\frac{{i\pi }}{n}}}dr}  = {e^{\frac{{i\pi }}{n}}}\int_0^R {\frac{{dx}}{{1 + {x^{2n}}}}} $$
Ta xét tích phân theo $\gamma(R)$ ta có

$$\left| {\int\limits_{\gamma \left( R \right)} {} } \right| \leqslant \int\limits_{\gamma \left( R \right)} {\frac{{Rd\varphi }}{{{R^{2n}} - 1}}}  = \frac{{\frac{\pi }{n}R}}{{{R^{2n}} - 1}} \to 0\left( {R \to \infty } \right)$$
Do đó ta có
$$\left( {1 - {e^{\frac{{i\pi }}{n}}}} \right)I =  - \frac{{\pi i}}{n}{e^{\frac{{i\pi }}{n}}} \Rightarrow I = \frac{\pi }{{2n\sin \frac{\pi }{{2n}}}}$$