Đến nội dung

ttlinhtinh

ttlinhtinh

Đăng ký: 21-05-2013
Offline Đăng nhập: 06-09-2023 - 15:43
-----

#728218 Làm sao để tìm được $1$ ma trận biểu diễn và biểu thức của phép qua...

Gửi bởi ttlinhtinh trong 17-06-2021 - 16:12

https://en.wikipedia...Rotation_matrix




#726944 $x+y+z=90^{\circ}$. CMR $cot(x)+cot(y)+cot(z)=c...

Gửi bởi ttlinhtinh trong 13-05-2021 - 13:20

cho $x,y,z$ là số đo của 3 góc thỏa mãn:

$x+y+z=90^{\circ}$

chứng minh rằng

$cot(x)+cot(y)+cot(z)=cot(x).cot(y).cot(z)$

$x+y+z=\frac{\pi}{2}\Leftrightarrow x+y=\frac{\pi}{2}-z \Leftrightarrow cot(x+y)=cot(\frac{\pi}{2}-z)=tan(z) \\ \Leftrightarrow \frac{cot(x)cot(y)-1}{cot(x)+cot(y)}=\frac{1}{cot(z)} \Leftrightarrow cot(x)cot(y)cot(z)-cot(z)=cot(x)+cot(y)$




#595063 A, B là các ma trận vuông cấp n : $A^{2008} = 0$ và...

Gửi bởi ttlinhtinh trong 24-10-2015 - 07:54

A, B là các ma trận vuông cấp n : $A^{2008} = 0$ và A-2B =0. Khẳng định nào sau đây đúng ?

A. det(B) = 1

B. det(B) = 0

C. det(B) = 2

D. det(B) # 0

Do $A^{2008} = 0$ nên $\det(A^{2008}) = (\det(A))^{2008}= 0 \Rightarrow \det(A) = 0$;

$A-2B=0\Rightarrow A=2B\Rightarrow \det(A)=2^{n}\det(B)\Rightarrow \det(B)=0$




#593867 Cho dãy số $x_n$: $x_1$= $\sqrt{2}...

Gửi bởi ttlinhtinh trong 15-10-2015 - 22:50

 

Cho dãy số $x_n$:
$x_1$= $\sqrt{2}$ ; $ x_{n+1}$= $\sqrt{2+x_n}$
Chứng minh dãy hội tụ và tìm giới hạn của dãy số.

 

*) $x_{n} > 0$ với mọi $n$

*) $x_{n+1}-x_{n}=\sqrt{2+x_{n}}-\sqrt{2+x_{n-1}}=\frac{x_{n}-x_{n-1}}{\sqrt{2+x_{n}}+\sqrt{2+x_{n-1}}}$

Bằng quy nạp, dễ dàng chưngs minh $x_{n}$ là dãy tăng (1)

*) $x_{n}=\sqrt{2+\sqrt{2+...\sqrt{2+\sqrt{2}}}}<\sqrt{2+\sqrt{2+...\sqrt{2+\sqrt{4}}}}=2$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra $x_{n}$ hội tụ.

*) Giả sử $\lim x_{n}=A$. Khi đó ta có: 

$A=\sqrt{2+A}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} A>0\\ A^2-A-2=0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow (A+1)(A-2)=0\Leftrightarrow A=2$

 

Bài toán tổng quát: 

Cho dãy số: $x_{n}$ thoả mãn: $\left\{\begin{matrix} x_{1}=\sqrt{a}\\ x_{n}=\sqrt{a+x_{n-1}} \end{matrix}\right.$

Chứng minh dãy đã cho tồn tại giới hạn và tính giới hạn đó?




#593041 Chứng minh rằng: $1^{2}C_{2008}^{1}-2^...

Gửi bởi ttlinhtinh trong 10-10-2015 - 13:36

Chưng minh rằng: $1^{2}C_{2008}^{1}-2^{2}C_{2008}^{2}+3^{2}C_{2008}^{3}-...-2008^{2}C_{2008}^{2008}= 0$

Khai triển nhị thức Newton của $(1-x)^{2n}$ thu được:

$(1-x)^{2n}=C_{2n}^{0}-xC_{2n}^{1}+x^2C_{2n}^{2}-...+x^{2n}C_{2n}^{2n}$ (*)

Đạo hàm hai vế (*) theo $x$ thu được:

$2n(1-x)^{2n-1}=C_{2n}^{1}-2xC_{2n}^{2}+...-2nx^{2n-1}C_{2n}^{2n}$ (**)

Nhân hai vế (**) với $x$ thu được:

$2nx(1-x)^{2n-1}=xC_{2n}^{1}-2x^2C_{2n}^{2}+...-2nx^{2n}C_{2n}^{2n}$ (***)

Đạo hàm hai vế (***) theo $x$ thu được:

$2n(1-x)^{2n-1}-2n(2n-1)(1-x)^{2n-2}=C_{2n}^{1}-2^2xC_{2n}^{2}+...-(2n)^2x^{2n-1}C_{2n}^{2n}$

Thay $x = 1$ và $n = 1004$ ta có đpcm.




#592987 Trang web học toán bằng tiếng Anh?

Gửi bởi ttlinhtinh trong 10-10-2015 - 08:23

Mình đang học toán cao cấp ở ĐH, và muốn luyện tiếng Anh luôn nên đang tìm các trang web tiếng Anh có nhiều bài tập. 

Các trang như khanacademy chỉ toàn bài giảng thôi không thấy bài tập đâu cả. Trang Mathworks.comWolfram.com toàn là wiki về toán thôi. Nếu web đó vừa nhiều bài tập, lại thảo luận dc vs nhau như bên hoctainha thì tốt. Mn giúp mình với :D

Có trang này: http://www.artofprob...g.com/community




#592681 Cho hỏi về chứng minh bất đẳng thức

Gửi bởi ttlinhtinh trong 08-10-2015 - 00:41

 

Em có bài toán sau , mọi người giúp em nhé

 

cho a^2 + b^2 = 1/2
Chứng minh rằng :
1/(1-2ab) + 1/a + 1/b >= 6 , thanks moi nguoi

 

Sử dụng các BĐT: $a^2+b^2\geq 2ab;\frac{1}{a}+\frac{1}{b}\geq \frac{4}{a+b};2(a^2+b^2)\geq (a+b)^2$, ta có:

$\frac{1}{1-2ab}+\frac{1}{a}+\frac{1}{b}\geq \frac{1}{1-(a^2+b^2)}+\frac{4}{a+b}\geq \frac{1}{1-(a^2+b^2)}+\frac{4}{\sqrt{2(a^2+b^2)}}=6$

Dấu $=$ xảy ra khi $a=b=\frac{1}{2}$




#591826 Chứng minh rằng : $\sin x > \frac{2}{\...

Gửi bởi ttlinhtinh trong 03-10-2015 - 16:12

Với $0<x< \frac{\pi}{2}.$ Chứng minh rằng : $\sin x > \frac{2}{\pi}.x$

Xét hàm số $f(x)=\sin x-\frac{2x}{\pi}$ với $0<x<\frac{\pi}{2}$

Ta có: $f'(x)=\cos x -\frac{2}{\pi}$. Gọi $x_0\in (0,\frac{\pi}{2})$ thỏa mãn $f'(x_0) = 0$.

Do $\cos x_{0} = \frac{2}{\pi}$ suy ra $\sin x_{0} = \sqrt{\frac{\pi^2 - 4}{\pi^2}}$

Khi đó:

Với $x\in (0,x_{0})$, $f'(x)>0$, suy ra hàm $f(x)$ đồng biến. Do đó: $f(x)>f(0)=0\Rightarrow \sin x > \frac{2x}{\pi}$

Với $x\in (x_{0},\frac{\pi}{2})$, $f'(x)<0$, suy ra hàm $f(x)$ nghịch biến. Do đó: $f(x)>f(\frac{\pi}{2})=0\Rightarrow \sin x>\frac{2x}{\pi}$

Tại $x = x_{0}$, ta có $\sin x_{0} - \frac{2x_{0}}{\pi} > 0$.

Tóm lại, với $0<x<\frac{\pi}{2}$ ta có: $\sin x>\frac{2x}{\pi}$




#591789 Bài 5: Cho $x,y,z>0$ và x+y=1. Tìm giá trị nhỏ nhất của $A...

Gửi bởi ttlinhtinh trong 03-10-2015 - 11:06

Mình lại làm như thế này $A = (\frac{1}{x^{2} + y^{2}} + \frac{1}{2xy}) + \frac{1}{2xy} + (\frac{1}{xy} + 4xy) \geq \frac{4}{(x + y)^{2}} + \frac{1}{2\frac{(x + y)^{2}}{4}} + 2\sqrt{4xy . \frac{1}{xy}} = 4 + \frac{1}{\frac{1}{2}} + 4 = 10.$. Cho mình bết mình sai chỗ nào để rút kinh nghiệm  :D

Quan trọng là nhóm như thế nào để dấu $=$ xảy ra.

Nếu nhóm như bạn thì dấu $=$ xảy ra khi: $\left\{\begin{matrix} x=y\\ 4x^2y^2=1\\ x+y=1 \end{matrix}\right.$ Hệ này vô nghiệm.




#591756 Hỏi về máy tính

Gửi bởi ttlinhtinh trong 02-10-2015 - 21:51

mình xài vinacal mà vẫn sai

Hôm qua mình cũng đã thử Vinacal và kết quả bằng $4$. Tuy nhiên, sáng nay thử máy tính fx-500ES thật thì kết quả bằng $900$.

Trên diễn đàn cũng đã từng có chủ đề nói về một số lỗi của Vinacal, tham khảo tại đây




#591692 chứng minh |sinx| < |x| với mọi x thuộc R

Gửi bởi ttlinhtinh trong 02-10-2015 - 17:34

chứng minh giúp mình bđt này với |sinx| < |x| với mọi x thuộc R

Đúng ra là $|\sin x|\leq |x|$.

*) Với $x = 0$ ta có $|\sin x|= |x|$

*) Với $x\in (-\infty,-\frac{\pi}{2}]\cup [\frac{\pi}{2},\infty)$ thì $x^2>1\geq\sin^2 x\Rightarrow |\sin x|<|x|$

*) Với $x\in (-\frac{\pi}{2},0)\cup (0,\frac{\pi}{2})$. Xét hàm số: $f(x)=x^2-\sin^2 x$

Ta có: $f'(x)=2x-\sin 2x$; $f''(x)=2-2\cos 2x = 2(1-\cos 2x)>0$

Do đó $f'(x)$ luôn đồng biến với $x\in (-\frac{\pi}{2},0)\cup (0,\frac{\pi}{2})$

TH1: Với $x\in (-\frac{\pi}{2},0)$ kết hợp $f'(x)$ đồng biến suy ra $f'(x)<f'(0) = 0$.

Do đó, $f(x)$ nghịch biến với $x\in (-\frac{\pi}{2},0)$. Suy ra $f(x) > f(0) = 0$ với $x\in (-\frac{\pi}{2},0)$. Suy ra $x^2 > \sin^2 x \Rightarrow |\sin x|<|x|$

TH2: Với $x\in (0,\frac{\pi}{2})$ kết hợp  $f'(x)$ đồng biến suy ra $f'(x)>f'(0) = 0$

Do đó, $f(x)$ đồng biến với $x\in (0,\frac{\pi}{2})$. Suy ra $f(x) > f(0) = 0$ với $x\in (0,\frac{\pi}{2})$. Suy ra $x^2 > \sin^2 x \Rightarrow |\sin x|<|x|$

Kết luận: $|\sin x|\leq |x|$ với $x\in \mathbb{R}$




#591637 Hỏi về máy tính

Gửi bởi ttlinhtinh trong 01-10-2015 - 23:46

nếu bỏ dấu nhân sau số 2 thì sao bạn

Nếu bỏ dấu nhân sau số $2$ thì xuất hiện phép nhân tắt $2(32-17)$.

Một số dòng máy tính casio (mình đã thử với máy fx-500MS) ưu tiên phép nhân tắt trước phép nhân, chia bình thường.

Do đó kết quả thu được là $120\div 2(32-17)=120\div 30=4$.

Tuy nhiên, phép tính đúng phải là $120\div 2\times (32-17)=60\times 15=900$.

Các dòng máy casio đời cao hơn không ưu tiên phép nhân tắt như các máy đời thấp nữa. Mình đã thử với máy tính fx-500ES và kết quả bằng $900$




#591403 giải phương trình lượng giac sau: $4cos3x.cos2x+2cos3x+1=0$

Gửi bởi ttlinhtinh trong 29-09-2015 - 14:55

giải phương trình lượng giac sau:

$4cos3x.cos2x+2cos3x+1=0$

Phương trình đã cho tương đương với:

$2(\cos 5x + \cos x)+2\cos 3x+1 = 0\Leftrightarrow 2\cos 5x + 2\cos 3x +2\cos x + 1=0$ (*)

Nhận thấy $x = k\pi$ với $k\in \mathbb{Z}$ không phải là nghiệm của phương trình đã cho. Nhân hai vế (*) với $\sin x$ thu được:

$(*)\Leftrightarrow 2\cos 5x \sin x+2\cos 3x \sin x+2\cos x \sin x+\sin x=0 \\ \Leftrightarrow (\sin 6x - \sin 4x)+(\sin 4x -\sin 2x)+\sin 2x+\sin x =0 \\ \Leftrightarrow \sin 6x + \sin x = 0\Leftrightarrow 2\sin(\frac{7x}{2})\cos(\frac{5x}{2})=0\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x = \frac{k2\pi}{7}\\ x = \frac{\pi+k2\pi}{5} \end{matrix}\right.$




#591049 $\int\limits_{\frac{\pi }{6...

Gửi bởi ttlinhtinh trong 26-09-2015 - 23:04

Giải giùm mình cái tiểu đề :icon6:

$\int\limits_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{3}}{\sqrt{{{\tan }^{2}}x+{{\cot }^{2}}x-2}}$ 

$\int_{\frac{\pi}{6}}^{\frac{\pi}{3}}\sqrt{\tan^2 x+\cot^2 x-2}dx=\int_{\frac{\pi}{6}}^{\frac{\pi}{3}}\sqrt{\tan^2 x-2\tan x\cot x+\cot^2 x}dx =\int_{\frac{\pi}{6}}^{\frac{\pi}{3}}\sqrt{(\tan x-\cot x)^2}dx \\ =\int_{\frac{\pi}{6}}^{\frac{\pi}{3}}|\tan x-\cot x|dx=\int_{\frac{\pi}{6}}^{\frac{\pi}{4}}(\cot x -\tan x)dx+\int_{\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{3}}(\tan x -\cot x)dx$




#590827 $sin^{2013}x+cos^{2014}x-cosx=\frac{x^2...

Gửi bởi ttlinhtinh trong 25-09-2015 - 12:59

Giải phương trình $sin^{2013}x+cos^{2014}x-cosx=\frac{x^2}{2}$

Nhận thấy phương trình đã cho có nghiệm $x = 0$

Xét hàm số: $f(x)=\sin^{2013}x+\cos^{2014}x-\cos x-\frac{x^2}{2}$

Ta có: $f(x)\leq \sin^2x+\cos^2x-\cos x-\frac{x^2}{2}=1-\cos x-\frac{x^2}{2}$

Xét: $g(x)=1-\cos x-\frac{x^2}{2}$

Trường hợp $x \in (0, \infty)$

Ta có: $g'(x)=\sin x-x< 0$ (Thật vậy: Xét $h(x)=\sin x-x\Rightarrow h'(x)=\cos x-1<0 \Rightarrow h(x) < h(0) = 0$)

Do đó, $g(x)$ nghịch biến với $x \in (0, \infty)$. Suy ra: $g(x) < g(0) = 0$. Suy ra $f(x) < g(x) < 0$

Trường hợp $x \in (-\infty, 0)$

Ta có: $g'(x)=\sin x-x> 0$ (Thật vậy: Xét $h(x)=\sin x-x\Rightarrow h'(x)=\cos x-1<0 \Rightarrow h(x) > h(0) = 0$)

Do đó, $g(x)$ đồng biến với $x \in (-\infty, 0)$. Suy ra: $g(x) < g(0) = 0$. Suy ra $f(x) < g(x) < 0$

Tóm lại, phương trình đã cho có nghiệm duy nhất $x = 0$