Đến nội dung

DSH

DSH

Đăng ký: 22-02-2013
Offline Đăng nhập: 29-05-2018 - 21:26
-----

#536510 Chứng minh rằng tích của 2 số tốt là một số tốt.

Gửi bởi DSH trong 07-12-2014 - 11:36

Gọi hai số tốt là : $x;y (x \ge y)$

Xét số $xy$

Nhận thấy các số $n \in [1;x-1]$ luôn biểu diễn được dưới dạng tổng các ước số của xy (do ước của xy bao gồm ước của x)

Các số $kx$ với $k \in [1;y-1]$

Ta biểu diễn k dưới các ước của $y$

Nhân tất cả các ước của y với x ta được biểu diễn $kx$

các ước đó của xy phân biệt do các ước của y phân biệt

Các số $\in [kx+1;(k+1)x-1]$ biểu diễn $kx + m (m \in [1;x-1])$ (kx viết dưới dạng các ước như trên)

Nhận thấy $kx$ đã biểu diễn được dưới các ước của xy lớn hơn x

m biểu diễn các ước của xy nhỏ hơn x nên các ước phân biệt

 

Nên xy cũng là số tốt $.$




#536440 ĐỀ SỐ 1 Luyện VMO 2015

Gửi bởi DSH trong 06-12-2014 - 19:44

Bài hình điểm Y  ???

 

Em làm thử câu 4

Số hình vuông  1x1 là : $(C^1_n)^2$

Số hình vuông 2x2 : $(C^2_n)^2$

...

Số hình vuông nxn: $(C^n_n)^2$

 

Tổng sẽ là : $C^n_{2n}-1$ 

 

Câu hỏi mở

1. Nếu cho hình chữ nhật $mxn$ thì số hình vuông ? hình chữ nhật ?

2. Nếu cho n x n điểm trong hệ tọa độ . Số hình vuông nối được từ $n^2$ điểm đã cho là bao nhiêu ?




#536434 CM đa thức f(x)= (P(x))2+1 bất khả quy

Gửi bởi DSH trong 06-12-2014 - 19:13

Dễ dàng giải ra $P(x)=x(x-1)...(x-2004)$ bằng phương pháp xét các nghiệm của $P(x)$

Như vậy đưa về bài toán 

Chứng minh:

$(\proud (x-a_i))^2+1$ BKQ với $a_i$ là các số phân biệt

Đây là bài toán quen thuộc




#409201 Chứng minh rằng với p là số nguyên tố

Gửi bởi DSH trong 30-03-2013 - 21:00

Chứng minh rằng với p là số nguyên tố và $p^{2}+2$ cũng là số nguyên tố thì $p^{3}+2$ là số nguyên tố

p=3 Ngon

$p \ne 3 \to p^2 +2 \vdots 3$ hợp số

 

Vậy p=3




#405287 sẽ bổ sung nội dung sau

Gửi bởi DSH trong 15-03-2013 - 18:27

Bài này có thể giải được bằng potolemy và định lý hàm số Cos, mình xin trình bày như sau... Đùa tí, đại số thôi là đủ
HINT:
$ac+bd=(b+d+a-c)(b+d-(a-c))=(b+d)^2-(a-c)^2 \implies ac+(a-c)^2+bd=(b+d)^2 \implies a^2-ac+c^2=b^2+bd+d^2$

Có $(ad+bc)(ab+cd)=a^2bd+acd^2+b^2ac+bdc^2=bd(a^2+c^2)+ac(b^2+d^2)=bd(a^2-ac+c^2)+ac(b^2+bd+d^2)=(ac+bd)(b^2+bd+d^2)$

Mà, phương trình nghiệm nguyên: $xy = zt$ có nghiệm $(x;y;z;t) = (mc;bd;md;bc)$ với $(x,z)=m, b\in \mathbb Z$

Điều này sẽ giúp bạn khẳng định $ac+bd$ là hợp số



#403666 Các phương pháp giải phương trình phần nguyên

Gửi bởi DSH trong 10-03-2013 - 15:35

Phương pháp $1$. Dùng định nghĩa để khử dấu phần nguyên
$[x]=n\Leftrightarrow \begin{cases}n \in \mathbb{Z} \\ n \le x <n+1 \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}n \in \mathbb{Z} \\ 0 \le x- n<1 \end{cases}$
Ví dụ $1$. Giải phương trình
$\left[ {\frac{3x+1}{5}} \right]=2x-1 (1)$
Lời giải :
PT $(1)\Leftrightarrow \begin{cases}2x-1 \in \mathbb{Z} \\ 0 \le \frac{3x+1}{5}- 2x+1<1 \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}2x-1 \in \mathbb{Z} \\ 0 \le \frac{-7x+6}{5}<1 \end{cases} $
$\Leftrightarrow \begin{cases}2x-1 \in \mathbb{Z} \\ 0 \le -7x+6<5 \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}2x-1 \in \mathbb{Z} \\ \frac{1}{7} < x \le\frac{6}{7} \end{cases}\Leftrightarrow x =\frac{1}{2} $
Vậy nghiệm của PT $(1)$ là $x =\frac{1}{2} $.
Ví dụ $2$. Tìm nghiệm nguyên của PT
$\left[ {\frac{x}{2}} \right]+\left[ {\frac{x}{3}} \right]=17 (2)$
Lời giải :
Ta có :
$\begin{cases}0 \le \frac{x}{2}-\left[ {\frac{x}{2}} \right] <1 \\ 0 \le \frac{x}{3}-\left[ {\frac{x}{3}} \right] <1 \end{cases}\Rightarrow 0 \le \frac{x}{2}+\frac{x}{3}-\left (\left[ {\frac{x}{2}} \right]+\left[ {\frac{x}{3}} \right] \right ) < 2$
$\Rightarrow 0 \le \frac{5x}{6}-17 <2\Rightarrow 102 \le 5x < 114\Rightarrow \frac{102}{5} \le x <\frac{114}{5}$.
Kết hợp với $x \in \mathbb{Z}$, ta được $x=21, x=22$.
Tóm lại : $x=21$ thỏa mãn.
Vậy nghiệm nguyên của $(2)$ là $x=21$.
Ví dụ $3.$ Giải phương trình
$[x]^2-2[x]-3=0 (3)$
Lời giải :
PT $(3)\Leftrightarrow [x].\left ([x]-2 \right )=3=3.1=(-1).(-3)$
Do $[x]$, $[x] -2$ là các số nguyên và $[x]>[x] -2$ nên $\left[ {\begin{matrix} [x]=3\\ \left[ {x} \right]=-1 \end{matrix}} \right.$
Nếu $ [x]=3\Leftrightarrow 3 \le x < 4$.
Nếu $ [x]=-1\Leftrightarrow -1 \le x < 0$.
Vậy tập nghiệm của PT $(3)$ là : $[3, 4) \cup [-1,0)$.
Phương pháp $2.$ Đặt ẩn phụ để khử dấu phần nguyên.
Ví dụ $4.$ Giải phương trình
$\left[ {\frac{7x-5}{3}} \right]=\frac{16x+3}{5} (4)$
Lời giải :
Đặt $\frac{16x+3}{5}=y, (y \in \mathbb{Z})$, ta có
$16x+3=5y\Rightarrow x=\frac{5y-3}{16}\Rightarrow \frac{7x-5}{3}=\frac{35y-101}{48}$
Do đó
PT $\Leftrightarrow \left[ {\frac{35y-101}{48}} \right]=y\Leftrightarrow 0 \le \frac{35y-101}{48}-y<1\Leftrightarrow 0 \le -13y-101 < 48$
$\Leftrightarrow \frac{-101}{13} \ge y >\frac{149}{13}\Leftrightarrow y \in\left\{ -8; -9;-10;-11{} \right\}$ do $y \in \mathbb{Z}$.
Với $y=-8$ thì $\frac{16x+3}{5}=-8\Leftrightarrow x=-\frac{43}{16}$.
Với $y=-9$ thì $\frac{16x+3}{5}=-9\Leftrightarrow x=-3$.
Với $y=-10$ thì $\frac{16x+3}{5}=-10\Leftrightarrow x=-\frac{53}{16}$.
Với $y=-11$ thì $\frac{16x+3}{5}=-11\Leftrightarrow x=-\frac{58}{16}$.
Vậy tập nghiệm của PT $(4)$ là : $\left\{ {-\frac{43}{16};-3;-\frac{53}{16};-\frac{58}{16}} \right\}$.
Ví dụ $5.$ Giải phương trình
$x^2-6[x]+5=0$
Lời giải :
Đặt $[x]=y (y \in \mathbb{Z} )$ thì từ $(5)$ ta có $6y=x^2+5$.
Suy ra $y>0$. Lại có $y \le x < y+1$ nên $y^2+5 \le x^2+5 <y^2+2y+6\Leftrightarrow y^2+5 \le 6y <y^2+2y+6$
$\Leftrightarrow \begin{cases}y^2-6y+5 \le 0 \\ y^2-4y+6>0 \end{cases}\Leftrightarrow 1 \le y \le 5.$
Do $y \in \mathbb{Z}$ và $1 \le y \le 5$ nên $y \in \left\{ {1,2,3,4,5} \right\}$.
Với $y=1$ thì $\begin{cases} \left[ {x} \right]=1 \\ x^2=1 \end{cases} \Leftrightarrow x=1.$
Với $y=2$ thì $\begin{cases}[x]=2 \\ x^2=7 \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}2 \le x<3 \\ x=\pm \sqrt 7 \end{cases}\Leftrightarrow x=\sqrt 7.$
Với $y=3$ thì $\begin{cases}[x]=3 \\ x^2=13 \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}3 \le x<4 \\ x=\pm \sqrt {13} \end{cases}\Leftrightarrow x=\sqrt {13}.$
Với $y=4$ thì $\begin{cases}[x]=4 \\ x^2=19 \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}4 \le x<5 \\ x=\pm \sqrt {19} \end{cases}\Leftrightarrow x=\sqrt {19}.$
Với $y=5$ thì $\begin{cases}[x]=5 \\ x^2=25 \end{cases}\Leftrightarrow x=5.$
Vậy tập nghiệm của PT $(5)$ là $\left\{ {1,\sqrt{7},\sqrt{13},\sqrt{19},5} \right\}$.
Phương pháp $3$. Xét khoảng các giá trị của biến để khử dấu phần nguyên. Với chú ý rằng nếu $x \ge y$ thì $[x] \ge [y]$.
Ví dụ $6.$ Giải phương trình
$x^4=2x^2+[x]$
Lời giải :
PT $(6)\Leftrightarrow [x]=x^2(x^2-2).$
Ta xét các trường hợp sau :
* Nếu $x^2=2$ thì $\begin{cases}x=\pm \sqrt 2 \\ \left[ {x} \right]=0 \end{cases}\Leftrightarrow $ không tồn tại $x$.
* Nếu $x^2<2$ thì $\begin{cases}- \sqrt 2 <x<\sqrt 2\\ \left[ {x} \right]\le 0 \end{cases}\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} [x]=0\\\left[ {x} \right]=-1 \end{matrix}} \right.$
Với $[x]=0$ thì $\begin{cases}x^2(x^2-2)=0 \\0 \le x <1 \end{cases}\Leftrightarrow x=0$;
Với $[x]=-1$ thì $\begin{cases}x^4-2x^2+1=0 \\-1 \le x <0 \end{cases}\Leftrightarrow x=-1$;
* Nếu $x^2>2$ thì $\begin{cases}\left[ {\begin{matrix} x>\sqrt 2\\ x<- \sqrt 2 \end{matrix}} \right.\\ \left[ {x} \right]> 0 \end{cases}\Leftrightarrow x>\sqrt 2$
Suy ra $1 \le [x] \le x$ do đó
$[x]=x^2(x^2-2) \ge [x]=[x]^2(x^2-2)$
$\Leftrightarrow [x](x^2-2) \le 1\Rightarrow [x]=1$.
Từ đó $x^4-2x^2-1=0\Leftrightarrow x=\sqrt{1+\sqrt{2}}$ (do $[x]=1$).
Giá trị này thuộc khoảng đang xét.
Vậy tập nghiệm của PT $(6)$ là $\left\{ {-1,0,\sqrt{1+\sqrt{2}}} \right\}$.

Bài tập áp dụng
Giải các phương trình sau
$1.$ $\left[ {\frac{2-5x}{4}} \right]=-x$.
$2.$ $\left[ {\frac{2x-1}{3}} \right]=\left[ {\frac{x+1}{2}} \right]$.
$3.$ $\left[ {\frac{1-x}{2}} \right]+\left[ {1-\frac{x}{2}} \right]=\frac{1-3x}{8}$.
$4.$ $1-[x+1]=\frac{[x]-x}{[x-1]}$.
$5.$ $x^4-3x^2-[x]=0$.


#399403 Cmr : $\sum \frac{a^{2}+bc}{b+c}...

Gửi bởi DSH trong 23-02-2013 - 19:23

Cho a,b,c > 0. Cmr : $\sum \frac{a^{2}+bc}{b+c} \geq \sum a$


Lời giải
$\sum \dfrac{a^2+bc}{b+c} \ge \sum a$
$\Leftrightarrow \sum \dfrac{a^2+bc+ac+ab}{b+c} \ge 2 \sum a$
$\Leftrightarrow \sum \dfrac{(a+b)(a+c)}{b+c} \ge 2 \sum a$
Đặt $x=b+c;y=a+c;z=a+b$
BĐT$\Leftrightarrow \sum \dfrac{yz}{x} \ge \sum x$
$\Leftrightarrow \sum yz^2 \ge xyz(x+y+z)$
Đúng theo $AM-GM$