Đến nội dung

nhuanmaths

nhuanmaths

Đăng ký: 28-11-2012
Offline Đăng nhập: 30-09-2013 - 21:00
-----

Trong chủ đề: Chứng minh rằng tứ giác $AMIN$ là tứ giác nội tiếp.

17-09-2013 - 17:37

Cách này tuy không hay nhưng ngắn gọn:

Gọi E,F lần lượt là tiếp điểm của đường tròn nội tiếp $\bigtriangleup ABC$ với $AB,AC$.Giả sử $AB< AC$

Do $AF=AE=p-a$ và b+c=2a nên dễ dàng chứng minh $MF=ME$.Suy ra $\Delta FMI=\Delta ENI(c-g-c)$

$\Rightarrow \angle MIN=FIE=180-A$.Suy ra dpcm


Trong chủ đề: $\frac{AB+BC+CD+DA}{AC+BD}$ không đổi

15-01-2013 - 20:18

Ah xin lỗi đề sai thật nếu tứ giác ABCD cố định thì còn gì là bài toán nữa :icon6: .mình đã sửa lại đề rồi mong các bạn giải giúp mình :ukliam2:

Trong chủ đề: $\frac{S_{DEF}}{S_{ABC}...

09-01-2013 - 20:59

Mình cũng có cách khác cho bài 1 nè!
Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp $\Delta ABC$ và AB=c, AC=b, BC=a
Để ý rằng $\sin C=\sin \widehat{DIE}$ nên $\frac{S_{DIE}}{S_{ABC}}=\frac{ID.IE.\sin \widehat{DIE}}{AC.BC.\sin C}=\frac{ID.IE}{AC.BC}=\frac{r^{2}}{ab}$. Tương tự $\frac{S_{FID}}{S_{ABC}}=\frac{r^{2}}{ac}$ và $\frac{S_{EIF}}{S_{ABC}}=\frac{r^{2}}{bc}$
Do đó $\frac{S_{DEF}}{S_{ABC}}=r^{2}.\sum\frac{1}{ab}=\frac{r^{2}2p}{abc}=\frac{2rS}{abc}=\frac{r}{2R}$ (vì $S=\frac{abc}{4R} $ ) :ukliam2:

Trong chủ đề: $\frac{S_{DEF}}{S_{ABC}...

08-01-2013 - 19:42

Giả thiết bài 2 của bạn có các số:30,4,14 hình như bạn lấy từ đề thi 30-4 thì phải!
Bày này dùng định lí Menelaus
Đầu tiên để tính $S_{DEF}$ ta cần tính $S_{ADC}$, $S_{ABE}$ và $S_{BEC}$
Từ giả thiết ta có MC=30MB, NC=4NA và KB=14KA
Áp dụng định lí Menelaus cho $\Delta ABM$ cát tuyến KDC ta được:
$\frac{KA.BC.MD}{KB.CM.AD}=1$ suy ra $\frac{MD}{AD}=\frac{KB.CM}{KA.BC}=\frac{420}{31}$
Do đó $\frac{S_{AMC}}{S_{ADC}}=\frac{AM}{AD}=\frac{421}{31}$ mà $\frac{S_{ABC}}{S_{AMC}}=\frac{BC}{MC}=\frac{31}{30}$
Khi đó $\frac{S_{ABC}}{S_{ADC}}=\frac{421}{30}$ Hay $S_{ADC}=\frac{421}{30}S$
Tương tự ta tính được $S_{ABE}$ và $S_{BEC}$ theo S
Nên $S_{DEF}=S-(S_{ADC}+S_{BEC}+S_{AEB})=...$
trong quá trình tính toán có thể mình sai mong bạn thông cảm ^-^ :ukliam2:

Trong chủ đề: $M_a+M_b+M_c\geq \dfrac{4}{3}(m_a+m_b+...

06-01-2013 - 18:40

Cách của doaddat97 có vẻ chưa giải quyết được hết bài toán, mình xin giải bài này bằng BĐT cauchy:
Để ý rằng $\sum m_{a}^{2}=\frac{3}{4}\sum a^{2}$.Ta đặt $\sum m_{a}^{2}=3k^{2}$ và $\sum a^{2}=4k^{2}$ Do đó:$k\geqslant \frac{1}{3}\sum a$ và $k\geqslant \frac{1}{2\sqrt{3}}\sum a$ (1)
Xét tam giác đồng dạng như doaddat97 ta có $m_{a}(M_{a}-m_{_{a}})=\frac{a^{2}}{4}$ Hay $m_{a}.M_{a}=m_{a}^{2}+\frac{a^{2}}{4}=\frac{b^{2}+c^{2}}{2}=\frac{4k^{2}-a^{2}}{2}$ (3)
Vì $m_{a}^{2}=\frac{2(b^{2}+c^{2})-a^{2}}{4}=\frac{2(4k^{2}-a^{2})-a^{2}}{4}$ nên $a^{2}=\frac{8k^{2}-4m_{a}^{2}}{3}$ Thế vào (3) ta được $m_{a}M_{a}=\frac{2}{3}(k^{2}+m_{a}^{^{2}})$
Hay $M_{a}=\frac{2}{3}k(\frac{k}{m_{a}}+\frac{m_{a}}{k})$ Áp dụng BĐT cauchy Ta được $M_{a}\geqslant \frac{4}{3}k$ Do đó $\sum M_{a}\geqslant 4k$ (2)
Từ (1) và (2) ta được dpcm Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $\Delta ABC$ đều :ukliam2: