Đến nội dung

Primary

Primary

Đăng ký: 19-11-2012
Offline Đăng nhập: 20-08-2021 - 16:03
***--

#378777 Tìm số thực $x$ thỏa mãn điều kiện sau : $\sum \left...

Gửi bởi Primary trong 19-12-2012 - 11:23

Tìm số thực $x$ thỏa mãn điều kiện sau :
$\left [ x \right ] + \left [ 2x \right ] + \left [ 4x \right ] + \left [ 8x \right ] + \left [ 16x \right ] + \left [ 32x \right ] = 12345$

Em có cách này :
Dễ thấy $n[x]\leq [nx]\leq n[x]+1,\forall n\in \mathbb{N}^*$
$\Rightarrow \sum_{k=0}^{5}(2^k.[x])\leq \sum_{k=0}^{5}[2^k.x]\leq \sum_{1}^{5}(2^k.[x]+1)+[x]$
hay $63[x]\leq \sum_{k=0}^{5}[2^k.x]\leq 63[x]+5\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}63[x]\leq 12345 & & \\ 12345\leq 63[x]+5 & & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \frac{12340}{63}\leq [x]\leq \frac{4115}{21}$
(Vô lí)
Do vậy phương trình có tập nghiệm $S=\varnothing$


#378212 [MHS2013] Trận 15 - Phương pháp tọa độ trong mp và giải tam giác

Gửi bởi Primary trong 17-12-2012 - 07:08

Lần này chắc tiêu tan sự nghiệp quá, các cách làm đa dạng mà cơ sở vững chắc :unsure:


#377754 $\boxed{Topic}$Ôn thi học sinh giỏi lớp 9 năm 2013-2014.

Gửi bởi Primary trong 15-12-2012 - 13:42

Đề thi HSG cấp huyện Tiền Giang năm 1998-1999

Bài 1 :
1) Khử căn ở mẫu của biểu thức sau và rút gọn
$A=\frac{20}{3+\sqrt{5}+\sqrt{2+2\sqrt{5}}}$
2) Cho $B=(\frac{\sqrt{x}-2}{x-1}-\frac{\sqrt{x}+2}{x+2\sqrt{x}+1})(\frac{1-x}{\sqrt{2}})^2$
a) Rút gọn B
b) Tìm max B
Bài 2 : Tìm số nguyên tố p sao cho p+10, p+14 cũng là số nguyên tố
Bài 3 :
Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng a. Qua tâm O của hình vuông dựng 1 đường thẳng tùy ý
1) Tính tổng bình phương khoảng cách từ bốn đỉnh hình vuông đến đường thẳng đó
2) Nhận xét kết quả câu 1)
Bài 4 :
Chứng minh rằng : chân các đường thẳng vuông góc hạ từ 1 điểm bất kì thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác lên các cạnh của tam giác nằm trên 1 đường thẳng.


#377748 $\boxed{Topic}$Ôn thi học sinh giỏi lớp 9 năm 2013-2014.

Gửi bởi Primary trong 15-12-2012 - 13:25

Mình sẽ post đề thi Tiền Giang qua các năm


#377731 [MHS2013] Trận 15 - Phương pháp tọa độ trong mp và giải tam giác

Gửi bởi Primary trong 15-12-2012 - 12:17

Em xin đính chính "$MA\geq 3\sqrt{5}$ là do $cost\leq 1\wedge 2MB\geq 2\sqrt{5}$"
Mở rộng : Cho điểm $K(x_k;y_k)$ nằm ngoài đường tròn $©:(x-a)^2+(y-b)^2=R^2$. Tìm tọa độ của M sao cho độ dài MK nhỏ nhất, lớn nhất biết rằng M thuộc ©
Lời giải :
Chuyển về dạng phương trình tham số $©:\left\{\begin{matrix}x=a+Rsint & & \\ y=b+Rcost & & \end{matrix}\right. ,t\in [0;2\pi)$
$M\in ©\Rightarrow M(a+Rsint;b+Rcost)$
$MK^2=(a+Rsint-x_k)^2+(b+Rcost-y_k)^2=Xsint+Ycost+Z$
Trong đó $X=2R(a-x_k),Y=2R(b-y_k),Z=R^2+(a-x_k)^2+(b-y_k)^2$
Ta tìm min, max của hàm số y=asinx+bcosx với a,b khác 0 (1)
Chia 2 vế của (1) cho $\sqrt{a^2+b^2}$ ta được
$\frac{a.sinx}{\sqrt{a^2+b^2}}+\frac{b.cosx}{\sqrt{a^2+b^2}}=\frac{y}{\sqrt{a^2+b^2}}$
Vì $(\frac{a}{\sqrt{a^2+b^2}})^2+(\frac{b}{\sqrt{a^2+b^2}})^2=1$ nên tồn tại góc $\delta$ sao cho $\frac{a}{\sqrt{a^2+b^2}}=cos\delta ,\frac{b}{\sqrt{a^2+b^2}}=sin\delta$
Khi đó $(1)\Leftrightarrow sinx.cos\delta +sin\delta .cosx=\frac{y}{\sqrt{a^2+b^2}}\Leftrightarrow sin(x+\delta )=\frac{y}{\sqrt{a^2+b^2}}$ (2)
Phương trình (2) có nghiệm khi
$\left | \frac{y}{\sqrt{a^2+b^2}} \right |\leq 1\Leftrightarrow -\sqrt{a^2+b^2}\leq y\leq \sqrt{a^2+b^2}$
$\Rightarrow Miny=-\sqrt{a^2+b^2},Maxy=\sqrt{a^2+b^2}$
Áp dụng trên ta suy ra
$MaxMK=\sqrt{Z+\sqrt{X^2+Y^2}}$ khi $Xsint+Ycost=\sqrt{X^2+Y^2}$

$MinMK=\sqrt{Z-\sqrt{X^2+Y^2}}$ khi $Xsint+Ycost=-\sqrt{X^2+Y^2}$

__________________________________
Có thể nói "mở rộng" này của em là "thu hẹp" thì đúng hơn, vì biểu thức tìm cực trị còn mỗi một số hạng :)
Hơn nữa có thể chứng minh đơn giản bằng hình học là: "Kẻ từ $K$ qua tâm $I$ của đường tròn, ta được 2 giao điểm, một là gần nhất, cái còn lại là xa nhất" :D
Điểm thưởng: $d_t=5$ (là điểm cho cách làm thôi)


#377689 [MHS2013] Trận 15 - Phương pháp tọa độ trong mp và giải tam giác

Gửi bởi Primary trong 15-12-2012 - 00:24

Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ cho đường tròn $\left ( C \right )$ phương trình $(x-1)^2+(y-1)^2=25$ và các điểm $A(7;9), B(0;8)$. Tìm tọa độ điểm M thuộc $\left ( C \right )$ sao cho biểu thức $P=MA+2MB$ đạt giá trị nhỏ nhất.
Đề của hoangkkk

Lời giải :
Chuyển phương trình đường tròn về dạng tham số $©:\left\{\begin{matrix}x=1+5sint & & \\ y=1+5cost & & \end{matrix}\right. ,t\in [0;2\pi)$
$M\in ©\Rightarrow M(1+5sint;1+5cost)$
$MA=\sqrt{(1+5sint-7)^2+(1+5cost-9)^2}=\sqrt{-60sint-80cost+125}$
$2MB=2\sqrt{(1+5sint)^2+(1+5cost-8)^2}=2\sqrt{10sint-70cost+75}$

(Bài làm của em đến đây thực sự bế tắc toàn tập!) :D

Do $cost\leq 1\Leftrightarrow -cost\geq -1,\forall t\in [0;2\pi)$
Dấu "=" xảy ra khi $cost=1$ khi đó sint=0
$\Rightarrow MA\geq \sqrt{-80+125}\Leftrightarrow MA\geq 3\sqrt{5}$
$2MB\geq 2\sqrt{75-70}\Leftrightarrow 2MB\geq 2\sqrt{5}$
Do vậy $P=MA+2MB\geq 5\sqrt{5}$
$\Rightarrow MinP=5\sqrt{5}$ khi và chỉ khi $\left\{\begin{matrix}cost=1 & & \\ sint=0 & & \end{matrix}\right. \Rightarrow M(1;6)$
Thử lại M(1;6) thỏa bài toán
Vậy M(1;6) là điểm cần tìm
_________________________________
Lập luận này có quá nhiều vấn đề!
Đầu tiên là $MA=\sqrt{-60sint-80cost+125}\ge 3\sqrt{5}$ là sai! Lấy $t=\dfrac{\pi}{4}$ mà xem
Tương tự $MB$ cũng thế
Thứ hai nữa là cho dù $2.MB$ có đạt min nhưng tại vị trí đó $MA$ đâu có đạt min? sao mà kết luận được gì về tổng?
Điểm bài làm: $d=3$
$S=3\times 3+5=14$ (Dưới $5$ điểm hoặc không làm được bài sẽ không có điểm thời gian!)


#377554 Cho đường tròn (C): $x^2+y^2-6x+5=0$. Tìm P thuộc (C) có tọa độ ngu...

Gửi bởi Primary trong 14-12-2012 - 18:31

Cho đường tròn ©: $x^2+y^2-6x+5=0$. Tìm P thuộc © có tọa độ nguyên.

Gọi $P(x_o;y_o)$ là điểm thuộc (C) có $x_o;y_o\in \mathbb{Z}$
Thay vào phương trình đường tròn (C) và biến đổi ta được
$(y_o-3)^2=4-x^2\Rightarrow x^2\leq 4\Leftrightarrow -2\leq x\leq 2$
$\Leftrightarrow x\in {-2;-1;0;1;2}$
Đến đây tìm được tọa độ của P


#377539 Tìm ba chữ số tận cùng của số $\mathrm{A} = 26^{6^...

Gửi bởi Primary trong 14-12-2012 - 18:05

Tìm ba chữ số tận cùng của số $\mathrm{A} = 26^{6^{2001}}$.

Ta có $6\equiv 6(\text{mod 1000}), 2001\equiv 1(\text{mod 1000}) \Rightarrow 6^{2001}\equiv 6(\text{mod 1000})$
$26\equiv 26(\text{mod 1000})\Rightarrow A\equiv 26^6\equiv 776(\text{mod 1000})$
Vậy 3 chữ số cuối cùng của A là 776


#377534 $\cos \frac{\pi}{7} + \cos...

Gửi bởi Primary trong 14-12-2012 - 17:57

Chứng minh $\cos \frac{\pi}{7} + \cos \frac{3\pi}{7} + \cos \frac{5\pi}{7} = \frac{1}{2}$

Nhận thấy rằng $\frac{\pi}{7}$ $,$ $\frac{3\pi}{7}$ $,$ $\frac{5\pi }{7}$ là nghiệm của phương trình $7x = \pi + k2\pi \Leftrightarrow \cos 3x = -\cos 4x \Leftrightarrow 8\cos^{4}x + 4\cos^{3}x - 8\cos^{2}x - 3\cos x + 1 = 0$. Đặt $t = \cos x$ $\Rightarrow$ $\cos \frac{\pi}{7}$ $,$ $\cos \frac{3\pi}{7}$ $,$ $\cos \frac{5\pi}{7}$ là nghiệm của $8t^4 + 4t^3 - 8t^2 - 3t + 1 = 0 \Leftrightarrow 8t^3 - 4t^2 - 4t + 1 = 0$ (do $\cos \frac{\pi}{7}$ $,$ $\cos\frac{3\pi}{7}$ $,$ $\cos \frac{5\pi}{7}$ $\neq$ $-1$). Theo đinh lí Viète ta có $t_1 + t_2 + t_3 = \cos \frac{\pi}{7} + \cos \frac{3\pi}{7} + \cos \frac{5\pi}{7} = \frac{4}{8} = \frac{1}{2}$
$\Rightarrow$ $\mathrm{Q.E.D}$


#377359 Tìm tọa độ điểm M thỏa hệ thức $\vec{MA}.\vec{M...

Gửi bởi Primary trong 13-12-2012 - 20:31

Cho A(1;3)
B(5;1)
Tìmtập hợp các điểm M thỏa hệ thức $\vec{MA}.\vec{MB}=MO^{2}$

Gọi M( x ; y)
Ta có : $\overrightarrow{MA}=(1-x;3-y),\overrightarrow{MB}=(5-x;1-y),\overrightarrow{MO}=(-x;-y)$
Theo đề bài : $\overrightarrow{MA}.\overrightarrow{MB}=MO^{2}\Leftrightarrow (1-x)(5-x)+(3-y)(1-y)=x^{2}+y^{2}\Leftrightarrow 3x+2y-4=0$
Vậy tập hợp điểm M là đường thẳng 3x+2y-4=0


#376082 Tìm toạ độ điểm $I$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $ABC...

Gửi bởi Primary trong 08-12-2012 - 20:10

Trong hệ trục toạ độ $Oxy$ cho $A(1;3)$, $B(3;1)$, $C(-1;-1)$.
Tìm toạ độ điểm $I$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$

Có 2 cách :
Cách 1: gọi AD là phân giác góc A. Tính được tọa độ điểm D rồi suy ra tọa độ của I
Cách 2: sử dụng $a.\overrightarrow{IA}+b.\overrightarrow{IB}+c.\overrightarrow{IC}=0$


#375827 Chứng minh rằng 3+4=3x4.....

Gửi bởi Primary trong 07-12-2012 - 19:33

Tranh luận vui một chút!

Mệnh đề "Nếu con chó sủa meo meo thì $3+4=3\times 4$ "

là hoàn toàn đúng về logic.

Khi giả thiết đã sai thì kết luận thế nào cũng được!

Tuy nhiên: Đó là cái mệnh đề đấy đúng chứ có phải $3+4=3\times 4$ đúng đâu? :)

Em có cái này không biết đúng không :))
$-1=(-1)^{3}=(-1)^{6.\frac{1}{2}}=[(-1)^{6}]^{\frac{1}{2}}=1^{\frac{1}{2}}=1 \Rightarrow 3+4=7+\frac{5}{2}.1+\frac{5}{2}.(-1)=7+5=12=3.4$


#374734 Tìm Max P

Gửi bởi Primary trong 03-12-2012 - 10:49

Tìm Max P biết rằng
$P=\sqrt[n]{\frac{\prod_{i=1}^{n}a_i.(1-\sum_{j=1}^{n}aj)}{\sum_{k=1}^{n}a_k.\prod_{m=1}^{n}(1-a_m)}}$
trong đó $a_z>0, \sum_{z=1}^{n}a_z<1, (z=1,...n)$


#374732 $\sqrt {x + 2\sqrt {x + 2\sqrt {x + .........

Gửi bởi Primary trong 03-12-2012 - 10:32

Giải phương trình :
$\sqrt {x + 2\sqrt {x + 2\sqrt {x + ...... + 2\sqrt {x + 2\sqrt {3x} } } } } = x$
( có n dấu căn)

Phương trình đã cho tương đương với
$x^{2}=x+2\sqrt{x+2\sqrt{x+...+2\sqrt{x+2\sqrt{3x}}}}\Leftrightarrow x^{2}-x-2x=0$ ( do có n dấu căn)
$\Leftrightarrow x^{2}-3x=0\Leftrightarrow x=0\vee x=3$
Thử lại cả hai nghiệm này đều thỏa phương trình


#374731 [MHS2013] Trận 13 - Hàm số - Cực trị - BĐT

Gửi bởi Primary trong 03-12-2012 - 10:25

Bài này cách làm đa dạng là do biến hóa một bài bất đẳng thức