Đến nội dung

GreatLuke

GreatLuke

Đăng ký: 24-01-2013
Offline Đăng nhập: 06-04-2017 - 09:57
-----

#420050 Ma trận phản đối xứng

Gửi bởi GreatLuke trong 21-05-2013 - 20:36

Mệnh đề sai. Lấy ví dụ 1 ma trận cấp 2: $A=\begin{pmatrix} 0 &1 \\ -1 & 0 \end{pmatrix}$ thì $A^2 = 0$.

 




#415526 Chứng minh bài tập về không gian vecto

Gửi bởi GreatLuke trong 30-04-2013 - 10:29

Chứng minh nó thỏa mãn những tính chất cơ bản của không gian vector là xong  :icon6: .
http://vi.wikipedia....hông_gian_vectơ




#400692 $\det (A^{2}+AB+B^{2})=(\det (B))^{2...

Gửi bởi GreatLuke trong 28-02-2013 - 17:54

Giải thích dùm em tại sao A lũy linh suy ra A(A+B) lũy linh và cách làm này em không hiểu lắm

Em thử chứng minh khẳng định: Nếu $A,B$ là 2 ma trận giao hoán và $B$ luỹ linh thì $det(A+B)=detA$.

Anh gợi ý là dùng tính chất của giá trị riêng: Nếu $A$ có các giá trị riêng là $\lambda_{i}, i=1,2,..n$ thì $det(A)=\prod_{i=1}^n \lambda_i$


#400092 Một số khái niệm cần biết trong ĐSTT

Gửi bởi GreatLuke trong 26-02-2013 - 00:44

$deg(P)$ là bậc của đa thức $P$. Đây chỉ là những kí hiệu và tên gọi thôi. Em không biết thì cũng không chứng tỏ là kiến thức của em bằng 0. Cứ tự tin mà đăng ký đi thi :icon6:


#400089 Cho A là ma trận lũy linh, chứng minh $A^{n}=0$

Gửi bởi GreatLuke trong 26-02-2013 - 00:37

Mình không hiểu từ chỗ ''$q(x)=x^k$ , suy ra UCLN của $p$ và $q$ có dạng $r(x)=x^r \;\;, r \in \mathbb{N}^*$ , hơn nữa, do $deg p =n$ nên $deg r \le n$'' sao lại suy ra $A^n=0$
Bạn chỉ giúp chỗ này với

Bạn có thể hiểu thế này: Nếu $q(x)=x^k$ thì tất cả các giá trị riêng của $A$ là nghiệm của $q(x)$. Do vậy $A$ sẽ có các giá trị riêng $\lambda_{i}=0 \forall i$. $p(x)$ là đa thức đặc trưng của $A$ thì $p(x)=\prod_{i=0}^{n}(x-\lambda_{i})=x^n$. Theo định lý $Cayley-Hamilton$ thì $p(A)=0$ nên $A^n=0$


#400084 Một số khái niệm cần biết trong ĐSTT

Gửi bởi GreatLuke trong 26-02-2013 - 00:16

Vết của ma trận $A$, kí hiệu là $tr(A)$, là tổng các phần tử trên đường chéo chính.

Nếu $\lambda_{i}$ là các giá trị riêng của $A$ thì $tr(A)=\sum_{i=1}^{n} \lambda_{i}$.

Nếu $\exists k \in \mathbb{N}$ sao cho $A^{k}=0$ và $\forall i<k, A^{i}\neq 0$ thì ta nói $A$ luỹ linh và $k$ được gọi là chỉ số luỹ linh của $A$.

Ta nói rằng $A$ tam giác hoá được $\Leftrightarrow \exists$ 1 ma trận tam giác $T$ đồng dạng với $A$, hay $\exists P \in M_{n}(K)$ sao cho $A=PTP^{-1}$.

Định lý: Nếu tồn tại 1 đa thức $P(X)$ tách được trên $K$ và $P(A)=0$ thì $A$ có thể đưa về dạng tam giác.

Hệ quả: Mọi ma trận vuông thuộc $M_{n}(\mathbb{C})$ đều tam giác hoá được.

Đây là 1 số khái niệm cơ bản. Nếu muốn đọc thêm em có thể xem thêm các sách về đại số. Trong đấy có nói khá kĩ về phần này.

Tuy nhiên nếu mục tiêu của em là đi thi olympic thì chỉ cần học đến phần chéo hoá là đủ. Những định lý về việc tam giác hóa ma trận không được sử dụng trực tiếp . Có lẽ nó chỉ giúp em trong việc dự đoán các kết quả thôi


#400067 Đề thi chọn đội tuyển Olympic Đại số 2013 ĐH Sư phạm Hà Nội

Gửi bởi GreatLuke trong 25-02-2013 - 23:31

Đề có lắm câu về đa thức thế nhỉ. Mình dốt nhất phần này=))


#398031 Hỏi $n$ có thể bằng $2005$ không? Tại sao?

Gửi bởi GreatLuke trong 18-02-2013 - 19:14

Tại sao? Nếu $n>3$ thì $A$ có giá trị riêng nào khác $3$ giá trị trên không?

Giả sử ma trận $A$ có 1 vector riêng $V$ ứng với giá trị riêng $\lambda$.

$P(x)=\sum_{i=0}^{n}a_{i}x^{i}$ là đa thức triệt tiêu của $A$.

Khi đó, $P(A)V=P(\lambda)V$. Vì $P(x)$ là đa thức triệt tiêu của $A$ nên $P(A)=0 \Rightarrow P(\lambda)=0$.

Vậy $\lambda \in P^{-1} \{ 0\}$.

Ví dụ $P(x)=x^{3}+1$ thì $\lambda$ chỉ có thể nhận 1 trong 3 giá trị là các nghiệm của $P(x)$.

........
@Greatluke: Chỉ sửa Latex


#397551 Hỏi $n$ có thể bằng $2005$ không? Tại sao?

Gửi bởi GreatLuke trong 17-02-2013 - 09:09

Bổ sung tí :D


Ma trận thực $C$ đối xứng nên chéo hoá được, các giá trị riêng $\lambda_{i}$ của nó thực. Vậy thì các giá trị riêng của $C^{6}+C+I$ là $\mu_{i}=\lambda_{i}^{6}+\lambda_{i}+1$.

Khảo sát hàm số $f(x)=x^{6}+x+1$. $f(x)>0 \forall x \in \mathbb{R}$.

Vậy $\mu_{i}>0 \forall i$ và $det(C^{6}+C+I)=\prod_{i=1}^{n} \mu_{i} >0$


#397395 Hỏi $n$ có thể bằng $2005$ không? Tại sao?

Gửi bởi GreatLuke trong 16-02-2013 - 19:23

Theo mình thì bài này làm như sau:

Giả sử $n$ lẻ thì $det(A)=det(-I)=-1$.

Vì $A^3+I=0$ nên đa thức triệt tiêu của $A$ tách đơn $\Rightarrow A$ chéo hóa được(lại phải dùng cái định lý này).

Các giá trị riêng $\lambda$ của $A$ $\lambda _{i}\in \left\{-1,z_{1}=\frac{1}{2}+\frac{i\sqrt{3}}{2},z_{2}=\frac{1}{2}-\frac{i\sqrt{3}}{2}\right \} $.

Giả sử $A$ không có giá trị riêng $\lambda_{i}$ nào bằng $-1$. Vì $n$ lẻ nên $detA=\prod_{i=1}^{n}\lambda_{i}$ không $\in \mathbb{R}$ nên $det(A) \neq -1 \Rightarrow$ vô lý.

Vậy $A$ phải có ít nhất 1 giá trị riêng bằng $-1\Rightarrow det(A+I)=0$ vì $A+I$ có ít nhất 1 trị riêng bằng $0$.

Vì $C$ là ma trận đối xứng nên $det(C^6+C+I)>0$. Mặt khác $BA(A+I)=C^{6}+C+I$ nên $det(B)det(A)det(A+I)=det(C^{6}+C+I)$.

Mà $det(A+I)=0$ nên $det(C^6+C+I)=0 !?!$.

Vậy $n$ không thể là số lẻ.

............
@Greatluke: Chỉ sửa là Latex. Em xem lại đoạn code để rút kinh nghiệm thêm. hi


#396739 Chứng minh rằng $det(A+I) \geq det(A-I)$

Gửi bởi GreatLuke trong 14-02-2013 - 22:18

Câu 2 có dùng đến $n$ lẻ. Vì lý luận cũng đơn giản nên tớ ngại viết ra =))

Nếu $A+I$ có $n$ giá trị riêng là $2$ thì $A-I$ có $n$ trị riêng là $0 \Rightarrow det(A+I)=2^{n} > 0=det(A-I)$.

Nếu $A+I$ có $n$ trị riêng là $0$ thì $A-I$ có $n$ trị riêng là $ -2 \Rightarrow det(A+I)=0 > (-2)^{n}=det(A-I)$.

Các trường hợp còn lại dễ dàng chứng minh được $det(A+I)=det(A-I)=0$.


Không sử dụng dữ kiện n lẻ. :).khả năng là có chỗ hổng rồi.




#396342 Chứng minh rằng det(xA+yB)=0 với mọi số thực x,y

Gửi bởi GreatLuke trong 13-02-2013 - 21:27

Cái phương trình đầu mình tự công nhận ạ?.Có chứng minh được không anh?
Cái cuối em nghĩ là x thôi?.Sao lại là $x^3$. :)

Bạn thử tự chứng minh xem. Cũng sơ cấp thôi mà :icon6:


#396222 Chứng minh rằng $det(A+I) \geq det(A-I)$

Gửi bởi GreatLuke trong 13-02-2013 - 16:09

Nếu $A^{2}=0$ thì $A$ có các giá trị riêng là $0 \Rightarrow A+I$ có các giá trị riêng là $1$, $A-I$ có các trị riêng là $-1$.
.
$\Rightarrow 1=det(A+I) \geq det(A+I)=(-1)^{n}$.

Nếu $A^{2}=I$ thì $A+I$ có các trị riêng là $0$ hoặc $2$, $A-I$ có các trị riêng tương ứng là $-2$ hoặc $0$.

$\Rightarrow det(A+I) \geq det(A-I)$.


#395675 $ A,B\in {{M}_{ n}}(R) $ không giao hoán,$ q,p,r\in...

Gửi bởi GreatLuke trong 11-02-2013 - 16:37

có 1 chỗ chưa chặt lắm. xem lại đã


#395533 Nếu $Tr(AB)=2010$thì $Tr(A)=Tr(B)$

Gửi bởi GreatLuke trong 10-02-2013 - 19:25

Đã có ý tưởng để làm bài này. Nhưng phải sử dụng đến tính chất chéo hóa của ma trận trong trường số phức. :(

Đang thử tìm 1 cách khác hay hơn :icon10: