Đến nội dung

mathandyou

mathandyou

Đăng ký: 30-05-2013
Offline Đăng nhập: 10-02-2018 - 23:31
****-

#524685 Đề thi khảo sát đội tuyển toán Chuyên Yên Bái

Gửi bởi mathandyou trong 15-09-2014 - 19:16

Bài hìnhhttp://cuoichutdi.wo...rtlist-2012-g3/




#510326 Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác PKL luôn đi qua điểm cố định k...

Gửi bởi mathandyou trong 02-07-2014 - 15:41

Đây là lời giải cùa một bạn trên AoPS

Gọi $X,Y$ lần lượt là trung điểm $AB,AC$.

Ta chứng minh được $ \triangle AKX\sim\triangle LAY $ sau đó chứng minh $ \triangle MXK\sim\triangle LYM $.

Từ đó

$ \angle KML=\angle (KM,XM)+\angle (MY,ML)+\angle (MY,MX)=180-\angle KXM+\angle A=180-(90+\angle A)+\angle A=90 $




#504300 CMR tồn tại một tam giác có chu vi nhỏ hơn $2013$

Gửi bởi mathandyou trong 05-06-2014 - 20:57

Cứ $3$ điểm bất kì ta có $1$ tam giác.Tô màu cạnh nhỏ nhất của các tam giác đó bằng màu đỏ.Suy ra cạnh được tô màu có độ dài nhỏ hơn $671$Ta sẽ đi chứng minh tồn tại một ta giác có $3$ cạnh màu đỏ.

Chứng minh đó bạn xem ở đây:http://cuoichutdi.wo...ai-toan-to-hop/

Ta có ngay đpcm




#492933 Toppic Các bài toán BĐT qua các kì thi olympic 30/4

Gửi bởi mathandyou trong 14-04-2014 - 20:39

Bài 3: Olympic 30-4-2014:

Cho các số thực dương $a,b,c$. Chứng minh :

$\dfrac{a}{\sqrt{7a^2+b^2+c^2}}+\dfrac{b}{\sqrt{a^2+7b^2+c^2}}+\dfrac{c}{\sqrt{a^2+b^2+7c^2}}\leq 1$



#491584 Korean NMO 2014

Gửi bởi mathandyou trong 09-04-2014 - 10:04

 

Ngày 2 (23/03/2014)
Câu 4
Cho tam giác cân $ABC$ có $AC=BC$. Gọi $G$ là một điểm nằm trên $BA$ sao cho $A$ nằm giữa $B$ và $D$. Gọi $(O_1)$ là đường tròn ngoại tiếp tam giác $DAC$, $E$ là giao điểm của $(O_1)$ với $BC$. Gọi $F$ là một điểm trên $BC$ sao cho $FD$ là tiếp tuyến của $(O_1)$; gọi $(O_2)$ là đường tròn ngoại tiếp tam giác $DBF$. Hai đường tròn $(O_1),(O_2)$ cắt nhau ở điểm thứ hai $G$. Gọi $(O)$ là đường tròn ngoại tiếp tam giác $BEG$. Chứng minh rằng $FG$ là tiếp tuyến của đường tròn $(O)$ khi và chỉ khi $DG \perp FO$.
 
 

Korea 2014 prb 4.jpg

Ta có:$\angle CAB=\angle DEB$ nên $\triangle DBE \sim CBA$.

Suy ra:$DB=DE$ nên $DO$ là đường trung trực của $BE$.

Ta lại có:tứ giác $DBFD$ nội tiếp và $FD$ là tiếp tuyến của $(O_1)$ nên:

$\angle EBG=\angle BDF=\angle DEG$

Suy ra: $DE$ là tiếp tuyến của $(O)$.

Do đó:$ OG^2=OE^2=OM.OD\Rightarrow $ $\triangle OMG\sim \triangle OGD$

$\Rightarrow\angle OGM=\angle ODG $

Vì $ \angle OMF=90 $ nên $FG$ là tiếp tuyến của $(O)$ khi và chỉ khi: $ \angle OGF=90\iff O,M,G,F $

$ \iff\angle OFM=\angle MGO=\angle ODG\iff DF\perp OF $

Bài ngày một giông giống mà nhìn hình loằng ngoằn quá.TT

http://cuoichutdi.wo...2014-problem-4/




#490589 $abc(a+b+c) +(a^2+b^2+c^2)^2 \geq 4\sqrt{3(a^2+b^2+c^2...

Gửi bởi mathandyou trong 04-04-2014 - 16:25

Cho $a,b,c>0$.Chứng minh:$abc(a+b+c) +(a^2+b^2+c^2)^2 \geq 4\sqrt{3(a^2+b^2+c^2)}abc$




#490553 Topic ôn thi HSG lớp 10 Đồng Bằng Bắc Bộ và Olympic 30-4

Gửi bởi mathandyou trong 04-04-2014 - 10:37

Ủng hộ hai bài mai thi rồi. :D

Bài 28:Cho $a,b,c$ là các số thực dương.Chứng minh bất đẳng thức:

$(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c})(\dfrac{1}{a+1}+\dfrac{1}{b+1}+\dfrac{1}{c+1}) \geq \dfrac{9}{1+abc}$

Bài 29:Cho các số thực $a_1,a_2,..,a_n$ đồng thời thỏa mãn:$a_1+a_2+..+a_n \geq n$ và $a_1^2+a_2^2+..+a_n^2 \geq n^2$.

Chứng minh: $max$ {a_1,a_2,..,a_n} $\geq 2$




#487135 GPT: $2^{x^{5}}+4^{x^{4}}+256^...

Gửi bởi mathandyou trong 16-03-2014 - 11:40

Lời giải :

Theo BĐT $AM-GM$ :

$$2^{x^5}+4^{x^4}+256^4\geq 3\sqrt[3]{2^{x^5}.4^{x^4}.256^4}=3\sqrt[3]{2^{x^5+2x^4+32}}\geq 3\sqrt[3]{2^{3\sqrt[3]{x^5.2x^4.32}}}=3\sqrt[3]{2^{12.x^3}}=3.16^{x^3}$$

Dấu bằng phải xảy ra khi và chỉ khi $$\left\{\begin{matrix} 2^{x^5}=4^{x^4}=256^4\\ x^5=2x^4=32 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow x=2$$

Nghiệm của phương trình là $x=2$

x>0 không chú?




#486654 CĐT Olympic 30-4 toán 10 (lần 3) THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai

Gửi bởi mathandyou trong 13-03-2014 - 18:49

Bài 1: $\sqrt{7x^{2}+25x+19}-\sqrt{x^{2}-2x-35}=7\sqrt{x+2} <=>(\sqrt{x^{2}-2x-35}+7\sqrt{x+2})^{2}=7x^{2}+25x+19$

$<=>3x^{2}-11x-22=7\sqrt{(x^{2}-5x-14)(x+5)}$

Đặt $\left\{\begin{matrix} x^{2}-5x-14=u\\ x+5=v \end{matrix}\right.$

Ta được phương trình: $3u+4v=7\sqrt{uv}<=>\left\{\begin{matrix} 3u+4v\geq 0\\ \begin{bmatrix} u=v\\ u=\frac{16}{9}v \end{bmatrix} \end{matrix}\right.$

$<=>\begin{bmatrix} x^{2}-5x-14=x+5\\ x^{2}-5x-14=\frac{16}{9}(x+5) \end{bmatrix}<=>\begin{bmatrix} x=3+2\sqrt{7}\\ x=3-2\sqrt{7} \\ x=\frac{61+\sqrt{11137}}{18} \\ x=\frac{61-\sqrt{11137}}{18} \end{bmatrix}$

Thử lại: $x=3+2\sqrt{7};x=\frac{61+\sqrt{11137}}{18}$ là nghiệm của phương trình.

Bài 3:

Đặt $\frac{x^{2}+pxy}{xy}=k=>x^{2}-kxy+py^{2}=0=>x=\frac{k\pm \sqrt{k^{2}-4p}}{2}.y$

Giả sử $\sqrt{k^{2}-4p}\epsilon \mathbb{I}=>x=i.y$ (trong đó $i\epsilon \mathbb{I}$)

Điều này vô lý vì $x,y\epsilon Z^{+}$

Vậy $\sqrt{k^{2}-4p}=m(m\epsilon Z^{+})$$=>k^{2}-4p=m^{2}=>(k+m)(k-m)=4p$

Mà $k+m;k-m$ cùng tính chẵn, lẻ và $k+m>k-m$ nên xảy ra các trường hợp sau:

Trường hợp 1: $\left\{\begin{matrix} k+m=4\\ k-m=p \end{matrix}\right.<=>\left\{\begin{matrix} p=2\\ k=3 \\ m=1 \end{matrix}\right.=>\begin{bmatrix} x=y\\x=2y \end{bmatrix}=>\frac{x^{2}+py^{2}}{xy}=3=p+1$

Trường hợp 2: $\left\{\begin{matrix} k+m=p\\k-m=4 \end{matrix}\right.=>k=\frac{p+4}{2}=>\begin{bmatrix} x=py\\ x=y \end{bmatrix}=>\frac{x^{2}+py^{2}}{xy}=p+1$

Trường hợp 3: $\left\{\begin{matrix} k+m=2p\\k-m=2 \end{matrix}\right.=>k=p+1=>\begin{bmatrix} x=py\\ x=y \end{bmatrix}=>\frac{x^{2}+py^{2}}{xy}=p+1$

Vậy $\frac{x^{2}+py^{2}}{xy}=p+1$

Bài 4: Theo giả thiết ta có:    $f(m+f(n))=f(m)-n (1)$

Giả sử $f(a)=f(b)=>f(m+f(a))=f(m+f(b))=>f(m)-a=f(m)-b=>a=b$$=> $$f$ đơn ánh

Trong $(1)$ thay $m$ bởi $f(m)$ ta được:

$f(f(m)+f(n))=f(f(m))-n=f(0+f(m))-n=f(0)-(m+n)=f(f(m+n))=>f(m)+f(n)=f(m+n)$$=>f(n)=an$

Thay $=>f(n)=an$ vào $(1)$ ta được: $a(m+an)=am-n=>a^{2}=-1$ (vô lý)

Vậy không tồn tại $f$ thỏa

Bài 5:

Ta nhận thấy $a_{m}+a_{n}\equiv a_{m}-a_{n}\equiv a_{n}-a_{m}(mod 2)$

Vì vậy sau $k$ lần thay số thì tồng các số của dãy mới cùng tính chẵn lẻ với dãy ban đầu

Mà tồng các số của dãy ban đầu là: $1+2+3+...+2014\equiv 2029105\equiv 1(mod2)$

Suy ra sau $2013$ lần thay số thì còn lại moật số và dố đó phải là số lẻ

Vì vậy sau $2013$ lần thay số thì còn một số và số đó khác 0.

woa  :ohmy:




#484619 $ab+bc+ca=3$

Gửi bởi mathandyou trong 24-02-2014 - 18:59

Cho $a,b,c>0$ và thỏa:$ab+bc+ca=3$.Chứng minh rằng:

$$a\sqrt{\frac{b+c}{a^2+bc}}+b\sqrt{\frac{c+a}{b^2+ca}}+c\sqrt{\frac{a+b}{c^2+ab}} \leq \frac{3}{abc}$$




#484615 chọn đội dự tuyển THPT Chuyên Quốc Học ngày 2 2013-2014

Gửi bởi mathandyou trong 24-02-2014 - 18:52

Bài 2:tổng quát là định lí sivestre.Chứng minh bằng qui nạp.Cũng từng là đề thi hsg QG




#484140 Chọn đội tuyển HSG lớp 10 THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai 2013-2014

Gửi bởi mathandyou trong 22-02-2014 - 16:46

Ôi, em làm như anh khúc đánh giá $VT>VP$ nhưng mà vì trong bài có chỗ $q+1 \vdots p^{n-1}+p^{n-2}+...+1\not{a}\vdots p$, thấy dòng này sai nên gạch luôn bài. 

 

Anh làm bài cũng tàm tạm thôi, được 4 bài nhưng mà bài PT thì quên đặt đk @@

chú thế nào chả đậu.Mà không đậu thì có sao.Anh cũng có thi cử được gì đâu.Vẫn vui vẻ.được học toán là vui rồi. :))

Chú nói đúng đấy,Không đậu nhẹ nhàng hơn.Đậu càng tốt thôi,có cơ hội học hỏi thêm.




#484129 Chọn đội tuyển HSG lớp 10 THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai 2013-2014

Gửi bởi mathandyou trong 22-02-2014 - 15:55

Bài số:

Có lẽ đây là bài buồn cười nhất.

Từ giả thiết:$q(q+1)=p(p^{n-1}+..+p+1).$

TH1:$q \vdots (p^{n-1}+..+p+1)$ thì $q(q+1) \geq (p^{n-1}+..+p+1)((p^{n-1}+..+p+2).$

TH2:$(q+1) \vdots (p^{n-1}+..+p+1)$ thì $q(q+1) \geq (p^{n-1}+..+p+1)((p^{n-1}+..+p)$

Tất cả các TH đều thay $q(q+1)=p(p^{n-1}+..+p+1)$ đồng nhất hệ số

@@




#484107 Chọn đội tuyển HSG lớp 10 THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai 2013-2014

Gửi bởi mathandyou trong 22-02-2014 - 12:53

Chết e rồi, quên chứng minh $x\geq 1$. Á Á á á.  :wacko:  :wacko:  :wacko:  :wacko:  :wacko:

Thôi không sao.Chú làm thế chắc đậu rồi.




#484103 Chọn đội tuyển HSG lớp 10 THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai 2013-2014

Gửi bởi mathandyou trong 22-02-2014 - 12:39

Bài phương trình còn có 2 cách tiếp cận nữa là:

1)Dùng bđt AM-GM cho 3 số:$2,2,x-1$.(chứng minh $x-1 \geq 0$

2)Đặt ẩn đưa về hệ đối xứng.