Đến nội dung

nhatquangsin

nhatquangsin

Đăng ký: 14-01-2013
Offline Đăng nhập: 23-07-2018 - 20:04
***--

Trong chủ đề: CM vuông góc BI

22-04-2014 - 20:54

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $\left ( O \right )$. Đường cao $BE,CF$ cắt nhau tại $H$. $EF$ cắt $AH$ tại $M$. Gọi $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp $AEHF$. CMR: $CM \perp BI$

 

@mod: lần sau nhớ gõ latex nhé :)

Áp dụng định lý Brokard cho tứ giác AEHF nội tiếp ta có đpcm


Trong chủ đề: Trận 7 - Số học

11-04-2014 - 21:48

Ta có thể xét không mất tính tổng quát các số $x,y,z$ là số tự nhiên.

Ta có $a^2\equiv 0;1(mod\ 4)$. Là $1$ nếu $a$ lẻ, và là $0$ nếu $a$ chẵn

Nếu cả $x,y$ là số lẻ thì khi đó $a^2+b^2+c^2\equiv 2;3 (mod\ 4)$ và $x^2y^2\equiv 1 (mod\ 4)$ (vô lý).

Nếu trong hai số $x,y$ có một số lẻ và một số chẵn thì $x^2+y^2+z^2\equiv 1;2 (mod\ 4)$ và $x^2y^2\equiv 0 (mod\ 4)$ (vô lý)

Từ đó suy ra cả $x,y$ đều chẵn, nên $z$ chẵn.

Đặt $x=2x_1;y=2y_1;z=2z_1$ ta có phương trình $x_1^2+y_1^2+z_1^2=4x_1^2y_1^2$

Lập luận tương tự thì ta cũng có $z_1;y_1;z_1$ là các số chẵn.

Lập lại quy trình như vậy thì ta sẽ có $x,y,z$ là các lũy thừa của $2$ với số mũ vô hạn, điều này vô lý.

Suy ra $z=y=x=0$


Trong chủ đề: Trận 4 - Đa thức, phương trình hàm

28-02-2014 - 22:43

Cho $x=y=0$ ta được $2f(0)=[f(0)]^2\Leftrightarrow \begin{bmatrix} f(0)=0\\ f(0)=2 \end{bmatrix}$

Xét trường hợp $f(0)=0$. Cho $x=0$ ta được $f(-y)=-f(y)$ với mọi $y\in \mathbb{R}$. Thay $y$ bằng $-y$ ta có: $f(x+y)-f(xy)=f(x)+f(y)-f(x)f(y),\forall x,y\in \mathbb{R}$.

Từ đó ta có $f(x+y)+f(x-y)=2f(x),\forall x,y\in \mathbb{R}$. Cho $x=y$ ta có $f(2x)=2f(x),\forall x\in \mathbb{R}$. Do đó $f(x+y)+f(x-y)=f(2x),\forall x,y\in \mathbb{R}$.

Đặt $u=x+y,y=x-y$ ta có $f(u)+f(v)=f(u+v),\forall u,v\in \mathbb{R}$. Hay $f(x)+f(y)=f(x+y),\forall x,y\in \mathbb{R}$.$\rightarrow f(x)=ax,\forall x\in \mathbb{R}$, $a$ là một hằng số.

Mà ta cũng có $f(xy)=f(x).f(y),\forall x,y\in \mathbb{R}$. Từ đó suy ra $\begin{bmatrix} f(x)\equiv 0\\ f(x)=x,\forall x\in \mathbb{R} \end{bmatrix}$.

Thử lại thỏa mãn.

Xét trường hợp $f(0)=2$. Cho $x=0$ ta có $f(y)=f(-y),\forall y\in \mathbb{R}$.

Thay $y=-y$ ta có $f(x+y)+f(xy)=f(x)-f(y)+f(x)f(y),\forall x,y\in \mathbb{R}$

Do đó suy ra $f(x+y)=f(x-y),\forall x,y\in \mathbb{R}$. Chọn $x=y=\frac{u}{2}$ thì ta có $f(u)=2,\forall u\in \mathbb{R}$. Hay $f(x)=2,\forall x\in \mathbb{R}$. Thế lại thỏa mãn.

Vậy các hàm thỏa mãn là $f(x)\equiv 0;f(x)\equiv 2;f(x)\equiv x$.


Trong chủ đề: Trận 3 - Tổ hợp rời rạc

07-02-2014 - 23:15

Em xin bổ sung một chút bài làm:

Ta xây dựng $70$ thành phố có đường đến $A$, $70$ thành phố có đường từ $A$ đến và xây dựng các đỉnh còn lại tương tự $A$. Ngoài ra ở mỗi thành phố trong $70$ có đường từ $A$ đến thì ta cũng xây dựng các đường đến $70$ thành phố có đường đến $A$ với mỗi một đỉnh như vậy.


Trong chủ đề: Trận 3 - Tổ hợp rời rạc

07-02-2014 - 23:09

Xét đồ thì $210$ đỉnh.

Gọi $A$ là thành phố có nhiều đường đi nhất. Khi đó ta xét các trường hợp sau:

-Hai thành phố $B$ và $C$ có đường đi từ $A$ đến: không thể có đường giữa hai thành phố.$(1)$

-Hai thành phố $B$ và $C$ cùng có đường đến $A$: không thể có đường giữa hai thành phố.$(2)$

-Hai thành phố $B$ và $C$ có đường từ $A$ đến $B$ và từ $C$ đến $A$ thì có đường từ $B$ đến $C$ và không có đường ngược lại.

Đặt số thành phố có đường từ $A$ đến là $a$, số thành phố có đường đến $A$ là $b$, các thành phố không có đường đến $A$ cũng không có đường từ $A$ là $c$.

Khi đó ta có $a+b+c=209$.

Theo $(1)$ và $(2)$ thì các thành phố có đường từ $A$ đến và từ $A$ đi sẽ không có đường nối tới nhau. Xét đồ thị $210$ đỉnh thì $A$ là đỉnh có bậc cao nhất là $a+b$. Do đó số thành phố không liên quan đến $A$ phải có số đỉnh nhỏ hơn hoặc bằng $a+b$. Gọi $S_1$ là số đường đi của các thành phố này thì vì có $c$ thành phố như vậy nên $S_1\leq c(a+b)$.

Gọi $S_2$ là số đường tới $A$ thì $S_2=a+b$. Gọi $S_3$ là số đường giữa các thành phố còn lại thì vì trong $a$ thành phố có đường từ $A$ và $b$ thành phố có đường đến $A$ có thể có đường nối nhau nên số đường lớn nhất có thể là $ab$.

Vậy số đường đi là $S=S_1+S_2+S_3\leq ab+a+b+(a+b)c=ab+c(a+1)+c(b+1)\leq \frac{(a+b+c+1)^2}{3}=14700$

Dấu = xảy ra khi $a=b=c+1$ tức ta cần xây dựng $70$ thành phố có đường từ $A$ đến các đỉnh, $70$ thành phố có đường đến $A$ và các đỉnh còn lại xây dựng tương tự điểm $A$.