Đến nội dung

nhuanmaths

nhuanmaths

Đăng ký: 28-11-2012
Offline Đăng nhập: 30-09-2013 - 21:00
-----

#451215 Chứng minh rằng tứ giác $AMIN$ là tứ giác nội tiếp.

Gửi bởi nhuanmaths trong 17-09-2013 - 17:37

Cách này tuy không hay nhưng ngắn gọn:

Gọi E,F lần lượt là tiếp điểm của đường tròn nội tiếp $\bigtriangleup ABC$ với $AB,AC$.Giả sử $AB< AC$

Do $AF=AE=p-a$ và b+c=2a nên dễ dàng chứng minh $MF=ME$.Suy ra $\Delta FMI=\Delta ENI(c-g-c)$

$\Rightarrow \angle MIN=FIE=180-A$.Suy ra dpcm




#437792 O là trung điểm MN

Gửi bởi nhuanmaths trong 24-07-2013 - 15:35

Cho AB,CD là 2 dây cung bất kì của đường tròn $\left ( O \right )$.Qua A,B lần lượt  dựng 2 đường thẳng $d_{1}$,$d_{2}$ vuông góc với AB.Tương tự Qua C,D lần lượt  dựng 2 đường thẳng $d_{3}$,$d_{4}$ vuông góc với CD.Gọi M là giao điểm $d_{1}$ và $d_{3}$.Gọi N là giao điểm $d_{2}$ và $d_{4}$.Chứng minh rằng O là trung điểm MN

 

 

 

 

 




#385107 $\frac{S_{DEF}}{S_{ABC}} =...

Gửi bởi nhuanmaths trong 09-01-2013 - 20:59

Mình cũng có cách khác cho bài 1 nè!
Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp $\Delta ABC$ và AB=c, AC=b, BC=a
Để ý rằng $\sin C=\sin \widehat{DIE}$ nên $\frac{S_{DIE}}{S_{ABC}}=\frac{ID.IE.\sin \widehat{DIE}}{AC.BC.\sin C}=\frac{ID.IE}{AC.BC}=\frac{r^{2}}{ab}$. Tương tự $\frac{S_{FID}}{S_{ABC}}=\frac{r^{2}}{ac}$ và $\frac{S_{EIF}}{S_{ABC}}=\frac{r^{2}}{bc}$
Do đó $\frac{S_{DEF}}{S_{ABC}}=r^{2}.\sum\frac{1}{ab}=\frac{r^{2}2p}{abc}=\frac{2rS}{abc}=\frac{r}{2R}$ (vì $S=\frac{abc}{4R} $ ) :ukliam2:


#384775 $\frac{S_{DEF}}{S_{ABC}} =...

Gửi bởi nhuanmaths trong 08-01-2013 - 19:42

Giả thiết bài 2 của bạn có các số:30,4,14 hình như bạn lấy từ đề thi 30-4 thì phải!
Bày này dùng định lí Menelaus
Đầu tiên để tính $S_{DEF}$ ta cần tính $S_{ADC}$, $S_{ABE}$ và $S_{BEC}$
Từ giả thiết ta có MC=30MB, NC=4NA và KB=14KA
Áp dụng định lí Menelaus cho $\Delta ABM$ cát tuyến KDC ta được:
$\frac{KA.BC.MD}{KB.CM.AD}=1$ suy ra $\frac{MD}{AD}=\frac{KB.CM}{KA.BC}=\frac{420}{31}$
Do đó $\frac{S_{AMC}}{S_{ADC}}=\frac{AM}{AD}=\frac{421}{31}$ mà $\frac{S_{ABC}}{S_{AMC}}=\frac{BC}{MC}=\frac{31}{30}$
Khi đó $\frac{S_{ABC}}{S_{ADC}}=\frac{421}{30}$ Hay $S_{ADC}=\frac{421}{30}S$
Tương tự ta tính được $S_{ABE}$ và $S_{BEC}$ theo S
Nên $S_{DEF}=S-(S_{ADC}+S_{BEC}+S_{AEB})=...$
trong quá trình tính toán có thể mình sai mong bạn thông cảm ^-^ :ukliam2:


#384219 $M_a+M_b+M_c\geq \dfrac{4}{3}(m_a+m_b+m_c)...

Gửi bởi nhuanmaths trong 06-01-2013 - 18:40

Cách của doaddat97 có vẻ chưa giải quyết được hết bài toán, mình xin giải bài này bằng BĐT cauchy:
Để ý rằng $\sum m_{a}^{2}=\frac{3}{4}\sum a^{2}$.Ta đặt $\sum m_{a}^{2}=3k^{2}$ và $\sum a^{2}=4k^{2}$ Do đó:$k\geqslant \frac{1}{3}\sum a$ và $k\geqslant \frac{1}{2\sqrt{3}}\sum a$ (1)
Xét tam giác đồng dạng như doaddat97 ta có $m_{a}(M_{a}-m_{_{a}})=\frac{a^{2}}{4}$ Hay $m_{a}.M_{a}=m_{a}^{2}+\frac{a^{2}}{4}=\frac{b^{2}+c^{2}}{2}=\frac{4k^{2}-a^{2}}{2}$ (3)
Vì $m_{a}^{2}=\frac{2(b^{2}+c^{2})-a^{2}}{4}=\frac{2(4k^{2}-a^{2})-a^{2}}{4}$ nên $a^{2}=\frac{8k^{2}-4m_{a}^{2}}{3}$ Thế vào (3) ta được $m_{a}M_{a}=\frac{2}{3}(k^{2}+m_{a}^{^{2}})$
Hay $M_{a}=\frac{2}{3}k(\frac{k}{m_{a}}+\frac{m_{a}}{k})$ Áp dụng BĐT cauchy Ta được $M_{a}\geqslant \frac{4}{3}k$ Do đó $\sum M_{a}\geqslant 4k$ (2)
Từ (1) và (2) ta được dpcm Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $\Delta ABC$ đều :ukliam2:


#383328 Tìm quỹ tích điểm H

Gửi bởi nhuanmaths trong 03-01-2013 - 16:20

Nhìn tiêu đề mình hiểu ý bạn định giải bài này bằng phép biến hình!
Mình xin giải bài này bằng phép tịnh tiến:
a)Gọi M là trung điểm BC.Tia BI và CI lần lượt cắt $(I)$ tại E và F
Dễ dàng chứng minh AHCE là hình bình hành.Do đó AH=EC=2IM (không đổi vì BC cố định nên M cố định hay IM không đổi)
Xét phép tịnh tiến $T_{\vec{AH}}$ khi đó $I\rightarrow S$ sao cho $\vec{IS}=\vec{AH}$ nên AHSI là hình bình hành
AH vuông góc với BC nên IS vuông góc với BC hơn nữa IS=AH không đổi nên S cố định,lại có SH=IA=R
Vì vậy quĩ tích điểm H là $(S,R)$ phần đảo bạn tự giải nha!
b)qua phép tịnh tiến ở câu a) ta có A$\rightarrow $H, I$\rightarrow $S, F$\rightarrow $B và E$\rightarrow $C
mà A,F và E cùng nằm trên đường tròn $(I)$ nên H,B và C cùng nằm trên $(S)$ hay S trùng I'
Vậy II'=IS=AH :ukliam2:


#383299 $\sum cotA.cotB= 1$

Gửi bởi nhuanmaths trong 03-01-2013 - 15:06

Mình nghĩ dùng phương pháp lượng giác như haisupham là nhanh nhất!
Mình cũng xin post bài giải bằng đại số(theo gợi ý của doandat97) có vẻ hơi dài mong các bạn thông cảm:
ta dùng định lí cosin suy rộng $\cot A=\frac{b^{2}+c^{2}-a^{2}}{4S}$ $(*)$
Áp dụng định lí sin và cosin là có thể chứng minh được $(*)$
Do đó $\sum \cot A\cot B=\frac{\sum \left ( b^{2}+c^{2}-c^{2} \right )\left ( c^{2}+a^{2}-c^{2} \right )}{16S^{2}}=\frac{-\sum a^{4}+2\sum a^{2}b^{2}}{16S^{2}}$
Đặt $\left\{\begin{matrix}
p=a+b+c & & \\
q=ab+bc+ca & & \\
r=abc & &
\end{matrix}\right.$ ta có:
$\left\{\begin{matrix}
a^{4}+b^{4}+c^{4}=p^{4}-4p^{2}q+2q^{2}+4pr & & \\
a^{2}b^{2}+b^{2}c^{2}+c^{2}a^{2}=q^{2}-2pr & &
\end{matrix}\right.$
Suy ra $-\sum a^{4}+2\sum a^{2}b^{2}=-p^{4}+4p^{2}q-8pr$ và $16S^{2}=p(p-2a)(p-2b)(p-2c)=-p^{4}+4p^{2}q-8pr$
Nên $\sum \cot A\cot B=1$ :ukliam2:


#382463 $2Rr-r^2-\frac{p^2}{9}=\frac{-1}...

Gửi bởi nhuanmaths trong 01-01-2013 - 10:04

Biến đổi VP ta được:\[\frac{-1}{18p}\left [ 8p^{3}-27abc-12p^{2}\left ( a+b+c \right )+18p\left ( ab+bc+ca \right )\right ]$ $(1)\]
Mặt khác ta có: \[\sin A=\frac{2\tan \frac{A}{2}}{1+\tan ^{2}\frac{A}{2}}\]
Dễ dàng suy ra:\[\frac{a}{2R}=\frac{2r(p-a)}{r^{2}+(p-a)^{2}}\]
Sau khi biến đổi ta được \[a^{3}-2pa^{2}+(p^{2}+r^{2}+4Rr)a-4pRr=0\]
Tương tự khi ta thay $a$ cho $b,c$.Khi đó ta được phương trình:\[x^{3}-2px^{2}+(p^{2}+r^{2}+4Rr)x-4pRr=0\]
Theo định lí Viete ta có:\[\left\{\begin{matrix}
a+b+c=2p & & \\
ab+bc+ca=p^{2}+r^{2}+4Rr& & \\
abc=4pRr & &
\end{matrix}\right.\]
Thế vào $(1)$ biến đổi và rút gọn ta được VT
Mình thấy cách này còn dài mong các bạn có thể giúp mình giải cách ngắn hơn :ukliam2:


#374466 OL vuông góc với EF

Gửi bởi nhuanmaths trong 02-12-2012 - 09:31

Cho tam giác ABC với E,F lần lượt là chân đường phân giác của góc ABC và ACB.Gọi O và L lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và tâm đường tròn bàng tiếp của góc BAC.Chứng minh rằng:OL vuông góc với EF ~O)