Đến nội dung

sieucuong1998

sieucuong1998

Đăng ký: 29-12-2012
Offline Đăng nhập: 24-08-2014 - 19:50
-----

#470787 Chứng minh: 1)$\frac{OA_{1}}{AA_{1...

Gửi bởi sieucuong1998 trong 13-12-2013 - 22:42

cho $\Delta ABC$ và $O\epsilon \Delta ABC$

nối OA cắt BC ở A1,OB cắt OC tại B1,OC cắt AB tại C1

Chứng minh:

1)$\frac{OA_{1}}{AA_{1}}+\frac{OB_{1}}{BB_{1}}+\frac{OC_{1}}{CC_{1}}=1$

2)$\frac{OA}{OA_{1}}+\frac{OB}{OB_{1}}+\frac{OC}{OC_{1}}\geq 6$

3)$\frac{OA}{OA_{1}}.\frac{OB}{OB_{1}}.\frac{OC}{OC_{1}}\geq 8$

THANK :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:

58296893.untitled2.png

1. Đặt $S_{ABC}=S, S_{BOC}=S_1, S_{AOC}=S_2, S_{AOB}=S_3$ thì $S=S_1+S_2+S_3$.

Kẻ $AH\perp BC \left ( H\in BC \right ), OI\perp BC \left ( I\in BC \right )$

Khi đó $\frac{OA_{1}}{AA_{1}}=\frac{OI}{AH}=\frac{S_1}{S}$

Tương tự $\frac{OB_{1}}{BB_{1}}=\frac{S_2}{S}, \frac{OC_{1}}{CC_{1}}=\frac{S_3}{S}$

Suy ra $\frac{OA_{1}}{AA_{1}}+\frac{OB_{1}}{BB_{1}}+\frac{OC_{1}}{CC_{1}}=\frac{S_1+S_2+S_3}{S}=1 (Q.E.D)$.

2. Từ câu a có $\frac{OA_{1}}{AA_{1}}=\frac{S_1}{S}\Rightarrow \frac{OA_{1}}{AA_{1}-OA_{1}}=\frac{S_1}{S-S_{1}}\Leftrightarrow \frac{OA_{1}}{OA}=\frac{S_1}{S_2+S_3}$

hay $\Leftrightarrow \frac{OA}{OA_{1}}=\frac{S_2+S_3}{S_1} (1)$

Tương tự $\frac{OB}{OB_{1}}=\frac{S_1+S_3}{S_2}(2), \frac{OC}{OC_{1}}=\frac{S_1+S_2}{S_3}(3)$

Cộng $(1),(2),(3)$ vế theo vế cho ta

$$\frac{OA}{OA_{1}}+\frac{OB}{OB_{1}}+\frac{OC}{OC_{1}}=\left ( \frac{S_1}{S_2}+\frac{S_2}{S_1}\right )+\left ( \frac{S_2}{S_3}+\frac{S_3}{S_2}\right )+\left ( \frac{S_3}{S_1}+\frac{S_1}{S_3}\right ) \geq 2+2+2=6 (Cauchy) $$

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $S_1=S_2=S_3 \Leftrightarrow O$ là trọng tâm $\Delta ABC$.

3. Từ câu b có $\frac{OA}{OA_{1}}=\frac{S_2+S_3}{S_1}\geq \frac{2\sqrt{S_{2} S_{3}}}{S_1} (1) (Cauchy)$

Tương tự $\frac{OB}{OB_{1}}\geq \frac{2\sqrt{S_{1} S_{3}}}{S_2} (2), \frac{OC}{OC_{1}}\geq \frac{2\sqrt{S_{1} S_{3}}}{S_3} (3)$

Nhân $(1),(2),(3)$ vế theo vế có

$$\frac{OA}{OA_{1}}.\frac{OB}{OB_{1}}.\frac{OC}{OC_{1}}\geq \frac{8 S_1 S_2 S_3}{S_1 S_2 S_3} = 8$$

Dấu $'='$ xảy ra khi và chỉ khi $S_1=S_2=S_3 \Leftrightarrow O$ là trọng tâm $\Delta ABC$.

$\square$




#469902 $\sum\frac{a^3}{b+c} \geq \left(...

Gửi bởi sieucuong1998 trong 09-12-2013 - 20:08

Cho hai số dương thỏa mãn $a,b\geq 1$

Chứng minh rằng: $\frac{1}{a+1}+\frac{1}{b+1}\geq \frac{2}{\sqrt{ab}+1} $

Đặt $x=\sqrt{a}, y=\sqrt{b}$ thì $xy\geq 1 (*) $ và BĐT được viết lại

$$\frac{1}{x^{2}+1}+\frac{1}{y^{2}+1}\geq \frac{2}{xy+1} (1) $$

$$(1)\Leftrightarrow \frac{1}{x^{2}+1}-\frac{1}{xy+1}+\frac{1}{y^{2}+1}-\frac{1}{xy+1}\geq 0$$

$$\Leftrightarrow \frac{x \left (y-x \right )}{\left ( x^2+1 \right )\left ( xy+1 \right )}-\frac{y \left (y-x \right )}{\left ( y^2+1 \right )\left ( xy+1 \right )}\geq 0$$

$\Leftrightarrow \left ( y-x \right )\left [ x\left ( y^2+1 \right )-y\left (x^2+1  \right ) \right ]\geq 0$ (vì mẫu dương) 

$\Leftrightarrow \left ( y-x \right )^{2}\left ( xy-1 \right )\geq 0$ (BĐT đúng vì có $(*)$)

Vậy BĐT cần chứng minh đã $Q.E.D$. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $x=y=1$ hay $a=b=1$

$\square $




#469894 $\left\{\begin{matrix}x^2+3y-xy^2+2xy=0\\ x^2-y...

Gửi bởi sieucuong1998 trong 09-12-2013 - 19:56

$$\left\{\begin{matrix}x^2+3y-xy^2+2xy=0\\ x^2-y^2=4\end{matrix}\right.$$



#469130 $\sum \frac{a^3}{a^3+abc+b^3} \geq 1...

Gửi bởi sieucuong1998 trong 05-12-2013 - 21:26

Cho $a,b,c$ là các số dương. Chứng minh rằng:  

$$\frac{a^{3}}{a^{3}+abc+b^{3}}+\frac{b^{3}}{b^{3}+abc+c^{3}}+\frac{c^{3}}{c^{3}+abc+a^{3}} \geq 1$$

Đặt $VT = P$. Áp dụng bất đẳng thức $Cauchy$ cho ba số không âm, ta có 

$$\frac{a^{3}}{a^{3}+abc+b^{3}}+\frac{a^{3}+abc+b^{3}}{9b^{3}}+\frac{1}{3} \geq 3\sqrt[3]{\frac{a^{3}}{27b^{3}}}= \frac{a}{b} $$

Tương tự $$\frac{b^{3}}{b^{3}+abc+c^{3}}+\frac{b^{3}+abc+c^{3}}{9c^{3}}+\frac{1}{3} \geq \frac{b}{c} $$

$$\frac{c^{3}}{c^{3}+abc+a^{3}}+\frac{c^{3}+abc+a^{3}}{9a^{3}}+\frac{1}{3} \geq \frac{c}{a} $$

Cộng vế theo vế 3 bất đẳng thức trên và áp dụng $Cauchy$ ta được

$$P+\frac{a^{3}+abc+b^{3}}{9b^{3}}+\frac{b^{3}+abc+c^{3}}{9c^{3}}+\frac{c^{3}+abc+a^{3}}{9a^{3}}+1 \geq \frac{a}{b} + \frac{b}{c} + \frac{c}{a} \geq 3 $$ hay $P + S \geq 2 (*)$ với $$S=\frac{1}{9}\left ( \frac{a^{3}}{b^{3}}+ \frac{b^{3}}{c^{3}} + \frac{c^{3}}{a^{3}} \right )+\frac{abc}{9}\left ( \frac{1}{a^{3}}+\frac{1}{b^{3}}+\frac{1}{c^{3}}\right )+\frac{1}{3}$$

Mặt khác $$S\geq \frac{1}{9}\cdot 3\sqrt[3]{\frac{a^{3}b^{3}c^{3}}{b^{3}c^{3}a^{3}}}+\frac{abc}{9}\cdot 3\sqrt[3]{\frac{1}{a^{3}b^{3}c^{3}}}+\frac{1}{3}=1$$

Do đó $(*)\Leftrightarrow P\geq 1$ Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c=1$

$\square $




#418286 $\left ( \sqrt{5+2\sqrt{9\sqrt{5...

Gửi bởi sieucuong1998 trong 13-05-2013 - 23:23

Ta có   $5+2\sqrt{9\sqrt{5}-19}=\sqrt{5}-2+7-\sqrt{5}+2\sqrt{\left (\sqrt{5}-2  \right )\left (7-\sqrt{5}\right )}=\left ( \sqrt{\sqrt{5}-2}+\sqrt{7-\sqrt{5}} \right )^{2}$

$\Rightarrow \sqrt{5+2\sqrt{9\sqrt{5}-19}}= \sqrt{\sqrt{5}-2}+\sqrt{7-\sqrt{5}} $

$\Rightarrow \left ( \sqrt{5+2\sqrt{9\sqrt{5}-19}}-\sqrt{7-\sqrt{5}} \right ):2\sqrt{\sqrt{5}-2} = \frac{1}{2}$




#418175 $\frac{2+\sqrt{x}}{3+\sqrt{...

Gửi bởi sieucuong1998 trong 13-05-2013 - 17:03


Giải phương trình $\frac{2+\sqrt{x}}{3+\sqrt{1-x}}=\sqrt{x}+\sqrt{1-x} (1)$

Không PT nghiệm nguyên thì xài cái này nhé :D

ĐKXĐ. $0\leq x\leq 1$

Đặt $\sqrt{x}=t (t\geq 0)\Rightarrow \sqrt{1-x}=\sqrt{1-t^{2}}$

$PT(1)\Leftrightarrow \frac{t+2}{\sqrt{1-t^{2}}+3}=t+\sqrt{1-t^{2}}$

$\Leftrightarrow (t+3)\sqrt{1-t^{2}}-t^{2}+2t-1=0$

$\Leftrightarrow (t-1)^{2}-(t+3)\sqrt{1-t^{2}}=0$

$\Leftrightarrow \left (\sqrt{1-t}  \right )^{4}-(t+3)\sqrt{(1-t)(t+1)}=0$

$\Leftrightarrow \sqrt{1-t} \left [ (1-t)\sqrt{1-t}  -(t+3)\sqrt{t+1}\right]=0$

$\Leftrightarrow\begin{bmatrix}\sqrt{1-t}=0 (2)\\ (1-t)\sqrt{1-t}=(t+3)\sqrt{t+1} (3)\end{bmatrix}$

*$PT(2)$ có nghiệm $t=1\Rightarrow x=1$

*$PT(3)$ có $VT\leq 1, VP \geq 3$ nên vô nghiệm

Vậy $PT(1)$ có nghiệm duy nhất $x=1$.




#418082 $\sqrt{x+4}+\sqrt{x}+\sqrt{1-x...

Gửi bởi sieucuong1998 trong 12-05-2013 - 21:04

Không biết mình giải như vậy có đúng không nữa :P

Điều kiện xác định :$0 \le x \le 1$

Theo điều kiện xác định,ta có:

$\sqrt{x+4} \ge 2$

$\sqrt{x} \ge 0$

$\sqrt{1-x} \ge 1$

$\Longrightarrow \sqrt{x+4}+\sqrt{x}+\sqrt{1-x} \ge 3$

Dấu $=$ xảy ra khi $x=0$

Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất là $x=0$

--

Mới kiểm tra lại..Sai rồi :D

Chỗ đó chưa được !?




#412774 Giải phương trình 2x^{2}-5x+2=4\sqrt{2(x^{3}-21...

Gửi bởi sieucuong1998 trong 15-04-2013 - 15:44

$PT$ này phải không bạn:

$$2x^{2}-5x+2=4\sqrt{2(x^{3}-21x-20)}$$

ĐKXĐ: $-4\leq x\leq -1$ hoặc $x\geq 5$

Em xin được giải tiếp

Đặt $a=x^{2}-4x-5$$b=x+4 (ab\geq 0)$.Khi đó phương trình đã cho thành:

$2a+3b=4\sqrt{2ab}$$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2a+3b\geq 0\\ 4a^{2}-20ab+9b^{2}=0 \end{matrix}\right.$.Việc còn lại bạn chỉ việc giải pt đẳng cấp




#412608 cho phương trình: $x^{2}-2(m-1)x+m^{2}-3m=0$ tì...

Gửi bởi sieucuong1998 trong 14-04-2013 - 17:16

Để phương trình trên có 2 nghiệm $x_{1}$ và $x_{2}$ thì :

$$\Delta '=\left ( m-1 \right )^{2}-\left ( m^{2}-3m \right )=m+1\geq 0 \Rightarrow m\geq -1$$

Theo hệ thức Viète ta có:

$$S=x_{1}+x_{2}=2m-2(1)$$

$$P=x_{1}x_{2}=m^{2}-3m(2)$$
Rút $m$ từ $(1)$ ta có:
$$m=\frac{S}{2}+1$$
Thay $m$ vào $(2)$ ta được: 
$$S^{2}-4P-2S-8=0$$
$$\Leftrightarrow \left ( x_{1}-x_{2} \right )^{2}-2\left ( x_{1}+x_{2} \right )-8=0$$
Đến đây, ta được hệ thức cần tìm (không cần rút gọn cũng được).



#412606 cho phương trình: $x^{2}-2(m-1)x+m^{2}-3m=0$ tì...

Gửi bởi sieucuong1998 trong 14-04-2013 - 17:01

Để làm các bài toán loại này, ta làm lần lượt theo các bước sau:

- Đặt điều kiện cho tham số để phương trình đã cho có hai nghiệm $x_{1}$ và $x_{2}$ (thường là $a\neq 0, \Delta \geq  0$)

- Áp dụng hệ thức Viète viết $S=x_{1}+x_{2}$  và $P=x_{1}x_{2}$ theo tham số

- Dùng quy tắc cộng hoặc thế để tính tham số theo $x_{1}$ và $x_{2}$ . Từ đó đưa ra hệ thức liên hệ giữa các nghiệm $x_{1}$ và $x_{2}$.
.




#412246 $x^{3}+x^{2}-2x-1=0$

Gửi bởi sieucuong1998 trong 13-04-2013 - 17:41

Giải phương trình: $x^{3}+x^{2}-2x-1=0$

 




#400933 Đề thi chọn HSG tỉnh Phú Yên lớp 9 THCS - Năm học 2012-2013

Gửi bởi sieucuong1998 trong 01-03-2013 - 13:44

Hình đã gửi

Câu 1.(5,0 điểm)
a) Cho $A=\sqrt{2012}-\sqrt{2011}$, $B=\sqrt{2013}-\sqrt{2012}$.
So sánh $A$ và $B$.
b) Tính giá trị biểu thức: $C=\sqrt[3]{15 \sqrt{3}+26} $ $-\sqrt[3]{15 \sqrt{3}-26} $.
c) Cho $2x^{3}=3y^{3}=4z^{3}$ và $ \frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z} = 1 $. Chứng minh rằng: $\frac{\sqrt[3]{2x^{2}+3y^{2}+4z^{2}}}{\sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{3}+\sqrt[3]{4}}=1$.
Câu 2.(3,0 điểm) Giải phương trình $\frac{1}{\left ( x^{2}+2x+2 \right )^{2}} + \frac{1}{\left ( x^{2}+2x+3 \right )^{2}}=\frac{5}{4}$.
Câu 3.(4,0 điểm) Giải hệ phương trình:

Hình đã gửi

Câu 4.(3,0 điểm) Cho tam giác $ABC$. Gọi $Q$ là điểm trên cạnh $BC$ ($Q$ khác $B, C$). Trên cạnh $AQ$ lấy điểm $P$ ($P$ khác $A, Q$). Hai đường thẳng qua $P$ song song với $AC, AB$ lần lượt cắt $AB, AC$ tại $M, N$.
a) Chứng minh rằng: $\frac{AM}{AB}+\frac{AN}{AC}+\frac{PQ}{AQ}=1 $.
b) Xác định vị trí điểm $Q$ để $\frac{AM.AN.PQ}{AB.AC.AQ}=\frac{1}{27} $.
Câu 5.(3,0 điểm) Cho nửa đường tròn tâm $O$ đường kính $AB$. Điểm $C$ thuộc bán kính $OA$. Đường vuông góc với $AB$ tại $C$ cắt nửa đường tròn $(O)$ tại $D$. Đường tròn tâm $I$ tiếp xúc với nửa đường tròn $(O)$ và tiếp xúc với các đoạn thẳng $CA$, $CD$. Gọi $E$ là tiếp điểm của $AC$ với đường tròn $(I)$. Chứng minh rằng $BD=BE$.
Câu 6.(2,0 điểm) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P=1-xy$, trong đó $x, y$ là các số thực thỏa mãn điều kiện: $x^{2013}+y^{2013}=2x^{1006}y^{1006}$.