Đến nội dung

malx

malx

Đăng ký: 16-06-2013
Offline Đăng nhập: 12-06-2014 - 23:19
-----

#464994 (O),(O') tx tr tại S. Dây AB của (O') tiếp xúc (O) tại T. $P...

Gửi bởi malx trong 17-11-2013 - 23:39

Ta sẽ đảo bài toán một chút như sau: Để $AT$ cắt $(O’)$ tại $C, CO’$ cắt lại đ.t. này tại $E$, đường thẳng qua $A$ vuông góc với $AB$ cắt $SE$ tại $P’$. Ta sẽ cm $P’, O, B$ thẳng hàng, như thế $P’\equiv P$ và ta có đ.p.c.m. Để cm điều này chỉ cần chỉ ra là $TO/AP’ = BT/BA$ (*). Gọi $r, R$ là bán kính $(O), (O’)$.

Trước hết dễ thấy $C$ là trung điểm cung nhỏ $AB$, cũng như $AC^{2} = CB^{2} = CT. CS$. Theo định lý sin trong $\Delta ATS$ có: $AP’/sin ASP’ = AP’ / cos S_{1} = AT/sin S_{1}$

Vì thế $AP’ = \frac{AS.cos S_{1}}{sin S_{1}}$ và như thế

$ \frac{TO}{AP’} = \frac{TO.tg S_{1}}{AT} = \frac{r.CF}{AT.FB}$

 

$= \frac{r.CF.2R}{AT.FB.2R} = \frac{r.CB^{2}}{2R.AT.FB} = \frac{ST.CB^{2}}{2SC.AT.FB} = \frac{ST.CT.CS}{2SC.AT.FB}$

 

$= \frac{ST.CT}{AT.AB} = \frac{AT.TB}{AT.AB} = \frac{TB}{AB}$

 

Đây chính là (*) và lời giải hoàn tất.

Hình gửi kèm

  • Construction.png



#464951 Chứng minh: $MF, AD, BC$ đồng quy

Gửi bởi malx trong 17-11-2013 - 21:06

Ủng họ bạn #haitienbg#:

Bài 1, Hình bên phải

Gọi giao điểm của đt $(DEF)$ với $AD, BC$ là $H, G$. Dễ thấy $GH\parallel AC$. Do $\Delta ADE$ là tam giác cân nên $DE\parallel HF$, tương tự như thế có $EB\parallel GF$.

Trước hết thấy $\overarc{HF} = \overarc{HF}$ (nhỏ) $ =\overarc{BF}$ (nhỏ) nên $BF = FH$ hay $MF$ là trung trực của $BH$.

Lại có $\overarc{HGD} = \overarc{EBF} = \overarc{BDG}$, vì thế $\overarc{DEB} = \overarc{GF}$ (nhỏ) hay $GD\parallel BH$, $DGHB$ là hình thang cân nên các đường tréo $DH, BG$ và đường trung trực chung $MF$ của hai đáy đồng qui.

 

Bài 2, Hình bên trái

Dễ thấy $\angle F_{1} +\angle F_{2} = \angle C_{1} + \angle E_{1}$.

Vì $\angle FAS = \angle FDS$ và $\Delta ASB\sim\Delta DSC$ nên có $sin F_{1} / sin F_{2} = AS/DS = AB/DC = ED/DC = sin C_{1} / sin E_{1}$.

Do vậy có $F_{1} = C_{1}$ (đpcm), cũng như $F_{2} = E_{1}$

Hình gửi kèm

  • Construction2.png
  • Construction1.png



#464749 Đường tròn Đào Thanh Oai

Gửi bởi malx trong 17-11-2013 - 01:59

Một cách chứng minh khác cho Dao's circle:

 

Gọi $K, L, M$ là giao điểm của các đường trung trực của $AG, BG, CG$ (xem hình vẽ), tâm của các đường tròn được nói tới là $A_{1}, A_{2}, B_{1}, B_{2}, C_{1},C_{2}$. Do tứ giác $A’MC’G$ là tứ giác nội tiếp nên $\angle DGC’ = \angle A’MC’$ hay là $\angle AGE + \angle EGC = \angle MA_{2}C_{1} + \angle A_{2}C_{1}M$ (1)

Lưu ý là $\Delta GC’C_{1}\sim \Delta GA’A_{2}$ và vì $E$ là trung điểm của $AC$ nên

$sin AGE/sin EGC = GC/GA = GC’/GA’ = GC_{1}/GA_{2} = MC_{1}/MA_{2} = sin MA_{2}C_{1}/sin\angle A_{2}C_{1}M$ (2)

(1) và (2) cho $\angle AGE = \angle A_{2}C_{1}M$ nhưng dễ thấy $\angle AGE =\angle MKL$ nên tứ giác $KA_{2}C_{1}L$ là tứ giác nội tiếp, do $A_{1}C_{2}\parallel KL$ nên $A_{1}A_{2}C_{1}C_{2}$ là tứ giác nội tiếp.

Làm tương tự như trên hai lần nữa sẽ thấy sáu điểm $A_{1}, A_{2}, B_{1}, B_{2}, C_{1},C_{2}$ quả thực nằm trên một đường tròn.

 

 

 

 

 

Hình gửi kèm

  • Construction1.png



#462388 các đường tròn đường kính $AA_{1}, BB_{1}, CC_{1}$ đồng quy

Gửi bởi malx trong 05-11-2013 - 22:13

Gọi $H$ là trực tâm của $\Delta ABC$ với các đường cao $AA’, BB’, CC’$, giao điểm của $(O)$ với đường tròn đường kính $AA_{1}$ với tâm $D$ là $G, GH$ cắt đường tròn $(D)$ tại $K$. Dễ thấy $A’$ nằm trên $(D)$, ta có $HG. HK = HA. HA’ = HB. HB’ = HC. HC’$ nên cả hai đường tròn còn lại, một đường kính $BB_{1}$ tâm $E$, một đường kính $CC_{1}$ tâm $F$, đều đi qua $G$ và $K$.

Tiếp theo, gọi $L$ là trung điểm của $GH$ và $M$ trung điểm $AH$, từ các điều ở trên ta có $HL. HK = HA’. HM$ hay bốn điểm $M, K, A’, L$ nằm trên một đường tròn. Làm tương tự như vậy ta sẽ thu được $K$ nằm trên đường tròn Euler (đi qua $A’, B’, C’, M, ….$)

Hình gửi kèm

  • Construction1.png



#462349 2. Chứng minh: $I\in PQ$

Gửi bởi malx trong 05-11-2013 - 20:41

Post nhầm bài, đề nghị admin xoá giúp.




#462285 Chứng minh EF, PQ, MN đồng qui.

Gửi bởi malx trong 05-11-2013 - 17:46

Trước hết ta chứng minh bổ đề sau: nếu đường tròn đường kính $EF$ với tâm $I$ cắt $(O)$ tại $X, Y$ thì $IX, IY$ là các tiếp tuyến tới $(O)$ với bán kính $R$.

Gọi $H\equiv EF\cap BD, K\equiv AC\cap BD$. Lưu ý $FK$ là polar của $E$ và $EK$ là polar của $F$, vì thế $K$ là trực tâm của $\Delta OEF$ và $OK\perp EF$. Gọi $R$ là chân đường cao từ $F$ tới $OE$, hiển nhiên $R$ nằm trên $(I)$, lại do $FR$ là polar của $E$ nên $OR. OE = R^{2}= OY^{2}$ , điều này có nghĩa là $OY$ là tiếp tuyến tới $(I)$, đồng nghĩa với $IY$ là tiếp tuyến tới $(O)$, tương tự như vậy với $IX$.

Quay lại bài toán. Do $ON\perp BH$ và $OK\perp EF$, lại do $OMKN$ là tứ giác nội tiếp nên $\angle GHN = \angle NOK = \angle NMK$, tức là tứ giác $GHMN$ nội tiếp hay nói cách khác, đường tròn $(GNM)$ đi qua $H$. Lưu ý là ba điểm $M, N, I$ nằm trên đường thẳng Newton-Gauss. Vì $(E, F; G, H) = -1$ nên có $IN. IM = IG. IH = IF^{2}$, nhưng do bổ đề trên nên $IG. IH = IY^{2}$, điều này có nghĩa là $I$ nằm trên trục đẳng phương của $(GNMH)$ và $(O)$, tức $PQ$. Do đó ta có đpcm là $EF, PQ, MN$ đồng qui tại $I$.

 

 

Hình gửi kèm

  • Construction.png



#461971 $\angle BKD$=$\angle CKD$

Gửi bởi malx trong 03-11-2013 - 23:54

Để chứng minh (N, D; B, C) = -1 chỉ cần làm như sau: Gọi BF và CG là các đường cao trong tam giác ABC, N' là giao của FG và BC. Vì N'G. N'F = N'B. N'C nên N' nằm trên trục đẳng phương của hai đường tròn (O) và (O1), nghĩa là N' nằm trên XY. Do đó N' trùng N và (N, D; B, C) = -1.




#446466 Câu 3 Đề thi HSGVN 2011 môn Toán (hình học)

Gửi bởi malx trong 31-08-2013 - 00:16

Rảnh ngồi đọc bài của thầy. Em xin ủng hộ thầy một cách giải khác dùng pole-polar đối với đường tròn $(O)$.

Gọi $G\equiv CE\cap AD, H\equiv CB\cap AE, F\equiv CD\cap AE$. Quan sát tứ giác nội tiếp $CEDA$ thì $GF$ là polar của $P$, vì $PB$ là tiếp tuyến nên $B$ cũng nằm trên polar của $P$, vậy nên ba điểm $G, F, B$ thẳng hàng. Lưu ý là $PO$ là polar của $G$. Tiếp tục quan sát tứ giác nội tiếp $CEBA$ thì thấy điểm $H$ nằm trên polar của $G$. Vậy nên ba điểm $P, H, O$ thẳng hàng và ta có đpcm.




#446325 $E$ là tâm đường tròn bàng tiếp góc $A$ tam giác $AB...

Gửi bởi malx trong 30-08-2013 - 16:54

Việc chứng minh $CE$ là phân giác ngoài của $\angle BCA$ là đơn giản, làm như #barcavodich# là được. Để kết thúc bài toán chỉ cần chứng minh tiếp $AE$ là phân giác ngoài của $\angle BAC$, tức là phân giác $\angle CAX$ là đủ.

$YT$ cắt $(O_{1})$ tại điểm thứ hai $H, HA$ cắt $XY$ tại $K$. Dễ thấy $HS\parallel XY$ (so sánh góc qua tiếp tuyến trung của hai đường tròn tại $T$). Do $\angle TCE= \angle SHT = \angle TYE$ nên tứ giác $TEYC$ nội tiếp. Do $\angle TAK = \angle HST = \angle TXK$ nên tứ giác $AXKT$ nội tiếp. Do $\angle ACE = \angle SHA = \angle AKE$ nên tứ giác $AEKC$ nội tiếp.

Gọi $L$ là giao điểm của hai đường tròn $(AXKT)$ và $(TEYC)$. Vì $\angle ELT = \angle TYE = \angle AXT$ nên ba điểm $A, E, L$ thẳng hàng. Vì $\angle TLK = \angle TXK = \angle TYC$ nên ba điểm $L, K, C$ thẳng hàng (phải viết chi tiết vì sợ phép tương tự rồi J). Đến đây dễ thấy $\angle EAX = \angle EKL = \angle CKY = \angle CAE$ nên ta có đpcm: $AE$ là phân giác $\angle CAX$

 

Nhận xét: $CK$ là phân giác $\angle ACY$ nên có phỏng đoán là bài này có thể giải được bằng hình học cao cấp (spiral similarity, spiral symmetry ? ...). Rất tiếc là do lười chưa học mấy thứ này.

Hình gửi kèm

  • Construction.png



#446244 Chứng minh rằng \[\frac{{ME}}{{...

Gửi bởi malx trong 30-08-2013 - 01:20

Ừa, thấy vấn đề rồi. Thế thì bài mock này cũng không hay lắm. Cơ bản là chứng duợc được là $HG\parallel O_{1}O_{2}$.

 

Sử dung bổ để: Trong tam giác $BLK$ với các đường cao $BR, LD, KI$, đường tròn đi qua $L, K$, cắt $BL, BK$ tại $O_{1}, O_{2}$, điểm $J$ di động trên đường cao $BR, JO_{1}$ cắt $KI$ tại $G, JO_{2}$ cắt $LD$ tại $H$ thì $HG\parallel ID\parallel O_{1}O_{2}$ (Xem hình vẽ thứ nhất)

Đề bài của bổ đề này còn dài hơn chứng minh,dùng Menelaus (chỉ cần 1 lần) là sẽ ra ngay.

 

Quay lại bài chính, việc chứng minh $LD, KI$ (với $D\equiv O_{2}B\cap NQ$ và $I\equiv O_{1}B\cap PM$) là các đường cao, cũng như chứng minh tứ giác $LKO_{2}O_{1}$ là tứ giác nội tiếp là đơn giản - xem hình vẽ thứ hai.

Hình gửi kèm

  • Construction1.png
  • Construction2.png



#445933 Chứng minh rằng \[\frac{{ME}}{{...

Gửi bởi malx trong 28-08-2013 - 17:56

Hoàng ơi, sao lại cãi thầy, thầy bảo sai là phải sai mà lại, còn mốc với meo gì :)

 

Hình gửi kèm

  • Construction3.png



#445827 IG vuông góc EF

Gửi bởi malx trong 28-08-2013 - 00:55

Gợi ý: Bài này là tổng hợp của hai bài hình rất được biết tới:

1. Đường thẳng Éo le (Euler :)) của tam giác $XYZ$ đi qua $O$. Có nhiều cách chứng minh tính chất này, ngoài các cách sử dung hình học cao cấp hơn có cả cách dùng hình học cơ bản, ngắn gọn

2. Đường $OI$ (với $O$ là tâm ngoại tiếp, $I$ là tâm nội tiếp $\Delta ABC \perp EF$. Cũng có cách chứng minh dùng hình học cơ bản, ngắn gọn.




#445658 X, Y, I thẳng hàng

Gửi bởi malx trong 27-08-2013 - 00:54

Bài 5 Cho hai đường tròn (O), (O) tiếp xúc ngoài nhau tại M. A là điểm thuộc (O). AB, AC là tiếp tuyến của (O). MB, MC cắt (O) tại D, E khác M. Chứng minh DE đi qua trung điểm AB, AC.

 

Trước hết dễ thấy $CB\parallel DE$ (so sánh góc thông qua tiếp tuyến chung của hai đường tròn tại $M$). Qua $E$ kẻ đường $Ex\parallel AC$ thì có $\angle xEC = \angle ECA = \angle CBM = \angle MDE$ nên $Ex$ là tiếp tuyến của $(O_{2})$ tại $E$.

Giả sử $AM$ cắt $(O_{1})$ tại $F$. Nhận xét thấy tứ giác nội tiếp $FCMB$ có $M$ là giao điểm của $(O_{1})$ với $FA$ mà $A$ lại là giao điểm của hai tiếp tuyến tại $B, C$ nên tứ giác này là tứ giác điều hòa. Chùm điều hòa $M(MCFB)$ cắt $(O_{2})$ cho tứ giác $MEAD$ điều hòa. Chùm điều hòa $E(MADE)$ cắt $AC$ cho $(C, A; N, \infty) = -1$ với $N\equiv ED\cap AC$ nên $N$ phải là trung điểm của $AC$, $ED$ cũng đi qua trung điểm của $AB$.

Hình gửi kèm

  • bainam.png



#445657 X, Y, I thẳng hàng

Gửi bởi malx trong 27-08-2013 - 00:31

Bài 4 Cho tam giác ABC đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc BC, CA, AB tại D, E, F.(K) là đường tròn thay đổi đi qua B, C sao cho EF cắt (K) tại P, Q. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác DPQ luôn đi qua điểm cố định khác D.

 

Gọi giao điểm của $EF$ và $BC$ là $H$. Ta có $(H, D; A, C) = -1$, nếu $M$ là trung điểm của $BC$ thì $M$ có các tính chất sau $MB^{2} = MC^{2} = MD. MH$ (*) , cũng như $HD.HM = HB. HC$ (**). Ta sẽ sử dụng tính chất (**) này.

Lưu ý $HB. HC = HP. HQ$ nên $HP.HQ = HD.HM$, tứ giác $PQMD$ là tứ giác nội tiếp, nói cách khác đường tròn ngoại tiếp $(DPQ)$ luôn đi qua trung điểm $M$ của $BC$.




#445656 X, Y, I thẳng hàng

Gửi bởi malx trong 27-08-2013 - 00:21

Bài 1 của bạn tuy hơi nhầm một chút nhưng không sao, đây là một bài hình hay.

 

Bài 1 Cho tam giác ABC. L là điểm thuộc đoạn BC. M thuộc tia đối tia BA sao cho ALB=2AMC. N thuộc tia đối tia CA sao cho ALC=2ANB. Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AMN. Chứng minh OL vuông góc với BC

 

Gọi $Lx, Ly$ là phân giác các góc $\angle ALB$ và $\angle ALC$. Đường tròn ngoại tiếp $(ANB)$ cắt $BC$ tại $Q$ thì do $\angle AQB = \angle BNA = \angle yLC$ nên $AQ\parallel Ly$ và $AQ\perp Lx$, tam giác $ALQ$ là tam giác cân, $AQ = AL$

Tương tự như vậy, nếu đường tròn $(AMC)$ cắt $BC$ tại $P$ thì $PL = AL$.

Gọi $r$ là bán kính đường tròn $(O)$. $OC_{2} - OB_{2} = (OC^{2} - r^{2}) - (OB^{2} - r^{2}) = CA.CN - BA.BM = CB.CQ - BP.BC = BC (CQ - BP) = BC (CL + LQ - BL - LP) = BC (LC - LB) = LC^{2} - LB^{2}$.

$LO$ quả thực vuông góc với $BC$

Hình gửi kèm

  • baimot.png