Đến nội dung

mrjackass

mrjackass

Đăng ký: 01-12-2012
Offline Đăng nhập: 18-09-2016 - 19:05
****-

#397505 chứng minh abc=0

Gửi bởi mrjackass trong 16-02-2013 - 23:08

$$(a^{3}+b^{3})(b^{3}+c^{3})(c^{3}+a^{3})=a^{3}b^{3}c^{3}$$
$$\Leftrightarrow (a+b)(b+c)(c+a)(a^{2}-ab+b^{2})(b^{2}-bc+c^{2})(c^{2}-ac+a^{2})= a^{3}b^{3}c^{3}$$
$$\Leftrightarrow abc(a^{2}-ab+b^{2})(b^{2}-bc+c^{2})(c^{2}-ac+a^{2})= a^{3}b^{3}c^{3}$$
$$\Leftrightarrow abc=0 \vee (a^{2}-ab+b^{2})(b^{2}-bc+c^{2})(c^{2}-ac+a^{2})=a^{2}b^{2}c^{2}$$
Ta có :
$$a^{2}-ab+b^{2}\geq ab $$
$$b^{2}-bc+c^{2}\geq bc $$
$$c^{2}-ac+c^{2}\geq ac$$.
Nhân 3 cái trên lại ta có $(a^{2}-ab+b^{2})(b^{2}-bc+c^{2})(c^{2}-ac+c^{2})\geq a^{2}b^{2}c^{2}$
Dầu bằng xảy ra khi $a=b=c$,thay vào giả thiết ta được $abc=0$ (Thay cả 2 giả thiết đấy :D)
Vậy $abc=0$.

$ab, bc, ca$ dương chưa mà bác nhân 3 BĐT đấy với nhau tự nhiên thế =)) [Trước đi học thêm làm bài này em cx sai như vậy :D]
Thật ra cần đánh giá chặt hơn: $a^2-ab+b^2 \geq 2\sqrt{a^2b^2}-ab \geq 2|ab|-|ab|=|ab|$
Làm 2 cái tương tự rồi nhân vào với nhau mới được :D


#397502 Tìm các số nguyên x,y thỏa mãn:$x^{2}+xy+y^{2}-x^...

Gửi bởi mrjackass trong 16-02-2013 - 23:00

Tìm các số nguyên x,y thỏa mãn:$x^{2}+xy+y^{2}-x^{2}y^{2}=0$

Pt đã cho $\iff (x+y)^2=xy(xy+1)$.Lại có $(|xy|,|xy+1|)=1$ nên xét:
Nếu $xy \geq 0$ thì $\left\{\begin{matrix}
xy=a^2\\
xy+1=b^2
\end{matrix}\right.$
Với $a,b$ nguyên dương. Từ trên ta được $a^2=b^2-1 \iff (b-a)(b+a)=1$ => $a=0, b=1$. Từ đó $x=y=0$
Nếu $xy \leq -1$ (Không thể $-1 \leq xy \leq 0$) được.
Tương tự, đặt $\left\{\begin{matrix}
xy=-m^2\\
xy+1=-n^2
\end{matrix}\right.$
Trong đó $m,n$ nguyên dương. Tương tự như trên tìm được $m,n$ và tìm được $x,y$


#397493 $\frac{1}{\sqrt{y}}+\sqrt...

Gửi bởi mrjackass trong 16-02-2013 - 22:51

Giải hệ phương trình:
$\frac{1}{\sqrt{x}}+\sqrt{2-\frac{1}{\sqrt{y}}}=2$
và $\frac{1}{\sqrt{y}}+\sqrt{2-\frac{1}{\sqrt{x}}}=2$

Đặt $\frac{1}{\sqrt{x}}=a, \frac{1}{\sqrt{y}}=b$ thì $a,b>0$ và $a,b \leq 2$
$a,b$ vai trò tương đương. Giả sử $a \geq b$
Hệ đã cho $\iff \left\{\begin{matrix}
a+\sqrt{2-b}=2\\
b+\sqrt{2-a}=2
\end{matrix}\right.\iff \left\{\begin{matrix}
a=2-\sqrt{2-b}\\
b=2-\sqrt{2-a}
\end{matrix}\right.$
Ta có: $a \geq b \iff 2-\sqrt{2-b} \geq 2-\sqrt{2-a} \iff \sqrt{2-b} \leq \sqrt{2-a} \iff 2-b \leq 2-a \iff a \leq b$
=> $a=b$
Ta có PT $a+\sqrt{2-a}=2$. Giải PT trên ta có $a=b=2$ hoặc $a=b=1$, từ đó $x=y=\frac{1}{4}$ hoặc $x=y=1$


#397482 Tìm Min M=x+y

Gửi bởi mrjackass trong 16-02-2013 - 22:29

Biểu thức của đề là biểu thức đối xứng, biểu thức cần tìm cũng là biểu thức đối xứng nên đặt $x+y=s, xy=p$ thì cần tìm GTNN của $s$.
Biểu thức đã cho $\iff s^3-3sp-3p(s^2-2p)+4p^2s-4p^3=0 \iff (s-2p)(s^2-sp+2p^2-3p)=0$
Nếu $s=2p \iff x+y = 2xy \iff2=\frac{1}{x}+\frac{1}{y}\geq \frac{4}{x+y}\iff x+y \geq 2$
Nếu $s^2-sp+2p^2-3p=0 \iff 2p^2 -(s+3)p+s^2=0$
Xét pt ẩn $p$ sau đó sử dụng phương pháp miền giá trị của hàm số. Nhưng nói thật phần này mình chưa làm được bởi nó khá rối, đồng thời còn phải chú ý điều kiện $s^2\geq4p$


#396931 Tìm $\min$ : $\text{P} = \sum \f...

Gửi bởi mrjackass trong 15-02-2013 - 13:49

Cách khac nữa: $a,b,c,d$ vai trò tuơng đương. Giả sử $a \geq b \geq c \geq d$ => $\frac{1}{b+c+d}\geq\frac{1}{c+d+a}\geq\frac{1}{d+a+b}\geq\frac{1}{a+b+c}$
Áp dụng BĐT Chebyshev và C-S:
$4P \geq (a^3+b^3+c^3+d^3)(\frac{1}{b+c+d}+\frac{1}{c+d+a}+\frac{1}{d+a+b}+\frac{1}{a+b+c})\geq (a^3+b^3+c^3+d^3)\frac{16}{3(a+b+c+d)}\geq\frac{1}{4}{}(a^2+b^2+c^2+d^2)(a+b+c+d)\frac{4}{3(a+b+c+d)}=\frac{16}{3}(a^2+b^2+c^2+d^2) \iff P \geq \frac{1}{3}(a^2+b^2+c^2+d^2)$
Mặt khác:
$a^2+b^2 \geq 2ab$
$b^2+c^2 \geq 2bc$
$c^2+d^2 \geq 2cd$
$d^2+a^2 \geq 2da$
=> $a^2+b^2+c^2+d^2 \geq 1$
=> $P \geq \frac {1}{3}$
Dấu $=$ khi $a=b=c=d=\frac {1}{2}$


#395492 $\frac{1}{a_1^m}+\mathit{\frac...

Gửi bởi mrjackass trong 10-02-2013 - 12:59

Cho n số thực dương $a_1,a_2,..,a_n$, m là 1 số thực dương bất kì. Chứng minh rằng:
$\frac{1}{a_1^m}+\mathit{\frac{1}{a_2^m}}+...+\frac{1}{a_n^m}\geq\frac{n^{m+1}}{(a_1+a_2+...+a_n)^m}$
Lưu ý:
-Các tử số có thể thay $1$ bằng các hằng số nào đó
-Đây là 1 kiểu "ghép mẫu" sử dụng AM-GM, ưu điểm là có thể "ghép" các mẫu bậc cao vào nhau (C-S thì ghép tử còn các mẫu là các hạng tử đứng riêng biệt), nhược điểm là chỉ lợi khi tử là hằng số và sẽ ít hiệu quả hơn nếu tử số có biến
Ứng dụng đầu tiên:
http://diendantoanho...a-b2-ge-frac94/


#395490 Cho $a \neq b \neq c$ và thuộc [0;2]. CMR:$\sum...

Gửi bởi mrjackass trong 10-02-2013 - 12:49

Không mất tổng quát $a > b> c$ => $a-b,b-c,a-c>0$
Mặt khác $a \leq 2$ và $c \geq 0$ => $a-c \leq 2$
Áp dụng bất đẳng thức AM-GM:
$P=\frac{1}{(a-b)^2}+\frac{1}{(b-c)^2}+\frac{1}{(a-c)^2} \geq \frac{2}{(a-b)(b-c)}+\frac{1}{(a-c)^2}\geq \frac{8}{(a-b+b-c)^2}+\frac{1}{(a-c)^2}=\frac{9}{(a-c)^2}\geq\frac{9}{4}$
Dấu $=$ xảy ra khi $a=2$, $b=1$ và $c=0$ :D


#395301 $\sum \sqrt{\frac{a^2}{a^2+b+c}...

Gửi bởi mrjackass trong 09-02-2013 - 19:01

Cho $a^2+b^2+c^2=3$ và $a,b,c>0$. Chứng minh rằng:
$\sum \sqrt{\frac{a^2}{a^2+b+c}} \leq \sqrt{3}$


#395210 Tìm $\max$ của biểu thức : $\text{A}=3-2x+...

Gửi bởi mrjackass trong 09-02-2013 - 14:16

$A=3-2x+\sqrt{5-x^2+4x} \iff 2x+A-3=\sqrt{5-x^2+4x}$
Đặt $A-3=t$
$2x+t=\sqrt{5-x^2+4x} \iff 4x^2+4tx+t^2=5-x^2+4x \iff 5x^2+2(2t-2)x+(t^2-5)=0$
Tới đây bạn dùng miền giá trị của hàm số là ra


#395010 Chứng minh rằng số A=$a^2$+2$a^3$+2$a^2$+2a+1 k...

Gửi bởi mrjackass trong 08-02-2013 - 21:01

Chắc là mũ 4:
Chặn: $(a^2+a)^2< A< (a^2+a+1)^2$
Từ đó A ko thể Cp :mellow: :mellow: :mellow:

Nếu $a=0$ ???
Có lẽ đề đúng phải là khi $a\in N^{*}$
Cách giải của mình như sau: $A=a^4+2a^3+2a^2+2a+1=a^2(a^2+2a+1)+(a^2+2a+1)=(a^2+1)(a+1)^2$
Do đó, nếu A chính phương thì $a^2+1$ cũng chính phương. Đặt $$a^2+1=b^2$$ với $b\in N^{*}$. Pt này chỉ có nghiệm a=0 và b=1, không thoả mãn điều kiện $a\in N^{*}$ :D
=> Đpcm


#394931 Nên lập một VMF phiên bản điện thoại

Gửi bởi mrjackass trong 08-02-2013 - 18:01

Đúng rồi đó anh, nhưng tại sao ko lập hẳn 1 tên miền riêng cho điện thoại? Công thức Toán load tùy vào tốc độ mạng thôi


#394832 [Giải trí]Cặp đôi hoàn hảo VMF 2013

Gửi bởi mrjackass trong 08-02-2013 - 14:46

Nếu em có bạn gái và rủ đc nó tham gia VMF thì cx đc thi à :D À mà nó cũng thi chuyên Toán thưa các bác


#394819 CMR: $\sqrt[3]{a+b-c}+\sqrt[3]{a+c-b}+...

Gửi bởi mrjackass trong 08-02-2013 - 14:01

Cho $a,b,c$ là $3$ cạnh của tam giác. CMR:
$$\sqrt[3]{a+b-c}+\sqrt[3]{a+c-b}+\sqrt[3]{b+c-a}\leq \sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c}$$

Cách nào cũng được miễn là có lời giải

OK. Áp dụng BĐT Holder bậc 3 dành cho 3 bộ số:
$(\sqrt[3]{a+b-c}+\sqrt[3]{a+c-b})^3 \leq (a+b-c+a+c-b)(1+1)(1+1)=8a \iff \sqrt[3]{a+b-c}+\sqrt[3]{a+c-b} \leq 2\sqrt[3]a$
Xây dựng 2 BĐT tương tự:
$\sqrt[3]{a+c-b}+\sqrt[3]{b+c-a} \leq 2\sqrt[3]c$
$\sqrt[3]{b+c-a}+\sqrt[3]{a+b-c} \leq 2\sqrt[3]b$
Cộng vế theo vế lại các BĐT trên ta có đpcm. Dấu $=$ $\iff a=b=c$ :D
Tổng quát: Cho $a,b,c$ là độ dài 3 cạnh 1 tam giác, $n$ là 1 số nguyên dương. CMR:
$\sqrt[n]{a+b-c}+\sqrt[n]{a+c-b}+\sqrt[n]{b+c-a}\leq \sqrt[n]{a}+\sqrt[n]{b}+\sqrt[n]{c}$
Cách làm: Tượng tự như trên, áp dụng Holder bậc n cho n bộ số.
Bác nguyen tien dung 98 thử nói cách Chebyshev xem :D Chebyshev thì phù hợp hơn với THCS so với Holder


#394806 CMR: $\sqrt[3]{a+b-c}+\sqrt[3]{a+c-b}+...

Gửi bởi mrjackass trong 08-02-2013 - 13:48

đây là hướng làm của mình nhưng mình nghĩ là nó đúng, mình thư so sánh mẫu rồi đúng là có thể dùng chebyshev.
Cách làm của mình là vậy, bạn tự động não đi nhé.

Ở box này dùng Holder được không bạn để mình còn trình bày lời giải?


#394804 CMR: Diện tích KPMN lớn nhất khi PM chia đôi đường cao $AA^{'...

Gửi bởi mrjackass trong 08-02-2013 - 13:42

Hình đã gửi
Ta có $S_{KPMN}=KP.PM$ và $2S_{ABC}=AA'.BC$
Dễ thấy $KP//AA'$ và $PM//BC$
Theo định lí Ta-lét: $\frac{KP}{AA'}=\frac{BP}{AB}$ và $\frac{PM}{BC}=\frac{AP}{AB}$
=>$\frac{KP}{AA'}+\frac{PM}{BC}=\frac{BP+AP}{AB}=1$
Áp dụng bất đẳng thức AM-GM:
$1=\frac{KP}{AA'}+\frac{PM}{BC}\geq2\sqrt{\frac{KP.PM}{AA'.BC}}=2\sqrt{\frac{S_{KPMN}}{2S_{ABC}}} \iff 1\geq \frac{2S_{KPMN}}{S_{ABC}}\iff S_{KPMN} \leq \frac{1}{2}S_{ABC}$
Dấu "=" xảy ra $\iff \frac{KP}{AA'}=\frac{PM}{BC}\iff\frac{BP}{AB}=\frac{AP}{AB}\iff BP=AP \iff$ $P$ là trung điểm $AB$ $\iff$ $M$ là trung điểm $AC$
$PM$ là đường trung bình của $\Delta ABC$, theo hệ quả định lý Ta-lét thì $PM$ đi qua trung điểm $AA'$