Đến nội dung

younglady9x

younglady9x

Đăng ký: 14-06-2013
Offline Đăng nhập: 22-06-2014 - 16:26
-----

#452497 Cho hàm số $y=x^4-2x^2-1(C)$ Tìm nhứng điểm trên trục tung mà từ đó...

Gửi bởi younglady9x trong 23-09-2013 - 09:59

Cho hàm số $y=x^4-2x^2-1(C)$ Tìm nhứng điểm trên trục tung mà từ đó kẻ được ba tiếp tuyến tới đồ thị (C

Vì đây là hàm bậc 4, tiếp tuyến tại các điểm phân biệt thì chưa chắc đã phân biệt nên mình đang băn khoăn 2 cách giải sau, các bạn xem hộ mình:

Cách 1:

Đồ thị hàm bậc 4 nhận Oy làm trục đối xứng(hàm chẵn) nên số tiếp tuyến có hệ số góc k khác 0 kẻ từ một điểm trên Oy luôn là số chẵn. Đề bài cho số tiếp tuyến là 3 nên ta khẳng định phải có một tiếp tuyến có hệ số góc =0

Điều kiện cần : Giả sử từ $M(O;m)\in Oy$ kẻ được ba tiếp tuyến đến (C) $\Rightarrow$ tồn tại 1 điểm $x_1$ sao cho

 $y'(x_1)=0$ 

$\Leftrightarrow x_1=0 x_1=\pm \frac{\sqrt2}{2}$

Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm có hoành độ $x_0\in(C)$ : $y=(4x_0^3-4x_0)(x-x_0)+x_0^4-2x_0^2-1$ (1)

 

+) Với $x_0=0$ ta được phương trình tiếp tuyến y=-1

đt y=-1 đi qua M(0;m) nên m=-1

+) Với $x_0=\pm \frac{\sqrt2}{2}$ ta được phương trình tiếp tuyến $y=-\frac{7}{4}$

đt  $y=-\frac{7}{4}$ đi qua M(0;m) nên $m=-\frac{7}{4}$

Điều kiện đủ  Thay các tọa độ điểm M vào phương trình tiếp tuyến (1) xem có thỏa mãn phương trình có 3 nghiệm x_0 không (chỗ này mình thay nó ra phương trình bậc 4 làm sao để biết nó có mấy nghiệm nhỉ?)

Cách 2

Gọi đt đi qua M(0;m) có hệ số góc k có dạng $y=kx+m (d)$

(d) là tiếp tuyến của (C) khi và chỉ khi hệ sau có nghiệm

$\left\{\begin{matrix} k=4x^3-4x \\ x^4-2x^2-1=kx+m \end{matrix}\right.$

thế k ta được pt: $3x^4-2x^3+m+1=0$ (1)

Đặt $x^2=t\Rightarrow 3t^2-2t+m+1=0$ (2)

Từ M ke được 3 tiếp tuyến đến (C) $\Rightarrow$ phương trình (2) có 2 nghiệm: 1 nghiêm bằng 0 và 1 nghiêm dương

$\Rightarrow m=-1$

Thay m=-1 vào (2) =>nghiệm t=> nghiệm x: $x=0; x=\pm \sqrt{\frac{2}{3}}$

Với 3 nghiệm này ta được 3 tiếp tuyến phân biệt (thỏa mãn)




#440095 Trích đề luyện thi đại học 2014 [NGUOITHAY.VN]

Gửi bởi younglady9x trong 03-08-2013 - 13:01

\begin{cases}{2\sqrt{6x+y+10}-3\sqrt{2x+3}=\sqrt{y+1}}\\3x-5+4\sqrt{3-2x}=\frac{3y+6}{\sqrt{3-2x}+\sqrt{3+y}+2}\end{cases}




#434211 $(x+1)(x-3)\sqrt{-x^2+2x+3}< 2-(x-1)^2$

Gửi bởi younglady9x trong 10-07-2013 - 10:37

$(x+1)(x-3)\sqrt{-x^2+2x+3}< 2-(x-1)^2$

 




#434202 $$\left\{\begin{matrix} y+2\sqrt...

Gửi bởi younglady9x trong 10-07-2013 - 10:16

$$\left\{\begin{matrix} y+2\sqrt{x-y} =9- x\\ y\sqrt{x-y} + 9 =0\end{matrix}\right.$$

 




#428492 Chuyên đề 4:Hình học mặt phẳng, Hình giải tích.

Gửi bởi younglady9x trong 18-06-2013 - 10:47

Anh Giang và truclamyentu lập ra topic ôn tập này hay thế, vừa để các anh chị lớp 12 luyện thi vừa để bọn lớp 10 và 11 tụi em trau dồi để đạt 10 phẩy ( theo lời Bác Ba Phi) khac.gif
Em xin chém trước bài của anh Galois nhé : Trong mp Oxy, cho tam giác ABC cân, cạnh đáy BC d1: x+y+1=0. Phương trình đường cao vẽ từ B là d2: x-2y-2=0. Điểm M(2;1) thuộc đường cao vẽ từ C. Viết phương trình các cạnh bên của tam giác .
Giải : Ta có pt BC(d1)x+y+1=0 và pt đường cao từ B(d2)x-2y-2=0, pt đường cao từ C(d3)
Ta có điểm M(2;1) thuộc (d3) nên pt hệ số góc là :y-1=k(x-2) hay kx-y+1-2k=0(d3)
Kí hiệu cos(A;B) là cos của góc hợp giữa đường thẳng A và B. Do tam giác ABC cân tại A và cả 3 góc đều là góc nhọn nên ta có :
$cos(d_2;d_1)=cos(d_3;d_1) \\ \Leftrightarrow \dfrac{{\left| {1 - 2} \right|}}{{\sqrt {1^2 + 1^2 } \sqrt {1^2 + 2^2 } }} = \dfrac{{\left| {k - 1} \right|}}{{\sqrt {1^2 + 1^2 } \sqrt {k^2 + 1^2 } }} \\ \Leftrightarrow 5(k-1)^2=k^2 +1 \\ \Leftrightarrow 4k^2 -10k +4=0 \\ \Leftrightarrow k=2 hay k=\dfrac{1}{2}$
Xét k=1/2 ta có pt(d3) là x-2y=0( loại do (d3) song song (d2)x-2y-2=0). Xét k=2 ta có pt(d3):2x-y-3=0(nhận)
Từ đó tính được B(0;-1) và C(2/3;-5/3). Do đó ta tìm được phương trình AB:x+2y+2=0 và phương trình AC: 6x+3y+1=0.
Nếu ai có cách hay hơn thì em xin thọ giáo . Để kết thúc bài viết em xin post lên 1 bài khá hay cho topic thêm phong phú :
Trong mp Oxy, cho A(1;1) . Hãy tìm tọa độ điểm B trên đường thẳng y=3 và điểm C trên trục hoành sao cho tam giác ABC là tam giác đều . delta_t.gif

Bạn làm thế này nếu như đường thẳng (d3) không có hệ số góc (y=b) thì đã bỏ sót một trường hợp rồi. Khi làm bài với hệ số góc phải gọi 2 trường hợp

TH1: Đường thẳng có dạng $y= b$ (không có hệ số góc)

TH2: Đường thẳng có dạng $y=k(x-x_0)+y_0$

Bài này may là TH1 không thỏa mãn nên đáp án của bạn vẫn đúng. Mình xin trình bày một cách nữa

Gọi H là trực tâm tam giác ABC

(BH): $x-2y-2=0$

(BC):$x+y+1=0$

Qua M kẻ đường thẳng //BC cắt AH tại K, cắt BH tại N. Do ABC cân nên K là trung điểm của MN

PT đường thẳng MN đi qua $M(2;1)$ và song song với BC: $x+y-3=0$$N=MN\cap BH$ nên $N(\frac{8}{3};\frac{1}{3})$

K là trung điểm của MN => $K(\frac{7}{3};\frac{2}{3})$

PT đường thẳng AH đi qua $K(\frac{7}{3};\frac{2}{3})$ và vuông góc với BC: $x-y-\frac{5}{3}$

$H=AH\cap BH=> H(\frac{4}{3};\frac{-1}{3})$;$B=BC\cap BH => B(0;-1)$

$\vec{MH}=(\frac{-2}{3};\frac{-4}{3})$

Phương trình đường thẳng AB đi qua $B(0;-1)$ nhận $\vec{MH}$ là VTPT :${\color{Red} {x+2y+2=0}}$

Phương trình đường cao hạ từ C đi qua $M(2;1)$và  $H(\frac{4}{3};\frac{-1}{3})$ là :  $2x-y-3=0$

$C=BC\cap CH$ => $C(\frac{2}{3};\frac{-5}{3})$

Phương trình đường thẳng AC đi qua $C(\frac{2}{3};\frac{-5}{3})$ và vuông góc với BH :${\color{Red} {6x+3y+1}}$