Đến nội dung

TocSoanToanHoc

TocSoanToanHoc

Đăng ký: 23-01-2013
Offline Đăng nhập: Riêng tư
***--

#515666 Nghịch lý toán học ở Việt Nam : Học chỉ để... đếm tiền

Gửi bởi TocSoanToanHoc trong 27-07-2014 - 08:21

Đối mặt khủng hoảng nhân lực nhưng Toán học thiếu sự gắn bó với đời sống, kém hấp dẫn với học sinh, sinh viên, thậm chí nhiều bạn trẻ cho rằng môn học này chỉ để đếm tiền.

 

 

Những nghịch lý

GS Lê Tuấn Hoa, viện trưởng Viện Toán cho rằng, hiện ngành này đang đối mặt với khủng hoảng thiếu nguồn lực. Không chỉ thiếu những nhà toán học uy tín, tên tuổi mà còn thiếu về số lượng những người làm toán chuyên nghiệp.

Thực trạng này vừa là nguyên nhân và cũng là hệ quả của những nghịch lý trong lĩnh vực giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu toán học hiện nay. Nghịch lý đầu tiên, trong khi ở các nước công nghiệp phát triển, những người tốt nghiệp đại học ngành toán rất “đắt hàng” khi đi xin việc thì hàng loạt cử nhân thất nghiệp.

Nghịch lý thứ hai, có thể xin được học bổng ở trường ĐH danh tiếng, có cơ hội được học với những thầy giỏi bậc nhất thế giới, nhưng không dễ tìm được người để giới thiệu đi học. Một nghịch lý nữa, ở Mỹ cũng như nhiều nước châu Âu, chỉ khoảng 1/4 số tiến sĩ ngành toán được nhận vào giảng dạy trong các trường ĐH (số còn lại làm cho các doanh nghiệp) ở nước ta, cứ có bằng tiến sĩ toán là các trường ĐH nhận ngay.

PGS Bùi Xuân Hải (khoa Toán Tin, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng nêu thực trạng khủng hoảng thiếu nhân lực chất lượng cao ở đơn vị mình mà chủ yếu do không có cơ chế thu hút người giỏi trở về.

Theo thầy Hải, ngành toán của trường mình đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng thiếu người học. Mỗi năm trường có khoảng 300 sinh viên theo học ngành toán, dù chất lượng đầu vào không cao nhưng may mắn thay vẫn có một số em giỏi vượt trội. Những em này đều được nhà trường giữ lại, nhưng chỉ một vài năm sau các em đều tìm đường du học và phần lớn không trở về. Một số có trở về nhưng chỉ làm được một thời gian ngắn lại bỏ đi, chủ yếu vì thu nhập quá thấp.

Ông Nguyễn Hữu Dư, giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về toán cũng cho rằng, việc đối mặt với sự thiếu hụt người làm toán chuyên nghiệp là tình trạng chung của tất cả các trường ĐH, học viện, viện nghiên cứu. Hiện nay, những nhà toán học tuổi 58-60 rất nhiều, trong khi tuổi 40-58 rất ít.

Ứng dụng môn toán chỉ là… đếm tiền?

Tuy nhiên, theo các nhà toán học, dù các sơ sở đào tạo, nghiên cứu đưa ra nhiều giải pháp nhằm tái cấu trúc nguồn nhân lực cho ngành toán nhưng tình hình sẽ không chuyển biến bao nhiêu một khi thực tế môn toán trong các nhà trường phổ thông thiếu hấp dẫn, đào tạo ngành toán trong các trường ĐH thiếu thiết thực.

Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến ngành toán không đủ sức thu hút giới trẻ trong con đường lập nghiệp. Ở nhiều nơi có tình trạng chỉ những em không đủ điểm vào các ngành khác (tài chính, kinh tế…) thì mới đăng ký học ngành toán. Vì thế, học xong ĐH các em cũng khó học lên cao nữa, một phần vì không đủ năng lực, một phần vì không đủ đam mê.

Được mời tham gia cuộc tọa đàm, Nguyễn Huy Tùng, học sinh lớp 12 trường THPT Trần Phú, Hải Phòng cho biết, sau khi được chọn vào đội tuyển quốc gia chuẩn bị dự kỳ thi Olympic toán học quốc tế 2014 sắp tới, nhiều bạn bè đặt câu hỏi với em: “Đạo hàm, tích phân, số phức… liệu có giúp ích gì cho cuộc sống không?”.

Em Tùng chia sẻ: “Nghe các bạn hỏi mà em cảm thấy hẫng. Em học chuyên nên học chương trình riêng. Nhưng em được biết các bạn không học chuyên cũng đều được học kỹ các kiến thức này. Sách giáo khoa cũng có một cuốn Giải tích, hai cuốn Đại số. Em xem thì thấy trong đó có rất nhiều bài tập bắt học sinh làm mà rất ít nội dung giúp học sinh thấy được giá trị ứng dụng của các kiến thức đã học.

Có lẽ đó là lý do để các bạn em thấy tích phân, đạo hàm… chỉ là những thứ tự nhiên nhảy vào sách giáo khoa, các bạn ấy buộc phải học và học xong thì tất cả những thứ đó trở thành dĩ vãng. Và rốt cục, sau 12 năm học, với nhiều bạn toán chỉ là môn giúp người ta… đếm tiền chứ không phải là một môn giúp con người có những suy luận logic trong đời sống”.

Trước đó, nhiều nhà toán học đã cho rằng, nên đặt lại vấn đề dạy học môn toán trong trường phổ thông cũng như trong các trường ĐH. Thậm chí, cần nhìn lại trách nhiệm của các nhà toán học trong vấn đề này.

GS Phạm Thế Long, giám đốc học viện Kỹ thuật quân sự nói: “Lỗi một phần chính do những người làm toán. Những người làm toán chuyên nghiệp không góp phần làm cho xã hội hiểu được vẻ đẹp của toán. Những người dạy toán thì không giúp người học nhận thấy sự thiết thực của những gì mình dạy; sa đà vào việc tìm cách chứng minh, lập luận chặt chẽ mà ít chú ý tới việc giới thiệu tính ứng dụng của toán”.

Còn GS Ngô Việt Trung, nguyên viện trưởng Viện Toán học cũng nhận xét ứng dụng là cái yếu trong ngành toán, tuy nhiên giải quyết được bài toán này lại phụ thuộc vào… nhà nước.

 

Theo Tiền Phong




#440799 Toán học – Những điều kì thú và những mốc son lịch sử

Gửi bởi TocSoanToanHoc trong 06-08-2013 - 15:14

Bài viết nầy hay quá! Cám ơn tác giả bài viết rất nhiều!




#436688 Môn Đại số có nhất thiết không?

Gửi bởi TocSoanToanHoc trong 20-07-2013 - 22:25

  Một giáo sư người người Mỹ đã dạy toán 40 năm nay lại đề nghị bỏ hẳn môn đại số cũng giống như cách đây mấy năm một học giả Trung quốc đã đề nghị bỏ hẳn đông y. Hai đề nghị nầy giống nhau ở một diểm chung là hết sức ngớ ngẩn, thiếu tính thuyết phục.

    

      Hiện nay, đề nghị bỏ hẳn đông y đã bị người Trung quốc lảng quên, không còn ai nhắc đến nữa!

Đề nghị bỏ hẳn môn đại số, rồi đây, chắc cũng sẽ chịu chung số phận bị lảng quên như thế mà thôi!




#436218 Môn Đại số có nhất thiết không?

Gửi bởi TocSoanToanHoc trong 19-07-2013 - 16:40

       Andrew Hacker là một giáo sư có 40 năm kinh nghiệm giảng dạy về toán ở trường Queens College và City University of New York của Mỹ có ý muốn bỏ hẳn môn đại số, không dạy môn đại số trong các cấp học, vì giáo sư nầy muốn chương trình học được nhẹ nhàng hơn, giúp người học bớt khó khăn trong quá trình học.

 

       Thú thật, giáo sư Andrew Hacker làm tôi hết sức ngạc nhiên và ngỡ ngàng! Vì nếu bỏ bớt những phần rắc rối, rườm rà của đại số thì được, chứ bỏ hẳn đại số là  một việc làm  không mấy thuyết phục, có thể sẽ tạo ra làn sóng phản ứng rất sâu rộng.




#429722 Giải mả một cách tính tuổi

Gửi bởi TocSoanToanHoc trong 22-06-2013 - 09:57

    Giải mả một cách tính tuổi

                     ______________________

 

  Nhân đọc một Facebook, thấy có  chia sẽ một bài viết như sau :

 

Hãy viết tên mẹ bạn ra giấy;

Rồi đếm có mấy chử cái?

Tiếp đến bạn lấy số chử cái đó :

- Nhân với 2

- Cộng tiếp với 5

- Nhân với 50

- Cộng tiếp với 1763

=> Bạn hãy lấy nó trừ đi năm sinh của bạn.

   * Hai số cuối của kết quả là tuổi của bạn đấy!

- Kỳ diệu thật!

 

     Tôi đã áp dụng thử 14 truòng hợp đều thấy đúng và quá đổi ngạc nhiên vì chưa hiểu tại sao nó lại cho ra kết quả hay như thế !? Đúng là kỳ diệu thật!

 

      Tuy nhiên sau 47 phút cố gắng khám phá bí mật của cách tính trên thì tôi lại thấy nó không có gì là kỳ diệu cả! Đến lúc nấy, tôi lại  thán phục ai đó đã nghỉ ra cách tính trên, vì cách tính  tuổi của người nầy rất hay!

 

      Các bạn hãy cho một ít ví dụ và tính thử xem !   

 

      Bạn nào không rổi rảnh để tự cho ví du, có thể dựa vào  ba kết quả do Tốc Soạn Toán Học giới thiệu dưới đây để khám phá bí mật của cách tính trên cũng được :

 

      1) Trường hợp 1 : Tên mẹ có 4 ký tự, năm sinh của con là 1965

                        Tuổi của con là 48 ( Cho biết sau )

   Thử tính theo cách trên :

        + Lấy số ký tự của tên mẹ là :  4

        + Nhân với 2 :                           4 x 2 = 8

        + Cộng tiếp với 5 :                    8 + 5 = 13

        + Nhân với 50 :                     13 x 50 = 650 

        + Cộng với 1763 :              650 + 1763 = 2413

        + Trừ cho năm sinh :        2413 – 1965 = 448  

    Vậy hai số cuối của kết quả đúng  là tuổi của mẹ :  48     

 

       2) Trường hợp 2 : Tên mẹ có 5 ký tự, năm sinh của con là 2004

                         Tuổi của con là 9 ( Cho biết sau )

   Thử tính theo cách trên :

        + Lấy số ký tự của tên mẹ là :  5

        + Nhân với 2 :                           5 x 2 = 10

        + Cộng tiếp với 5 :                  10 + 5 = 15

        + Nhân với 50 :                     15 x 50 = 750 

        + Cộng với 1763 :           750 + 1763 = 2513

        + Trừ cho năm sinh :     2513 – 2004 = 509  

    Vậy hai số cuối của kết quả đúng  là tuổi của mẹ :  9

 

      3) Trường hợp 3 : Tên mẹ có 2 ký tự, năm sinh của con là 1957

                         Tuổi của con là 56 ( Cho biết sau )

   Thử tính theo cách trên :

        + Lấy số ký tự của tên mẹ là :  2

        + Nhân với 2 :                           2 x 2 = 4

        + Cộng tiếp với 5                      4 + 5 = 9

        + Nhân với 50 :                       9 x 50 = 450 

        + Cộng với 1763 :           450 + 1763 = 2213

        + Trừ cho năm sinh :     2213 – 1957 = 256  

    Vậy hai số cuối của kết quả đúng  là tuổi của mẹ :  56

 

     Các bạn thử khám phá xem tại sao nó cho ra  kết quả

 đúng và hay như thế?

 

              Khám phá bí mật :

 

Bí mật cần được “ bật mí “ ra là ở  bước thứ tư của phép tính chọn số cộng thêm vào là 1763 .

      ( Thực ra thì  không cần chọn đúng số 1763, mà chỉ cần chọn một số nào có 4 chử số mà tận cùng là 63 như 5763 , 2463, 1963,… đều được).

      Kết quả của bước tính thứ ba trong cả ba trường hợp trên ( 750, 650 và 450 ) , nếu cộng từng số với 1763 thì được kết quả theo thứ tự là : 2413,  2513 và 2213.

 

Năm nay là năm 2013.

 

      Nếu ta lấy một trong những số 2413, 2513, 2213 trừ cho năm sinh của một người nào đó thì chắc chắn ta sẽ được tuổi của người nầy, vì ta chỉ căn cứ  vào hai chử số cuối của kết quả tìm được.

 

      (Lấy  2013 trừ cho năm sinh cũng sẽ cho ra kết quả giống với các phép trừ trên).

 

      Như vậy, bí mật của của phương pháp tính tuổi trên đã bị “ bật mí “ rồi, phải không các bạn ?

_____________________

 

  ( Soạn ngày : 18/6/2013 )

 

Cách tính trên rất hay ớ chổ chỉ biết tên người mẹ tính  ra được tuổi của người con. Cách tính nầy không dựa vào tuổi của người con. Tuy trong cả 3 trường hợp đều có nêu năm sinh và tuổi người con nhưng khi tính toán lại không dùng đến.

   

     Sau khi bí mật đã bị khám phá thì cách tính trên không còn kỳ diệu nữa, nhưng chúng ta cần phải chân thành cám ơn ai đó đã là người đầu tiên nghỉ ra cách tính trên.




#429254 Giải mả một cách tính tuổi

Gửi bởi TocSoanToanHoc trong 20-06-2013 - 15:59

    Giải mả một cách tính tuổi

                     ______________________

 

  Nhân đọc một Facebook, thấy có  chia sẽ một bài viết như sau :

 

Hãy viết tên mẹ bạn ra giấy;

Rồi đếm có mấy chử cái?

Tiếp đến bạn lấy số chử cái đó :

- Nhân với 2

- Cộng tiếp với 5

- Nhân với 50

- Cộng tiếp với 1763

=> Bạn hãy lấy nó trừ đi năm sinh của bạn.

   * Hai số cuối của kết quả là tuổi của bạn đấy!

- Kỳ diệu thật!

 

     Tôi đã áp dụng thử 14 truòng hợp đều thấy đúng và quá đổi ngạc nhiên vì chưa hiểu tại sao nó lại cho ra kết quả hay như thế !? Đúng là kỳ diệu thật!

 

      Tuy nhiên sau 47 phút cố gắng khám phá bí mật của cách tính trên thì tôi lại thấy nó không có gì là kỳ diệu cả! Đến lúc nấy, tôi lại  thán phục ai đó đã nghỉ ra cách tính trên, vì cách tính  tuổi của người nầy rất hay!

 

      Các bạn hãy cho một ít ví dụ và tính thử xem !   

 

      Bạn nào không rổi rảnh để tự cho ví du, có thể dựa vào  ba kết quả do Tốc Soạn Toán Học giới thiệu dưới đây để khám phá bí mật của cách tính trên cũng được :

 

      1) Trường hợp 1 : Tên mẹ có 4 ký tự, năm sinh của con là 1965

                        Tuổi của con là 48 ( Cho biết sau )

   Thử tính theo cách trên :

        + Lấy số ký tự của tên mẹ là :  4

        + Nhân với 2 :                           4 x 2 = 8

        + Cộng tiếp với 5 :                    8 + 5 = 13

        + Nhân với 50 :                     13 x 50 = 650 

        + Cộng với 1763 :              650 + 1763 = 2413

        + Trừ cho năm sinh :        2413 – 1965 = 448  

    Vậy hai số cuối của kết quả đúng  là tuổi của mẹ :  48     

 

       2) Trường hợp 2 : Tên mẹ có 5 ký tự, năm sinh của con là 2004

                         Tuổi của con là 9 ( Cho biết sau )

   Thử tính theo cách trên :

        + Lấy số ký tự của tên mẹ là :  5

        + Nhân với 2 :                           5 x 2 = 10

        + Cộng tiếp với 5 :                  10 + 5 = 15

        + Nhân với 50 :                     15 x 50 = 750 

        + Cộng với 1763 :           750 + 1763 = 2513

        + Trừ cho năm sinh :     2513 – 2004 = 509  

    Vậy hai số cuối của kết quả đúng  là tuổi của mẹ :  9

 

      3) Trường hợp 3 : Tên mẹ có 2 ký tự, năm sinh của con là 1957

                         Tuổi của con là 56 ( Cho biết sau )

   Thử tính theo cách trên :

        + Lấy số ký tự của tên mẹ là :  2

        + Nhân với 2 :                           2 x 2 = 4

        + Cộng tiếp với 5                      4 + 5 = 9

        + Nhân với 50 :                       9 x 50 = 450 

        + Cộng với 1763 :           450 + 1763 = 2213

        + Trừ cho năm sinh :     2213 – 1957 = 256  

    Vậy hai số cuối của kết quả đúng  là tuổi của mẹ :  56

 

     Các bạn thử khám phá xem tại sao nó cho ra  kết quả

 đúng và hay như thế?

 

              Khám phá bí mật :

 

Bí mật cần được “ bật mí “ ra là ở  bước thứ tư của phép tính chọn số cộng thêm vào là 1763 .

      ( Thực ra thì  không cần chọn đúng số 1763, mà chỉ cần chọn một số nào có 4 chử số mà tận cùng là 63 như 5763 , 2463, 1963,… đều được).

      Kết quả của bước tính thứ ba trong cả ba trường hợp trên ( 750, 650 và 450 ) , nếu cộng từng số với 1763 thì được kết quả theo thứ tự là : 2413,  2513 và 2213.

 

Năm nay là năm 2013.

 

      Nếu ta lấy một trong những số 2413, 2513, 2213 trừ cho năm sinh của một người nào đó thì chắc chắn ta sẽ được tuổi của người nầy, vì ta chỉ căn cứ  vào hai chử số cuối của kết quả tìm được.

 

      (Lấy  2013 trừ cho năm sinh cũng sẽ cho ra kết quả giống với các phép trừ trên).

 

      Như vậy, bí mật của của phương pháp tính tuổi trên đã bị “ bật mí “ rồi, phải không các bạn ?

_____________________

 

  ( Soạn ngày : 18/6/2013 )




#427512 Chỉ một lần bấm máy tính, thấy ngay năm Âm lịch

Gửi bởi TocSoanToanHoc trong 15-06-2013 - 15:37

dạ, cháu thắc mắc là cách bác giới thiệu ở đây là do bác nghĩ ra hay sưu tầm giới thiệu lại ạ, cháu mong chờ những bài viết tiếp của bác.

 

        Trả lời cháu huyenpluss và một số bạn khác,

 

        Bác rất cám ơn cháu vì cháu đã nêu lên một thắc mắc giống với thắc mắc của rất nhiều người khác.

 

        Trả lởi nầy cũng chính là lời xác nhận của bác : 

 

        Cách bác giói thiệu ở đây mà cháu đã đọc qua cũng như toàn bộ những bài viết giới thiệu về Tốc Soạn Toán Học được đưa lên mạng đều đề cập đến những thành quả nghiên cứu riêng và hoàn toàn đơn độc của bác.




#427415 Chỉ một lần bấm máy tính, thấy ngay năm Âm lịch

Gửi bởi TocSoanToanHoc trong 15-06-2013 - 10:55

cách của bác thú vị quá, sẵn topic đây bác chia sẻ luôn 6 cách mak bác nói ở trên luôn đi ạ

 

Cám ơn cháu rất nhiều! Lời khen của cháu có giá trị như một lời động viên, cổ vủ  bác  nghiên cứu toán học hăng say hơn!

Bác đang chuẩn bị giới thiệu phương pháp thứ hai :Tính nhẩm ra ngay năm Âm lịch.

Các phương pháp khác cũng thú vị nhưng  không thú vị bằng hai phương pháp đã và sắp giới thiệu đâu cháu à!

Hiện nay, bác chưa đáp ứng được lời đề nghị của cháu, vì thấy chưa cần thiết phải làm như vậy!

Cháu chờ xem phương pháp thứ hai của bác, cháu nhé!




#426271 Chỉ một lần bấm máy tính, thấy ngay năm Âm lịch

Gửi bởi TocSoanToanHoc trong 12-06-2013 - 08:24

                              Ứng dụng lý thú của số dư và số lẻ trong phép chia

                                                                                       ______________________________________________

 

     Trong bài viết “Chỉ một lần bấm máy tính, thấy ngay năm Âm lịch”, Tốc Soạn Toán Học đã giới thiệu bảng định số sau :

  

                     Định số tính nhanh ra năm Âm lịch

                                  Canh    0 00  Thân        Bính    6 50  Dần

                         Tân      1 08   Dậu         Đinh   7 58  Mảo  

                         Nhâm  2 16  Tuất         Mậu    8 66  Thìn

                         Quí      3 25  Hợi          Kỷ      9 75   Tỵ              

                         Giáp    4 33  Tý              /     10 83   Ngọ

                            Ất        5 41    Sửu          /      11 91   Mùi

 

 

 

    Khi sử dụng bảng định số trên các bạn cần lưu ý là nó được lập thành bởi số dư và số lẻ trong phép chia năm dương lịch cho 12 :          

 

      - Cột số in đậm phía trước ( 0, 1, 3,…) là số dư của phép chia năm dương lịch cho 12.

 

     - Cột số in lợt phía sau ( 00, 08, 16,…) là số lẻ của phép chia năm dương lịch cho 12.

 

      Khi dùng phương pháp của Tốc Soạn Toan Học đã giới thiệu để từ năm dương lịch tính ra năm âm lịch các bạn cần lưu ý hai diểm sau :

 

       - Số dư ( Năm dương lịch / 12 )xác định can của năm âm lịch.

 

      - Số lẻ ( Năm dương lịch / 12xác định chi của năm âm lịch.

 

        Muốn từ năm Dương lịch tính nhanh ra năm Âm lịch, các bạn nên đọc thêm bài sau :

  

       Chỉ một lần bấm máy tính, thấy ngay năm Âm lịch  (Click vào đây để đọc)




#425573 Chỉ một lần bấm máy tính, thấy ngay năm Âm lịch

Gửi bởi TocSoanToanHoc trong 09-06-2013 - 22:49

                                Chỉ một lần bấm máy tính, thấy ngay năm Âm lịch

                                                                                                      ___________________________

                      

      Năm Âm lịch được xác định bởi 10 Thiên can ( Giáp, Ất, Bính,…) và 12 Địa chi (Tý, Sửu, Dần,…). Năm Âm lịch và Năm Dương lịch có liên quan rất chặt chẻ và thật lý thú. Sự liên quan của chúng có thể lập thành công thức toán hoc. (Sẽ giới thiệu công thức nầy trong một bài viết khác)

 

     Trong bài giới thiệu nầy,Tốc Soạn Toán Học không để cập gì tới việc phối hợp thiên can và địa chi để tạo thành Lục thập hoa giáp ( Chu kỳ 60 năm của Âm lịch). Bạn nào muốn tìm hiểu về việc nầy nên đọc các LỊCH VẠN NIÊN  hoặc  những bài báo nói về cách tính từ năm Duong lịch sang năm Âm lịch…

 

       Nhân dịp nầy, Tốc Soạn Toán Học giới thiệu  một phương pháp từ năm Dương lịch chỉ cần một lần bấm máy tính và nhìn vào bảng định số sau đây sẽ nhanh chóng tìm thấy năm Âm lịch  :

 

                        Định số tính nhanh ra năm Âm lịch

                                                                    ____________________

 

                         Canh    0 00  Thân        Bính    6 50  Dần

                         Tân      1 08   Dậu         Đinh   7 58  Mảo  

                         Nhâm  2 16  Tuất         Mậu    8 66  Thìn

                         Quí      3 25  Hợi          Kỷ      9 75   Tỵ              

                         Giáp    4 33  Tý              /     10 83   Ngọ

                         Ất        5 41  Sửu            /     11 91  Mùi

       

     Cách áp dụng :

 

       1) Tìm CAN : Dựa vào chử số cuối của năm Dương lịch (1930, 1945, 1954, 1975 , 2013,…rồi nhìn vào bảng định số đọc tên CAN :

 

                               - CAN của năm 1930 là CANH

                               - CAN của năm 1932 là NHÂM 

                               - CAN của năm 1945 là    ẤT

                               - CAN của năm 1954 là GIÁP

                               - CAN của năm 1968 là MẬU

                               - CAN của năm 1975 là   ẤT

                               - CAN của năm 2013 là  QUÝ

 

    2) Tìm CHI :  Lấy năm Dương lịch chia cho 12, rồi căn cứ vào hai chử số đầu tiên của số dư cho bởi phép chia để tìm ra CHI :

 

                - CHI của năm 1930 là NGỌ    (Vì 1930 / 12 = 0,83)

                  - CHI của năm 1932 là THÂN  (Vì 1932 / 12 = 0,00…)

                  - CHI của năm 1945  là   DẬU (Vì 1945 / 12 =  0,08…)

                  - CHI của năm 1954  là  NGỌ  (Vì 1954 / 12 =  0,83…)

                  - CHI của năm 1968  là THÂN (Vì 1968 / 12 = 0,00…)

                  - CHI của năm  1975  là MẢO  (Vì 1975 / 12 = 0,58…)

                  - CHI của năm 2013    là     TỴ (Vì 1913 / 12 = 0,75…)

                                

      Kết hợp hai kết quả trên thì được :

 

               - Năm 1930 là năm CANH NGỌ

               - Năm 1932 là năm NHÂM THÂN 

               - Năm 1945 là năm ẤT DẬU   

               - Năm 1954 là năm GIÁP NGỌ   

               - Năm 1968 là năm MẬU THÂN   

               - Năm 1975 là năm ẤT MẢO  

               - Năm 2013 là năm QUÝ TỴ

 

      Các bạn tự cho ví dụ và áp dụng phương pháp trên thử xem ! Rất đơn giản và dể tính lắm. Nếu đã có năm dương lịch, chỉ cần một phút là tìm được năm âm lịch ngay!

 

      Tốc Soạn Toán Học đã tìm được bảy phương pháp tìm ra năm âm lịch, mà phương pháp trên là một trong hai phương pháp đơn giản nhứt.

 

_____________________________

 

( Soạn ngày :  5/6/2013 )

 

 Các địa chỉ có liên quan đến Tốc SoạnToán Học :

http://diendantoanho...Toán-học-lý-thú

http://tocsoantoanho...cac-bai-da-dang

https://www.facebook.com/vovanle42

https://www.facebook.../TocSoanToanHoc




#420295 Con người có thể đọc và làm toán trong tình trạng vô thức

Gửi bởi TocSoanToanHoc trong 22-05-2013 - 19:35

Liệu ta có thật sự đọc được câu chữ và giải những bài toán gồm nhiều bước giải mà tâm trí không cần ý thức về chúng?

Một nhóm nhà khoa học thuộc bộ môn Tâm lí học của trường Đạihọc Hebrew đã tiến hành một loạt các thí nghiệm đưa ra câu trả lời khẳng định: con người có thể đọc chữ và làm toán trong tình trạng vô thức.


Những kết quả này được coi là thách thức cho các lí thuyết hiện có về các quá trình xử lí não bộ ở vô thức vốn cho rằng việc đọc và giải toán – hai ví dụ căn bản cho những hoạt động phức tạp, dựa trên qui luật - đều cần có ý thức.

Các nhà khoa học của trường Đại học Hebrew đã đưa ra bản báo cáo cùng kết luận cho cuộc nghiên cứu này trên Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America (PNAS) (Kỉ yếu của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ) được công bố trên mạng vào ngày 12/11/2012. Nhóm nghiên cứu, với người đứng đầu là tiến sĩ Ran Hassin, bao gồm các sinh viên đã tốt nghiệp là Asael Sklar, Ariel Goldstein, Nir Levy và Roi Mandel, cùng với tiến sĩ Anat Maril.

Để [não người] được tiếp cận các câu chữ và phương trình toán trong vô thức, các nhà nghiên cứu đã dùng một kĩ thuật tối tân nhất là phương pháp CFS (Continuous Flash Suppression). Bằng phương pháp CFS này, một mắt của người tham gia thí nghiệm được tiếp xúc với chuỗi hình ảnh thay đổi liên tục, trong khi mắt còn lại thì được cho tiếp xúc đồng thời với một hình ảnh bất biến. Những thay đổi liên tục ở một bên mắt sẽ chi phối ý thức để cho hình ảnh hiện ra ở mắt bên kia không được người ta nhận ra trong ý thức. Bằng cách dùng kĩ thuật này, các nhà nghiên cứu cho hơn 270 sinh viên trường Đại học Hebrew tiếp xúc với các câu chữ và các bài toán số học.

Trong một chuỗi các thí nghiệm sử dụng kĩ thuật này, những người tham gia thí nghiệm được yêu cầu đọc lên các con số xuất hiện trên màn hình máy tính. Những con số này hiện ra sau khi người ta cho hiện các phương trình số học trong vô thức. Kết quả thí nghiệm chứng tỏ người tham gia thí nghiệm có thể đọc con số hiện ra trong ý thức nhanh hơn nếu con số đó là kết quả của phương trình mà người đó từng thấy trong vô thức. Ví dụ, nếu cho hiện ra 9-5-1 trong tình trạng vô thức, thì người tham gia thí nghiệm sẽ đọc lên con số 3 nhanh hơn là đọc con số 4, mặc dù họ không nhận biết được là mình từng thấy phương trình toán đó.

Trong một chuỗi thí nghiệm khác được báo cáo trong bài viết đăng trên PNAS, người tham gia thí nghiệm được cho tiếp xúc trong tình trạng vô thức với một số câu chữ ngắn gọn và những câu chữ này cứ hiện ra trên màn hình cho đến khi người đó có thể nói là họ đã thấy câu chữ này. (Cùng lúc đó mắt bên kia được cho tiếp xúc với những hình ảnh nhấp nháy liên tục). Kết quả chứng tỏ là những câu chữ mang nghĩa tiêu cực (chẳng hạn như "hành vi buôn bán bất hợp pháp của con người") hoặc những cụm từ lạ thường (chẳng hạn như "cái băng ghế ăn con ngựa vằn") sẽ được nhận biết trong ý thức người xem trước những câu chữ mang nghĩa tích cực hơn (chẳng hạn như "cái áo được ủi" hoặc những cụm từ thông thường dễ hiểu như "con sư tử ăn con ngựa vằn"). Điều này cho thấy ngay cả trong vô thức con người ta vẫn dễ "để ý" những điều tiêu cực và bất thường.

Các nhà nghiên cứu cho biết, "các kết quả này chứng tỏ con người có thể thực hiện trong vô thức những hoạt động phức tạp, dựa trên qui luật, đi ngược lại với các mô hình hiện có về ý thức và vô thức".

“Vì vậy”, TS. Hassin nói, "các lí thuyết hiện hành về quá trình xử lí vô thức và ý thức con người cần phải được xem lại. Những điều chỉnh này sẽ đưa chúng ta đến gần hơn với lời giải cho một trong những bí ẩn khoa học lớn nhất của thế kỉ 21: Chức năng của ý thức con người là gì".

 

Đoàn Khương Duy dịch từ Science Daily

 

Cám ơn bạn E. Galois rất nhiều, vì bạn đã có một bài viết đề cập đến một vấn đề hết sức thực tế và trùng hợp với cảm nhận của những người đã từng trãi qua một thời gian dài nghiên cứu một cách say mê một vấn đề nào đó, một chuyên ngành nào đó. Tôi tin chắc rằng phần lớn những người nầy có sự đồng cảm sâu sắc với nội dung bài viết của bạn E. Galois.




#397963 Ngỡ ngàng thăm nơi làm việc của GS Ngô Bảo Châu tại Mỹ

Gửi bởi TocSoanToanHoc trong 18-02-2013 - 15:49

Ít ai tưởng tượng được phòng làm việc của GS Ngô Bảo Châu tại Đại học Chicago lại hết sức giản dị và khiêm nhường như vậy.


Khác với hình dung của chúng tôi, nơi làm việc của Ngô Bảo Châu - một GS có tên tuổi trên thế giới – người được nhận giải thưởng Field về Toán học tại Đại học (ĐH) Chicago, Hoa Kỳ hết sức giản dị và khiêm nhường. Một căn phòng rộng chừng 20 mét vuông được bài trí rất đơn giản. Vật dụng nhiều nhất trong căn phòng là sách và sách. Trên chiếc bàn làm việc chỉ có chiếc máy tính Apple màn hình lớn – niềm mong ước của chúng tôi, có lẽ cũng của nhiều người khác và cuốn sổ tay ghi chép. Dường như với anh, các con số, phương trình, lý thuyết toán học, các bổ đề đã và đang được chứng minh… đều nằm trong đầu và trong ổ nhớ của chiếc máy tính này.
Một số người có dịp tới thăm phòng làm việc của GS Ngô Bảo Châu có thể đã ngỡ ngàng về một cơ sở làm việc giản đơn của một trong những GS danh tiếng của trường ĐH Chicago, hay phải nghĩ lại về điều mà một nhà khoa học chân chính thường sắp đặt cho cuộc sống của mình cả trong khoa học và đời thường.

Hình đã gửi

Gs Ngô Bảo Châu tại phòng làm việc ở ĐH Chicago, Hoa Kỳ

Trên tường phía sau bàn làm việc treo một bức tranh khổ khá lớn màu vàng, đậm màu triết lý của tác giả khi phác họa chân dung Ngô Bảo Châu. Anh nói, đây là bức tranh của một họa sĩ có tên tuổi, lại là bạn anh vẽ tặng. Trên bức tường đối diện có 1 chiếc bảng xóa cũng khá lớn để anh viết ra những gì mình đang suy nghĩ hay những gì cần trao đổi, tranh luận với các đồng nghiệp hay nghiên cứu sinh.
Trong phòng làm việc của anh cũng không thấy những tấm huy chương, những kỷ vật được trao từ những giải thưởng lớn về toán học hay những bức hình chụp cùng các nguyên thủ của Việt Nam, Pháp hay Ấn Độ mặc dù ai được may mắn đến thăm nơi làm việc của anh đều muốn được nhìn thấy tận nơi những vật kỷ niệm cao quý đó.
Sự giản dị cũng toát ra từ chính con người và tính cách của vị GS trẻ này, từ trang phục, từ cách giao tiếp đến những cử chỉ thân thiện và chan hòa với tất cả mọi người. Thấy có khách tới thăm, Ngô Bảo Châu tự mình đi lấy nước, ấm chén pha trà mời và niềm nở trò chuyện.
Không chỉ riêng Ngô Bảo Châu, tất cả các Giáo sư khác trong trường ĐH Chicaco cũng đều đang làm việc trong những căn phòng tương tự. Thế mới biết, những đồ vật sang trọng, tiện nghi đắt tiền không làm nên trí tuệ con người!


Hình đã gửi

PGS. Trần Lưu Vân Hiền, mẹ GS Ngô Bảo Châu tại phòng làm việc của con trai

GS Ngô Bảo Châu nhận lời mời làm giáo sư tại khoa Toán trường ĐH Chicaco từ ngày 1/9/2010. Các trường đại học ở Mỹ xem việc mời được các nhà khoa học từng được giải Nobel hay Fields là những thành công của họ. Trước GS Ngô Bảo Châu, khoa Toán của trường đã mời được một tác giả của giải thưởng Fields từ Nga, nghe nói cũng không dễ dàng gì khi thỏa mãn mọi yêu cầu của nhà toán học này, kể cả việc không chấp nhận tham gia giảng cho sinh viên. Khi mời GS Ngô Bảo Châu, nhà trường đã đưa ra hàng loạt các đề xuất thuận lợi nhất cho anh kể cả việc không có một yêu cầu tối thiểu nào về giảng dạy. Những người như các GS nhận giải Fields, việc nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu được ưu tiên trên hết. Tuy nhiên, GS Ngô Bảo Châu yêu thích giảng dạy, anh vẫn nhận dạy một học kỳ cho sinh viên sau đại học. Hiện anh đang làm việc với 4-5 nghiên cứu sinh. Anh đặc biệt vui thích và hài lòng khi nay đang làm việc với một nhà toán học trẻ tuổi của Việt Nam.
GS Ngô Bảo Châu từng được trao nhiều giải thưởng Toán học uy tín thế giới như:
- Năm 2004: Giải thưởng Clay.
- Năm 2007: giải thưởng của Viện Nghiên cứu Toán học Oberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ Châu Âu.
- Năm 2008: giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp.
- Năm 2009: công trình chứng minh “Bổ đề cơ bản trong chương trình Langlands” của GS Ngô Bảo Châu đã được tạp chí TIME bình chọn là 1 trong 10 khám phá khoa học tiêu biểu của năm.
- Năm 2010: GS Ngô Bảo Châu nhận Fields Medal
Công việc giảng dạy, nghiên cứu chiếm nhiều thời gian nên anh nói cũng khó khăn lắm khi sắp xếp thuyết trình tại nhiều nước khác nhau. GS Lê Tuấn Hoa, Giám đốc Điều hành của Viện toán Cao cấp, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam cho biết, các đồng nghiệp Hàn Quốc nhiều lần nhờ mời giúp GS Ngô Bảo Châu sang nước này vì họ đã nhiều lần mời mà chưa được. Vậy mà chưa bao giờ GS Ngô Bảo Châu từ chối những dịp về với cộng đồng Toán học Việt Nam và dành cả mấy tháng hè của mình về làm việc tại Hà Nội. Thật có lý để GS Lê Tuấn Hoa nói rằng, chỉ có thể với tinh thần hiệp sĩ toán học, nhà toán học với giải thưởng Fields danh giá đó mới về với Việt Nam và chưa nản chí với vô vàn khó khăn khi thực hiện tinh thần hiệp sĩ đó vì nền toán học Việt Nam, vì thế hệ trẻ Việt Nam.
ĐH Chicago nổi tiếng không chỉ ở Hoa Kỳ mà được xem là một trong các trường đại học hàng đầu thế giới. Đây là một trường ĐH tư nằm ở khu phố Hyde Park Chicago, Illinois. Trường do Hội Giáo dục Baptist Mỹ và nhà tỷ phú dầu mỏ John D. Rockefeller thành lập năm 1890.
ĐH Chicago có mô hình đào tạo đa dạng, trong đó, được đánh giá xuất sắc trong các lĩnh vực về khoa học xã hội, nghiên cứu và kinh tế. Ngôi trường này nổi tiếng với các phong trào học thuật có sức ảnh hưởng lớn và tạo ra "trào lưu" trong giới khoa học trên thế giới như trường phái Kinh tế học Chicago, trường phái xã hội học, trường phái phê bình văn học Chicago và phong trào luật và kinh tế học trong phân tích pháp lý. ĐH Chicago cũng là nơi thực hiện phản ứng hạt nhân tạo tự lực đầu tiên của thế giới là trường đại học có nhà xuất bản riêng lớn nhất Hoa Kỳ.
Đến nay, trường đã có 85 người nhận giải Nobel. Khoa Toán của trường hiện có 3 GS đã nhận giải Fields – giải thưởng cao nhất của thế giới về Toán học.


Hình đã gửi

GS Ngô Bảo Châu và gia đình chụp tại Chicago tháng 1/2013.

Một điều rất vui là với kết quả học tập tốt, con gái lớn của GS Ngô Bảo Châu – Ngô Thanh Hiên vừa được trường ĐH Chicago tiếp nhận. Mùa thu tới, Hiên sẽ là sinh viên năm thứ nhất của trường.
Tiếp sau GS Ngô Bảo Châu, GS Vật lý Lý thuyết Đàm Thanh Sơn của Việt Nam cũng được mời về làm việc tại ngôi trường danh tiếng này.
Đầu năm mới 2013, đã có người bạn chúc GS Ngô Bảo Châu thế này: Thế giới hiện còn 5 bài toán thế kỷ. Chúc Châu sẽ giải được một trong những bài toán thế kỷ đó!



Hình đã gửi


Sinh năm 1972 tại Hà Nội, GS Ngô Bảo Châu từng là học sinh khối phổ thông chuyên toán tại Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Khi đang học lớp 11, Ngô Bảo Châu đoạt giải nhất với số điểm tối đa 42/42 tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế 1988 tại Australia.
Năm sau (1989), lại đoạt giải nhất (40/42 điểm) tại Olympic Toán quốc tế tại CHLB Đức.
Năm 1989, Ngô Bảo Châu được chọn sang học tại ĐH Tổng hợp Paris 6 (Pháp).
Năm sau, Ngô Bảo Châu giành điểm cao nhất khi đỗ vào trường Ecole Normal Superier. Anh tốt nghiệp đại học chỉ sau 2 năm thay vì hoàn thành bậc đại học ở Pháp là 4 năm.
Năm 1997, anh bảo vệ xong luận án Tiến sĩ ở tuổi 25.
Năm 2003, bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học ở tuổi 31.
Tháng 6/2004, Ngô Bảo Châu được nhận làm Giáo sư tại ĐH Paris 11 khi mới 32 tuổi. Năm 2005, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm Giáo sư tại Việt Nam và trở thành vị Giáo sư trẻ nhất nước khi mới 33 tuổi.
Ngô Bảo Châu cũng là thành viên của Viện Nghiên cứu Khoa học tiên tiến Princeton, Hoa Kỳ - nơi quy tụ nhiều nhà toán học và vật lý hàng đầu thế giới.
Gs Ngô Bảo Châu hiện đang giữ chức vụ GĐ Khoa học, Viện toán Cao cấp Việt Nam.



Nhờ làm việc trong một căn phòng “hết sức giản dị và khiêm nhường như vậy”nên Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung mới có thêm được một nhà toán học tái năng đạt đỉnh cao như Ngô Bảo Châu.

Phần đông những người có tài năng thực sự, dù thuộc lảnh vực nào, đều có lối sống nặng về cống hiến mà nhẹ về hưởng thụ; đời sống của họ rất giả đơn, rất ít nhu cầu.

Bản thân mình nhận thấy cần phải học ở Nhà Toán học Ngô Bảo Châu, và nhũng đồng nghiệp của anh ấy,rất nhiều điều, nhất là về lối sống giản dị, ý chí nghiên cứu,…
và tinh thần phuc vụ tổ quốc.

Mong sao Việt Nam chúng ta có nhiều nhân tài cao tuyệt như Ngô Bảo Châu để cùng
chung sức với nhân dân xây dựng đất nước!


#397327 2013-NĂM THỐNG KÊ QUỐC TẾ

Gửi bởi TocSoanToanHoc trong 16-02-2013 - 16:11

Thống kê là một môn học rất quan trọng, vì môn học nầy cho chúng ta những con số biết nói .Nhìn qua bảng thống kê, nếu hiểu được ý nghỉa của những con số liệt kê trong đó, chúng ta sẽ hiểu rỏ toàn bộ những hoạt động của cơ quan, xí nghiệp có liên quan đến bảng thống kê đó.

Tiếc thay! Ngoài những người có học chuyên ngành thống kê hoặc trực tiếp công tác trong ngành thống kê thí rất ít người quan tâm đến môn học nầy.

Thống kê và Xác suất Thống kê Toán có thể giúp cho những người biết vận dụng chúng tiên lượng được nhiều vấn đề trong nghiên cứu khoa học cũng như trong đời sống.


#395624 100% học sinh dự thi Olympic đều giành huy chương

Gửi bởi TocSoanToanHoc trong 11-02-2013 - 11:06

(Dân trí) - Thống kê từ Bộ GD-ĐT cho hay, các đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic quốc tế năm 2012 đã đem về tổng cộng 31 huy chương (HC) gồm 5 HC vàng, 15 HC bạc và 11 HC đồng. Điều đặc biệt, tất cả các HS dự thi đều có HC.
>> Thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2012



Số lượng và chất lượng giải của đội tuyển quốc gia các môn khoa học thực nghiệm được nâng lên rõ rệt. Cụ thể, đội tuyển Olympic Vật lí Châu Á đoạt 1 HC Vàng, 5 HC Bạc, 2 HC Đồng (năm 2009 đoạt 2 HC Bạc, 2 HC Đồng; năm 2010 đoạt 1 HC Bạc, 1 HC Đồng; năm 2011 đoạt 2 HC Đồng); Đội tuyển Olympic Vật lí quốc tế đoạt 2 HC Vàng, 1 HC Bạc, 2 HC Đồng (năm 2009 đoạt 5 HC Bạc; năm 2010 đoạt 1 HC Vàng, 3 HC Bạc, 1 HC Đồng; năm 2011 đoạt 1 HC Vàng, 2 HC Bạc, 2 HC Đồng);

Đội tuyển Olympic Hóa học quốc tế đoạt 1 HC Vàng, 2 HC Bạc, 1 HC Đồng (năm 2009 đoạt 1 HC Vàng, 2 HC Bạc, 1 HC Đồng; năm 2010 đoạt 2 HC Bạc, 2 HC Đồng; năm 2011 đoạt 2 HC Bạc, 2 HC Đồng); Đội tuyển Olympic Sinh học quốc tế đoạt 1 HC Bạc, 3 HC Đồng (năm 2009 đoạt 1 HC Bạc, 3 HC Đồng; năm 2010 đoạt 2 HC Bạc, 1 HC Đồng; năm 2011 đoạt 3 HC Đồng).
Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, thành tích của các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2012 có sự tiến bộ vượt bậc so với các năm trước. Đây là lần đầu tiên cả 31 học sinh thuộc 6 đội tuyển quốc gia dự thi đều đoạt HC. Đồng thời, chất lượng giải có sự tăng tiến với 5 HC Vàng (năm 2009 là 3, năm 2010 là 2, năm 2011 là 2) và 15 HC Bạc (năm 2009 là 12, năm 2010 là 12, năm 2011 là 5). Đặc biệt, đội tuyển Olympic quốc tế môn Toán học, sau nhiều năm gián đoạn đã trở lại tốp 10 nước mạnh nhất thế giới.
Các địa phương, đơn vị có truyền thống dạy học HS giỏi có những đóng góp nổi bật như Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định, mỗi đơn vị có 5 HS tham gia các đội tuyển dự thi và đều đoạt HC.
Một số địa phương chưa từng có tên trong bảng vàng thành tích thi Olympic khu vực và quốc tế lần đầu tiên có học sinh dự thi và đoạt HC. Cụ thể, tỉnh Sơn La, địa phương miền núi, kinh tế - xã hội khó khăn, điều kiện dạy học còn hạn chế, lần đầu tiên có học sinh dự thi và đoạt HC ở cả hai kỳ thi (em Ngô Phi Long, HS lớp 11 Trường THPT Chuyên Sơn La: HC Bạc Olympic Vật lí Châu Á và HC Vàng Olympic Vật lí quốc tế); Tỉnh Hà Nam, sau 17 năm tái lập tỉnh, lần đầu tiên có HS dự thi và đoạt HC ở cả hai kỳ thi (em Đinh Ngọc Hải, HS lớp 12 Trường THPT chuyên Biên Hòa: HC Bạc Olympic Vật lí Châu Á và HC Vàng Olympic Vật lí quốc tế).
Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, sở dĩ năm 2012 gặt hái được thành công một cách vượt bậc như vậy là do có những đổi mới trong công tác thi chọn HS giỏi quốc gia, thi chọn và tập huấn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực, quốc tế như: thực hiện chế độ ưu tiên tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng đối với các học sinh đoạt giải HS giỏi quốc gia; tổ chức thi thực hành đối với các môn thực nghiệm Vật lí, Hóa học, Sinh học để tăng cường chất lượng tuyển chọn; tăng thời gian tập huấn đội tuyển quốc gia; giao việc chủ trì tập huấn đội tuyển cho các đơn vị có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và khả năng tập hợp đội ngũ chuyên gia tham gia tập huấn,… đã phát huy tác dụng tích cực, góp phần nâng cao thành tích của các đội tuyển quốc gia Việt Nam tại các Olympic khu vực và quốc tế. Đồng thời tạo tiền đề quan trọng cho việc tổ chức thành công Olympic Hóa học quốc tế năm 2014 và Olympic Sinh học quốc tế năm 2016 tại Việt Nam
Dưới đây là bảng thống kê kết của các đội tuyển quốc gia Việt Nam tại các kì thi Olympic khu vực và quốc tế:
Đội tuyển

Số dự thi


Huy chương


Tổng số


Vàng


Bạc


Đồng


Olympic Vật lí Châu Á

8


1


5


2


8


Olympic Sinh học quốc tế

4



1


3


4


Olympic Toán học quốc tế

6


1


3


2


6


Olympic Vật lí quốc tế

5


2


1


2


5


Olympic Hóa học quốc tế

4


1


2


1


4


Olympic Tin học quốc tế

4



3


1


4



Tất cả các học sinh dự thi Olympic 2012 đều có huy chương là một thành công lớn
đối với Việt Nam.
Bác xin chúc mừng tất cả các cháu, cầu mong các cháu gặp nhiều thuận lợi trong
việc học tập, để sau nầy trở thành nhân tài phục vụ đất nước.


#395592 TSKH. Phùng Hồ Hải được phong đặc cách Giáo sư

Gửi bởi TocSoanToanHoc trong 11-02-2013 - 08:54

Xin trân trọng chúc mừng Giáo sư Phùng Hồ Hải. Chúc Giáo sư sớm đạt được những thành công lớn
trong nghiên cứu toán học, để đóng góp nhiều hơn và có ý nghìa hơn cho nền toán học
nước nhà.