Đến nội dung

zarya

zarya

Đăng ký: 26-06-2013
Offline Đăng nhập: 25-03-2016 - 00:30
-----

#621861 Thắc mắc kí hiệu giải tích

Gửi bởi zarya trong 22-03-2016 - 15:48

Theo mình nghĩ nó chỉ đảm bảo tính liên tục trong $[0,1]$ thôi, không nhất thiết cần phải khả vi. Thường người ta ký hiệu $C^k$ là lớp các hàm khả vi và liên tục $k$ lần, còn để chỉ vô hạn lần thì người ta dùng kí hiệu $C^\infty$

Bạn xem thêm ở đây nhé: https://en.wikipedia...wiki/Smoothness




#621853 Thắc mắc kí hiệu giải tích

Gửi bởi zarya trong 22-03-2016 - 14:43

Hàm f thuộc [0;1], liên tục và khả vi 1 lần (có đạo hàm bậc nhất f' và f'' cũng liên tục trong [0,1]) bạn nhé.




#503699 Hệ phương trình của diễn đàn toán học

Gửi bởi zarya trong 03-06-2014 - 01:25

- Giải giúp mình bài này với ạ :D

 

$\dpi{300} \bg_white \large \left\{\begin{matrix} xy-\sqrt{xy}=6 & & \\ \sqrt{x+1}+\sqrt{y+1}=4 & & \end{matrix}\right.$

Anh cho hướng rồi em tự làm nhé.

Đặt $P=\sqrt{xy}, P\geq 0$, từ pt thứ nhất suy ra: $P^2-P-6=0$, giải ra $P$ rồi lấy nghiệm dương.

Bình phương hai vế của pt thứ 2, đặt $S=x+y$, thay $P^2=xy$ vừa tìm được ở trên vào hệ thức khai triển. Giải phương trình căn có ẩn là $S$.

Có $S$, $P^2$ sẽ suy ra $x, y$




#482362 Gõ $LATEX$ bị lỗi

Gửi bởi zarya trong 10-02-2014 - 13:27

Từ sáng nay mình không gõ được $LaTeX$ bằng trình soạn thảo (nút $fx$), khi ấn vào nó hiện ra một khung trắng trơn. Còn gõ code trực tiếp vào khung trả lời thì biểu thức vẫn hiện ra. Mong Ban Quản Trị sớm sửa.




#465610 tìm ma trận nghịch đảo ^^!

Gửi bởi zarya trong 21-11-2013 - 01:50

Với các ma trận vuông đó em cộng đại số và giải như giải hệ phương trình được. Cách làm của bạn nữ là đúng rồi.

$Pe Rika$ lần sau đánh công thức nhớ sử dụng trình soạn Latex $fx$ cho mọi người dễ nhìn nhé!




#465607 [Thắc mắc] Một số vấn đề về không gian véctơ

Gửi bởi zarya trong 21-11-2013 - 01:39

1/ Đúng.

2/ Để M là tập sinh của V thì điều kiện cần là $m\geq \dim V=n$, đủ là $r=n$

    M là cơ sở thì điều kiện cần là $m=n$, đủ là $r=n=m$




#464985 Cho số phức z có môđun bằng 1.

Gửi bởi zarya trong 17-11-2013 - 22:35

$1+i=\sqrt{2} e^{i\frac{\pi}{4}}$

$z=e^{i\varphi}\rightarrow \bar{z}=e^{-i\varphi}$

$\left |(1+i)^{10}\bar{z}^{10} \right |=\left |(\sqrt2)^{10}e^{10\frac{i\pi}{4}}.e^{-10i\varphi} \right |=2^5$

Kí hiệu $\left | \right |$ chỉ Modul




#464587 $I=\int \frac{x-\sqrt{x^2+3x+2}}...

Gửi bởi zarya trong 15-11-2013 - 23:03

Bài 3 dùng phép thế Euler, lúc chiều trao đổi với Nhân anh nhầm.

 

Vì: $x^2+3x+2=(x+1)(x+2)$

 

Đặt: $\sqrt{x^2+3x+2}=t(x+1)\Rightarrow (x+1)(x+2)=t^2(x+1)^2$

$\rightarrow t^2=\frac{x+2}{x+1}\rightarrow x=\frac{2-t^2}{t^2-1}$

 

$\sqrt{x^2+3x+2}=t(x+1)=t\left (\frac{2-t^2}{t^2-1}+1 \right )=\frac{t}{t^2-1}$

 

$\frac{x-\sqrt{x^2+3x+2}}{x+\sqrt{x^2+3x+2}}=\frac{\frac{2-t^2}{t^2-1}-\frac{t}{t^2-1}}{\frac{2-t^2}{t^2-1}+\frac{t}{t^2-1}}=\frac{2-t^2-t}{2-t^2+t}$

 

$dx=\frac{-2tdt}{(t^2-1)^2}$

 

$\int \frac{x-\sqrt{x^2+3x+2}}{x+\sqrt{x^2+3x+2}}dx=\int -\frac{(t-1)(t+2)}{(t+1)(t-2)}.\frac{2t}{(t-1)^2(t+1)^2}dt$

$=\int -\frac{2t(t+2)}{(t-2)(t+1)^3(t-1)}$

 

Để gọn đặt $u=t+1$

 

$\int -\frac{2t(t+2)}{(t-2)(t+1)^3(t-1)}dt=2 \int -\frac{(u-1)(u+1)}{u^3(u-3)(u-2)}du$

 

Đến đây thì tách thôi:

 

$-\frac{(u-1)(u+1)}{u^3(u-3)(u-2)}=\frac{1}{6u^3}+\frac{5}{36u^2}-\frac{17}{216u}+\frac{3}{8(u-2)}-\frac{8}{27(u-3)}$




#464017 Tìm $\lambda$ để phương trình có vô số nghiệm

Gửi bởi zarya trong 13-11-2013 - 00:54

a, $\lambda=0$ giải dễ dàng.

b, Biến đổi ma trận mở rộng:

$\begin{bmatrix} 1 &2 &\lambda &| &-1 \\ 2&7 & 2\lambda+1 & | &2 \\ 3& 9 & 4\lambda &| &1 \end{bmatrix}\rightarrow \begin{bmatrix} 1 &2 &\lambda &| &-1 \\ 0&3 &1 & | &4 \\ 0& 3 & \lambda &| &4 \end{bmatrix}\rightarrow \begin{bmatrix} 1 &2 &\lambda &| &-1 \\ 0&3 &1 & | &4 \\ 0& 0 & \lambda-1 &| &0 \end{bmatrix}$

 

Hệ vô số nghiệm khi $rank(A)=rank(A|b)<n$ với n là số ẩn của hệ pt.

Ở đây ta thấy $rank(A)=rank(A|b)=2<3$ khi $\lambda-1=0\rightarrow \lambda=1$




#463457 Tính $B^{100}$

Gửi bởi zarya trong 11-11-2013 - 00:16

Chéo hóa:

Tính các giá trị riêng: 

$\begin{vmatrix} 1-\lambda &4 \\ 1& 4-\lambda \end{vmatrix}=\lambda^2-5\lambda=0\\ \Rightarrow \lambda=0, \lambda=5$

 

Với $\lambda=0$:  $\begin{bmatrix} x\\ y \end{bmatrix}=\begin{bmatrix} -4\\ 1 \end{bmatrix}$

 

Với $\lambda=5$:  $\begin{bmatrix} x\\ y \end{bmatrix}=\begin{bmatrix} 1\\ 1 \end{bmatrix}$

 

Ma trận làm chéo hóa:

$P=\begin{bmatrix} -4 &1 \\ 1& 1 \end{bmatrix}\Rightarrow P^{-1}=\frac{1}{5}\begin{bmatrix} -1 &1 \\ 1& 4 \end{bmatrix}$

 

$D=P^{-1}AP=\begin{bmatrix} 0 &0 \\ 0& 5 \end{bmatrix}\Rightarrow D^n=P^{-1}A^nP=\begin{bmatrix} 0 &0 \\ 0& 5^n \end{bmatrix}$

 

Suy ra:

$A^n=PD^nP^{-1}=\begin{bmatrix} -4 &1 \\ 1& 1 \end{bmatrix}\begin{bmatrix} 0 &0 \\ 0& 5^n \end{bmatrix}.\frac{1}{5}\begin{bmatrix} -1 &1 \\ 1& 4 \end{bmatrix}=5^{n-1}\begin{bmatrix} 1 &4 \\ 1& 4 \end{bmatrix}=5^{n-1}A$

 

P/s: Nếu để ý rằng: $A^2=5A$, ta có thể suy ngay ra được điều này.




#463454 Chứng minh A⋃B không phải là không gian con

Gửi bởi zarya trong 10-11-2013 - 23:47

Với các vô hướng $a$, $b$ và $\alpha \in A$, $\beta \in B$, ta có: $a\alpha+b\beta \notin A, \notin B$.

Do đó: $A \cup B$ không phải không gian con của $P$




#463453 Nếu A3=0 thì (In−A)là ma trận khả đảo.

Gửi bởi zarya trong 10-11-2013 - 23:20

$I=I^3-A^3=(I-A)(I^2+IA+A^2)\Rightarrow (I-A)^{-1}=I+A+A^2$




#462427 Cho $rank(A)=1$. Chứng minh $A^n=tr(A^{n-1}).A$

Gửi bởi zarya trong 06-11-2013 - 03:51

Bài của Zayta nhé.

Do r(A)=1 nên $A=span (R_1)$, có thể viết $a_{ij}=\alpha_j a_{i1}$.

$(A^2)_{ij}=\sum_{k-1}^{n}a_{ik}a_{kj}=\sum_{k-1}^{n}\alpha_k a_{i1} \alpha_j a_{k1}=\alpha_j a_{i1}\sum_{k-1}^{n}\alpha_k a_{k1}=a_{ij}\sum_{k-1}^{n} a_{kk}=trace(A).a_{ij}$

(đpcm)




#461969 Chứng minh định thức:

Gửi bởi zarya trong 03-11-2013 - 23:40

Bài toán tương tự xem ở đây nhé: http://diendantoanho...thức/?p=438761




#461252 $I=\int\frac{1}{\sqrt[4]{1+x^2}...

Gửi bởi zarya trong 01-11-2013 - 12:45

Tích phân Gauss nổi tiếng đây mà. Laplace chứng minh nó bằng $\sqrt{\pi}$. Còn technique để tính thì như thế này:

$I=\int_{-\infty}^{+\infty}e^{-x^2}dx$

Bình phương 2 vế và đổi biến:

$I^2=\left ( \int_{-\infty}^{+\infty}e^{-x^2}dx \right )^2=\int_{-\infty}^{+\infty}e^{-x^2}dx\int_{-\infty}^{+\infty}e^{-y^2}dy=\int_{-\infty}^{+\infty}\int_{-\infty}^{+\infty}e^{-(x^2+y^2)}dxdy$

 

$dxdy$ là vi phân diện tích trong mặt phẳng $Oxy$, miền lấy tích phân là toàn bộ mặt phẳng này nên ta chuyển sang tọa độ cực:

$\left\{\begin{matrix} x=r \cos\varphi\\ y=r\sin\varphi \end{matrix}\right.$

Trong đó:

$\left\{\begin{matrix} \varphi: 0 \rightarrow 2\pi\\ r: 0 \rightarrow +\infty \end{matrix}\right.$

 

$I^2=\int_{0}^{+\infty}\int_{0}^{2\pi}e^{-r^2}rdrd\varphi=\int_{0}^{+\infty}e^{-r^2}rdr\int_{0}^{2\pi}d\varphi=\frac{1}{2}.2\pi=\pi$

 

Do đó: $I=\sqrt{\pi}$