Đến nội dung

vietquang1998

vietquang1998

Đăng ký: 01-03-2013
Offline Đăng nhập: 15-01-2017 - 22:26
*****

#607849 \int e^{\sqrt{x}}dx

Gửi bởi vietquang1998 trong 07-01-2016 - 22:40

Rút kinh nghiệm đi bạn :icon6: lúc gửi bài mới nhớ gõ latex cho đúng không sẽ bị nhắc nhở khổ lắm

Mình sửa được mỗi phần nội dung, còn tên topic ko sửa được :(




#607845 \int e^{\sqrt{x}}dx

Gửi bởi vietquang1998 trong 07-01-2016 - 22:32

Sửa lại latex đi bạn thêm dấu $ vào đầu và cuối công thức

Bài này đã có ở đây: http://diendantoanho...n-int-esqrtxdx/

Thanks bạn :D Mà mình ko biết sửa tên topic với xóa topic như thế nào :( Cả thêm $ rồi mà vẫn ko hiện công thức toán học :(




#424898 Đề thi tuyển sinh chuyên Sư phạm vòng 2 năm 2013

Gửi bởi vietquang1998 trong 07-06-2013 - 20:29

Câu 4 : (2,5 điểm)

Tam giác $ABC$ không cân nội tiếp $(O)$, $BD$ là phân giác góc $ABC$. Đường thẳng $BD$ cắt $(O)$ tại điểm thứ 2 $E$. Đường tròn $(O_1)$ đường kính $DE$ cắt $(O)$ tại điểm thứ 2 $F$
1. Chứng minh đường thẳng đối xứng với đường thẳng $BF$ qua đường thẳng $BD$ đi qua trung điểm $AC$.
2. Biết tam giác $ABC$ vuông tại $B$. $\widehat{BAC}=60^{o}$ và bán kính $(O)$ bằng $R$, tính bán kính $(O_1)$ theo $R$.

Câu 4.2 này mọi người ra bao nhiêu?

Mình ra bằng $\frac{(\sqrt{6}-\sqrt{2})R}{2}$




#424886 Đề thi tuyển sinh chuyên Sư phạm vòng 2 năm 2013

Gửi bởi vietquang1998 trong 07-06-2013 - 20:02

Câu 3 : (1 điểm)

Với mỗi số nguyên dương $n$, kí hiệu $S_n$ là tổng $n$ số nguyên tố đầu tiên . CHứng minh rằng tr0ng dãy số $S_1,S_2,...$ không tồn tại 2 số chính phương liên tiếp.

 

Mình chứng minh như thế này

Nhận thấy $S_{n}$ lẻ nếu n chẵn

                 $S_{n}$ chẵn nếu n lẻ

Giả sử tồn tại $S_{n}$ và $S_{n+1}$ là hai số liên tiếp là số chính phương

* Xét n chẵn = 2k ($k\epsilon N*$)

$S_{n}=S_{2k}=a^{2}$ lẻ => a lẻ

$S_{n+1}=S_{2k+1}=a^{2}+b=c^{2}$ chẵn => b là số nguyên tố lẻ, c chẵn

Có:      $a^{2}+b=c^{2}$

     <=> $c^{2}-a^{2}=b$

     <=> $(c-a)(c+a)=b$

     <=> $\left\{\begin{matrix} c-a=1 & \\ c+a=b & \end{matrix}\right.$

=> $a=\frac{b-1}{2}$ chẵn (mâu thuẫn điều kiện ở trên)

* Xét n lẻ = 2k-1 ($k\epsilon N*$)

$S_{n}=S_{2k-1}=a^{2}$ chẵn => a chẵn

$S_{n+1}=S_{2k}=a^{2}+b=c^{2}$ lẻ => b là số nguyên tố lẻ, c lẻ

Có:      $a^{2}+b=c^{2}$

     <=> $c^{2}-a^{2}=b$

     <=> $(c-a)(c+a)=b$

     <=> $\left\{\begin{matrix} c-a=1 & \\ c+a=b & \end{matrix}\right.$

=> $c=\frac{b+1}{2}$ chẵn (mâu thuẫn điều kiện ở trên)

Vậy không tồn hai số hạng liên tiếp trong dãy $S_{1},S_{2},S_{3},...$ là số chính phương.




#422581 Tìm giá trị x để biểu thức nhận giá trị nguyên

Gửi bởi vietquang1998 trong 31-05-2013 - 18:01

a) Điều kiện:

$\left\{\begin{matrix} x>0 & \\ x\neq 1 & \end{matrix}\right.$

 

P = $x-\sqrt{x}+1$

 

b) P= $x-\sqrt{x}+1=x-\sqrt{x}+\frac{1}{4}+\frac{3}{4}=(\sqrt{x}-\frac{1}{2})^{2}+\frac{3}{4}\geq \frac{3}{4}$

Dấu "=" xảy ra <=> $x=\frac{1}{4}$

 

c) Vì $x\neq 0$ nên

 

Q = $\frac{2\sqrt{x}}{x-\sqrt{x}+1}=\frac{2}{\sqrt{x}+\frac{1}{\sqrt{x}}-1}$

 

Để Q nhận giá trị nguyên thì $\sqrt{x}+\frac{1}{\sqrt{x}}-1$ là ước của 2

 

Mà $\sqrt{x}+\frac{1}{\sqrt{x}}-1> 1$

 

=> $\sqrt{x}+\frac{1}{\sqrt{x}}-1=2$

 

=> $x_{1}=\frac{7+3\sqrt{5}}{2}$

 

     $x_{2}=\frac{7-3\sqrt{5}}{2}$




#422387 Một số câu khó trong đề thi vào 10

Gửi bởi vietquang1998 trong 30-05-2013 - 21:24

Bài 2: Cho a, b là các số thực dương thỏa mãn: $a+b=4$. Chứng minh rằng: $2a+3b+\frac{b}{a}+\frac{10}{b}\geq 18$.

 

Bài 2 cứ thế nào ý :( $\geq 18$ hay $\geq 16$?




#422344 giải phương trình (lớp 9)

Gửi bởi vietquang1998 trong 30-05-2013 - 20:37

$\sqrt{x+8}=\frac{3x^2+7x+8}{4x+2}$

có được kĩ năng hay kinh nghiệm giải những bài như thế này nữa càng tốt  :D




#422343 Giải phương trình: $\dfrac{2x}{2x^2-5x+3}+...

Gửi bởi vietquang1998 trong 30-05-2013 - 20:35

$\frac{2x}{2x^{2}-5x+3}+\frac{13x}{2x^{2}+x+3}=6$ (1)

Nhận thấy x=0 ko phải nghiệm của phương trình

Chia cả tử và mẫu của mỗi phân thức cho x, ta được:

$\frac{2}{2x-5+\frac{3}{x}}+\frac{13}{2x+1+\frac{3}{x}}=6$

Đặt $2x+\frac{3}{x}$=t

=> (1) <=> $\frac{2}{t-5}+\frac{13}{t+1}=6$

          <=> $2t^{2}-13t+11=0$

Có a+b+c=2-13+11=0

=> $t_{1}=1$

     $t_{2}=\frac{c}{a}=\frac{11}{2}$

* t = 1

=> $2x+\frac{3}{x}=1$

<=> $2x^{2}-x+3=0$ (vô nghiệm)

* t = $\frac{11}{2}$

=> $2x+\frac{3}{x}=\frac{11}{2}$

<=> $4x^{2}-11x+6=0$

=> $x_{1}=\frac{3}{4}$

     $x_{2}=2$

Vậy phương trình có tập nghiệm S={$\frac{3}{4};2$}




#402595 Đề thi chọn HS dự thi kì thi HS giỏi cấp Thành phố

Gửi bởi vietquang1998 trong 06-03-2013 - 21:27

Cho mình hỏi đây là đề năm bao nhiêu và ở thành phố nào ??

đề này là đề thi năm nay của huyện Đan Phượng - Thành phố Hà Nội bọn tớ

Gọi $10$ số đó là $a_1,\ a_2,\ ...,\ a_{10}$ $(a_1,\ a_2,\ ...,\ a_{10}\geq 0)$
Ta có:
$a_1=(a_2+a_3+...+a_{10})^2$
$a_2=(a_1+a_3+...+a_{10})^2$
.......
$a_{10}=(a_1+a_2+...+a_9)^2$
Không mất tính tổng quát, giả sử $a_1\geq a_2\geq a_3\geq ...\ \geq a_{10}$
Ta có:
$a_1-a_2=(a_2+a_3+...+a_{10}+a_1+a_3+...+a_{10})(a_2+a_3+...+a_{10}-a_1-a_3-...-a_{10})=(a_1+a_2+2a_3+...+2a_{10})(a_2-a_1)$
Vì $a_1\geq a_2$ và $a_1,\ a_2,\ ...,\ a_{10}\geq 0$ nên $VT\geq 0$ và $VP\leq 0$
Dấu bằng xảy ra khi $a_1=a_2=0$
Tương tự ta có: $a_2=a_3=0,$ $a_3=a_4=0,$ $a_4=a_5=0,...,$ $a_9=a_{10}=0.$
Vậy $a_1=a_2=a_3=a_4=a_5=a_6=a_7=a_8=a_9=a_{10}=0$

tớ thấy 1/100 cũng thỏa mãn mà


#402437 Đề thi chọn HS dự thi kì thi HS giỏi cấp Thành phố

Gửi bởi vietquang1998 trong 06-03-2013 - 14:40

Bài 1 (4đ):
a) Cho $f(x)=(x^{3}+12x-31)^{2013}$
Tính f(a) với $a=\sqrt[3]{16-8\sqrt{5}}+\sqrt[3]{16+8\sqrt{5}}$
b) Tìm nghiệm nguyên của pt: $5(x^{2}+xy+y^{2})=7(x+2y)$
Bài 2 (4đ):
a) Giải pt: $x^{2}=\sqrt{x^{3}-x^{2}}+\sqrt{x^{2}-x}$
b) Giải hệ pt:
(1) $x(1+\frac{1}{y})+\frac{1}{y}=1$
(2) $x(x+\frac{3}{y})+\frac{1}{y^{2}}=3$
Bài 3 (4đ):
a) Cho a,b là hai số nguyên dương. Chứng minh rằng: Nếu $5(a+b)^{2}+ab$ chia hết cho 441 thì ab chia hết cho 441.
b) Tìm 11 số không âm thỏa mãn: Số này bằng bình phương của tổng 10 số kia.
Bài 4 (2đ):
Cho a, b, c dương thỏa mãn $a+b+c=1$. Chứng minh rằng:
$a\sqrt[3]{1+b-c}+b\sqrt[3]{1+c-a}+c\sqrt[3]{1+a-b}\leq 1$
Bài 5 (6đ):
Cho $\Delta$ đều ABC nội tiếp đường tròn tâm O. Cho đường thẳng d bất kì đi qua A, cắt tiếp tuyến của đường tròn tâm O tại B, C lần lượt ở M và N. MC cắt NB tại F. d cắt đường tròn tâm O tại E (E$\neq$A). Chứng minh rằng:
a) $\Delta$ MBC đồng dạng với $\Delta$ BCN
b) Tứ giác MBFE nội tiếp
c) EF luôn đi qua 1 điểm nhất định dù d thay đổi


#401091 $x(x+5)=2\sqrt[3]{x^2+5x-2}$

Gửi bởi vietquang1998 trong 01-03-2013 - 21:22

Giải hộ mình bài toán bằng cách đặt ẩn phụ
$x(x+5)=2\sqrt[3]{x^2+5x-2}$

Tiêu đề của bạn đã đặt sai.Bạn tham khảo cách đặt tiêu đề tại đây